Bài giảng Quản lý & xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại

CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI CHẤT THẢI

RẮN

1.1. Định nghĩa chất thải rắn

Chất thải là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các

hoạt động kinh tế- xã hội, bao gồm các hoạt động sản xuất và hoạt động sống

và duy trì sự tồn tại của cộng đồng. Chất thải là sản phẩm được phát sinh

trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, xây dựng,

nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông, sinh hoạt tại các gia đình,

trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn.

Lượng chất thải phát sinh thay đổi do tác động của nhiều yếu tố như tăng

trưởng và phát triển sản xuất, sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá, công

nghiệp hoá và sự phát triển điều kiện sống và trình độ dân trí

pdf 125 trang phuongnguyen 5060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản lý & xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản lý & xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại

Bài giảng Quản lý & xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại
 Bộ môn Hóa Môi Trường 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN 
 KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & MÔI TRƯỜNG 
 BỘ MÔN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG 
 ************* 
 BÀI GIẢNG 
 QUẢN LÝ & XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN, 
 CHẤT THẢI NGUY HẠI 
 Hưng Yên, 10/2009 
 (Lưu hành nội bộ) 
Bài giảng Quản lý & Xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại 1 
 Bộ môn Hóa Môi Trường 
 MỤC LỤC 
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI CHẤT THẢI 
RẮN .................................................................................................................. 5 
1.1. Định nghĩa chất thải rắn .......................................................................... 5 
1.2. Nguồn gốc tạo thành và phân loại chất thải rắn ................................... 5 
1.2.1. Nguồn gốc ............................................................................................... 5 
1.2.2. Phân loại chất thải rắn .......................................................................... 6 
1.3. Lượng chất thải rắn đô thị phát sinh ..................................................... 7 
1.4. Thành phần và tính chất của chất thải rắn ........................................... 8 
1.4.1. Các phương pháp phân tích thành phần và tính chất của chất thải 
rắn ................................................................................................................... 10 
1.4.2. Nguyên tắc lấy mẫu chất thải rắn ...................................................... 10 
1.4.3. Nguyên tắc phân loại lý học ............................................................... 11 
1.5. Các chỉ tiêu lý học .................................................................................. 11 
1.5.1. Trọng lượng riêng hay trọng lượng thể tích ..................................... 11 
1.5.2. Độ ẩm .................................................................................................... 12 
1.6. Các chỉ tiêu hóa học ............................................................................... 14 
1.7. Đặc điểm về thành phần rác thải ở các đô thị Việt Nam .................... 16 
1.8. Chất thải rắn nguy hại ........................................................................... 18 
CHƯƠNG II. THU GOM, LƯU TRỮ, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ SƠ 
BỘ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ .................................................................. 21 
2.1. Thu gom, lưu trữ chất thải rắn từ nhà ở ............................................. 21 
2.1.1. Hệ thống thu gom chất thải rắn từ trong nhà ở ............................... 21 
2.1.2. Các phương tiện lưu chứa tại chỗ và trung gian .............................. 23 
2.1.3. Ưu nhược điểm của các phương pháp thu gom tại chỗ ................... 26 
2.1.4. Các biện pháp giảm lượng phát sinh chất thải rắn ......................... 29 
2.2. Các biện pháp xử lý sơ bộ và xử lý tại chỗ chất thải rắn ................... 30 
2.2.1.Phân loại tại nguồn chất thải hữu cơ-vô cơ-chất thải có thể tái sinh.
 ......................................................................................................................... 30 
2.2.2.Nghiền chất thải thực phẩm ................................................................ 31 
2.2.3. Ép chất thải .......................................................................................... 32 
2.2.4. Xử lý tại chổ chất thải rắn bằng phương pháp ủ sinh học .............. 33 
2.2.5. Phương pháp thiêu đốt ....................................................................... 36 
2.2.6. Khử trùng, khử mùi. ........................................................................... 36 
2.3. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn ...................................................... 37 
2.3.1. Hệ thống thu gom vận chuyển chất thải rắn .................................... 37 
2.3.2. Phân tích hệ thống thu gom ............................................................... 38 
Bài giảng Quản lý & Xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại 2 
 Bộ môn Hóa Môi Trường 
2.3.3. Xác định các thông số tính toán đối với hệ vận chuyển xe thùng 
tách rời ........................................................................................................... 41 
2.3.4. Xác định các thông số tính toán đối với hệ vận chuyển xe thùng cố 
định ................................................................................................................. 42 
2.3.5. Chọn tuyến đường thu gom vận chuyển ........................................... 48 
2.3.6. Công nghệ và thiết bị thu gom rác bụi đường .................................. 49 
2.3.7. Thiết bị và công nghệ thu gom phân xí máy ..................................... 50 
2.3.8. Vận chuyển phế thải công nghiệp, thủ công nghiệp. ....................... 52 
2.4. Thiết bị phụ trợ trong xử lý chất thải rắn ........................................... 52 
2.4.1. Thiết bị vận chuyển nội bộ, băng chuyền ......................................... 52 
2.4.2. Máy phân loại ...................................................................................... 53 
2.4.3. Sàng, nghiền, tuyển cơ giới ................................................................. 54 
2.4.4.Thiết bị tách kim loại có từ tính .......................................................... 57 
CHƯƠNG III. CÔNG NGHỆ THIÊU ĐỐT CHẤT THẢI RẮN ............. 59 
3.1. Tình hình sử dụng công nghệ đốt rác thải trên thế giới và Việt nam 59 
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cháy ........................................... 62 
3.2.1. Thành phần hóa học của chất thải .................................................... 63 
3.2.2. Ảnh hưởng của hệ số dư không khí ................................................... 64 
3.2.3. Các tính chất của chất thải cần quan tâm khi đốt ........................... 66 
3.3. Một số công nghệ đốt chất thải ............................................................. 67 
3.2.1. Đốt bằng phương pháp phun chất lỏng. ........................................... 67 
3.3.2. Đốt thùng quay. ................................................................................... 68 
3.3.3. Lò đốt tầng sôi ..................................................................................... 69 
3.3.4. Công nghệ đốt nhiệt phân .................................................................. 71 
3.4. So sánh một số công nghệ đốt rác thải ................................................. 72 
CHƯƠNG 4. CÔNG NGHỆ PHÂN HỦY HỮU CƠ HIẾU KHÍ ............. 73 
4.1. Các vi sinh vật và sự phân hủy hiếu khí .............................................. 73 
4.1.1. Quá trình phân hủy hiếu khí .............................................................. 73 
4.1.2. Các vi sinh vật trong quá trình phân hủy hiếu khí .......................... 75 
4.2. Công nghệ xử lý chất thải theo phương pháp ủ lên men đống tĩnh, có 
thổi khí cưỡng bức ......................................................................................... 75 
4.2.1. Bản chất của công nghệ. ..................................................................... 75 
4.2.2. Hệ thống thiết bị .................................................................................. 76 
4.2.3. Quy trình công nghệ............................................................................ 77 
4.3. Công nghệ ủ lên men động - có đảo trộn ............................................. 87 
4.4. Một số ví dụ ứng dụng công nghệ hiếu khí .......................................... 87 
4.4.1. Công nghệ Dano system ...................................................................... 87 
Bài giảng Quản lý & Xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại 3 
 Bộ môn Hóa Môi Trường 
4.4.2. Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt ở Nhà máy phân hữu cơ Cầu 
Diễn Hà Nội .................................................................................................... 88 
CHƯƠNG 5. CÔNG NGHỆ PHÂN HỦY HỮU CƠ YẾM KHÍ .............. 93 
5.1. Các vi sinh vật và quá trình phân hủy yếm khí .................................. 93 
5.1.1. Quá trình phân hủy yếm khí .............................................................. 93 
5.1.2. Các vi sinh vật trong quá trình phân hủy yếm khí .......................... 94 
5.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy yếm khí ................. 96 
5.5. Một số ví dụ ứng dụng công nghệ yếm khí .......................................... 99 
5.5.1. Bãi chôn lấp ......................................................................................... 99 
5.5.2. Hầm ủ biogas ..................................................................................... 102 
5.5.3. Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ ở Mỹ .. 104 
5.6. Chất thải thứ cấp .................................................................................. 105 
5.6.1. Nước rỉ rác ......................................................................................... 105 
5.6.2. Khí thải ............................................................................................... 107 
5.7. Chế phẩm sinh học ............................................................................... 111 
5.7.1. Chế phẩm EM .................................................................................... 111 
5.7.2. Chế phẩm Emuni ............................................................................... 113 
5.7.3. Chế phẩm Micromix ......................................................................... 113 
5.8. Một số công nghệ xử lý rác thải khác ................................................. 114 
5.8.1. Công nghệ Hydromex ....................................................................... 114 
5.8.2. Công nghệ ép kiện và cách ly rác .................................................... 115 
CHƯƠNG 6. CÁC CÔNG CỤ PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH TRONG 117 
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ................................................................... 117 
6.1. Tổng quan chung về chính sách môi trường ..................................... 117 
6.1.1. Đánh giá chi phí môi trường ............................................................ 118 
6.1.2 Phương pháp xây dựng chính sách môi trường ............................. 118 
6.2. Các công cụ pháp lý trong quản lý chất thải rắn .............................. 120 
6.2.1. Các tiêu chuẩn ................................................................................... 120 
6.2.2. Các loại giấy phép ............................................................................. 121 
6.2.3. Các công cụ kinh tế ........................................................................... 121 
6.3. Chiến lược quản lý CTR ở Việt Nam ................................................. 122 
6.3.1. Đường lối chiến lược ở Việt Nam..................................................... 122 
6.3.2. Chính sách quản lý chất thải rắn ..................................................... 123 
Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 125 
Bài giảng Quản lý & Xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại 4 
 Bộ môn Hóa Môi Trường 
 CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI CHẤT THẢI 
RẮN 
 1.1. Định nghĩa chất thải rắn 
 Chất thải là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các 
hoạt động kinh tế- xã hội, bao gồm các hoạt động sản xuất và hoạt động sống 
và duy trì sự tồn tại của cộng đồng. Chất thải là sản phẩm được phát sinh 
trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, xây dựng, 
nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông, sinh hoạt tại các gia đình, 
trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. 
 Lượng chất thải phát sinh thay đổi do tác động của nhiều yếu tố như tăng 
trưởng và phát triển sản xuất, sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá, công 
nghiệp hoá và sự phát triển điều kiện sống và trình độ dân trí. 
 Theo quan niệm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con 
người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt 
động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v). 
Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản 
xuất và hoạt động sống. 
 Theo quan điểm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) 
được định nghĩa là: Vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu 
vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, 
chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như 
một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy. 
 Theo quan điểm này, chất thải rắn đô thị có các đặc trưng sau: 
 - Bị vứt bỏ trong khu vực đô thị; 
 - Thành phố có trách nhiệm thu dọn. 
1.2. Nguồn gốc tạo thành và phân loại chất thải rắn 
1.2.1. Nguồn gốc 
 Các nguồn chất thải chủ yếu phát sinh bao gồm: 
Bài giảng Quản lý & Xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại 5 
 Bộ môn Hóa Môi Trường 
- Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt) 
- Từ các trung tâm thương mại 
- Từ các công sở, trường học, công trình công cộng 
- Từ các dịch vụ đô thị, sân bay, 
- Từ các hoạt động công nghiệp 
- Từ các hoạt động xây dựng 
- Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống thoát nước của thành phố 
1.2.2. Phân loại chất thải rắn 
1.2.1.1. Phân loại theo nguồn phát sinh 
- Chất thải sinh hoạt: phát sinh hàng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu dân cư, 
các trung tâm dịch vụ, công viên. 
- Chất thải công nghiệp: phát sinh từ trong quá trình sản xuất công nghiệp và 
thủ công nghiệp (gồm nhiều thành phần phức tạp, đa dạng, trong đó chủ yếu 
là các dạng rắn, dạng lỏng, dạng khí) 
- Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ, vôi 
vữa, đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra. 
- Chất thải nông nghiệp: sinh ra do các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, 
chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch. 
1.2.1.2. Phân loại theo trạng thái chất thải 
- Chất thải trạng thái rắn: bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải từ các cơ sở 
chế tạo máy, xây dựng ( kim loại, da, hoá chất sơn , nhựa, thuỷ tinh, vật liệu 
xây dựng) 
- Chất thải ở trạng thái lỏng: phân bùn từ cống rãnh, bể phốt, nước thải từ nhà máy 
lọc dầu, rượu bia, nước từ nhà máy sản xuất giấy, dệt nhuộm và vệ sinh công 
nghiệp. 
- Chất thải ở trạng thái khí: bao gồm các khí thải các động cơ đốt trong các 
máy động lực, giao thông, ô tô, máy kéo, tàu hoả, nhà máy nhiệt điện, sản 
xuất vật liệu 
Bài giảng Quản lý & Xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại 6 
 Bộ môn Hóa Môi Trường 
1.2.1.3. Phân loại theo mức độ nguy hại 
- Chất thải nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn, nhiễm 
khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng. Các chất thải này tiềm 
ẩn nhiều khả năng gây sự cố rủi ro, nhiễm độc, đe doạ sức khoẻ con người và 
sự phát triển của động thực vật, đồng thời là nguồn lan truyền gây ô nhiễm 
môi trường đất, nước và không khí 
- Chất thải không nguy hại: là các chất thải không chứa các chất và các hợp chất có 
các tính chất nguy hại. Thường là các chất thải phát sinh trong sinh hoạt gia đình, đô 
th ... Thủy tinh 
 Rác thải Phễu nạp Băng tải Phân loại 
 rác rác 
 Giấy 
 Nhựa 
 Các khối kiện Băng tải thải 
 sau khi ép vật liệu Máy ép rác 
 Hình 5.4. Sơ đồ công nghệ ép kiện CTR 
Bài giảng Quản lý & Xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại 116 
 Bộ môn Hóa Môi Trường 
CHƯƠNG 6. CÁC CÔNG CỤ PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH TRONG 
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 
6.1. Tổng quan chung về chính sách môi trường 
 Chính sách môi trường là những quy định của cơ quan hành chính quốc 
gia hoặc của cộng đồng về lĩnh vực sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi 
trường nhằm mục tiêu “ phát triển bền vững”. Một chính sách được ban hành 
phải dựa trên cơ sở năm nguyên tắc cơ bản sau: 
 - Chính sách môi trường phải được ban hành và thực hiện hợp hiến, họp 
 pháp và thống nhất. 
 - Nguyên tắc “người gây ô nhiếm phải trả tiền” 
 - Nguyên tắc phòng ngừa. 
 - Nguyên tắc hợp tác giữa các đối tác 
 - Nguyên tắc sự tham gia của cộng đồng 
 Sự yếu kém và thất bại của chính sách bao gồm những thất bại do sự can 
thiệp không phù hợp, không kịp thời hoặc không cần thiết. Đây là trách nhiệm 
không chỉ của chính quyền mà còn là của cơ quan hỗ trợ khi họ ủng hộ hay tài 
trợ cho các chính sách sai lầm này. Chính sách yếu kém là một trong những 
nguyên nhân gây suy thoái thị trường, thể hiện ở một số dạng sau: 
 - Thị trường có thể hoạt động tốt nhưng sự can thiệp của chính quyền có 
 thể biến dạng đi. Ví dụ những can thiệp của chính quyền qua thuế khóa, 
 bù lỗ cho các xí nghiệp quốc doanh kém hiệu quả, khuyến khích cho 
 các dự án công cộng với việc hoàn trả kinh tế chậm và chịu nhiều tác 
 động môi trường; 
 - Nhiều khoản tài trợ tuy có làm tăng thu nhập, nhưng dẫn đến sử dụng 
 quá mức tài nguyên gây mất cân bằng sinh thái. Ví dụ các chính sách 
 khuyến khích các nguồn tài trợ cho phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ 
 thực vật; 
 - Khi cần có sự can thiệp kịp thời thì lại thiếu chính sách phù hợp. Ví dụ 
 chậm hoặc không ban hành quyền sở hữu đất đai cho nông dân. 
Bài giảng Quản lý & Xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại 117 
 Bộ môn Hóa Môi Trường 
 Như vậy một chính sách thực sự có hiệu quả nhất thiết phải được xây 
dựng dựa trên phương châm trong hoạch định chính sách môi trường. 
6.1.1. Đánh giá chi phí môi trường 
 Bước đi đầu tiên trong hoạch định chính sách là đánh giá chi phí môi 
trường. quá trình này thường khó chính xác. Tuy vậy dù độ chính xác ở mức 
độ nào thì vẫn hơn là không đánh giá. Các chỉ tiêu đánh giá thường tập trung 
vào: 
 - Sử dụng giá cả thị trường: gía cả thị trường được sử dụng để đánh giá 
 khi thiệt hại môi trường dẫn đến những thiệt hại về sản xuất hoặc sức 
 khỏe. Với thiệt hại về sản xuất có thể thông qua giá cả để tính tiền. Với 
 ảnh hưởng đến sứ khỏe có thể dùng chỉ số về bệnh tật hay sức khỏe, 
 suy dinh dưỡng 
 - Chí phí thay thế: đây là chi phí dùng để đầu tư khắc phục hậu quả thiệt 
 hại về môi trường; 
 - Thị trường thay thế: sự xuống cấp của môi trường có thể được đánh giá 
 thông qua hậu quả của nó đến các thị trường khác- đặc biệt là giá trị tài 
 sản và tiền lương. Ví dụ như mức lương và phụ cấp ở vùng ô nhiễm 
 hơn, giá cả nhà cửa cao nếu nó thông thoáng và nằm ở vùng không khí 
 trong lành 
 - Các nghiên cứu: chi phí này nhằm tìm kiếm các nguồn thông tin chính 
 xác về môi trường có thể giúp ích cho việc đầu tư và hoạch định kế 
 hoạch quản lý. 
6.1.2 Phương pháp xây dựng chính sách môi trường 
 Lựa chọn ưu tiên thông qua đánh giá chi phí 
 Việc so sánh chi phí khắc phục thiệt hại với lợi ích bảo vệ môi trường (chi 
phí phòng ngừa) sẽ giúp cho nhà hoạch định chính sách có những quyết định 
chính xác hơn. Đây là một kỹ thuật ưu tiên trong phân tích chính sách. 
Bài giảng Quản lý & Xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại 118 
 Bộ môn Hóa Môi Trường 
 - Việc ban hành các tiêu chuẩn môi trường cũng cần dựa trên sự phân 
 tích chi phi- lợi ích để sao cho các tiêu chuẩn này khả thi trong điều 
 kiện cụ thể. Những tiêu chuẩn yêu cầu chi phí thấp có thể được đề ra 
 chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn. 
 - Khi có những lựa chọn về ưu tiên, tiêu chuẩn về chính sách đối với môi 
 trường, Chính phủ ngầm đưa vào các giá trị về các thiệt hại khác nhau. 
 Điều này tốt hơn là đưa ra những lựa chọn chỉ thông qua phân tích dữ 
 liệu và tri thức khoa học tiến bộ, việc đánh giá môi trường đang từng 
 bước được mở rộng sang lĩnh vực mới của công việc hoạch định chính 
 sách. 
 Mục tiêu, hình thức và phương pháp của chính sách môi trường 
 Phương pháp: gồm quy định và những khuyến khích kinh tế thực thi chính 
sách có thể bằng hai phương pháp: điều hành (chỉ huy và kiểm soát) hoặc 
khuyến khích kinh tế (áp dụng các công cụ thị trường): 
 - Các quy định (điều hành chính sách) chỉ phù hợp với hoàn cảnh thiếu 
 sự cạnh tranh trong nền kinh tế của các xí nghiệp công nghiệp, vấn đề 
 sử dụng đất, hoàn toàn có lợi khi áp dụng các tiêu chuẩn bắt buộc đối 
 với các cơ sở sản xuất chất thải độc hại như sản xuất phân bón, thuốc 
 trừ sâu, sơn, in Bằng việc ban hành các quy định và tiêu chuẩn này 
 đối với các nhà sản xuất, chính quyền có thể cải thiện môi trường. 
 - Các khuyến khích kinh tế (sử dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải 
 trả tiền và các công cụ kinh tế). 
 Mục tiêu: tập trung vào giá cả, số lượng hay công nghệ. Sự xuống cấp 
của môi trường có thể được kiếm soát hoặc bằng cách thay đổi giá của các tài 
nguyên môi trường (áp dụng lệ phí hoặc thuế), hoặc bằng cách hạn chế lượng 
sử dụng (định mức thải, khoanh vùng sử dụng đất). 
 Hình thức:có thể là chính sách trực tiếp hoặc gián tiếp. Chính sách gián 
tiếp tác động đến chất lượng môi trường bằng cách gây ảnh hưởng hoặc quy 
định đối với việc sử dụng tài nguyên hay hàng hóa. Chính sách trực tiếp 
Bài giảng Quản lý & Xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại 119 
 Bộ môn Hóa Môi Trường 
thường nhằm vào thuế khai thác tài nguyên. Những hạn chế khi áp dụng chính 
sách trực tiếp: 
 - Các tác động môi trường ngày càng nhiều và càng phân tán, đòi hỏi chi 
 phí cao cho việc giám sát liên tục, 
 - Khó có thể giám sát đối với những người gây ô nhiễm hoặc sử dụng tài 
 nguyên ở quy mô nhỏ và phân tán (ví dụ: các hoạt động đào đãi vàng, 
 chặt đốn củi.) 
 - Sự giám sát tùy thuộc khả năng công nghệ. 
 - Các vấn đề môi trường thường không bị bó gọn trong biên giới hành 
 chính quốc gia để chịu sự giám sát. 
 Do đó các chính sách trực tiếp chỉ thích hợp với việc quản lý phát xả 
của xí nghiệp lớn về khí bụi, khí SO2, khai thác mỏ, khai thác gỗ của các công 
ty lớn. 
 Những chính sách gián tiếp đặc biệt có lợi khi giám sát và khả năng thực 
hiện của các cấp điều hành kém hoặc khó thực hiện. ví dụ ô nhiễm không khí 
do xe cộ, sử dụng năng lượng trong gia đình, phá rừng quá mức do người dân 
địa phương, sử dụng hóa chất trong nông nghiệp, chất thải rắn độc hại có 
nguồn gốc phân tán từ hộ gia đình hay tổ hợp sản xuất nhỏ. 
6.2. Các công cụ pháp lý trong quản lý chất thải rắn 
6.2.1. Các tiêu chuẩn 
 Các tiêu chuẩn áp dụng cho mọi khía cạnh của việc quản lý chất thải rắn, 
bao gồm lưu chứa, thu gom, vận chuyển, khôi phục tài nguyên và tiêu hủy 
cuối cùng. Các tiêu chuẩn chủ yếu bao gồm: tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn 
vận hành được áp dụng cho lưu chứa, thu gom vận chuyển chất thải rắn, cũng 
như quản lý, vận hành, bảo dưỡng các phương tiện. Các tiêu chuẩn này cũng 
bao gồm các quy định về giảm thiểu và tái chế chất thải. 
 Tiêu chuẩn kỹ thuật và vận hành liên quan đến tới việc thu gom chất 
thải rắn, tiêu chuẩn quy định rõ các loại hình thùng chứa, các địa điểm thu 
gom các thùng rác, và cả số lượng cũng như loại chất thải phải thu gom. 
Bài giảng Quản lý & Xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại 120 
 Bộ môn Hóa Môi Trường 
Trong tiêu chuẩn cũng quy định tần suất thu gom (ví dụ một hoặc hai lần một 
tuần, tại các khu dân cư), cũng như những yêu cầu đối với chính các xe thu 
gom. Các tiêu chuẩn cũng bao gồm các yêu cầu đối với các xe tải phanh hơi. 
Một số khu còn yêu cầu các xe thu gom rác thải phải đậy kín trong mọi lúc, 
trừ lúc chất hoặc rỡ. 
 Ở nhiều nước, những biện pháp giảm lượng chất thải rắn tạo thành cũng 
như khuyến khích việc sử dụng lại các vật liệu được áp dụng thông dụng. Ở 
Mỹ chẳng hạn, một số bang có Luật bắt buộc yêu cầu cư dân phải ủy thác thu 
nhặt lại những vật có thể tái chế tại nơi đổ rác bên lề đường. Một số bang yêu 
cầu phải phân chất thải từ các hộ thành các loại khác nhau trước khi thu gom. 
6.2.2. Các loại giấy phép 
 Các loại giấy phép được cấp cho các loại phương tiện sử dụng trong chất 
thải rắn được phê duyệt để đảm bảo công tác tiêu hủy chất thải rắn được an 
toàn. Các giấy phép địa điểm chỉ có thể được cấp, nếu như giấy phép quy 
hoạch cần có đối với địa điểm này đã có hiệu lực. Chúng có thể phải tuân theo 
các điều kiện do các cơ quan quản lý chất thải rắn quy định và có thể bao gồm 
các hạng mục như: thời hạn của giấy phép; sự giám sát bởi người giữ giấy 
phép; loại và số lượng chất thải, các phương pháp giải quyết chất thải, sự ghi 
lại thông tin; các biện pháp đề phòng cần có; những giờ thích hợp cho việc 
giải quyết chất thải; và các công việc cần phải hoàn thành trước khi các hoạt 
động được phép bắt đầu, hoặc trong khi cá hoạt động đó tieeos diễn. 
6.2.3. Các công cụ kinh tế 
1) Các lệ phí: Có 3 loại phí được áp dụng cho việc thu gom và đổ bỏ chất 
thải rắn: phí người dùng, phí đổ bỏ và phí sản phẩm. 
Phí người sử dụng dịch vụ (phí người dùng): phí người dùng được áp dụng 
phổ biến cho việc thu gom và xử lý chất thải rắn của các đô thị. Chúng được 
coi là những khoản tiền phải trả thông thường cho cá dịch vụ đó, rất hiếm khi 
được coi là biện pháp kích thích. Trong phần lớn cá trường hợp, phí được tính 
Bài giảng Quản lý & Xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại 121 
 Bộ môn Hóa Môi Trường 
toán để trang trải tổng chi phí và không phản ánh những chi phí biên xã hội 
của các ảnh hưởng môi trường. 
Các phí đổ bỏ: các phí đổ bỏ (còn gọi là phí tiêu hủy cuối cùng) là loại phí 
trực tiếp đánh vào các chất thải độc hại, hoặc tại các cơ sở sản sinh ra hay tại 
địa điểm tiêu hủy. Mục tiêu chính của những phí này là cung cấp cho công 
nghiệp những kích thích kinh tế để sử dụng các phương pháp quản lý chất thải 
như bớt chất thải, tái chế, và đốt là các phương pháp thân thiện với môi 
trường hơn là phương pháp chôn rác có nhiêu nguy cơ làm ô nhiễm nước 
ngầm. 
 Một số nước áp dụng các phí đổ bỏ chất thải. Ở Bỉ, người ta thu phí đổ 
bỏ chất thải công nghiệp và đô thị. Phí này phụ thuộc vào loại chất thải và 
phương pháp xử lý trước khi đổ bỏ. các chất thải được đốt hay làm phân ủ 
chịu phí thấp hơn chất thải đổ vào bãi chôn rác. 
Các phí sản phẩm: phần lớn các phí sản phẩm đánh vào chất thải, đã được áp 
dụng đối với bao bì, dầu nhờn, các túi nhựa, phân bón, thuốc trừ sâu 
2) Các khoản trợ cấp 
 Các khoản trợ cấp được cung cấp cho các cơ quan và khu vực tư nhân 
tham gia vào các lĩnh vực quản lý chất thải rắn. Ví dụ ở Mỹ, liên bang đã trợ 
cấp cho các bang để xây dựng và thực hiện các kế hoạch quản lý chất thải rắn, 
bảo tồn các công trình nghiên cứu, dự án trình diễn về khôi phục năng lượng 
và vật liệu, cũng như để lập kế hoạch đổ bỏ chất thải rắn. 
6.3. Chiến lược quản lý CTR ở Việt Nam 
6.3.1. Đường lối chiến lược ở Việt Nam 
 Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam cho rằng công tác quản lý 
chất thải rắn phải được xã hội hóa sâu rộng và là một nội dung cơ bản không 
thể tách rời trong việc quy hoạch xây dựng kế hoạch phát triển và quản lý các 
đô thị và khu công nghiệp ở Việt Nam. Việc giảm thiểu phát sinh chất thải rắn 
tạ nguồn, thu hồi, tái sử dụng và tái chế chất thải rắn phải được coi là quốc 
sách nhằm giảm gánh nặng cho việc xử lý chất thải tại cuối đường ống, tiết 
Bài giảng Quản lý & Xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại 122 
 Bộ môn Hóa Môi Trường 
kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn ngày càng trở nên khan hiếm ở Việt 
Nam. 
 Đóng lệ phí thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt tại các đô thị là trách 
nhiệm của mọi người dân nhằm giảm bớt các gánh nặng đối với nguồn ngân 
sách Nhà nước dành cho việc quản lý chất thải rắn, đồng thời nâng cao ý thức, 
nhận thức của cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường. 
 Khuyến khích và đa dạng hóa các thành phần kinh tế cùng tham gia quản 
lý chất thải. Các khâu thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất 
thải cần phải được quan tâm ở mọi cấp chính quyền và phải được thực hiện 
trên cơ sở một khung pháp lý đồng bộ về luật pháp, tổ chức, kinh tế, tài chính. 
 Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính 
phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất thải rắn trong phạm vi cả 
nước. 
 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức 
năng quản lý nhà nước về chất thải rắn tại địa phương. 
 Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường phối hợp với Ban quản lý khu 
công nghiệp cấp tỉnh, chịu trách nhiệm chính trước UBND tỉnh, thành phố 
trực thuộc trung ương trong việc quản lý chất thải rắn ở địa phương. 
6.3.2. Chính sách quản lý chất thải rắn 
 Chính sách quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp sẽ được xây 
dựng đồng bộ với các công cụ kinh tế phù hợp nhằm thay đổi hành vi từ ép 
buộc sang khuyến khích. Những định hướng lớn về chính sách quản lý chất 
thải rắn nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung bao gồm: 
- Khuyến khích về thuế dưới dạng trợ cấp đầu tư cho các cơ sở sản xuất 
công nghiệp chấp thuận chuyển đổi hoặc áp dụng công nghệ sản xuất sạch, 
không phát sinh hoặc phát sinh ít chất thải. 
- Khuyến khích thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ 
phần, hợp tác xã và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong 
lĩnh vực thu gom, vận chuyển, và xử lý chất thải rắn. Thực hiện tốt các chính 
Bài giảng Quản lý & Xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại 123 
 Bộ môn Hóa Môi Trường 
sách ưu đãi về tài chính đã được quy định trong Luật khuyến khích đầu tư 
trong nước. 
- Công nhân trực tiếp làm việc trong các khâu thu gom, vận chuyển, xử 
lý chất thải rắn phải được xếp ở ngành lao động nặng và độc hại, từ đó chế dộ 
tiền lương, phụ cấp độc hại, bảo hộ lao động phải được xây dựng cho phù 
hợp. 
- Coi việc thu nhặt phế thải như một ngành nghế. Xét về tổng thể thì 
những người thu nhặt phế thải là rất có lợi cho công tác quản lý chất thải rắn 
vì họ thu hồi được tỷ lệ lớn chất thải rắn để đưa vào tái chế và sử dụng, vì vậy 
lực lượng thu nhặt phế thải cần được tổ chức và quản lý. 
Bài giảng Quản lý & Xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại 124 
 Bộ môn Hóa Môi Trường 
Tài liệu tham khảo 
1. PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Nguyên: Công nghệ xử lý rác thải và chất thải 
rắn. NXB Khoa học và kỹ thuật- 2004 
2. Trần Hiếu Nhuệ. Quản lý chất thải rắn. Tập 1. Chất thải rắn đô thị. Nhà 
xuất bản Xây dựng. 2001. 
3. Nguyễn Văn Phước. Quá trình và thiết bị trong công nghiệp hoá học. Tập 
4. Kỹ thuật xử lý chất thải công nghiệp. Trường ĐHBK TPHCM. 1998. 
5 .Caùc quy ñònh Phaùp luaät veà Baûo veä Moâi tröôøng vaø Taøi 
nguyeân”, nhaø xuaát baûn Chính Trò Quoác Gia. 1998 
Bài giảng Quản lý & Xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại 125 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_ly_xu_ly_chat_thai_ran_chat_thai_nguy_hai.pdf