Bài giảng Quản lý phát triển chương trình giáo dục mầm non

I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. Chương trình giáo dục

2. Phát triển chương trình giáo dục

3. Quản lý

4. Quản lý giáo dục

5. Quản lý phát triển chương trình giáo dục

pdf 65 trang phuongnguyen 4400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản lý phát triển chương trình giáo dục mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản lý phát triển chương trình giáo dục mầm non

Bài giảng Quản lý phát triển chương trình giáo dục mầm non
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN 
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO 
DỤC MẦM NON
TPHCM, THÁNG 01 NĂM 2019
03/09/2019 1
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Chương trình giáo dục
2. Phát triển chương trình giáo dục
3. Quản lý
4. Quản lý giáo dục
5. Quản lý phát triển chương trình giáo dục
03/09/2019 3
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
• Chương trình giáo dục là văn bản chính thức, quy định mục 
đích, mục tiêu, yêu cầu nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc 
tổng thể các bộ môn, kế hoạch lên lớp, thực tập theo từng năm 
học, tỉ lệ giữa các bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy 
định phương thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, 
chứng chỉ văn bằng tốt nghiệp của cơ sở giáo dục
03/09/2019 4
1. Chương trình giáo dục
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
• Thuật ngữ Phát triển chương trình tương đương với thuật ngữ tiếng 
anh là Curriculum Development. Thuật ngữ này đôi lúc cũng được 
thay thế cho thuật ngữ Curriculum making hay Curriculum design tức 
là làm chương trình, xây dựng chương trình hay thiết kế chương trình. 
• Phát triển chương trình giáo dục được hiểu là quá trình nghiên cứu, 
thiết kế, xây dựng và quản lý chương trình giáo dục – đào tạo cho một 
bậc học, ngành học. Việc phát triển chương trình giáo dục theo nghĩa 
này có thể tương đương với việc nghiên cứu, xây dựng một chương 
trình hoàn toàn mới. 
• Ví dụ: xây dựng chương trình ngành sư phạm mầm non trình độ cao đẳng 
• Phát triển chương trình giáo dục cũng có thể là nghiên cứu, xây dựng 
một chương trình giáo dục mới thay thế cho chương trình giáo dục cũ, 
không còn phù hợp 
• Ví dụ: xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới thay thế chương trình chỉnh 
lý nhà trẻ và chương trình mẫu giáo cải cách 
03/09/2019 5
2. Phát triển chương trình giáo dục
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
• Chương trình giáo dục đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cho 
từng cấp học, bậc học, ngành đào tạo. Chương trình này cung cấp 
những nội dung cốt lõi, chuẩn mực, tương đối ổn định theo thời gian và 
bắt buộc các trường phải thực hiện (chương trình khung) 
• Từ chương trình khung này, mỗi trường tự xây dựng và phát triển 
chương trình giáo dục cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của trường 
mình nhưng phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu đã đề ra. 
• Ở mức độ thứ hai, sự phát triển chương trình là quá trình nghiên cứu, 
xây dựng và phát triển chương trình giáo dục – đào tạo cụ thể cho một 
trường từ chương trình khung trên cơ sở đó tính đến điều kiện thực tế 
của từng vùng, miền, từng trường, đối tượng người học, chứa đựng và 
thể hiện triết lý riêng của từng trường. 
• Ví dụ: Từ chương trình khung giáo dục - đào tạo giáo viên mầm non trình độ cao 
đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trường CĐSP TW sẽ tự nghiên cứu xây 
dựng chương trình cụ thể (hay còn gọi là đề cương chi tiết) cho trường mình sao cho 
phù hợp với điều kiện thực tế của trường mình, chứa đựng triết lý riêng của trường.
03/09/2019 6
2. Phát triển chương trình giáo dục (tt)
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
• Ở mức độ thứ ba, phát triển chương trình được hiểu là quá trình 
lên kế hoạch và thực thi chương trình cho một lớp học, môn 
học cụ thể do giáo viên đảm nhận. 
• Ví dụ, ở trường mầm non, từ kế hoạch thực hiện chương trình chung 
của trường, giáo viên mầm non ở mỗi lớp sẽ lựa chọn nội dung cụ thể 
(chủ đề cụ thể) để xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chủ đề cụ 
thể đó cho từng thời điểm thích hợp với những nội dung, phương pháp 
và hình thức tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện của lớp và nhu 
cầu, hứng thú cũng như vốn kinh nghiệm và khả năng của trẻ. 
03/09/2019 7
2. Phát triển chương trình giáo dục (tt)
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
• Ở mức độ thứ tư (mức độ hẹp nhất), là sự điều chỉnh, bổ sung, 
thay đổi chương trình học, chương trình hoạt động của người học 
/ của trẻ dựa trên kết quả quan sát, đánh giá người học / đánh giá 
trẻ trong các hoạt động. 
 Có thể nhận thấy rằng, chất lượng của hai mức độ phát triển 
chương trình cuối (mức độ ba và mức độ bốn) phụ thuộc chủ yếu 
vào trình độ, tính sáng tạo, linh hoạt và sự nhạy cảm của giáo viên. 
 Tóm lại, dù đưa ra khái niệm phát triển chương trình ở mức độ 
khác nhau, nhưng chúng ta đều nhận thấy rằng phát triển chương 
trình là một quá trình liên tục phát triển và hoàn thiện chương trình 
giáo dục – đào tạo hoà quyện trong quá trình giáo dục nói chung, 
quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ nói riêng, để đảm bảo chương 
trình trở nên có ý nghĩa hơn, có hiệu quả hơn đối với sự phát triển 
nhân cách của người học - của trẻ nhỏ. 
03/09/2019 8
2. Phát triển chương trình giáo dục (tt)
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Quản lý 
• Quản lý là một hoạt động có chủ đích, được tiến hành bởi một 
chủ thể quản lý nhằm tác động lên khách thể quản lý để thực 
hiện các mục tiêu xác định của công tác quản lý”. 
• Cốt lõi của khái niệm quản lý
• Ai quản lý? (Chủ thể quản lý); 
• Quản lý ai? Quản lý cái gì? (Khách thể quản lý); 
• Quản lý như thế nào? (Phương thức quản lý); 
• Quản lý bằng cái gì? (Công cụ quản lý); 
• Quản lý để làm gì? (Mục tiêu quản lý).
03/09/2019 9
3. Quản lý
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Quản lý giáo dục
• Là một quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý 
trong việc vận hành những nguyên lý, phương pháp chung 
nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực giáo dục đảm bảo sự 
vận hành tối ưu của một hệ thống/ tổ chức/cơ quan giáo dục - 
đào tạo nhờ đó đạt được các mục tiêu phát triển theo yêu cầu 
xã hội.
03/09/2019 10
4. Quản lý giáo dục
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Phát triển chương trình giáo dục
• Là quá trình liên tục để hoàn thiện một chương trình giáo dục trong tất cả 
các khâu từ khi bắt đầu thiết kế chương trình đào tạo đến việc thực thi và 
đánh giá chương trình nhằm đáp ứng yêu cầu thay đổi của xã hội.
Quản lí phát triển chương trình giáo dục
• Là quá trình quản lý sao cho mục tiêu của hoạt động phát triển chương 
trình đào tạo được thực hiện; trong đó, chương trình đào tạo đáp ứng 
được nhu cầu hiện tại của xã hội và hoạt động tổ chức phát triển chương 
trình đào tạo đạt được hiệu quả tốt nhất ở thời điểm đang xét. 
• Quản lý phát triển chương tình giáo dục thực chất là sự chỉ đạo của các 
cấp trong việc định hướng xây dựng, phát triển chương trình, quản lý các 
hoạt động trong quá trình phát triển chương trình giáo dục như: tổ chức 
phân tích nhu cầu, tổ chức xác định mục đích, mục tiêu, tổ chức thiết kế, 
xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện chương trình và tổ chức đánh 
giá cải tiến chương trình đó.
03/09/2019 11
5. Quản lý phát triển chương trình giáo dục
03/09/2019 12
II. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
03/09/2019 13
II. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
Cách tiếp cận (approach) thể hiện quan điểm chỉ đạo trên cơ sở 
đó mà chương trình được xây dựng. Hình thức thiết kế chương 
trình (framework) thể hiện các thủ tục, cách thức thực hiện cách 
tiếp cận trong thực tiễn giáo dục. Một cách tiếp cận có thể được 
thực hiện bằng nhiều hình thức thiết kế khác nhau, ngược lại, 
một hình thức thiết kế có thể sử dụng để hiện thực hoá nhiều 
cách tiếp cận khác nhau 
03/09/2019 14
1. Cách tiếp cận trong thiết kế xây dựng chương trình.
II. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
a) Một số cách tiếp cận cơ bản. 
• Tiếp cận mục tiêu: Dựa trên mục tiêu đào tạo, người xây dựng chương trình 
mới đưa ra các quyết định trong việc lựa chọn nội dung giáo dục, phương 
pháp sư phạm cũng như đánh giá cách thức đánh giá kết quả học tập 
• Tiếp cận nội dung: Mục tiêu chương trình là nội dung kiến thức. Điều quan 
trọng khi xây dựng chương trình giáo dục là khối lượng và chất lượng cần 
truyền thụ. 
• Tiếp cận tích hợp, tiếp cận tương hỗ và tiếp cận tách biệt:
• Tiếp cận tích hợp: Nhấn mạnh nhiều nội dung giáo dục thông qua các hoạt động tích cực 
của cá nhân trẻ với môi trường sống của mình 
• Tiếp cận tương hỗ: Sự học được thực hiện xoay quanh một ý tưởng (hay một chủ đề) 
trung tâm. 
• Tiếp cận tách biệt: Các hoạt động trải nghiệm của trẻ trong chương trình được xây dựng 
một cách tách biệt, ít liên quan đến nhau 
• Tiếp cận phát triển: Giáo dục hướng tới phát huy tối đa mọi tiềm năng của 
con người, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của người học. 
03/09/2019 15
1. Cách tiếp cận trong thiết kế xây dựng chương trình (tt)
II. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
b) Hình thức thiết kế chương trình 
• Chương trình khung 
• Chương trình được tổ chức theo môn học 
• Chương trình được tổ chức theo các chủ đề 
• Chương trình được tổ chức theo sự kiện 
• Chương trình được tổ chức theo hoạt động 
• Ngoài ra, còn tồn tại nhiều kiểu thiết kế chương trình khác, như chương 
trình được thiết kế dưới hình thức trò chơi, chương trình mạng, chương 
trình dự án 
• Việc xác định rõ quan điểm tiếp cận và hình thức thiết kế chương trình 
không chỉ cần thiết trong việc xây dựng chương trình giáo dục mầm non nói 
chung mà cả trong việc thiết kế chương trình ở từng nội dung giáo dục và 
học tập. Mỗi chương trình có thể xây dựng trên cơ sở của nhiều quan điểm 
tiếp cận khác nhau. Việc lựa chọn quan điểm tiếp cận khi xây dựng chương 
trình phụ thuộc vào mục đích giáo dục trẻ, đặc biệt là quan điểm về sự học 
và phát triển của trẻ của người xây dựng chương trình.
03/09/2019 16
1. Cách tiếp cận trong thiết kế xây dựng chương trình (tt)
II. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
• Nguyên tắc mục tiêu:
• Nguyên tắc khoa học
• Nguyên tắc phát triển.
• Nguyên tắc thực tiễn
• Nguyên tắc kế thừa. 
03/09/2019 17
2. Nguyên tắc xây dựng chương trình
II. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
Nguyên tắc mục tiêu: 
• Xác định rõ mục tiêu cần đạt được đối với trẻ và phải hướng 
mọi hoạt động dựa trên mục tiêu
03/09/2019 18
2. Nguyên tắc xây dựng chương trình (tt)
II. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
Nguyên tắc khoa học: 
- Phải nắm vững chương trình GDMN, quan điểm chỉ đạo và 
quản lý thực hiên chương trình, đặc điểm phát triển tâm sinh – 
lý , vốn kinh nghiệm cuae trẻ em ở từng độ tuổi để xác định nội 
dung, biện pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục một 
cách hợp lý
- Tính khoa học còn thể hiện ở sự chính xác, rõ ràng của các 
thông tin
03/09/2019 19
2. Nguyên tắc xây dựng chương trình (tt)
II. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
Nguyên tắc phát triển:
• Thiết kế các nội dung, các HĐGD tháng, tuần, ngày ở trường 
cần phải xuất phát từ trẻ và vì sự phát triển của trẻ.Vì vậy việc 
lựa chọn nội dung yêu cầu cần đạt trong kế hoạch phải ở mức 
độ cao hơn so với khả năng hiện có của trẻ .nội dung trong 
các hoạt động phải có sự kế thừa, có chọn lọc, kiến thức cung 
cấp cho trẻ phải mở rộng dần
03/09/2019 20
2. Nguyên tắc xây dựng chương trình (tt)
II. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
Nguyên tắc thực tiễn:
- Tùy theo điều kiện về tài chính, CSVC, nhân lực của từng 
trường, mỗi trường phải xây dựng kế hạch riêng phù hợp với 
điều kiện trường mình để có tính khả thi.
- Người xây dựng kế hoạch cần xem xét kết quả thực hiện liên 
hệ năm học trước, chủ đề trước để xây dựng cho phù hợp
03/09/2019 21
2. Nguyên tắc xây dựng chương trình (tt)
II. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
Nguyên tắc kế thừa:
• Việc lựa chọn nội dung yêu cầu cần đạt trong kế hoạch phải ở 
mức độ cao hơn so với khả năng hiện có của trẻ. Nội dung 
trong các hoạt động phải có sự kế thừa, có chọn lọc, kiến thức 
cung cấp cho trẻ phải mở rộng dần.
03/09/2019 22
2. Nguyên tắc xây dựng chương trình (tt)
03/09/2019 23
III. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
• Hiện nay đang tồn tại 3 loại chương trình: 
1. Chương trình CS - GD trẻ 3 tháng đến 6 
tuổi (chương trình chỉnh lý nhà trẻ và cải 
cách mẫu giáo) 
2. Chương trình đổi mới 
3. Chương trình mầm non mới ban hành tháng 
9 năm 2006 
03/09/2019 24
1. Cơ sở thực tiễn của việc phát triển chương trình giáo dục mầm non 
III. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
1. Chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ mẫu giáo cải tiến được 
nghiên cứu và xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ XX, ban 
hành chính thưc trên toàn quốc từ năm 1994 đã bộc lộ một số 
hạn chế: 
• Chương trình cũ có những bài soạn sẵn dẫn tới giáo viên thụ động, không 
sáng tạo, giáo dục đồng loạt trên toàn quốc, không phù hợp với từng trẻ, 
từng vùng miền 
• Nội dung chương trình cũ thấp hơn so với khả năng thực của trẻ trong giai 
đoạn hiện nay, không hướng tới vùng phát triển gần của trẻ, không khai 
thác được hết tiềm năng của trẻ. 
• Quá chú trọng đến hoạt động học tập làm cho chương trình mang tính phổ 
thông hoá. 
• Xây dựng chương trình với các bộ môn riêng rẽ, nội dung học chồng chéo. 
• Chưa thực sự quan tâm đến môi trường hoạt động của trẻ. 
• Chưa quan tâm đến đánh giá kết quả hoạt động của trẻ. 
03/09/2019 25
1. Cơ sở thực tiễn của việc phát triển chương trình giáo dục mầm non 
III. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
2. Chương trình đổi mới được triển khai từ năm 1996 (giáo dục 
tích hợp theo chủ đề) đã phần nào khắc phục được một số hạn 
chế của chương trình cải cách. 
• Chương trình giáo dục tích hợp theo chủ đề có nhiều ưu việt: 
• Lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được hoạt động phát huy tính tích 
cực hoạt động của trẻ, giáo viên là thang đỡ, là điểm tựa, tổ 
chức, hướng dẫn, khai thác tiềm năng vốn có của đứa trẻ, 
hướng sự phát triển của trẻ đến vùng “phát triển gần”. 
• Các hoạt động giáo dục của trẻ được đan cài, lồng ghép, tích 
hợp vào nhau dựa trên nhu cầu, hứng thú của đứa trẻ 
• Cho phép người giáo viên chủ động, sáng tạo trong công việc: 
tự lựa chọn nội dung, phương pháptự thiết kế các hoạt động 
CS – GD trẻ. 
03/09/2019 26
1. Cơ sở thực tiễn của việc phát triển chương trình giáo dục mầm non 
III. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
2. Chương trình đổi mới được triển khai từ năm 1996 (giáo dục tích hợp theo 
chủ đề) đã phần nào khắc phục được một số hạn chế của chương trình cải 
cách. (tt)
• Tăng cường cho trẻ cơ hội khám phá, trải nghiệm 
• Quan tâm đến việc tạo dựng môi trường hoạt động đa dạng, phong phú, 
hấp dẫn và an toàn đối với trẻ 
• Cho phép người giáo viên linh hoạt, mềm dẻo trong việc chăm sóc, giáo 
dục trẻ phù hợp với đặc điểm của từng trẻ, từng trường, từng địa phương, 
vùng miền 
• Tuy nhiên, do giáo viên chưa hiểu rõ bản chất quan điểm tích hợp dẫn tới 
cách thực hiện các chủ đề còn chưa phù hợp. Giáo viên còn máy móc 
trong việc lựa chọn và tổ chức thực hiện chương trình, còn phụ thuộc nhiều 
vào sự định hướng của ban giám hiệu và tài liệu hướng dẫn. Tài liệu 
hướng dẫn quá cụ thể, chi tiết nên giáo viên thụ động, không sáng tạo, chỉ 
thực hiện theo tài liệu hướng dẫn. 
03/09/2019 27
1. Cơ sở thực tiễn của việc phát triển chương trình giáo dục mầm non 
III. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
3. Chương trình giáo dục mầm non hiện nay (tháng 9/2006) 
mang tính chất là chương trình khung. 
• Chương trình này được xây dựng theo quan điểm giáo dục 
tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm, đảm bảo nguyên tắc đồng tâm 
phát triển, tạo điều kiện cho mỗi trẻ được hoạt động tích cực, 
đáp ứng nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình chăm 
sóc, giáo dục. Từ chương trình khung này từng địa phương và 
từng trường sẽ xác định nội dung, phương pháp, hình thức 
phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, trường lớp và 
 ... ả thực hành 
03/09/2019 42
2. Tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục mầm non (tt)
IV. QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
c. Các bước xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình năm 
học theo độ tuổi 
Bước 1: Chuẩn bị. cán bộ quản lý và các giáo viên cần thu thập 
thông tin làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch. Kết quả của 
bước này thể hiện trong mục 1: đặc điểm tình hình. 
Bước 2: Xác định mục tiêu cuối độ tuổi theo từng lĩnh vực phát 
triển (thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, thẩm mĩ) 
• Mục tiêu cuối độ tuổi được xác định dựa trên các cơ sở sau:
• Mục tiêu cuối độ tuổi nhà trẻ (3 tuổi) hoặc tuổi mẫu giáo (6 tuổi) thể hiện 
trong chương trình giáo dục mầm non. 
• Dấu hiệu đánh giá ở từng lĩnh vực cụ thể cho từng độ tuổi. 
• Mục tiêu phát triển trẻ ở lứa tuổi này trong tài liệu hướng dẫn thực hiện 
chương trình. 
• Kết quả đánh giá sự phát triển của trẻ ở năm học trước 
03/09/2019 43
2. Tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục mầm non (tt)
IV. QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
c. Các bước xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình năm học 
theo độ tuổi 
• Bước 3: Xác định những nội dung chủ yếu trong từng lĩnh vực cho 
một độ tuổi cụ thể 
• Những nội dung được xác định căn cứ vào: 
- Các nội dung theo từng lĩnh vực của một độ tuổi cụ thể trong chương trình 
giáo dục mầm non 
- Mục tiêu cuối độ tuổi đã xác định ở trên 
- Đặc điểm vùng miền, thực tế địa phương, trường, lớp, đặc điểm của trẻ trong 
lớp 
• Khi đã xác định được nội dung chủ yếu trong từng lĩnh vực, 
những người xây dựng kế hoạch phải dự kiến được các chủ đề 
sẽ triển khai thực hiện cho trẻ tìm hiểu khám phá trong năm học, 
bao gồm: tên các chủ đề, dự kiến trình tự thực hiện các chủ đề , 
dự kiến lượng thời gian thực hiện từng chủ đề. 
03/09/2019 44
2. Tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục mầm non (tt)
IV. QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
c. Các bước xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình năm 
học theo độ tuổi 
• Các chủ đề được lựa chọn phải dựa trên: 
- Mục tiêu của chương trình 
- Hứng thú và khả năng của trẻ 
- Kinh nghiệm đã có (về kiến thức, kỹ năng, thái độ) 
- Điều kiện tổ chức các hoạt động 
- Ý tưởng, hứng thú, hiểu biết của giáo viên 
- Các sự kiện diễn ra xung quanh 
- Sự hỗ trợ của phụ huynh 
03/09/2019 45
2. Tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục mầm non (tt)
IV. QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
Các loại kế hoạch thực hiện chương trình, cấu trúc và nội dung của từng loại kế hoạch:
• Kế hoạch năm: Bao quát chương trình giáo dục trong 1 năm học, gồm mục tiêu, nội 
dung/hệ thống chủ đề trong năm học. (kế hoạch này do sởGD, phòng, BGH xây 
dựng) 
• Kế hoạch tháng / chủ đề: là sự cụ thể hoá các nội dung giáo dục nhằm đáp ứng với 
mục tiêu GD theo các lĩnh vực phát triển, được thực hiện qua các hoạt động học, 
khám phá, trải nghiệm, vui chơi,... của trẻ trong 1 tháng/chủ đề. (Kế hoạch này do GV 
và BGH xây dựng) 
• Kế hoạch tuần, ngày: là sự sắp xếp các hoạt động học, khám phá, trải nghiệm, vui 
chơi của trẻ (ở các lĩnh vực phát triển) vào các ngày trong tuần và các thời điểm trong 
ngày nhằm triển khai nội dung GD (GV xây dựng) 
• Khả năng, nhu cầu, hứng thú của trẻ. 
• Những kiến thức đơn giản bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống, văn hoá xã hội và môi 
trường tự nhiên của địa phương. 
• Chương trình giáo dục mầm non. 
• Thời gian trẻ đến và ở tại trường. 
• Cơ sở vật chất của trường lớp. 
03/09/2019 46
3. Chỉ đạo phát triển chương trình giáo dục mầm non
IV. QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
•  NỘI DUNG THANH TRA
I- KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
II- CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ
III- ĐỘI NGŨ VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT
IV. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG:
• QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH THANH TRA
I. CHUẨN BỊ
II. TIẾN HÀNH THANH TRA (TRONG THỜI GIAN 2 NGÀY)
III. KẾT THÚC THANH TRA:(HỘI Ý ĐOÀN VÀ TỔNG KẾT TỪ 2-3 GIỜ)
• ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI:
• Loại tốt:
• Loại khá:
• Loại đạt yêu cầu:
• Loại chưa đạt yêu cầu:
03/09/2019 47
4. Kiểm tra, thanh tra phát triển chương trình giáo dục mầm non
03/09/2019 48
V. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
Bối cảnh quốc tế:
• Theo Phan Trọng Ngọ và các cộng sự, bối cảnh thế giới hiện đại 
có những đặc trưng sau:
• Bước chuyển từ xã hội công nghiệp sang xã hội trí thức
• Cuộc cách mạng CNTT & tri thức
• Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Khái niệm Industry 4.0 
hay là Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư lần đầu tiên được 
đề cập trong bản Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao 
được chính phủ Đức thông qua vào năm 2012.
• Toàn cầu hoá - các hệ thống giáo dục được quốc tế hoá, yếu tố 
địa giáo dục bị thu hẹp; con người được học, được giáo dục 
không phải chỉ để biết, để làm mà còn để chung sống trong một 
mái nhà chung là Trái Đất
• Đấu tranh xác lập những giá trị văn hoá cốt lõi
03/09/2019 49
1. Bối cảnh thế giới và trong nước
V. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
Bối cảnh trong nước:
Xu thế về dân cư
Xu thế kinh tế
Xu thế về công nghệ  
Xu thế về hội nhập quốc tế
Xu thế về chính trị, xã hội
03/09/2019 50
1. Bối cảnh thế giới và trong nước
V. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
• “Động lực phát triển kinh tế - xã hội thông qua đào tạo nguồn 
nhân lực”; mô hình phát triển kinh tế được mở rộng thành mô 
hình phát triển con người
• Phát triển con người và là chìa khoá để giải quyết các vấn đề 
xã hội; tức là giáo dục không chỉ tạo ra vốn con người mà còn 
tạo ra vốn xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi 
quốc gia
• Giáo dục không chỉ  là dịch vụ công, hay một loại hình phúc lợi 
xã hội, mà đã trở thành động lực phát triển xã hội, và thông 
qua việc cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, giáo dục, 
đào tạo, cùng với khoa học và công nghệ đang trở thành lực 
lượng sản xuất trực tiếp, làm ra các sản phẩm có hàm lượng 
chất xám cao, giá trị cao. Vì vậy cần có nhận thức đúng về vai 
trò rất mới của giáo dục để có các chính sách phù hợp.
03/09/2019 51
2. Yếu tố kinh tế – văn hóa – xã hội
V. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
• Hệ thống giáo dục quốc dân gồm hệ thống nhà trường, hệ 
thống các cơ sở giáo dục ngoài nhà trường và hệ thống các cơ 
quan quản lí giáo dục và các cơ quan nghiên cứu khoa học 
giáo dục nhằm thực hiện giáo dục chính quy và giáo dục không 
chính quy cho nhân dân.
• Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục 
quốc dân bao gồm:
a. Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo
b. Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở 
và giáo dục trung học phổ thông
c. Giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao 
đẳng
d. Giáo dục đại học đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân là cơ sở để thực hiện đổi 
mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
03/09/2019 52
3. Hệ thống giáo dục quốc dân
V. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
03/09/2019 53
3. Hệ thống giáo dục quốc dân (tt)
V. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
• Ðội ngũ cán bộ quản lý có vai trò quan trọng trong đổi mới giáo 
dục, là một trong những lực lượng trực tiếp góp phần hoạch 
định chủ trương, chính sách, đề án, là một nhân tố quan trọng 
quyết định sự thành công của đổi mới giáo dục
• Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần phải dựa trên thực tế 
công việc của cán bộ quản lý giáo dục MN và quy trình đào 
tạo, bồi dưỡng cần phải bắt đầu từ các bản mô tả công việc 
của cán bộ quản lý giáo dục MN
• Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đồng thời triển khai 
đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, 
bồi dưỡng của các trường sư phạm để nâng cao chất lượng 
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. 
03/09/2019 54
4. Chất lượng đội ngũ
V. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
• Đảm bảo điều kiện cơ sở, vật chất, đáp ứng nhu cầu đến 
trường của trẻ
03/09/2019 55
5. Điều kiện cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục mầm non
03/09/2019 56
VI. NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
• Sau đây là 10 tiên đề mà các nhà phát triển CTGD xem là tất yếu cần 
và có thể áp dụng cho ngành học Phát triển CTGD:
1) Thay đổi chương trình là cần thiết và không thể tránh được.
2) Chương trình là sản phẩm của thời đại.
3) Các thay đổi trong chương trình xảy ra ở giai đoạn đầu có thể cùng 
tồn tại và đan xen với những thay đổi ở giai đoạn sau.
4) Thay đổi chương trình xảy ra chỉ khi nào mà con người bị thay đổi.
5) Xây dựng chương trình là một hoạt động nhóm hợp tác.
6) Xây dựng chương trình về cơ bản là một quá trình chọn lựa giữa 
nhiều khả năng thay thế.
7) Xây dựng chương trình không bao giờ kết thúc.
8) Xây dựng chương trình sẽ hiệu quả hơn nếu như đó là một quá 
trình toàn diện, chứ không phải là quá trình từng phần.
9) Xây dựng chương trình sẽ hiệu quả hơn khi nó tuân theo một quá 
trình có hệ thống.
10) Xây dựng chương trình bắt đầu từ chương trình hiện hành.
03/09/2019 57
1. Xây dựng kế hoạch phát triển chương trình giáo dục mầm non
VI. NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
• Chuẩn đầu ra của CTGD dưới dạng năng lực là tổng hoà năng 
lực của người học bao gồm nững năng lực chung và những 
năng lực chuyên biệt liên quan đến các lĩnh vực học tập/môn 
học.
• Kiến thức và năng lực bổ sung cho nhau
• Chỉ dạy học những vấn đề cốt lõi
• Học tích hợp
• Mở cửa trường ra thế giới bên ngoài
• Đánh giá thúc đẩy quá trình học
• Đánh giá là công cụ để học tập (learning-tool)
• Kiểm tra đánh giá phải được tích hợp vào quá trình dạy học
• Kiểm tra đánh giá kết quả
03/09/2019 58
2. Tổ chức xây dựng chuẩn đầu ra
VI. NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
• Mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình là cơ sở để thiết kế 
chương trình.
• Quá trình thiết kế chương trình được tiến hành theo các bước sau:
1. Lựa chọn và sắp xếp nội dung chương trình 
• Ornstein và Hunkins (1998) đưa ra 5 tiêu chí cơ bản để lựa chọn 
nội dung:
1. Ý nghĩa: nội dung vừa có ý nghĩa đáng kể đối với nhu cầu và lợi ích của 
người học, đồng thời vừa có ý nghĩa đáng kể đối với xã hội.
2. Tiện ích: nội dung thực sự hữu dụng trong cuộc sống của mỗi người học.
3. Hiệu lực: nội dung phải chính xác và cập nhật liên tục.
4. Phù hợp: nội dung phải phù hợp với trình độ phát triển nhận thức, phát 
triển tâm sinh lí lứa tuổi của người học.
5. Khả thi: nội dung phải phù hợp với bối cảnh thực tế về môi trường giáo 
dục, điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước và vai trò của chính phủ.
03/09/2019 59
3. Tổ chức thiết kế chương trình theo chuẩn đầu ra (tt)
VI. NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
2. Xác định phương thức tổ chức quá trình đào tạo 
3. Xác định các hình thức tổ chức dạy học
4. Lựa chọn các phương pháp dạy học
5. Lựa chọn và sử dụng phương tiện, công nghệ dạy học
6. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá
03/09/2019 60
3. Tổ chức thiết kế chương trình theo chuẩn đầu ra
VI. NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
• Thực thi CTGD là quá trình hiện thực hoá toàn bộ triết lí, định 
hướng, mục đích, mục tiêu của CTGD qua một môn học cụ 
thể, trên một đối tượng HS cụ thể, trong một bối cảnh dạy học 
cụ thể.
• Hay nói cách khác, đây là quá trình chuyển mục đích, mục tiêu 
CTGD thành mục đích, mục tiêu dạy học của từng môn học 
cho một đối tượng người học cụ thể, trong một môi trường dạy 
học cụ thể.Quá trình đó được thực hiện theo một quy trình đã 
được thừa nhận trong lí luận dạy học hiện đại và được kiểm 
chứng trên phạm vi thế giới.
• Quy trình dạy học xét trên quan điểm hệ thống bao gồm 3 giai 
đoạn với các thành tố liên kết với nhau thành một chu trình và 
tác động qua lại với nhau (Giai đoạn chuẩn bị / Giai đoạn 
thực thi/ Đánh giá cải tiến)
03/09/2019 61
4. Tổ chức thực thi chương trình
VI. NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
• Đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ gồm 4 vấn 
đề :
- Đánh giá sự phát triển của trẻ.
- Đánh giá hoạt động giáo dục của giáo viên.
- Đánh giá hoạt động quản lí trường.
- Đánh giá cơ sở vật chất của trường.
• Để đánh giá được từng vấn đề trên, người đánh giá này phải 
dựa trên các tiêu chí đánh giá (là những yếu tố cơ bản nhất 
cần đánh giá). Giáo viên cần thực hiện, đánh giá 4 nội dung 
trên theo tiêu chí đánh giá quy định trong tài liệu “Hướng dẫn 
chỉ đạo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non” của Bộ 
Giáo dục và Đào tạo.
03/09/2019 62
5. Tổ chức đánh giá chương trình
VI. NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
• Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các 
trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian, thời gian phục vụ 
cho việc tổ chức các hoạt đống sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Môi 
trường vật chất tạo cho trẻ cơ hội tốt để trẻ được thoả mãn nhu 
cầu hoạt động và phát triển toàn diện các mặt thể chất, trí tuệ, 
thẩm mĩ, đạo đức và tình cảm - xã hội. 
• Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội 
nhưchính trị, văn hoá, các mối quan hệ giúp trẻ hình thành nhân 
cách của mình. Môi trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở 
đay là môi trường giao tiếp gữa cô và trẻ, giữa trẻ với tre, giữa 
trẻ với những người xung quanh. 
• Như vậy, môi trường giáo dục trong trường mầm non cần phải cung cấp 
những điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ cho trẻ hoạt động một 
cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt, thông qua đó nhân cách của trẻ được phát 
triển và thuận lợi 
03/09/2019 63
6. Xây dựng môi trường giáo dục
VI. NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
1. Cần bố trí các khu vực chơi, hoạt động trong lớp và ngoài trời phù 
hợp, thuận tiện cho việc sử dụng của cô và trẻ. 
2. Cần tính đến không gian thực tế của trường để cân đối diện tích các 
khu vực. 
3. Thiết kế môi trường giáo dục cần đảm bảo tính mục đích 
4. Môi trường giáo dục phải thực sự an toàn và có tính thẩm mĩ cao 
5. Trang trí môi trường lớp học cần phù hợp với tính chất của các hoạt 
động, phù hợp với tùng lứa tuổi và phản ánh được nội dung của chủ đề 
6. Cần thu hút sự tham gia của trẻ vào việc xây dựng môi trường giáo 
dục càng nhiều càng tốt. 
7. Môi trường giáo dục cần đa dạng, phong phú, kích thích sự phát triển 
của trẻ 
8. Trường mầm non phải là môi trường thuận lợi để hình thành các kỹ 
năng xã hội của trẻ. 
03/09/2019 64
6. Xây dựng môi trường giáo dục (tt)
03/09/2019 65
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày những hiểu biết của anh/chị về phát triển chương 
trình giáo dục? (I/2)
2. Trình bày các quan điểm tiếp cận chương trình giáo dục 
mầm non? Chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay 
được thiết kế chủ yếu theo cách tiếp cận nào? (II/1)
3. Cho biết cơ sở thực tiễn của việc phát triển chương trình 
giáo dục mầm non? (III/1)
4. Trình bày các bước phát triển chương trình giáo dục mầm 
non. Tại sao các bước phát triển chương trình phải được 
xếp trong một vòng tròn khép kín? (III/3)
5. Lập sơ đồ thể hiện trình tự các bước lập kế hoạch thực 
hiện chương trình theo năm học cho từng độ tuổi? (IV/2)
03/09/2019 66

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_ly_phat_trien_chuong_trinh_giao_duc_mam_non.pdf