Bài giảng Quản lý môi trường

  Quản lý môi trường là các biện pháp kiểm soát

hoặc điều chỉnh các mối tương tác giữa con người

và môi trường, nhằm bảo vệ và tăng cường sức

khỏe, phúc lợi của con người và chất lượng của

môi trường.

(Environmental Land Use Planning and Management, John Randolph)

4 5/22/13

 

pdf 159 trang phuongnguyen 9700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản lý môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản lý môi trường

Bài giảng Quản lý môi trường
Trường Đại học Lâm nghiệp 
Khoa Quản lý Tài nguyên Rừng và Môi trường 
Bộ môn Quản lý môi trường 
5/22/13 
1. Khái niệm chung về quản lý môi trường 
 1.1. Khái niệm về quản lý môi trường 
5/22/13 2 
Khái niệm QLMT 
 "Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh 
vực quản lý xã hội, có tác động điều chỉnh hoạt 
động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ 
thống và các kỹ năng điều phối thông tin đối với các 
vấn đề môi trường có liên quan tới con người, xuất 
phát từ quan điểm định lượng và hướng tới Phát 
triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên" 
 (Lưu Đức Hải – Cẩm Nang Quản lý 
MT) 
5/22/13 3 
  Quản lý môi trường là các biện pháp kiểm soát 
hoặc điều chỉnh các mối tương tác giữa con người 
và môi trường, nhằm bảo vệ và tăng cường sức 
khỏe, phúc lợi của con người và chất lượng của 
môi trường. 
(Environmental Land Use Planning and Management, John Randolph) 
5/22/13 4 
Khái niệm QLMT 
1.2. Nguyên tắc quản lý môi trường 
5/22/13 5 
Hướng tới sự phát triển bền 
vững 
Kết hợp đa mục 
tiêu 
Quan điểm tiếp cận hệ thống, 
đa biện pháp và công cụ 
Phòng chống tai biến, 
suy thoái môi trường 
Người gây ô nhiễm phải trả tiền 
Nguyên 
tắc QLMT 
-  Kết hợp các mục tiêu Quốc tế - Quốc gia - vùng lãnh 
thổ và cộng đồng dân cư trong QLMT 
 tham gia và tuân thủ các công ước, nghị định quốc tế về 
MT 
 ban hành các văn bản quốc gia về luật pháp, tiêu chuẩn, 
quy định về MT, tham gia các chương trình hành động, các 
đề tài hợp tác quốc tế và khu vực về MT 
5/22/13 6 
-  Hướng tới sự phát triển bền vững 
 Đảm bảo "cân bằng giữa sự phát triển KT – XH 
và BVMT" 
 - QLMT xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần 
được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp 
đa dạng và thích hợp. 
 - Môi trường là một hệ thống hở gồm nhiều thành phần 
có quan hệ tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. 
 - Các biện pháp và công cụ QLMT rất đa dạng: luật 
pháp, chính sách, khoa học, kinh tế, công nghệ . . . Mỗi 
một loại có phạm vi và hiệu quả khác nhau. 
5/22/13 7 
 - Phòng chống tai biến, suy thoái môi trường cần được ưu 
tiên hơn việc phải xử lý hồi phục môi trường. 
Phòng ngừa là giải pháp ít tốn kém hơn xử lý và 
khắc phục ô nhiễm môi trường. 
PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH 
5/22/13 8 
 - Người gây ô nhiễm phải trả tiền 
 hình thành và áp dụng: thuế, phí, lệ phí MT và 
các quy định xử phạt hành chính đối với các vi phạm về 
QLMT, như: phí rác thải, thuế cácbon, thuế SO2, . . . 
 Phối hợp với nguyên tắc người sử dụng phải trả 
tiền. Người nào sử dụng các thành phần MT thì phải trả 
tiền cho việc sử dụng và các tác động tiêu cực đến MT, 
như: thuế tài nguyên, phỉ sử dụng nước sạch 
5/22/13 9 
 Mục tiêu tổng quát của quản lý môi trường: 
GIỮ ĐƯỢC SỰ CÂN BẰNG GIỮA PHÁT TRIỂN 
KINH TẾ XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
2. Quản lý Nhà nước về môi trường 
2.1. Mục tiêu Quản lý Nhà nước về môi trường 
5/22/13 10 
“Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước 
và nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền 
với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước, với 
cuộc sống đấu tranh vì hòa bình và sự tiến bộ của xã hội 
trên phạm vi toàn thế giới” 
5/22/13 11 
Theo Chỉ thị 36 CT/TW của Bộ Chính trị, Ban chấp hành 
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về “Tăng cường 
công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa đất nước”, đã chỉ rõ: 
Mục tiêu cụ thể của công tác quản lý môi trường: 
 i) Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát 
sinh trong các hoạt động sống của con người. 
 ii) Hoàn thiện hệ thống văn bảng pháp luật về bảo vệ môi 
trường, ban hành các chính sách về phát triển kinh tế xã hội gắn 
với bảo vệ môi trường, nghiêm chỉnh thi hành luật bảo vệ môi 
trường 
5/22/13 12 
Theo Chỉ thị 36 CT/TW của Bộ Chính trị và Ban chấp 
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, một số 
mục tiêu cụ thể của công tác Quản lý Môi trường Việt 
Nam hiện nay là: 
Mục tiêu cụ thể QLMT – Chị thỉ 36 CT/TW 
 iii) Tăng cường công tác Quản lý Nhà nước về MT từ Trung ương 
đến địa phương, nghiên cứu, đào tạo cán bộ về môi trường 
 iv) Phát triển đất nước theo các nguyên tắc phát triển bền vững 
được hội nghị Rio-1992 thông qua. Các khía cạnh của phát triển 
bền vững bao gồm: phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn 
tài nguyên thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm, suy thoái chất lượng 
môi trường sống, nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội. 
 v) Xây dựng các công cụ hữu hiệu về quản lý môi trường quốc gia, 
các vùng lãnh thổ. Các công cụ phải thích hợp với đặc điểm của 
từng ngành, địa phương và cộng đồng dân cư. 
5/22/13 13 
 2.2. Các nội dung quản lý Nhà nước về môi trường 
5/22/13 14 
Các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường của Việt 
nam được quy định trong Điều 6, Luật bảo vệ môi trường 
Nội dung công tác quản lý Nhà nước về môi trường ở 
Việt nam được quy định trong Điều 37, Luật bảo vệ môi 
trường 
 + Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy 
về BVMT, hệ thống tiêu chuẩn môi trường 
 + Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách 
BVMT; kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái, ô nhiễm 
và sự cố MT 
 + Xây dựng, quản lý các công trình BVMT và các công trình 
có liên quan đến BVMT 
 + Tổ chưc, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ 
đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến môi trường 
5/22/13 15 
Các nội dung quản lý bảo vệ môi trường ở Việt Nam – Điều 
37, luật bảo vệ môi trường: 
 + Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường 
 + Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường 
 + Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về 
BVMT, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp và xử lý 
vi phạm pháp luật về BVMT 
 + Đào tạo cán bộ chuyên sâu về Khoa học và QLMT 
 + Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật 
trong lĩnh vực BVMT 
 + Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực BVMT. 
5/22/13 16 
1. Tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi người tham gia 
bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ 
cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học. 
2. Bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên 
nhiên. 
3. Giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải. 
4. Phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; 
giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng 
ôzôn. 
 5/22/13 17 
Điều 6, luật bảo vệ môi trường Việt Nam liệt kê những hoạt 
động được khuyến khích 
5. Đăng ký cơ sở đạt tiêu chuẩn môi trường, sản phẩm thân 
thiện với môi trường. 
6. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử 
lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường. 
7. Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ 
môi trường; sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thân thiện 
với môi trường; cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường. 
8. Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội 
các nguồn gen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường. 
5/22/13 18 
Những hoạt động được khuyến khích – Điều 6 LBVMT: 
9. Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc, cơ quan, cơ sở 
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thân thiện với môi trường. 
10. Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động 
dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư. 
11. Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi 
trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trường. 
12. Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động 
bảo vệ môi trường 
5/22/13 19 
Những hoạt động được khuyến khích: 
  
 UBND Tỉnh Bộ Khoa học - Công nghệ và MT Các bộ khác 
Các Sở khác Sở KHCN & MT Cục MT Vụ KHCN &MT Các vụ # Các vụ # 
Phòng MT Phòng MT Các phòng C/năng 
Sơ đồ tổ chức công tác QLNN về MT Việt Nam trước 
5/22/13 20 
2.3. Tổ chức công tác quản lý môi trường 
Bộ máy quản lý Nhà nước về Môi trường và TNTN ở Việt Nam 
5/22/13 21 
  Sơ đồ tổ chức công tác môi trường ở cấp Tỉnh, thành phố 
5/22/13 22 
Các cơ quan, tổ chức nhà nước tham gia vào hoạt 
động bảo vệ môi trường: 
  Bộ Chính trị ĐCSVN và Quộc hội nước CHXHCN Vietnam 
– hoạch định chính sách, chiến lược, ra quyết định về BVMT 
 Bộ Kế hoạch đầu tư – lập kế hoạch phát triển quốc gia và 
phân bổ ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường 
 Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Bảo vệ Môi trường chịu 
trách nhiệm quản lý môi trường 
  Các vụ Khoa học, Công Nghệ và Môi trường trực thuộc các 
Bộ, Sở TN&MT và các phòng QLMT (địa phương) chịu 
trách nhiệm thực hiện nội dung BVMT ở các cấp khác nhau 
 Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh 
5/22/13 23 
Các bộ phận tham gia công tác quản lý môi 
trường 
 - Bộ phận nghiên cứu đề xuất kế hoạch, chính sách, các 
quy định luật pháp cho BVMT. 
 - Bộ phận quan trắc, giám sát, đánh giá định kỳ̀ chất 
lượng MT. 
 - Bộ phận thực hiện công tác kỹ thuật, đào tạo cán bộ MT. 
 - Bộ phận giám sát việc thực hiện công tác MT ở các địa 
phương, các cấp, ngành 
 5/22/13 24 
Tổ chức NGOs tham gia công tác bảo vệ môi 
trường và tài nguyên thiên nhiên 
5/22/13 25 
-  UNEP 
-  IUCN 
-  WWF 
-  MCD – Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát 
triển cộng đồng 
-  AFEO: Tổ chức hành động vì môi trường 
-  . 
CHƯƠNG I. 
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ 
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 
KHOA QLTNR&MT 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP 
1.3. Cơ sở khoa học của công tác quản lý môi trường 
 + Cơ sở triết học - xã hội 
 + Cơ sở khoa học công nghệ 
 + Cơ sở luật pháp 
 + Cơ sở kinh tế 
1.3.1. Cơ sở triết học – xã hội của mối quan hệ giữa 
con người, xã hội và tự nhiên 
  Triết học là bộ môn chung nhất nghiên cứu về các sự vật 
và hiện tượng của tự nhiên và xã hội, nhằm tìm ra các quy 
luật của các đối tượng nghiên cứu. 
  Theo chủ nghĩa Mác –Lênin, các sự vật/ hiện tượng trong 
thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận 
động, sự tác động qua lại lẫn nhau. 
 Bản chất tính quy luật của sự vật, hiện tượng cũng chỉ 
bộc lộ thông qua sự tác động qua lại giữa các mặt của bản 
thân chúng hay sự tác động của chúng đối với sự vật, hiện 
tượng khác. 
1.3.1. Cơ sở triết học – xã hội của mối quan hệ giữa con 
người, xã hội và tự nhiên 
  Con người – xã hội – tự nhiên là một thể thống nhất, có 3 
nguyên lý cơ bản để xem xét MQH này: 
i)  Tính thống nhất vật chất của thế giới 
ii)  Sự phụ thuộc của MQH con người và tự nhiên vào trình 
độ phát triển của xã hội 
iii)  Sự điều khiển một cách có ý thức MQH con người và tự 
nhiên 
i) Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới 
  Vật chất cấu thành nên sự sống và vạn vật Trái đất vô 
cùng đa dạng, đều có thành phần hóa học là hợp chất của 
hơn 110 nguyên tố hóa học trong bảng hệ thống tuần 
hoàn của Mendeleev. 
  Thế giới có 3 yếu tố cơ bản là: giới tự nhiên – con 
người - xã hội loài người. 
Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới 
TN – 
CN - 
XH 
SV 
sản 
xuất 
SV tiêu 
thụ 
SV phân 
hủy 
Con 
người 
Yếu tố 
MT 
 + Sinh vật sản xuất (1): Tảo và cây xanh, 
 + Sinh vật tiêu thụ (2): Gồm toàn bộ động vật sử dụng 
chất hữu cơ do thực vật tạo ra, khi chết chúng sẽ biến thành 
các chất thải và phân hủy 
 + Sinh vật phân hủy (3): Vi khuẩn, nấm, có chức năng 
phân hủy các chất thải, xác chết tạo thành H2O, CO2, và 
khoáng chất. 
 + Con người và xã hội loài người (4) 
 + Yếu tố môi trường (5): không khí, nước, các chất vô 
cơ, hữu cơ cần cho sự sống của sinh vật và con người 
5 thành phần tạo nên thế giới 
Vị trí của con người trong sự thống nhất giữa Cong người – 
Tự nhiên – Xã hội 
 + Sự thống nhất giữa tự TN và XH nằm trong bản tính 
của con người và thông qua các hoạt động của con người. 
 + Con người thỏa mãn những nhu cầu tự nhiên của mình 
thông qua hoạt động sản xuất trong xã hội. Mặt khác xã hội 
lại thực hiện chức năng điều chỉnh đời sống tự nhiên của con 
người, 
 + Sự thống nhất giữa XH và TN có bền vững hay không, 
không chỉ biểu hiện qua sự tồn tại và phát triển của các hệ 
sinh thái tự nhiên, mà còn thể hiện qua sức sống của con 
người, như: sức khỏe, bệnh tật, khả năng sáng tạo 
 Mối quan hệ giữa CN và TN phụ thuộc vào độ phát triển 
của lực lượng sản xuất (Người lao động và 
tư liệu sản xuất ~ trình độ PT của xã hội ) 
ii) Nguyên lý về sự phụ thuộc của quan hệ giữa con người 
và tự nhiên vào trình độ phát triển của xã hội: 
 Ba mốc quan trọng trong lịch sử về mối quan hệ của loài 
người và tự nhiên: 
 Nguyên thủy: giai đoạn này CN sống phụ thuộc MT tự nhiên 
  Giai đoạn phát triển nông nghiệp: Đối tượng khai thác chủ yếu 
của con người là đất đai và động thực vật sẵn có trong tự nhiên. Môi 
trường tự nhiên chưa có biến đổi đáng kể. Quan hệ giữa CN và tự 
nhiên tương đối hài hòa. 
  Giai đoạn phát triển trong công nghiệp: Con người đã coi tự 
nhiên là đối tượng khai thác và bóc lột. Do sự khai thác quá mức, 
môi trường bị suy thoái nặng nề tạo ra các khủng hoảng với môi 
trường hiện nay. 
 Con người đã điều khiển có ý thức quan hệ giữa con người (xã hội) 
và tự nhiên thông qua: 
 + Nhận thức được các qui luật của tự nhiên: cấu trúc của các hệ 
thống tự nhiên, các qui luật cơ bản như qui luật cân bằng sinh 
thái, cân bằng năng lượng, cân bằng nước . . . 
 + Sử dụng những qui luật đó một cách chính xác vào thực tiễn 
xã hội, vào lĩnh vực sản xuất tạo ra của cải vật chất như khai thác 
trong khả năng chịu đựng được các hệ sinh thái, tái tạo các nguồn 
tài nguyên sinh học, nước, . . 
iii) Khả năng điều khiển có ý thức mối quan hệ giữa con 
người và tự nhiên 
1.3.2. Cơ sở khoa học – công nghệ của quản lý môi 
trường 
Môi trường là một hệ thống phức tạp quản lý môi trường cần 
được thực hiện bằng nhiều biện pháp tổng hợp, đặc biệt các 
công cụ kỹ thuật và công nghệ trong giám sát, kiểm soát, đánh 
giá chất lượng và xử lý chất thải 
 Quản lý môi trường được hình thành trên cơ sở KH-CN 
như thế nào? 
 - Thành tựu của các ngành khoa học cơ bản như: Hóa học, 
Sinh học, Toán học, Tin học 
 - Sự hình thành và phát triển các bộ môn: khoa học MT, 
công nghệ MT, kỹ thuật MT 
 - Sự hiểu biết của con người về quy luật tự nhiên, cân bằng 
sinh thái, các tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên 
thiên nhiên, xu hướng biến đổi sinh thái toàn cầu... 
 Thành tựu trong lĩnh vực khoa học đã giúp con người có cơ sở 
để quản lý môi trường một cách bền vững 
 Cơ sở khoa học 
 - Sự phát triển của công nghệ xử lý và tái chế chất thải. 
 - Sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật, máy móc xử lý, đo 
đạc, đánh giá các thông số môi trường. 
 - Sự phát triển các ứng dụng thông tin dự báo MT: Gis, 
Viễn thám, Mô hình hóa... 
 Những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ - kỹ thuật đã tạo 
nền tảng cho công tác quản lý môi trường diễn ra được 
thuận lợi và hiệu quả. 
 Cơ sở công nghệ 
 - QLMT được hình thành trong nền kinh tế thị trường và thực 
hiện điều tiết thông qua các công cụ kinh tế 
 - Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm: Các loại thuế, phí và lệ phí, 
côta ô nhiễm, trợ cấp kinh tế, nhãn sinh thái, hệ thống các tiêu chuẩn 
ISO, quỹ môi trường, . . . 
 - Ví dụ về sử dụng công cụ kinh tế để lựa chọn sản lượng tối ưu cho 
một hoạt động sản xuất có sinh ra c ... ụ 
thân thiện với môi trường; không cấp “Nhãn xanh Việt Nam” 
cho các sản phẩm là các hóa chất hay các tiền chất thuộc nhóm 
chất rất độc hại, nguy hiểm với môi trường và sức khoẻ con 
người. 
 Số lượng nhóm sản phẩm, dịch vụ được cấp “Nhãn xanh Việt 
Nam” được quyết định theo từng thời kỳ dựa trên nhu cầu, 
năng lực của doanh nghiệp, khả năng tổ chức, thử nghiệm, 
đánh giá và quản lý hoạt động cấp nhãn; phù hợp với những 
thay đổi của thị trường, thay đổi của công nghệ, thay đổi của 
tình trạng tài nguyên và môi trường, và thay đổi của nhận thức 
xã hội. 
 24/03/2015 Environmental Management 19 
 Tiêu chí cấp “Nhãn xanh Việt Nam” phải rõ ràng, minh bạch, 
có tính định lượng, dễ áp dụng; có sự tham gia của các ngành, 
tổ chức liên quan, ý kiến tham vấn của cộng đồng trong việc 
xây dựng tiêu chí cấp nhãn. Định kỳ xem xét, đánh giá, sửa 
đổi (nếu cần thiết) các tiêu chí cấp nhãn. 
 Đảm bảo sự phù hợp với ISO 14020, ISO 14024 và các tiêu 
chuẩn liên quan khác, đáp ứng các yêu cầu của WTO về hàng 
rào kỹ thuật trong thương mại. 
 Đảm bảo tính pháp lý và hoạt động độc lập của tổ chức cấp 
nhãn sinh thái. 
24/03/2015 Environmental Management 20 
• Nội dung triển khai Chương trình 
1. Xây dựng hệ thống đánh giá, chứng nhận và 
cấp “Nhãn xanh Việt Nam” cho sản phẩm, dịch 
vụ thân thiện với môi trường 
2. Triển khai áp dụng thử nghiệm việc cấp “Nhãn 
xanh Việt Nam” đối với một số loại hình sản 
phẩm, dịch vụ 
3. Áp dụng rộng rãi việc cấp “Nhãn xanh Việt 
Nam” đối với các sản phẩm, dịch vụ thân thiện 
môi trường 
24/03/2015 Environmental Management 21 
4. Hỗ trợ phát triển thị trường, tạo cơ chế ưu đãi 
các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ được 
cấp “Nhãn xanh Việt Nam” 
5. Nâng cao nhận thức, cung cấp thông tin và 
hướng dẫn người tiêu dùng trong việc lựa chọn 
sản phẩm, dịch vụ được cấp “Nhãn xanh Việt 
Nam” 
6. Tham gia, hội nhập mạng lưới Nhãn sinh thái 
quốc tế 
7. Đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ trong các 
tổ chức cấp nhãn sinh thái 
24/03/2015 Environmental Management 22 
• Thời gian thực hiện 
 2009 – 2010: xây dựng các dự án chi tiết triển khai chương trình; xây 
dựng hệ thống đánh giá, chứng nhận và cấp “Nhãn xanh Việt Nam”; thử 
nghiệm việc cấp nhãn đối với một số loại hình sản phẩm, dịch vụ được 
lựa chọn; 
 2010 – 2012: xây dựng các cơ chế ưu đãi các doanh nghiệp có sản phẩm, 
dịch vụ được cấp “Nhãn xanh Việt Nam”; tham gia mạng lưới nhãn sinh 
thái quốc tế; 
 2011 – 2015: xác định nhóm sản phẩm, dịch vụ và xây dựng tiêu chí cấp 
“Nhãn xanh Việt Nam” cho các nhóm sản phẩm, dịch vụ; 
 Từ năm 2011: cấp “Nhãn xanh Việt Nam” cho các sản phẩm, dịch vụ đạt 
tiêu chí; xây dựng và triển khai các hoạt động quảng bá “Nhãn xanh Việt 
Nam”; đào tạo nâng cao năng lực cán bộ. 
 24/03/2015 Environmental Management 23 
2.7 Trợ cấp môi trường 
• Khái niệm: Là khoản vốn được trợ cấp 
cho các hoạt động bảo vệ môi trường 
• Chức năng: hỗ trợ các ngành 
công nghiệp, nông nghiệp và các 
ngành khác khắc phục ô nhiễm 
môi trường trong điều kiện ô 
nhiễm môi trường quá nặng nề 
hoặc khả năng tài chính của doanh 
nghiệp không chịu đựng được đối 
với việc phải xử lý ô nhiễm môi 
trường. 
24/03/2015 Environmental Management 24 
• Các dạng trợ cấp môi trường: 
- Trợ cấp không hoàn lại 
- Các khoản cho vay ưu đãi 
- Cho phép khấu hao nhanh 
- Ưu đãi thuế (miễn, giảm thuế) 
• Nhược điểm 
- Đi ngược lại nguyên tắc PPP 
- Đầu tư quá mức cho xử lý ô nhiễm, gây mất hiệu quả về 
kinh tế 
- Trợ cấp không được hạch toán toàn bộ vào chi phí giảm 
ô nhiễm mà một phần được dùng để hạ thấp chi phí sản 
xuất cá nhân, làm tăng lợi nhuận 
24/03/2015 Environmental Management 25 
2.7 Giấy phép ô nhiễm có thể chuyển nhượng 
• Khái niệm: là loại giấy phép xả thải mà người sử dụng 
được cấp có quyền chuyển nhượng số lượng, chất lượng 
xả thải của cơ sở mình cho người khác. 
• Nguyên tắc: đặt ra giới hạn tối đa/hạn ngạch về lượng 
khí thải/nước thải ở mức thống nhất với chỉ tiêu môi 
trường tại một vùng hay khu vực cụ thể (hay khả năng 
đồng hóa của chất thải) 
 24/03/2015 Environmental Management 26 
• Đặc điểm 
• Mua, bán “quyền” được gây ô nhiễm (dựa trên chức năng nào 
của môi trường ?????) 
• Vận hành theo quy luật của thị trường: cung-cầu 
• Nhưng có nét giống thị trường chứng khoán: mua bán giấy 
giao dịch các chứng chỉ, các giấy phép mang một giá trị nhất 
định, giá cả được định đoạt theo chủ quan, kỳ vọng và dự báo 
của các bên tham gia giao dịch. 
24/03/2015 Environmental Management 27 
• Quy trình về cấp phép 
• Xác định 
giới hạn 
tối đa cho 
phép 
Nhà nước 
• Phát miễn phí 
• Đấu giá 
• Phân phối 
(thừa nhận 
quyền thừa kế 
xả thải) 
Nhà nước • Tiếp nhận 
• Trao đổi 
mua bán 
trên thị 
trường 
Doanh 
nghiệp 
24/03/2015 Environmental Management 28 
Bài tập ví dụ 1: 
24/03/2015 Environmental Management 29 
Ví dụ 2: 
24/03/2015 Environmental Management 30 
Tại vùng G, trong 1 năm, nhà máy A và B cùng thải vào không khí một 
lượng là 1600 kg SO2. Để giảm thiểu ô nhiễm, Nhà nước quyết định ban 
hành 20 giấy phép phát thải, mỗi giấy phép quy định mức xả là 100kg 
SO2/năm, với giá thành là 2triệu/GP. 
Hãy phân tích và so sánh chi phí xử lý khí thải của 2 nhà máy trong 1 
năm với các trường hợp sau đây; 
a) TH1: Không có mua bán giấy phép phát thải; 
b) TH2: Nhà máy A bán cho nhà máy B 6 giấy phép với giá thành là 6,5 
triệu/giấy phép. 
Cho biết: chi phí xử l{ khí thải ở nhà máy A là 60 ngàn/kg, ở nhà máy B: 
80 ngàn/kg. 
3.8 Phí bảo vệ môi trường 
• Khái niệm: Phí là khoản thu của nhà nước, nhằm bù đắp 
một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên về xây 
dựng, bảo dưỡng, tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối 
với hoạt động của người nộp thuế 
→ Phí môi trường là khoản thu của nhà nước nhằm bù đắp một 
phần chi phí thường xuyên, không thường xuyên về xây dựng, 
bảo dưỡng, tổ chức hành chính của nhà nước đối với hoạt động 
bảo vệ môi trường. 
24/03/2015 Environmental Management 31 
• Nguyên tắc: PPP, BPP 
• Mục đích: 
• Chi cho các hoạt động cải thiện môi trường sinh thái. 
• Khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm 
thải ra môi trường 
24/03/2015 Environmental Management 32 
• Các loại phí môi trường 
1. Phí đánh vào nguồn ô nhiễm: 
• Chất gây ô nhiễm được thải ra môi trường nước (BOD5, COD, 
TSS, KLN), khí quyển (SO2, Cacbon, CFCs), đất (rác thải, 
phân bón) hoặc gây tiếng ồn, ảnh hưởng tới môi trường xung 
quanh. 
• Dựa vào khối lượng và hàm lượng (nồng độ) các chất gây ô 
nhiễm . 
24/03/2015 Environmental Management 33 
 2. Phí đánh vào người sử dụng 
• Sử dụng các hệ thống công cộng xử lý và cải thiện chất lượng 
môi trường: hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý rác thải, 
phí sử dụng nước sạch nhằm đóng góp tài chính cho việc cấp 
phép , giám sát và quản lý hành chính đối với môi trường 
• Góp phần bù đắp chi phí bảo đảm cho hệ thống này hoạt động. 
Loại phí này chủ yếu được áp dụng đối với các loại chất thải 
có thể kiểm soát. 
24/03/2015 Environmental Management 34 
3. Phí đánh vào sản phẩm. 
• Áp dụng đối với những loại sản phẩm gây tác hại tới môi 
trường: sản xuất, tiêu dùng, thải bỏ. 
• Áp dụng với những sản phẩm chứa chất độc hại gây tác hại tới 
môi trường: PVC, CFCs, kim loại nặng, xăng pha chì, các 
nguyên liệu chứa C, SO4
2-, Hg, chai, hộp, túi nilon 
• Có thể sử dụng thay cho phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm khi 
không thể trực tiếp tính được phí đối với các chất gây ô nhiễm 
ví dụ như đánh vào nguyên liệu đầu vào, sản phẩm trung gian 
hay thành phẩm 
24/03/2015 Environmental Management 35 
• Phân biệt thuế và phí môi trường 
24/03/2015 Environmental Management 36 
Ý nghĩa của công cụ kinh tế. 
• Tăng hiệu quả chi phí 
• Khuyến khích nhiều hơn cho việc đổi mới 
• Khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin tốt hơn 
• Tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường 
• Hành động nhanh chóng và mềm dẻo hơn 
• Thay đổi hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng 
• Thúc đẩy định hướng hành động ngày càng thân thiện hơn với 
môi trường trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra thường 
xuyên 
24/03/2015 Environmental Management 37 
4.1 Quan trắc môi trường → Quan trắc và kiểm định môi trường 
4.2 Phân tích sự cố môi trường → ≈ Tai biến và rủi ro môi trường 
4.3 Đánh giá môi trường → Đánh giá môi trường 
4.4 Kiểm toán môi trường → Kinh tế môi trường 
4.5 Đánh giá vòng đời sản phẩm → Khoa học môi trường đại cương. 
4.6 Quy hoạch môi trường → Quy hoạch môi trường 
* 
* Khái niệm: QTMT là quá trình theo dõi có 
hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động 
lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục 
vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng 
môi trường và các tác động xấu đối với môi 
trường (theo mục 17, điều 3, chương I LBVMTVN 
2005). 
..\Reffence material\Chapter 4\Trung tam quan trac moi truong VietNam.docx 
* 
*  Bộ cơ sở dữ liệu về chất lượng các thành phần 
môi trường 
*  Bộ cơ sở dữ liệu cho việc kiểm soát chất lượng 
các thành phần môi trường và ô nhiễm môi trường 
QTMT có 3 cấp độ: 
- Phát hiện các dấu hiệu thay đổi của các thông số, 
thành phần môi trường 
- Xác định giá trị định lượng của các thông số, thành 
phần môi trường đó 
- Kiểm soát sự thay đổi bằng các biện pháp → 
QLMT 
* 
* Cung cấp thông tin tổng quát, liên tục, có 
hệ thống về các thành phần môi trường 
*  Cung cấp thông tin cho báo cáo hiện trạng 
môi trường các tỉnh, quốc gia, quốc tế 
* Giúp xếp hạng, xác định mục tiêu cần tập 
trung trong các vấn đề QLMT 
Khái niệm: Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy 
ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến 
đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái 
hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng (Mục 8, điều 3, 
chương I LBVMTVN) 
Ví dụ???? 
Trong LBVMT, Chương IX: Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi 
trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. 
..\..\..\LUAT MOI TRUONG\Luat Bao ve Moi truong.doc 
*  Phân tích sự cố môi trường
* Cố tình tạo sự cố môi trường để xả thải 
* Tập trình diễn ứng phó sự cố môi trường 
 QLMT PTSCMT 
Đánh giá hiện trạng môi trường 
Đánh giá tác động môi trường 
Đánh giá môi trường chiến lược 
* 
* Cung cấp thông tin về hiện trạng chất lượng các thành phần 
môi trường (không khí, đất, hệ sinh thái, dân cư, sức khỏe 
cộng đồng) 
* Hiện trạng tài nguyên (trữ lượng, chất lượng, tình trạng khai 
thác và sử dụng) 
* Các nguyên nhân gây suy thoái và ô nhiễm môi trường, thực 
trạng quản lý, khả năng giảm thiểu chúng. 
* Các xu hướng biến động trong tương lai gần. 
* 
* 
* Khái niệm: Đánh giá tác động môi trường là việc 
phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự 
án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi 
trường khi triển khai dự án đó (Theo mục 20, điều 4, 
LBVMTVN) 
* Chương III, LBVMTVN: Đánh giá môi trường chiến 
lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ 
môi trường 
* 
Lược duyệt môi trường 
ĐTM sơ bộ 
ĐTM chi tiết 
Thiết kế và xây dựng dự án 
Không phải 
đánh giá sơ bộ Phải đánh giá sơ bộ 
Không phải 
đánh giá chi tiết Phải đánh giá chi tiết 
Dự án không 
được chấp nhận Dự án được chấp nhận 
* 
*  Khái niệm: Đánh giá môi trường chiến lược là việc 
phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của 
dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển 
trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền 
vững (mục 19, điều 3, chương I LBVMTVN). 
* Chương III, LBVMTVN: Đánh giá môi trường 
chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết 
bảo vệ môi trường 
* 
a)  KTMT là việc kiểm tra có hệ thống sự tương tác giữa 
hoạt động của doanh nghiệp (tổ chức) với môi trường 
của doanh nghiệp đó (Theo phòng Thương mại và Công nghiệp 
quốc tế - The International Chamber of Commerce – ICC) 
- Kiểm tra chất lượng chất thải ra ngoài không khí, đất và 
nguồn nước; 
- Sự tuân thủ các quy định của luật pháp về môi trường, 
ảnh hưởng và tác động của doanh nghiệp tới cộng đồng, 
tới cảnh quan và hệ sinh thái; 
- Nhìn nhận và đánh giá của công chúng về doanh nghiệp. 
- Đưa vào giảng dạy ở một số trường đại học và cao đẳng 
- 1995: Chương trình "Kiểm soát ô nhiễm môi trường" của 
UNDP ở một số nhà máy tại Việt Trì và Biên Hòa; 
- 2004: Đề tài "Nghiên cứu áp dụng KTCT trong công 
nghiệp quốc phòng" của Trung tâm Khoa học, Kỹ thuật 
và Công nghệ Quân sự (Bộ Quốc phòng); 
- 2005: Đề tài "Điều tra, đánh giá đề xuất việc KTCT công 
nghiệp tại 5 khu công nghiệp, khu chế xuất" của Cục 
Bảo vệ môi trường; 
- 2005: Đề tài "KTCT tại các làng nghề tái chế kim loại và 
đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm" của Viện 
Khoa học Công nghệ Môi trường - Đại học Bách khoa 
Hà Nội; 
- 2008: Đề tài “Nghiên cứu và áp dụng thí điểm về 
KTCT cho Nhà máy giầy Thượng Đình, Hà Nội và 
Công ty TNHH Thuộc da Đông Hải” do Tổng cục Môi 
trường thực hiện. 
- 2009: “Áp dụng thử nghiệm KTCT trong quản lý môi 
trường ngành công nghiệp Việt Nam” → Xây dựng sổ 
tay KTCT cho ngành công nghiệp nói chung và 10 
ngành công nghiệp nói riêng, đồng thời hướng tới 
xây dựng chính sách yêu cầu các doanh nghiệp phải 
triển khai KTCT, sử dụng KTCT như một công cụ 
kiểm soát ô nhiễm trong thời gian tới (do Viện Chiến 
lược, Chính sách tài nguyên và môi trường) 
•  Đảm bảo rằng đối tượng kiểm toán tuân thủ các quy 
định của pháp luật (về môi trường) 
•  Cắt giảm chi phí về chất thải 
•  Giảm chi phí về nhiên liệu và vật liệu 
•  Cải thiện hình ảnh của DN 
•  Trợ giúp trong việc hình thành các chính sách về 
môi trường 
Kỹ thuật: 
• Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm 
• Giảm thiểu chất thải 
Pháp lý: Tình trạng tuân thủ các văn bản pháp 
luật liên quan đến đối tượng KTMT 
LCA là quy trình 
phân tích các tác 
động toàn diện đến 
môi trường của sản 
phẩm từ quá trình 
bắt đầu sản xuất → 
sử dụng → thải bỏ 
Xác định và định lượng 
nguyên liệu, nhiên liệu đầu 
vào và đầu ra 
Xác định ảnh hưởng và 
các tác động môi trường 
Xác định và phân tích 
các khả năng giảm thiểu 
Lượng hóa 
tác động 
"từ nôi đến mộ“ - cradle-to-grave 
* Lợi ích 
Phát hiện 
*  Tìm kiểm kiếm giải 
pháp 
* 
* Hiểu biết hơn về sản phẩm và quá trình sản xuất; 
* Xây dựng một cơ sở dữ liệu tổng quan về hiện trạng 
của hệ thống; 
* So sánh các tác động môi trường và các chi phí kinh 
tế cho các giải pháp thay thế; 
* Xác định các điểm trong vòng đời hệ thống có thể đạt 
mức giảm phát thải 
* Đánh giá các giải pháp quản lý chất thải để giảm ô 
nhiễm và chi phí quản lý chất thải, và hướng dẫn việc 
phát triển các sản phẩm mới có tác động môi trường 
thấp hơn và có lợi ích chi phí 
* Thiết kế lại sản phẩm để giảm nguyên liệu sử dụng. 
* 
Cung cấp thông tin nền tảng về toàn bộ vòng đời 
sản phẩm 
 Tập trung các nguồn lực cho cải 
thiện những nơi có nguồn ô nhiễm môi trường lớn 
hơn 
* Khái niệm: Là viêc tổ chức không gian lãnh thổ và sử 
dụng các thành phần môi trường phù hợp với chức 
năng môi trường và điều kiện tự nhiên khu vực. 
Điều kiện tự nhiên 
Chức năng KT – XH – VH dự kiến 
trong tương lai 
Vị trí và xu hướng phát triển 
trong tương lai 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_ly_moi_truong.pdf