Bài giảng Quản lý lửa rừng - Lê Văn Mạnh

CHƯƠNG 1

ĐẶC ĐIỂM, TÁC HẠI, NGUYÊN NHÂN

VÀ CÁC LOẠI CHÁY RỪNG

Thời gian: 10 giờ (LT: 6; TL:4)

1. Mục tiêu:

Học xong bài này người học có khả năng:

- Trình bày được nguyên nhân, tác hại của cháy rừng, các yếu tố ảnh

hưởng đến cháy rừng và đề xuất các biện pháp phòng, chữa cháy rừng ;

- Trình bày được khái niệm, nguyên nhân, tác hại của 3 loại cháy rừng.

- Đề xuất các giải pháp phòng chống cháy rừng và khắc phục hậu quả do

cháy rừng gây ra.

- Nâng cao ý thức bảo môi trường, bảo vệ rừng phòng chữa cháy rừng và

vận động mọi người cùng thực hiện

pdf 59 trang phuongnguyen 10061
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản lý lửa rừng - Lê Văn Mạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản lý lửa rừng - Lê Văn Mạnh

Bài giảng Quản lý lửa rừng - Lê Văn Mạnh
1 
BÀI MỞ ĐẦU: KHÁI NIỆM VỀ CHÁY RỪNG VÀ PHÒNG CHÁY RỪNG 
 Thời gian: 1 giờ 
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG 
BÀI GIẢNG 
QUẢN LÝ LỬA RỪNG 
 Biên soạn: ThS Lê Văn Mạnh 
 Khoa Kinh tế - Nông Lâm 
Kon Tum, năm 2019 
2 
CHƯƠNG 1 
ĐẶC ĐIỂM, TÁC HẠI, NGUYÊN NHÂN 
VÀ CÁC LOẠI CHÁY RỪNG 
Thời gian: 10 giờ (LT: 6; TL:4) 
1. Mục tiêu: 
 Học xong bài này người học có khả năng: 
 - Trình bày được nguyên nhân, tác hại của cháy rừng, các yếu tố ảnh 
hưởng đến cháy rừng và đề xuất các biện pháp phòng, chữa cháy rừng ; 
 - Trình bày được khái niệm, nguyên nhân, tác hại của 3 loại cháy rừng. 
 - Đề xuất các giải pháp phòng chống cháy rừng và khắc phục hậu quả do 
cháy rừng gây ra. 
- Nâng cao ý thức bảo môi trường, bảo vệ rừng phòng chữa cháy rừng và 
vận động mọi người cùng thực hiện. 
2. Nội dung chương: 
Phần lý thuyết: Thời gian: 5 giờ 
1. Đặc điểm, tác hại và nguyên nhân cháy rưng 
1.1. Khái niệm 
 1.1.1. Cháy rừng 
Sự lan truyền không định hướng của ngon lửa ở trong rừng hoặc những 
đám cháy xuất hiện và lan ra khu rừng gây ra những tổn thất cho tài nguyên và 
môi trường được gọi là cháy rừng. 
Cháy rừng là đám cháy được phát sinh trong rừng, tác động và làm tiêu 
huỷ sinh vật ở trong rừng. 
3 
Hay nói theo các khác. Cháy rừng là quá trình cháy làm tiêu huỷ những vật 
liệu của rừng mà sự hình thành và phát triển diễn ra không theo sự kiểm soát của 
chủ rừng. 
Theo tài liệu về quản lý lửa rừng của FAO đưa ra khái niệm về cháy rừng 
mà cho đến nay thường được sử dụng là: 
“Cháy rừng là sự xuất hiện và lan truyền của những đám cháy trong rừng 
mà không nằm trong sự kiểm soát của con người; gây nên những tổn thất nhiều 
mặt về tài nguyên, của cải và môi trường”. 
Hình 1. Cháy rừng 
Có thể khẳng định, cháy rừng ảnh hưởng một cách toàn diện đến các mặt 
kinh tế - Xã hội và môi trường, thể hiện chủ yếu qua những điểm sau: 
- Ảnh hưởng đến điều kiện, hoàn cảnh đối với quá trình tái sinh phục hồi 
rừng. Cháy rừng làm cây rừng chết hàng loạt hoặc sinh trưởng kém, qua đó làm 
thay đổi thành phần các loài cây, ảnh hưởng đến quá trình diễn thế rừng. 
- Gây ra những biến đổi lớn trong các trạng thái rừng và làm biến đổi các 
kiểu rừng, từ đó sẽ ảnh hưởng đến các phương thức khai thác rừng; 
- Làm thay đổi số lượng và thành phần các loài động vật hoang dã, chim 
muông, côn trùng. 
- Ảnh hưởng đến hoạt động sống của các vi sinh vật ở trong đất rừng như: ( 
kích thích hoặc hạn chế sự hoạt động của chúng). 
4 
- Làm ảnh hưởng đến tình trạng vệ sinh của rừng, gây chấn thương cho 
nhiều cây rừng, do đó các cây rừng dễ dàng bị gió bão làm đổ gẫy, dễ dàng bị sâu 
bệnh, mối mọt, nấm mốc xâm nhập và phá hoại. 
- Phá vỡ cấu tượng đất, gây xói mòn, rửa trôi, bạc màu làm mất khả năng 
giữ và điều tiết nước, gây lũ lụt. Cháy rừng làm tăng nhiệt độ mặt đất dẫn đến sa 
mạc hoá gây nên lũ ống, lũ quét, xói khe do gió bão tạo thành, các cồn cát di 
động ven biển vùi lấp đồng ruộng, phá vỡ các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, 
đường giao thông, đường điện cao thế, gây chết người, cháy nhà cửa, kho tàng.... 
- Đối với các vụ cháy lớn gây tổn thất về kinh tế và ảnh hưởng môi trường 
không khí do khói gây nên. 
 1.1.2. Phòng cháy rừng 
Phòng cháy rừng là việc thực hiện đầy đủ các biện pháp tổ chức, kinh tế, 
xã hội, pháp chế, khoa học công nghệ, tuyên truyền, giáo dục, dự báo, cảnh báo 
và điều tiết các hoạt động của con người trong và gần vùng rừng; xây dựng 
các công trình phòng lửa nhằm ngăn chặn không để xảy ra cháy rừng. 
Cháy rừng là hiện tượng mang tính chất xã hội sâu sắc, cho nên phòng 
cháy rừng là hoạt động mang lại lợi ích cho toàn xã hội và cũng cần sự hợp tác 
và liên kết của toàn xã hội. Vì vậy phòng cháy, chữa cháy rừng là sự nghiệp của 
toàn dân, việc bảo vệ rừng khỏi cháy hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do 
cháy rừng gây ra phải do Nhà nước và nhân dân cùng tham gia theo hướng xã 
hội hóa công tác quản lý, bảo vệ rừng; tiến hành giao, khoán và cho thuê 
rừng, đất lâm nghiệp; phối, kết hợp lồng ghép các chương trình dự án lâm 
nghiệp, định canh định cư, xóa đói, giảm nghèo, tiến tới phát triển lâm nghiệp 
xã hội bền vững. 
 1.1.3. Chữa cháy rừng 
Chữa cháy rừng là: Huy động nhanh chóng lực lượng, phương tiện dập 
tắt kịp thời không để lửa lan tràn, hạn chế và chấm dứt thiệt hại do cháy rừng 
5 
gây ra. 
* Chữa cháy rừng phải đảm bảo 3 yếu tố sau: 
- Dập tắt lửa phải khẩn trương, kịp thời, triệt để, 
- Hạn chế đến mức thấp nhất sự thiệt hại về mọi mặt, 
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện, dụng cụ chữa cháy. 
* Chữa cháy được phân làm 2 loại: 
- Chữa cháy gián tiếp: 
Chữa cháy gián tiếp là biện pháp dùng lực lượng và phương tiện tạo vật 
chướng ngại ngăn cản cháy lan; để giới hạn đám cháy, nó thường áp dụng cho 
các đám cháy lớn diện tích trên 1 ha và diện tích của khu rừng còn lại rất lớn. 
- Chữa cháy trực tiếp: 
Chữa cháy trực tiếp là sử dụng tất cả các phương tiện từ thủ công đến 
cơ giới như: cuốc, xẻng, cào, câu liêm, bàn dập, cành cây tươi, thùng tưới nước, 
bình nước đeo vai đến máy cày, máy ủi, máy bơm nước, xe chữa cháy và thậm 
chí cả máy bay phun hoá chất tác động trực tiếp vào đám cháy để để đàn áp 
đám cháy dập lửa. Chữa cháy trực tiếp thường được áp dụng đối với những 
đám cháy nhỏ có diện tích cháy dưới 1 ha và chủ yếu là các đám cháy mặt đất 
hoặc cháy dưới tán cây rừng ... 
1.2. Tác hại của cháy rừng 
* Làm hủy hoại tài nguyên – môi trường sinh thái 
Cháy rừng đã gây tác hại nghiêm trọng đến các hệ sinh thái rừng, đến tính 
chất vật lý và hóa học của hoàn cảnh sinh thái, đến sự tích lũy các chất khô, đến 
khả năng thích nghi có tính chất di truyền của các loài thực vật rừng, đến sự đâm 
rễ của các loài thực vật và sự sinh trưởng phát triển của chúng, đến cấu trúc hình 
thái, sinh thái các loài cây. 
6 
Ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các quần thể, quần xã thực vật, đặc biệt 
là quá trình diễn thế rừng. Đồng thời cháy rừng còn ảnh hưởng rất lớn đến thành 
phần và nơi ở của các loài động vật hoang dã, các loài chim, động vật có ích, 
Lửa rừng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến thành phần loài cây, đến đặc 
điểm tính chất của hệ sinh thái và các quá trình diễn ra trong đó. Cháy rừng sẽ 
làm giảm tính ổn định của rừng, phá vỡ cân bằng sinh thaí. 
* Tác hại cháy rừng đến thực vật rừng 
- Hủy diệt thảm cỏ tươi, thảm khô, thảm mục, mùn, hủy diệt các loài cây 
bụi, cây tái sinh và cây gỗ non, đôi khi cả cây gỗ trung niên và già. 
- Làm xuất hiện các loài cây ưa sáng kém giá trị kinh tế 
- Tạo ra điều kiện bất lợi cho cây tái sinh phục hồi, đặc biệt là những loài 
cây có giá trị kinh tế cao. 
- Làm thay đổi thành phần loài cây, từ đó ảnh hưởng đến phương thức khai 
thác và tái sinh rừng. 
- Ảnh hưởng đến tình trạng vệ sinh rừng, gây chấn thương cho nhiều cây 
rừng. 
- Sau khi cháy rừng sẽ để lại một số chất dinh dưỡng khoáng. 
* Tác hại đến động vật rừng 
Hình 2. Súc vật chết do cháy rừng 
- Làm thay đổi thành phần và số lượng các loài động vật hoang dã 
7 
- Hủy diệt các loài động vật có ích 
- Làm cho nguồn thức ăn của động vật bị mất đi, đồng thời làm cho môi 
trường sống của các loài động vật bị thay đổi. 
* Tác hại cháy rừng đến đất 
- Làm tăng độ khoáng và sự biến đổi hóa học trong đất 
- Làm tăng lượng photpho, lượng muối hòa tan và các ion trao đổi như 
Ca++, Mg++, K+, 
- Làm tăng lượng chất dinh dưỡng dễ hấp thụ ở mặt đất, cần nhanh chóng 
phủ xanh. 
Một số hạt giống cây rừng sẽ bị kích thích nẩy mầm, một số cây cỏ cạnh 
tranh với cây rừng đã bị tiêu diệt. 
- Cháy rừng làm giảm lượng chất hữu cơ và N ở lớp đất có độ sâu 20 – 
30cm, làm tăng độ chặt ở lớp đất, làm giảm khả năng thấm nước của đất. 
* Tác hại cháy rừng đến nước 
+ Tác động trực tiếp: 
- Làm tăng độ ẩm do làm tăng lượng mưa xuống mặt đất rừng, đồng thời 
cũng làm tăng lượng bốc hơi từ mặt đất lên. 
- Làm giảm lượng nước thấm xuống đất, làm tăng lượng nước chảy bề mặt 
gây ra xói mòn, rửa trôi. 
- Làm thay đổi các thành phần hóa học của nước 
- Làm tăng nhiệt độ của nước. 
+ Tác động gián tiếp: 
- Làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thủy văn, đến sự cân bằng nước và 
đến tính chất lý hóa tính của đất do đó ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng 
nước. 
- Làm ô nhiễm bầu khí quyển khi gặp mưa rơi xuống sẽ gây ô nhiễm 
nguồn nước. 
8 
* Tác hại cháy rừng đến khí quyển 
- Là một trong những nguồn gốc gây ra ô nhiễm khí quyển 
- Khí cháy rừng sẽ thải vào khí quyển các chất khí như NO2, CO, CO2, 
N2H2 
- Làm tiểu khí hậu rừng bị thay đổi, làm tăng tốc độ gió ở sát mặt đất. 
- Làm cho lượng CO2 trong khí quyển tăng lên. 
Hình 3. Cháy rừng ảnh hưởng môi trường 
* Cháy rừng làm ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội 
- Cháy rừng làm thiêu hủy khối lượng vật chất rất lớn của quốc gia. 
- Làm cho hàng nghìn ha đất bị thoái hóa không canh tác nông nghiệp 
được. 
- Làm mất nguyên liệu cho các ngành chế biến công nghiệp. 
- Làm cho đời sống của chủ rừng gặp nhiều khó khăn. 
- Làm thay đổi cảnh quan, giảm giá trị văn hóa du lịch. 
1.3. Nguyên nhân của cháy rừng 
1.3.1. Do con người 
Con người gây ra 85 – 97 % các vụ cháy rừng trên thế giới, còn ở nước ta 
cháy rừng do con người gây ra chiếm tỉ lệ gần như 100%. Cháy rừng do hoạt 
động thiếu ý thức của con người gây ra: 
9 
Hình 4. Đốt rẫy gây cháy rừng 
- Đốt rừng làm nương rẫy. 
- Dùng lửa trong rừng không cẩn thận 
- Cố ý đốt rừng 
- Dùng lửa để săn thú của một số đồng bào dân tộc vùng cao 
- Xử lý thực bì bằng phương pháp đốt trong sản xuất không đúng quy 
định phòng cháy chữa cháy. 
- Các hoạt động quân sự như chiến tranh, tập bắn, 
- Và một số nguyên nhân khác. 
1.3.2.Do thiên nhiên gây ra 
Các hiện tượng như sấm, sét, động đất, cũng gây ra cháy rừng. Ở Việt 
Nam cháy rừng do thiên nhiên gây ra rất ít xảy ra. 
2. Các hình thức cháy rừng 
Có 3 hình thức cháy rừng: cháy dưới tán, cháy tán và cháy ngầm. 
2.1. Cháy dưới tán 
* Khái niệm: Ngọn lửa cháy lan trên thảm mục, cỏ khô, thảm tươi, cây 
bụi, cây tái sinh, Cháy dưới tán xảy ra nhiều hơn cả (97%). Căn cứ vào tốc độ 
cháy mà người ta chia cháy dưới tán thành 2 loại là cháy nhanh và cháy chậm. 
10 
Hình 5. Cháy mặt đất 
- Cháy nhanh: ngọn lửa lướt nhanh dưới tán rừng, xảy ra khi vật liệu 
cháy khô, tốc độ cháy đạt khoảng 3–5 m/phút. Chịu ảnh hưởng trực tiếp đến tốc 
độ gió dưới tán rừng và dễ chuyển thành cháy tán. 
- Cháy chậm: thiêu hủy hoàn toàn lớp thảm tươi cây bụi, cây tái sinh, 
thảm khô, thảm mục rừng. Chúng thường xảy ra ở nơi khô thường xuyên, độ 
ẩm vật liệu cháy thấp, lượng vật liệu cháy nhiều, chất đống. Tốc độ cháy chỉ đạt 
1-3 m/phút. Ở những nơi có than mùn cháy chậm dễ chuyển thành cháy ngầm. 
* Tác hại 
- Gây thiệt hại cho tài nguyên rừng và môi trường. 
- Tiêu diệt hết cây tái sinh và phần lớn hạt giống dưới mặt đất, hạn chế 
quá trình tái sinh phục hồi rừng. 
- Tiêu diệt các sinh vật nhỏ trong đất, các vi sinh vật, làm biển đổi lý hóa 
tính của đất. 
- Thiệt hại cây rừng khi cháy dưới tán phụ thuộc vào cường độ, thời gian 
cháy, loài cây, tuổi cây, 
2.2. Cháy tán 
Là cháy từ tán cây này sang tán cây khác, có thể độc lập hoặc cũng có thể 
song song với cháy dưới tán. 
11 
Được phát triển từ cháy dưới tán lên, thường xảy ra vào mùa có thời tiết 
khô hạn, tốc độ gió trung bình đến mạnh. Sau khi hun nóng và sấy khô tán rừng, 
cháy dưới tán sẽ cháy qua các cây tái sinh, cây bụi và cháy lên tán rừng. 
Cháy tán sẽ thiêu hủy toàn bộ vật liệu cháy ở trên mặt đất và cả tán rừng 
nên gây ra thiệt hại rất lớn. 
Cháy tán cũng phân thành cháy nhanh và cháy chậm. 
Hình 6. Cháy tán 
- Tác hại: 
Gây thiệt hại về tài nguyên rừng, thiêu hủy toàn bộ thực vật rừng, vi sinh 
vật, động vật rừng, ảnh hưởng đến tính chất lý hóa của đất. Sau khi cháy tán chỉ 
còn lại đất trống và không có khả năng phục hồi. Thường xảy ra ở những khu 
rừng có tán lá chứa tinh dầu như thông non, Long não, Bạch đàn, hoặc ở những 
khu rừng tự nhiên hỗn giao nhiều tầng có độ dốc lớn. 
2.3. Cháy ngầm 
* Khái niệm: Là cháy chất hữu cơ, thường là than bùn và mùn, đã được 
tích lũy lại dưới đất. Lửa có thể cháy ở các tầng hữu cơ nằm sâu từ 0,5-1 m. 
Thường phân bố ở những nơi có độ cao 600 – 1000 m. 
12 
Hình 7. Cháy ngầm 
* Đặc điểm: 
+ Xảy ra ở dưới mặt đất,trong một thể tích lớn, cháy âm ỉ, mép cháy không 
có ngọn lửa, hoặc có rất nhỏ rồi tắt khi có gió thoảng qua. 
Không có ngọn lửa, ít khói nên khó phát hiện, khó chữa và rất nguy hiểm. 
Tốc độ lan truyền rất thấp nhưng có tính ổn định cao. (0,5 – 5 m/ngày) 
Nhiệt lượng phần lớn cung cấp cho quá trình hun nóng lớp than mùn bên 
cạnh vì vậy độ ẩm than mùn cao vẫn có thể bị cháy. 
* Tác hại: 
- Làm cháy than bùn, tất cả thảm khô, thảm mục, rễ cây, động vật và vi 
sinh vật vì vậy có tác hại rất lớn đến cây rừng và đất. Làm hủy diệt cây tái sinh và 
hạt giống nên rừng khó có khả năng phục hồi. Công tác dập lửa cháy ngầm khó 
khăn hơn rất nhiều so với các loại cháy khác và gây nguy hiểm cho tính mạng 
người chữa cháy. 
- Tùy theo mức độ người ta phân chia ra cháy yếu, trung bình và cháy 
mạnh. Ngoài ra những đám cháy có diện tích lớn hơn 2,5 ha được gọi là cháy lớn. 
13 
Hình 8. Sơ đồ liên hệ các hình thức cháy 
Phần thực hành, thảo luận nhóm: Thời gian: 4 giờ 
 Chủ đề 1: Vai trò của rừng đối với đời sống của con người. 
Chủ đề 2: Nguyên nhân các hình thức cháy rừng, giải pháp cho công tác 
phòng chữa cháy rừng, liên hệ với địa phương anh chị? 
Câu hỏi ôn tập: 
1. Khái niệm. đặc điểm, tác hại và nguyên nhân cháy rừng 
2. Cá chình thức cháy rừng 
14 
CHƯƠNG 2 
BẢN CHẤT CỦA SỰ CHÁY VÀ CÁC NHÂN TỐ 
ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHÁY 
 Thời gian: 10 giờ (LT: 6 giờ, TL: 4 giờ) 
1. Mục tiêu: 
- Trình bày những điều kiện và nhân tố gây ra cháy rừng 
- Trình bày được nhân tố ảnh hưởng đến quá trình cháy rừng, các biện pháp 
để hạn chế xảy ra quá trình cháy rừng v à tổ chức phòng chống cháy rừng 
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trườn và an toàn trong lao động 
2. Nội dung chương: 
Phần lý thuyết: Thời gian: 6 giờ 
1. Điều kiện của sự cháy vật liệu rừng 
Quá trình cháy rừng chỉ có thể xảy ra khi có sự tham gia của 3 yếu tố: O2, 
VLC có độ ẩm thấp (6-25%) và nguồn nhiệt. Nó sẽ tạo thành một tam giác lửa. 
Khi có nguồn nhiệt hun nóng, độ ẩm VLC sẽ bị bốc hơi nhanh, do đó độ 
ẩm VLC sẽ giảm xuống thấp dần và nhiệt độ VLC tăng dần lên. 
Hình ảnh 9. Sơ đồ tam giác lửa 
15 
Chính vùng có ngon lửa trong phản ứng cháy là vùng tạo ra nguồn nhiệt 
trong quá trình cháy, nếu nguồn nhiệt tạo ra khi đang cháy bằng lượng nhiệt hun 
nóng và sấy khô vật liệu mới để cho phản ứng cháy được tiếp tục thì vùng cháy 
sẽ ổn định. 
Nếu vật liệu mới được hun nóng và sấy khô nhiều hơn phần dạng cháy thì 
phạm vi vùng cháy sẽ tăng lên. 
VLC trong rừng đều có cellulose , vào thời gian cellulose bi oxy hóa khử 
phản ứng sẽ tỏa nhiệt. 
Lượng nhiệt cần thiết để hun nóng sấy khô vật liệu trong quá trình cháy 
phụ thuộc vào cấu trúc lớp vật liệu cháy trong không gian. 
Sự ổn định của quá trình cháy được xác định bởi sự cân bằng nhiệt lượng 
tỏa ra từ các phản ứng hóa học của VLC với oxy ...  và tốc độ lan 
tràn của đám cháy. Khoảng cách phải đảm làm sao khi thi công xong thì đám 
cháy vừa mới lan tới. Nghĩa là, người chỉ huy chữa cháy phải nắm chắc dự báo và 
thông báo về tốc độ gió trong khi chữa cháy có vậy mới đảm bảo an toàn cho 
người chữa cháy. Tiến hành dọn sạch tất cả các vật liệu cháy ra bên ngoài về giữa 
hai băng, sau đó dùng các bó đuốc bằng tre nứa khô, hay dùng giẻ rách quấn vào 
47 
đầu gậy tẩm dầu rồi châm lửa đốt cháy theo từng đoạn một, khi đốt phải thận 
trọng không để lửa bốc cao và lan tràn ra ngoài. Tuyến lửa đốt trước vật liệu cháy 
phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai băng dọn sạch ban đầu. 
 Cự ly hai băng dọn sạch vật liệu cháy phụ thuộc vào tốc độ gió và quy mô 
của đám cháy, nếu tốc độ gió từ 9 – 15 km/h thì khoảng cách giữa hai băng từ 20 
– 30 m, nếu tốc độ gió trên 18 km/h thì khoảng cách giữa hai băng lớn hơn 30 – 
50 m. 
 Các băng đốt trước vật liệu cháy có tác dụng chặn đứng tốc độ lan tràn của 
đám cháy vì khi đám cháy ập đến sẽ không còn vật liệu cháy để cháy. Ở Nga, để 
dập tắt đám cháy mặt đất mạnh và cháy tán, người ta chủ động đốt trước vật liệu 
cháy trên mặt đất. Biện pháp này được gọi là biện pháp đốt ngược chiều với đám 
cháy. 
 + Cách đốt hình răng lược: 
 Trước khi đốt băng tựa, ngọn lửa phải cách băng tựa từ 4-6 m, người ta 
châm lửa đốt những tuyến lửa dài trên 5m, vuông góc với băng tựa, tuyến nọ 
cách tuyến kia từ 6-8m. Các tuyến lửa đốt phải ở xa đám cháy. 
 Biện pháp đốt ngược chiều gió có ưu điểm là băng tựa tương đối hẹp nên 
khi thi công nhanh, đốt nhanh được vật liệu cháy trước đám cháy. 
Hình 22.. Cách đốt hình răng lược 
48 
 Nhược điểm: Là kỹ thuật đốt phức tạp, dễ gây tai nạn cho người chữa 
cháy. Muốn thực hiện tốt các biện pháp này đòi hỏi người chữa cháy phải có 
nhiều kinh nghiệm, nắm chắc được tốc độ lan tràn của lửa. Cụ thể ở một vị trí 
cách xa phía trước đám cháy người ta làm một băng trắng gọi là băng tựa. Chiều 
rộng của băng tựa và khoảng cách giữa băng tựa với đám cháy tuỳ thuộc vào loại 
cháy, tốc độ gió và tốc độ lan tràn của đám cháy. 
 Khoảng cách giữa băng tựa và đám cháy: đám cháy mặt đất có độ rộng từ 
10 – 20 m, đối với đám cháy tán có độ rộng từ 50-100 m. 
 Về chiều rộng của băng tựa, nếu phía trước của đám cháy có sông, suối, 
đường giao thông hoặc các băng trắng đã thi công trước đây có thể lợi dụng được 
thì băng tựa chỉ cần dọn thêm với chiều rộng từ 1,5m – 2m về phía đám cháy. 
Nếu không có điều kiện địa hình trên, thì băng tựa có chiều rộng lớn hơn 10 m và 
lớn hơn chiều rộng của ngọn lửa. Ở những băng tựa, người ta dọn sạch vật liệu 
cháy và cuốc lật đất như khi làm băng trắng cản lửa. Sau đó cũng dùng đuốc làm 
bằng vỏ cây, quần áo rách hoặc vật liệu cháy đốt dọc theo băng tựa về phía đám 
cháy. 
 Tốc độ cháy lan của tuyến lửa đốt ngược chiều thường thấp hơn tốc độ 
cháy lan của đám cháy từ 3-20 lần. 
 Nếu tốc độ của đám cháy tán quá nhanh ( > 400 m/h ) thì thời gian đốt tốt 
nhất là vào buổi chiều, ban đêm hay sáng sớm vì lúc này nhiệt độ giảm, tốc độ 
đám cháy nói chung suy yếu đi. Vào thời gian này có nhiều trường hợp cháy tán 
chuyển thành cháy mặt đất và cháy ngầm ở rừng Tràm. 
 Để làm tăng tác dụng của các tuyến lửa đốt ngược chiều, người ta có hai 
cách đốt khác nhau: 
 + Cách đốt tiến dần: 
 Trước khi đốt tuyến lửa ở băng tựa, về phía đám cháy cách băng tựa 4-6m 
người ta đốt một tuyến lửa dài trên 5m. Song song với băng tựa, rồi cách chỗ đó 
49 
từ 6-10 m lại châm đốt một tuyến nữa dài trên 5m. Các tuyến như vậy phải ở phía 
bên của đám cháy. 
Hình 23. Đốt tiến dần 
 Nói chung, các biện pháp giới hạn của đám cháy bằng băng trắng hay băng 
đốt trước, khi đám cháy lớn có nhiều vật liệu cháy khô làm cho ngay cả những 
cây còn sống cũng bị khô nhanh chóng và bốc cháy. Trong trường hợp này phải 
làm nhiều băng dự phòng mới có tác dụng ngăn lửa. 
 Sở dĩ như vậy vì đám cháy lớn, tốc độ lan tràn quá nhanh. Đặc biệt là cháy 
tán, khi lan tới băng thứ nhất chỉ bị suy yếu đi một chút ít. Lượng tàn lửa bắn qua 
băng có thể làm vật liệu cháy sau băng cháy tiếp nên các băng dự phòng có tác 
dụng làm yếu dần tốc độ lan tràn của đám cháy. 
 + Giới hạn đám cháy bằng các rãnh cản lửa: 
 Đối với rừng Tràm hay rừng phân bổ trên núi cao ngoài việc làm các băng 
phòng chống cháy, khi cháy ngầm nhất thiết phải đào rãnh ngăn lửa xung quanh 
đám cháy. 
 Rãnh đào sâu hơn lớp than bùn từ 20 – 50cm, rộng từ 6-10m. Thảm mục 
và than bùn được để phía ngoài đám cháy, còn đất thì đổ về phía trong đám cháy 
để ngăn lửa khi cháy lan đến rãnh. 
 Cháy ngầm thường có tốc độ lan chậm về cả 4 phía, ít khói nên rất khó 
phát hiện. Do đó, trước khi thiết kế rãnh ngăn lửa phải thăm dò cẩn thận phạm vi 
50 
đám cháy. Khi thi công tuyệt đối không để người chữa cháy đi vào gần đám cháy 
để tránh hiện tượng tụt xuống hố đào. 
3.2.2. Biện pháp kỹ thuật chữa cháy trực tiếp 
 Biện pháp chữa cháy trực tiếp là sử dụng tất cả các phương tiện từ thủ 
công đến cơ giới hiện đại tác động trực tiếp vào đám cháy để dập tắt lửa. 
 - Tác dụng rất tốt đối với những đám cháy nhỏ có diện tích cháy dưới 1 ha 
và thường được áp dụng đối với các đám cháy mặt đất, cháy ngầm. 
 Chữa cháy bằng biện pháp trực tiếp có thể tiến hành theo nhiều cách khác 
nhau. 
 + Khi ngọn lửa lan chậm: Thì đội hình nên bố trí từng tiểu đội từ 8-10 
người dùng cành cây tươi dài từ 1,5-2 m, bàn dập, bình phun nước, vòi phun dập 
thẳng vào ngọn lửa. 
 Làm một băng ngăn lửa ngày phía trước ngọn lửa, chiều rộng của băng là 3 
m. Trên băng bố trí từng tiểu đội, người nọ cách người kia khoảng 3 m dùng cào, 
cuốc, kéo vật liệu cháy ra ngoài. Cứ làm như vậy hết đoạn này đến đoạn khác cho 
đến khi dập hết lửa mới ra về. 
Hình 24. Làm đường băng bao quanh đám cháy 
51 
 + Khi tốc độ gió mạnh đám cháy lan nhanh: 
 Lực lượng chữa cháy tiến từ trước ngọn lửa bao vây ngọn lửa về cả 2 phía 
từ phía trước cho đến khi ngọn lửa tắt hẳn. 
 Một số lực lượng chữa cháy dùng các dụng cụ dập lửa vào hai bên 
 Đa số lực lượng còn lại sẽ tập trung làm băng như ở trên, ở hai bên ngọn 
lửa để ép ngọn lửa nhỏ dần và tắt hẳn. 
Hình 25. Dập lửa băng cành lá tươi 
 - Khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra: Để khắc phục hậu quả sau 
cháy rừng cần tiến hành một số công việc sau: 
 - Điều tra thống kê nguyên nhân gây ra cháy, diện tích rừng bị cháy, địa 
điểm bị cháy, loại rừng bị cháy và đánh giá mức độ thiệt hại. 
 - Lập phương án, kế hoạch khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra. 
 - Tuỳ theo mức độ thiệt hại có thể khôi phục, tu bổ hoặc trồng lại rừng 
mới. Rừng khôi phục sau đám cháy nên hướng tới mô hình rừng hỗn giao hoặc 
thiết kế các đai xanh ngăn lửa. 
 - Bồi thường thiệt hại cho những người tham gia chữa cháy rừng. 
 - Hỗ trợ kinh phí cho các gia đình, cơ quan có thiệt hại về người và của do 
cháy rừng gây ra. 
52 
3.3. Kỹ thuật an toàn khi chữa cháy 
 Để đảm bảo an toàn khi chữa cháy rừng cần: 
 - Người chỉ huy chữa cháy phải xác định được mức độ cháy, qui mô cháy 
để có phương án chữa cháy hợp lý. 
 - Nếu cường độ cháy cao thì việc chữa cháy phải tiến hành vào buổi chiều 
và buổi tối hoặc sáng sớm. 
 - Người tham gia chữa cháy phải hiểu rõ qui định phòng cháy, chữa cháy 
và an toàn kỹ thuật khi chữa cháy. 
 - Khi chữa cháy bố trí lực lượng thành nhiều tổ, mỗi nhóm có người chỉ 
huy thống nhất. 
 - Chuẩn bị đầy đủ thuốc thang, trang bị quần áo đúng tiêu chuẩn. 
 - Khi dập cháy ở độ cao hơn 20
0
 không được đi lại phía cao hơn đám cháy 
* Chữa cháy rừng 
Phương châm của công tác phòng cháy, chữa cháy rừng là “phòng cháy 
là chính, chữa cháy phải khẩn trương, tích cực với hiệu quả cao”. Do vậy, tuy 
đã có các biện phát phòng cháy tốt, nhưng trong thực tế cháy rừng vẫn xảy ra, 
đôi khi với quy mô rất lớn. Vì vậy, muốn chữa cháy có hiệu quả cao phải có 
công tác chuẩn bị tốt về lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ và bể 
chứa nước; tiếp nhận và xử lý thông tin cháy rừng chính xác và kịp thời về vị trí 
đám cháy, quy mô đám cháy, loại rừng bị cháy... 
 * Dụng cụ chữa cháy rừng 
- Phương tiện, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy rừng phụ thuộc vào mức 
độ nguy hiểm cháy và địa hình ở từng vùng, từng đơn vị để trang bị các phương 
tiện, dụng cụ chữa cháy cho phù hợp; quan điểm nhất quán là: do chữa cháy ở 
rừng thường có địa hình phức tạp, thiếu nước nên các phương tiện, dụng cụ phải 
gọn, nhẹ, dễ sử dụng và dễ vận động; 
53 
- Những nơi có địa hình bằng phẳng, giao thông phát triển thì có thể 
trang bị các loại xe chữa cháy có kèm téc nước hoặc các xe tải có gắn téc nước 
và máy bơm. Những nơi có đủ nguồn nước thì có thể trang bị các loại máy bơm 
chữa cháy và tính toán lượng vòi đủ để có thể chữa cháy ở bất kỳ điểm nào 
trong vùng rừng cần bảo vệ. 
Khi chữa cháy rừng việc kết hợp giữa sử dụng phương tiện cơ giớ với 
dụng cụ thô sơ và giữa các dụng cụ thô sơ với nhau một cách hợp lý sẽ phát huy 
hết tác dụng của từng loại dụng cụ, có sự hỗ trợ nhau dẫn đến hiệu quả chữa 
cháy rừng đạt cao. 
* Một số phương tiện, dụng cụ chữa cháy rừng thường được sử dụng: 
- Ô tô chữa cháy: Ô tô chữa cháy là xe đặc chủng chuyên dùng để 
chở người, dụng cụ phục vụ chữa cháy đến đám cháy và trực tiếp phun nước 
dập tắt đám cháy. Dụng cụ phục vụ chữa cháy như máy bơn phun, hút nước; 
xi téc chứa nước; vòi chữa cháy, lăng chữa cháy . 
Hình 26. Ô tô chữa cháy 
- Máy bơm chữa cháy rừng: Máy bơn hút nước để phun trực tiếp vào đám 
cháy, chữa cháy rừng hoặc trung chuyển tiếp nước cho các dụng cụ chữa cháy 
khác như xe téc, bể chứa  
54 
Hình 27. Máy bơm cơ động phục vụ chữa cháy rừng 
Do địa hình chữa cháy rừng rất phức tạp, nguồn nước kém, vì vậy cần 
sử dụng loại máy bơm dễ cơ động nhưng công suất phải đủ lớn. Tùy thuộc 
vào điều kiện cụ thể mà sử dụng các loại máy bơm có công suất khác nhau từ 
8 -:- 20 sức ngựa, lưu lượng nước từ 50 -:- 300lít/phút hoặc sử dụng loại 
máy bơm có lưu lượng nước lớn hơn từ 400- :-800lít/phút. 
* Các loại máy làm đường băng 
- Các loại máy ủi: được sử dụng vào việc làm đường băng trắng ngăn 
cháy hoặc băng tựa phục vụ đốt trước, đốt chặn  Máy ủi gồm có loại máy bánh 
xích và bánh hơi. Tuy nhiên, loại máy này nặng nề, cơ động chậm rất khó 
khăn chuyên chở đến đám cháy, do đó các loại máy này thường áp dụng cho 
những khu vực rừng tương đối bằng phẳng, giao thông đi lại dễ ràng. 
- Các loại máy cưa xăng, máy cắt thực bì: được sử dụng để chặt hạ, cắt 
cây, cành, cây bụi tạo đường băng ngăn chặn lửa cháy lan sang các khu vực 
khác  
* Các loại dụng cụ chữa cháy thô sơ 
- Cành lá hoặc bàn dập: Khi tiếp cận đám cháy cần nhanh chóng tìm 
mọi cách để dập lửa, ở trong rừng cành lá là dụng cụ phổ thông nhất để 
chữa cháy khi gặp cháy rừng. Chọn cành vừa phải (dài 2/3 chiều cao của 
55 
người chữa cháy là phù hợp); nhiều là, tán lá rộng. Chú ý, Cần chặt bẻ 
cành nhánh, cành phụ không chặt cành chính gây chết cây non tái sinh. 
Hình 28.Bàn dập lửa 
Bàn dập lửa là bàn làm bằng các thanh thép đàn hồi ghép lại thành 
một tấm hoặc một tấm vải bạt chịu lửa được nối với cán dập (cán dài 
khoảng từ 1,2m -:- 1,5m). 
Khi dập lửa, không nên dập nhanh, mạnh quá vừa tốn sức lại ít hiệu 
quả; cần dập dứt điểm từng lần một, khi tiếp đất phải miết bàn hoặc tán là 
một khoảng thời gian đủ để lửa tắt, sao cho các lần dập lửa đều nhau và tiêu 
diệt gọn lưỡi (ngọn) lửa. 
Loại dụng cụ này sử dụng để chữa các đám cháy nhỏ trên mặt đất rất 
hiệu quả; có thể sử dụng ở mọi địa hình, nhẹ nhàng, có hiệu quả cao. 
- Bình chữa cháy đeo vai: Bao gồm: bình bơm nước đeo vai hoặc bình 
bọt (hóa chất) đeo vai. Loại bình này được sử dụng để chữa các đám cháy vừa 
và nhỏ, xa nguồn nước, địa hình phức tạp  Để dễ ràng tiếp cận đám cháy 
khống chế ngọn lửa, cùng với các công cụ khác khống chế ngọn lửa. 
56 
Hình 29. Các dụng cụ chữa cáy 
- Một số dụng cụ khác như: cuốc, cào Sử dụng vào việc cuốc đất, dọn 
cỏ, cây bụi để làm đường băng cách ly vật liệu cháy khi chữa cháy rừng  
* Hóa chất chữa cháy rừng 
Trong chữa cháy rừng, có thể sử dụng các chất hoá học để dập lửa, 
chất hoá học có tác dụng: 
- Ngăn cản vật liệu cháy tiếp xúc với không khí; 
- Làm nguội vật liệu cháy xuống dưới nhiệt độ tự bốc cháy; 
Các chất hoá học có nhiều loại như dung dịch nước muối, các hợp 
chất hoá học, các chất rắn như đất, cát và một số chất khác. Các hóa chất 
thường được sử dụng trong chữa cháy rừng là: 
+ Để làm tăng tác dụng dập lửa của nước người ta có thể hoà vào nước 
các chất hoạt tính bề mặt hoặc các dung dịch muối nặng như: axit photphoric 
(H3PO4) từ 15-20%, clorua canxi (CaCl2) từ 25-30% và clorua kẽm (ZnCl2) 
25-30%. 
+ Bọt khí hoá học: Còn gọi là bọt không khí có tỷ trọng từ 0.1 - 0.26 
chịu được sức nóng. Chất tạo bọt là Al2(SO4)3 và NaHCO3 với chương 
trình phản ứng khi hợp chất này phun sẽ tạo ra khí CO2: 
Al2(SO4)3 + NaHCO3 = 2NaSO4 + 6CO2 
+ Bọt khí CO2 rất bền với nhiệt nên chỉ cần một lớp mỏng từ 7-10cm là 
57 
có khả năng dập tắt lửa. 
+ Tetracloruacabon (CCl4) 
Khi dùng chất CCl4 chữa cháy nó sẽ tạo ra trên bề mặt vật liệu cháy một 
oại hơi nặng hơn không khí 5.5 lần không duy trì sự cháy làm cản trở ôxy tiếp 
xúc với chất cháy. Chất CCl4 rất độc nên khi dùng phải trang bị bảo hộ 
phòng độc 
Hình 30. hóa chất khi dập lửa 
- Thành phần chất "3.5" gồm có 70% bromua êtylen (C2H2Br) và 30% 
cacbonic (CO2). 
Nồng độ dập tắt đám cháy của chất này là 7-8%, yêu cầu tối thiểu là 0.215 
gam/m3 nếu chỗ cháy mạnh là 0.258 g/m3. Chất thành phần 3.5 ít độc hơn CO2. 
Hiện nay ở một số nước tiên tiến trên thế giới như: Mỹ, Nga, Pháp, 
Canađa, úc, Đức, Trung Quốc, Thái Lan .v.v.., trong chữa cháy rừng người ta 
sử dụng máy bay rải bom khí CO2 xuống đám cháy để dập cháy, rải bom nổ tạo 
thành vành đai trắng ngăn đám cháy lây lan hoặc dùng mìn chữa cháy, làm 
mưa nhân tạo .v.v... 
Chú ý: 
- Nước được dùng phổ biến để chữa cháy rừng và nó có tác dụng cao trong 
chữa cháy. 
- Việc dùng hoá chất chữa cháy rừng thường gây ô nhiễm nguồn nước, 
58 
ô nhiễm đất, gây độc hại với con người, ô nhiễm môi trường sinh thái, nên trong 
chữa cháy rừng cần hạn chế tiến tới không dùng hoá chất để chữa cháy rừng. 
Phần thực hành Hãy thực hiện các công việc để làm 1 đường băng cản lửa? 
 Thời gian: 5 giờ 
1. Chuẩn bị 
1.1 Vật tư, dụng cụ: dao,rựa, cuốc,... 
1.2. Hiện trường: Trại thực hành, rừng trồng, rừng tự nhiên. 
2. Nội dung thực hành: 
2.1. Tổ chức đội hình chữa cháy rừng 
2.2. Xây dựng đường băng cản lửa 
2.3 Làm giảm khối lượng vật liệu cháy. 
Kiểm tra : Thời gian: 1 giờ 
Câu hỏi ôn tập 
1.Mục đích và yêu cầu chung về phòng và chữa cháy rừng 
2. Các biện pháp phòng cháy rừng 
3.Các biện pháp chữa cháy 
59 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
- Sách tham khảo: 
1. Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Phòng cháy và chữa cháy rưng -BNN&PTNT 
2004 
2. Cao Liêm, Trần Đức Viêm (1990) Sinh thái học Nông nghiệp và bảo vệ môi 
trường. 
3. Phạm Minh Nguyệt ” Lửa rừng và biện pháp phòng chống cháy rừng” 
4. Phạm Ngọc Hưng (1994), Phòng và chữa cháy rừng 
5. Phan Minh Xuân (2003) Phòng chống cháy rừng. 
6. Trần Văn Mão ”Quản lý Bảo vệ rừng” . ĐHLN 1992. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_ly_lua_rung_le_van_manh.pdf