Bài giảng Phương pháp thí nghiệm nông nghiệp - Lê Văn An

Học phần này có 2 tín chỉ, nội dung bài giảng gồm 4 chương và 4 bài thực hành:

Chương 1: Mở đầu

Chương 2: Xây dựng kế hoạch thí nghiệm

Chương 3: Tiến hành thí nghiệm4

Chương 4: Tổng kết thí nghiệm

Bốn bài thực hành nhằm củng cố kiến thức lí thuyết đã học và nâng cao kỹ năng

thực hành, giúp sv có thể lập kế hoạch xây thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, tổng kết thí

nghiệm và báo cáo, hoặc xử lí những tình huống thực tế nảy sinh cần giải quyết.

pdf 82 trang phuongnguyen 9420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phương pháp thí nghiệm nông nghiệp - Lê Văn An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phương pháp thí nghiệm nông nghiệp - Lê Văn An

Bài giảng Phương pháp thí nghiệm nông nghiệp - Lê Văn An
1TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN

BÀI GIẢNG
PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
NÔNG NGHIỆP
(Dùng cho bậc Cao đẳng ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp)
Tháng 12/2015
Giảng viên: Lê Văn An
2DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Học sinh (hs)
Sinh viên (sv)
Giáo viên (gv)
Nông nghiệp (NN)
Kỹ thuật nông nghiệp (KTNN)
Thí nghiệm (TN)
Phương pháp thí nghiệm nông nghiệp (PPTNNN)
Cơ sở khoa học (CSKH)
Đối chứng (ĐC)
Thí nghiệm (TN)
Nghiên cứu (NC)
Bảo vệ thực vật (BVTV)
Phương pháp (PP)
Thức ăn (tă)
Và (&)
Huyết thanh ngựa chửa (HTNC)
3LỜI NÓI ĐẦU
Bài giảng phương pháp thí nghiệm nông nghiệp được biên soạn theo chương
trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật Nông nghiệp, dành
cho sinh viên (sv) hệ Cao đẳng Sư phạm chính qui, trường Đại học Phạm Văn Đồng.
Mục tiêu chung của học phần:
 Về kiến thức
Sinh viên phải hiểu được cơ bản yêu cầu của một thí nghiệm, các bước xây
dựng kế hoạch thí nghiệm, cách thực hiện thí nghiệm về cây trồng, vật nuôi đúng
phương pháp, biết viết báo cáo, trình bày tổng kết thí nghiệm (TN) và phải có kiến thức
các môn học khác như: toán học thống kê, kiến thức cơ bản về sinh học và nông
nghiệp...
 Về kỹ năng
- Sinh viên phải vận dụng được 5 yêu cầu cơ bản của thí nghiệm nông nghiệp
(NN) vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thí nghiệm; biết cách tính các thuật toán
và sử dụng thành thạo kết quả thống kê trong việc biện luận cho kết quả thí nghiệm
nhằm giải quyết các vấn đề cần nghiên cứu trong quá trình giảng dạy và công tác.
- Sinh viên phải hình thành năng lực thiết lập và thực hiện kế hoạch dạy học,
năng lực quản lí, năng lực dạy học tích hợp, tư vấn, hướng dẫn, đánh giá, kết luận, vận
động, giáo dục học sinh.
 Về thái độ
Sinh viên phải thể hiện tính tự học, tự nghiên cứu, chủ động, sáng tạo, luôn tìm
tòi, học hỏi, cập nhật những tri thức mới và thể hiện tính cẩn thận, chu đáo, khách quan
trong khoa học. Đồng thời, biết vận dụng kiến thức các môn học có hiệu quả vào thực
tiễn sản xuất và đời sống.
Học phần này có 2 tín chỉ, nội dung bài giảng gồm 4 chương và 4 bài thực hành:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Xây dựng kế hoạch thí nghiệm
Chương 3: Tiến hành thí nghiệm
4Chương 4: Tổng kết thí nghiệm
Bốn bài thực hành nhằm củng cố kiến thức lí thuyết đã học và nâng cao kỹ năng
thực hành, giúp sv có thể lập kế hoạch xây thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, tổng kết thí
nghiệm và báo cáo, hoặc xử lí những tình huống thực tế nảy sinh cần giải quyết.
Chúng tôi hi vọng rằng đây là tài liệu cần thiết không chỉ cho các thầy, cô giáo và
sv ngành Kỹ thuật Nông nghiệp mà còn là tư liệu bổ ích cho những người muốn tìm hiểu
lĩnh vực này.
Trong quá trình biên soạn không sao tránh khỏi những thiếu sót, mong quí vị và các
bạn đồng nghiệp góp ý, bổ sung để bài giảng được hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Tác giả
5PHẦN A. LÝ THUYẾT
Chương 1. BÀI MỞ ĐẦU (2 tiết)
Mục tiêu
Giúp sv biết được mục đích, vị trí, nguyên tắc, phân loại và một số khái niệm về môn
phương pháp thí nghiệm nông nghiệp làm cơ sở để lựa chọn nội dung đề tài thí nghiệm.
1.1. Mục đích của phương pháp thí nghiệm nông nghiệp (PPTNNN)
+ Nhằm tìm hiểu, nghiên cứu, xác định tác dụng của mỗi yếu tố kỹ thuật như:
làm đất; bón phân; chọn giống cây trồng, vật nuôi; phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng,
phòng trị bệnh cho vật nuôi; mật độ nuôi, mật độ trồng hoặc nghiên cứu tổng hợp
các yếu tố kỹ thuật như: kỹ thuật nuôi dưỡng; kỹ thuật chăm sóc, cho ăn; làm ruộng thí
nghiệm, tăng sản, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học...
Ví dụ:
- Thực hiện các cách làm đất khác nhau, rồi chọn cách làm đất tốt nhất, hiệu quả nhất.
- Thực hiện các cách bón phân khác nhau, công thức phân bón khác nhau, rồi
chọn cách bón và công thức phân bón tốt nhất, hiệu quả nhất.
- Thực hiện các cách phòng trừ sâu bệnh khác nhau, rồi chọn cách phòng trừ tốt
nhất, hiệu quả nhất.
- Chọn những giống cây trồng khác nhau đem trồng trên những loại đất khác nhau,
rồi chọn giống tốt nhất, năng suất cao nhất phù hợp với loại đất cụ thể.
- Trồng cây với những mật độ khác nhau, rồi chọn mật độ phù hợp nhất.
+ Nhằm tìm hiểu về các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với điều kiện tự
nhiên, sát với thực tế sản xuất rồi đưa ra sản xuất đại trà.
Ví dụ:
- Dùng các giống lúa NN5, NN8, IR105 thí nghiệm nhiều năm trên nhiều chân đất
khác nhau. Sau đó chọn giống lúa phù hợp nhất để trồng ở chân đất nào, vùng nào.
- Lấy giống heo Móng Cái nuôi ở nhiều vùng khác nhau, rồi chọn nơi nuôi
thích hợp nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh miền Trung, Tây nguyên.
6- Lấy giống gà Rhode - Ri nuôi ở nhiều vùng khác nhau trong cả nước, rồi kết
luận giống gà này có thể nuôi ở tất cả các vùng, miền ở nước ta
+ Nhằm giúp cho cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật hoặc giáo viên có điều
kiện tìm hiểu, giải quyết vấn đề khoa học trực tiếp, để tạo niềm tin và thuyết phục được
nông dân, hs, sv công nhận kỹ thuật mới, bỏ lối làm ăn cũ, lạc hậu.
Ví dụ:
- Chương trình 327 về phòng trừ sâu, bệnh bằng thiên địch.
- Kỹ thuật trồng rau, hoa phủ bạt
1.2. Vị trí của môn PPTNNN
+ Môn PPTNNN phải dựa vào cơ sở lí luận của các môn khoa học cơ bản và
khoa học cơ sở như môn: triết học, toán học, lí học, hóa học, sinh vật học, hóa sinh, di
truyền, giống, dinh dưỡng, nông hóa thổ nhưỡng... Từ những kiến thức này giúp chúng
ta rút ra cách giải quyết hợp lí nhất khi nghiên cứu một hiện tượng hay một vấn đề sinh
vật. Có thể nói rằng: "Khoa học từ sản xuất mà ra, nhưng kiến thức khoa học lại nâng
cao trình độ sản xuất".
+ Môn PPTNNN gắn bó với môn thống kê nông nghiệp vì nó giúp cho việc
phân tích và tổng hợp các số liệu được gọn gàng, đầy đủ, chính xác hơn.
+ Trong chương trình KTNN ở các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học môn
PPTNNN cung cấp cho hs, sv những kiến thức cần thiết, làm nền tảng cho việc thực
hiện các tiểu luận, các bài tập nghiên cứu khoa học, luận văn hoặc đề tài tốt nghiệp -
nhằm giải quyết các yêu cầu trong sản xuất, phục vụ bộ môn. Đồng thời, giúp các em
củng cố, khắc sâu thêm kiến thức đã học.
1.3. Những nguyên tắc cơ bản của PPTNNN
Làm thí nghiệm phải tuân thủ 5 nguyên tắc cơ bản sau đây:
1.3.1. Điển hình và thích hợp
+ Thổ nhưỡng: trồng cây nào đó trên nhiều loại đất khác nhau, rồi chọn loại đất
thích hợp nhất hoặc nuôi vật nuôi nào đó trên nhiều vùng khác nhau, rồi chọn vùng
nuôi phù hợp nhất với vật nuôi, cho năng suất cao nhất.
7+ Tiểu khí hậu vùng, mùa vụ: phải phù hợp mới cho năng suất cao.
+ Kỹ thuật: phải phù hợp với kỹ thuật thường dùng ở địa phương; không nên áp
dụng biện pháp kỹ thuật quá cao.
Ví dụ:
- Thí nghiệm trồng một giống lúa trên nhiều loại đất khác nhau, sẽ cho năng suất
khác nhau. Đem so sánh năng suất, từ đó ta chọn loại đất thích hợp nhất để trồng giống
lúa nói trên.
- Trồng một giống bắp vào những mùa vụ khác nhau, sẽ cho năng suất khác
nhau, tình hình nhiễm sâu bệnh khác nhau. Từ đó ta chọn mùa vụ thích hợp nhất để
trồng
1.3.2. Đồng đều và đầy đủ
Trong thí nghiệm ngoài một hoặc vài yếu tố thí nghiệm khác nhau, còn tất cả
yếu tố còn lại phải giống nhau.
Ví dụ:
- Thí nghiệm so sánh 2 giống: thì giống khác nhau, còn các yếu tố khác phải
giống nhau như: loại đất, kỹ thuật làm đất, thời điểm thí nghiệm, kỹ thuật gieo trồng,
bón phân, làm cỏ, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật canh tác
1.3.3. Chính xác
+ Phải đảm bảo các yếu tố kỹ thuật phù hợp đã qui định.
Ví dụ: tiểu khí hậu; kỹ thuật chọn giống, làm đất, bón phân, phòng trừ sâu bệnh;
kỹ thuật nuôi, chăm sóc
+ Lô thí nghiệm và lô đối chứng càng nhiều càng tốt.
Ví dụ: chọn thí nghiệm cụ thể ở cây trồng, vật nuôi.
+ Số lần nhắc lại ít nhất 2 - 3 lần thì mới có cơ sở để kết luận.
Trong thực tế, thời gian thực tập tốt nghiệp của hs, sv thường ít nên phải làm thí
nghiệm gối nhau để đảm bảo yêu cầu lặp lại.
1.3.4. Đối chứng so sánh
8Mục đích của thí nghiệm là để xác định một biện pháp kỹ thuật nào đó tốt hay
không và đạt hiệu quả như thế nào cho nên ta cần có đối chiếu so sánh. Ta nên lấy biện
pháp kỹ thuật thường sử dụng ở địa phương, trạm, trại để đối chiếu so sánh.
Ví dụ:
- Khi muốn thí nghiệm một giống đậu mới nào đó thì ta dùng một giống đậu
thường trồng ở địa phương cho năng suất cao và ổn định để làm đối chứng.
- Khi muốn thí nghiệm một khẩu phần thức ăn mới nào đó thì ta dùng khẩu phần
bình thường đang cho vật nuôi ăn để làm đối chứng.
1.3.5. Thời gian
Tùy yêu cầu và tính chất của thí nghiệm mà thời gian thí nghiệm có thể dài hoặc
ngắn, nhưng tối thiểu phải 2 - 3 tháng. Vì vậy, gv phải chọn đề tài phù hợp với thời
gian qui định để giao cho hs, sv thực hiện.
Ví dụ: đề tài khảo sát, điều tra, thử nghiệm, tìm hiểu những vấn đề thực tế cụ thể.
1.4. Sai số của TNNN
Làm thí nghiệm đòi hỏi phải chính xác, độ chính xác càng cao thì tính khách
quan càng nhiều, độ tin cậy càng lớn. Tuy nhiên, trong thí nghiệm luôn luôn có sai số.
1.4.1. Sai số thô
Do nhầm lẫn khi cân, đo, đong, đếm, ghi chép, nhầm công thức... Loại này ít
gặp, nhưng ảnh hưởng nhiều đến kết quả thí nghiệm. Vì vậy, trong thí nghiệm không
chấp nhận sai số này.
1.4.2. Sai số hệ thống
Có thể do dụng cụ có sai số, vì vậy ta nên kiểm tra lại dụng cụ trước khi sử
dụng, hoặc hiệu chỉnh lại kết quả cho phù hợp khi phát hiện hoặc có thể do người làm
thí nghiệm cố tình báo cáo sai. Do vậy sai số này tuyệt đối không chấp nhận.
1.4.3. Sai số ngẫu nhiên
Là sai số thường gặp trong thí nghiệm nông nghiệp và không bao giờ loại bỏ
được. Nhưng ta chỉ cho phép sai số nhất định theo qui định. Loại sai số này được xác
định theo "Hệ số biến động (CV)" theo công thức:
9CV(%): Hệ số biến động
S: độ lệch tiêu chuẩn
X : số trung bình cộng
Ví dụ:
- Thí nghiệm trong phòng cho phép: CV ≤ 1%
- Thí nghiệm trong chậu, nhà lưới: CV ≤ 5%
- Thí nghiệm ngoài đồng (tùy loại cây, loại hình TN): CV ≥ 6%
Theo K.A.Gomez và A.A.Gomez (1984) đề nghị mức CV% cho phép ở các loại
như sau:
- TN so sánh về giống CV% cho phép = 6 – 8%.
- TN so sánh về phân bón CV% cho phép = 10 – 12%.
- TN so sánh về thuốc bảo vệ thực vật CV% cho phép = 13 – 15%.
- TN so sánh về cây ăn quả CV% cho phép = 20%...
Chính tầm quan trọng của độ chính xác nên trong các báo cáo kết quả thí
nghiệm phải công bố CV%.
1.5. Phân loại
+ Theo các chuyên gia UNESCO khoa học được chia thành 5 lĩnh vực:
- Khoa học tự nhiên.
- Khoa học xã hội và nhân văn.
- Khoa học kỹ thuật và công nghệ.
- Khoa học sức khỏe và môi trường.
- Khoa học nông nghiệp (trong đó thí nghiệm NN là một bộ phận).
Mỗi loại có đặc điểm riêng và được sử dụng tùy theo mục đích nghiên cứu, ứng
dụng hay quản lí khoa học.
+ Đối với thí nghiệm NN việc phân loại căn cứ vào 3 yếu tố:
1.5.1. Theo nhân tố nghiên cứu: có 2 loại
+ Thí nghiệm một nhân tố: là thí nghiệm mà trong đó chỉ có một nhân tố thay
đổi, còn tất cả các nhân tố khác đều giống nhau.
(%) .100SCV
X
10
Ví dụ:
- Nghiên cứu năng suất của một số giống lúa.
- Nghiên cứu một loại phân bón với các mức bón khác nhau.
- Nghiên cứu tác động của ánh sáng đối với gà đẻ trứng.
- Nghiên cứu khả năng sinh sản của một số giống heo nái
- So sánh 3 giống lúa khác nhau...
+ Thí nghiệm nhiều nhân tố: là thí nghiệm nghiên cứu tác động đồng thời của
hai hay nhiều nhân tố.
Ví dụ:
- Nghiên cứu đồng thời về giống và thức ăn đối với sản lượng sữa của bò.
- Nghiên cứu về giống, thức ăn và chăm sóc đối với tăng trọng của gà.
- Nghiên cứu tác động của giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi và nhiệt độ, ánh sáng
đến năng suất, phẩm chất của cây trồng, vật nuôi.
1.5.2. Theo nhóm nghiên cứu: có 2 nhóm
+ Nghiên cứu về cây trồng: có thể chia làm 3 loại
- Thí nghiệm trong phòng
Được thực hiện trong phòng thí nghiệm hay trong phòng nghiên cứu với các
dụng cụ, máy móc riêng được con người kiểm tra và điều khiển. Do vậy kết quả khá
chính xác; tuy nhiên số liệu thu được chưa có ý nghĩa cao đối với thực tiễn sản xuất do
nhiều yếu tố chi phối mà con người khó hoặc không điều khiển được.
TN trong phòng thường dùng để nghiên cứu những vấn đề cơ bản hoặc cơ sở
như: nghiên cứu dinh dưỡng khoáng trong cây, nghiên cứu sự phát sinh, phát triển của
bộ rễ, nghiên cứu các chất dinh dưỡng của cây dùng làm thức ăn xanh cho động vật...
Phần lớn nghiên cứu trong phòng được sử dụng để thăm dò, chuẩn bị cho các thí
nghiệm ở ngoài đồng hoặc trong chậu, trong nhà lưới, trong ô ximent.
- Thí nghiệm trong chậu, trong nhà lưới, trong ô ximent.
Đây là phương pháp thí nghiệm trung gian giữa trong phòng và ngoài đồng. Số
lượng cá thể tham gia nghiên cứu nhiều hơn thí nghiệm trong phòng; cây trồng được
11
sinh trưởng, phát triển tương đối thuận lợi gần như điều kiện tự nhiên; kết quả nghiên
cứu có độ chính xác cao và gần với thực tế sản xuất hơn.
Tùy mục đích nghiên cứu mà con người có thể tạo ra điều kiện nghiên cứu theo
ý muốn mà trong tự nhiên không thể có được.
- Thí nghiệm trên đồng ruộng
Đây là nhóm thí nghiệm rất quan trọng đối với sản xuất vì cây trồng được sống
trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi đất, nước, khí hậu,
kỹ thuật canh tác
+ Nghiên cứu về vật nuôi: có thể chia làm 2 nhóm
- Thí nghiệm trong phòng.
- Thí nghiệm trong sản xuất.
1.5.3. Theo điều kiện sản xuất: gồm 2 loại
+ Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nhằm xây dựng kỹ thuật mới, do các nhà khoa
học thực hiện trong điều kiện sản xuất cụ thể.
+ Nghiên cứu tiếp cận kỹ thuật mới, do nông dân thực hiện trong điều kiện sản
xuất có tư vấn của các nhà khoa học nhằm đánh giá mức độ phù hợp của tiến bộ kỹ
thuật mới với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, mức độ tiếp thu của nông dân.
Cả 2 loại thí nghiệm trên luôn luôn tồn tại song song nhau.
Câu hỏi ôn tập
1. Khi làm thí nghiệm nông nghiệp chúng ta cần tuân thủ những yêu cầu cơ bản nào?
2. Trong thí nghiệm có mấy loại sai số, loại sai số nào có thể chấp nhận được, chúng
cần điều kiện gì không? Ví dụ.
3. Thế nào là thí nghiệm một nhân tố, nhiều nhân tố? Cho ví dụ minh họa.
4. Tại sao khi báo cáo thí nghiệm nông nghiệp người ta phải công bố CV%?
5. Trình bày cách phân loại trong thí nghiệm nông nghiệp.
---------------------------0o0--------------------------
12
Chương 2. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THÍ NGHIỆM (6 tiết)
Mục tiêu
Sau khi học chương này, sv có thể thực hiện được việc xác định thủ tục thí
nghiệm, xây dựng kế hoạch, bố trí thí nghiệm và theo dõi, thu thập số liệu thí nghiệm
thông qua việc nắm chắc được đối tượng thí nghiệm, mục đích, yêu cầu thí nghiệm và
những vấn đề liên quan đến thí nghiệm.
2.1. Xây dựng thủ tục TN
2.1.1. Xác định đối tượng TN
- Đối tượng thí nghiệm là những đối tượng để phục vụ TN.
- Chúng có thể là: giống, phân bón, thuốc, thức ăn, chất kích thích sinh trưởng,
đất đai, mật độ...
2.1.2. Xác định tên TN
Tên đề tài TN cần cụ thể, đầy đủ, rõ ràng; được diễn tả bằng câu ngữ pháp bao
quát được đối tượng và hàm chứa nội dung nghiên cứu.
Ví dụ: - Tác dụng của Calci đối với gà đẻ trứng.
- Khảo sát tình trạng tiêu chảy của heo con tại trại giống Bàu Giang,
huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
- Thử nghiệm hiệu quả điều trị của một số kháng sinh đối với bệnh tụ
huyết trùng trâu, bò...
2.1.3. Xác định mục đích, yêu cầu của TN
+ Mục đích TN
- Tùy đề tài mà ta xác định  ...  ngoài nước (phân tích, đánh giá)
.
.
.
Tình hình nghiên cứu trong nước (phân tích, đánh giá tình hình NC trong nước thuộc lĩnh vực NC
của đề tài, đặc biệt phải nêu cụ thể được những kết quảKH và CN liên quan đến đề tài mà mà các
CB tham gia đề tài đã thực hiện)
.
.
.
10.3 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và đã trích dẫn
trong phần tổng quan (tên công trình, tác giả, nơi và năm công bố)
.
.
.
10.4. Luận cứ tính cấp thiết, ý nghĩa, tầm quan trọng của đề tài đối với khoa học và khả
năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sự hình thành, phát triển ngành khoa học và vào thực
tiễn (nêu rõ, nếu thành công thì đạt được những vấn đề gì)
.
.
.
Cách tiếp cận đề tài (Luận cứ và làm rõ tính mới, sáng tạo, độc đáo trong cách tiếp cận đề
tài; hướng giải quyết các vấn đề của đề tài)
.
10
9
11
72
.
.
Nội dung nghiên cứu
(Liệt kê và mô tả những nội dung cần nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm cần
tiến hành để đạt được mục tiêu đặt ra, trong đó, chỉ rõ những nội dung mới, những nội dung quan
trọng nhất để tạo ra sản phẩm, công nghệ chủ yếu)
.
.
.
Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
(Nêu rõ các phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng phù hợp với từng nội dung của đề tài
để đạt mục tiêu của đề tài)
.
.
.........................................................................
Tiến độ thực hiện (phù hợp với những nội dung đã nêu tại mục 11)
Các nội dung, công việc chủ
yếu cần được thực hiện
(các mốc đánh giá chủ yếu)
Sản phẩm
phải đạt
Thời gian
(bắt đầu, kết
thúc)
Người, cơ quan
thực hiện
Lợi ích của đề tài
15.1. Kết quả khoa học (mô tả kết quả khoa học chủ yếu, nêu rõ tính mới, tính sáng tạo)
.
.
.
15.2. Tác động của đề tài đối với sự phát triển của lĩnh vực khoa học liên quan và định hướng
ứng dụng vào thực tiễn
.
.........................
15.3. Tác động nâng cao năng lực nghiên cứu của cá nhân và tập thể khoa học thông qua việc
thực hiện đề tài
12
13
14
15
73
.
.
III. NĂNG LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết hiện có của cơ quan chủ trì để thực hiện đề tài
(Nêu tên phòng thí nghiệm, các trang thiết bị, máy móc, )
.
.
Huy động ở các cơ quan phối hợp:
.
Cán bộ tham gia thực hiện đề tài
(ghi những cán bộ thuộc tổ chức chủ trì và cơ quan phối hợp dự kiến tham gia chính thực hiện
đề tài, không quá 10 người, kể cả chủ nhiệm đề tài- mỗi người trong danh sách này cần khai báo lý
lích khoa học theo biểu B1-LLKH.NCCB)
Số
TT
Họ và tên Cơ quan công tác Nhiệm vụ được
giao
Thời gian làm việc
(số tháng qui đổi)(1)
1
2
Các đơn vị phối hợp thực hiện đề tài (nếu có)
Số
TT
Tên cơ quan Địa chỉ cơ quan Nội dung phối hợp
(Nội dung chuyên môn, sử
dụng trang thiết bị máy
móc, )
Kinh phí dự kiến
IV. DỰ TRÙ KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ
Đơn vị: triệu đồng
19 Kinh phí thực hiện đề tài phân theo các khoản chi
Nguồn kinh phí Tổng số
Trong đó
Công lao
động
(KHPT)
Nguyên, vật
liệu, năng
lượng
Thiết bị,
máy móc(2)
Chi khác
1 2 3 4 5 6 7
Tổng kinh phí
Trong đó
1 Ngân sách SNKH
- Năm thứ nhất:  .. .. .. 
16
17
18
74
- Năm thứ hai:
- Năm thứ ba:
..
..
..
..
..
..
2 Các ngồn vốn
khác
- Vốn tự có của
cơ sở
- Khác (vốn huy
động, )
.
..
..
..
...
..
...
(1) Một (01) tháng qui đổi là tháng gồm 22 ngày làm việc, mỗi ngày làm việc gồm 8 giờ .
(2) Đối với NCCB, Ngân sách nhà nước chỉ dành cho việc thuê sử dụng thiết bị máy móc, mua vật liệu
tiêu hao, gia công phương tiện nhỏ để thực hiện đề tài, không dùng để mua thiết bị lớn và mới
Quảng Ngãi, ngày . tháng  năm.
Chủ nhiệm đề tài
Khoa 
HIỆU TRƯỞNG
5) Hợp đồng triển khai nhiệm vụ khoa học
UBND TỈNH QUẢNG NGÃI CÔṆG HÒA XÃ HÔỊ CHỦ NGHIÃ VIÊṬ NAM
TRƯỜNG ĐH PHAṂ VĂN ĐỒNG Đôc̣ lâp̣-Tư ̣do-Haṇh phúc
Số: /HĐ-ĐHPVĐ Quảng Ngãi, ngày tháng năm 20
HỢP ĐỒNG TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
 Căn cứ Quyết định số /QĐ-ĐHPVĐ ngày  /./20 ..về việc thực hiện đề tài
nghiên cứu khoa học năm 20  của Hiệu trưởng trường ĐH Phạm Văn Đồng;
 Sau khi xem xét mục tiêu, nội dung nghiên cứu của đề tài:
Tên đề tài:
..................
Mã số: 
Bên A: Trường Đại học Phạm Văn Đồng , đại diện:
Ông:..-Chức vụ:..
Bên B: (Chủ trì đề tài), đại diện:
Ông (Bà) chủ trì đề tài:..
Đơn vị:
.............
75
Điện thoại liên lạc:
.................................
Địa chỉ Email:
.........................
Hai bên đã thỏa thuận ký kết hợp đồng với các điều khoản sau:
Điều 1: Bên B chịu trách nhiệm tổ chức triển khai các nội dung nghiên cứu theo đúng
như thuyết minh cương nghiên cứu đề tài đã đăng ký và được duyệt.
Thời gian tiến hành thực hiện đề tài:
01 năm , từ tháng .. năm .. đến ngày .tháng .. năm 
Điều 2: Bên B phải nộp cho bên A các sản phẩm khoa học sau đây:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Thời gian nộp sản phẩm: Trước ngày ........ tháng ......... năm ...
Điều 3: Bên A cấp cho bên B số tiền là:...................................đồng, theo kế hoạch sau :
Điều 4: Hai bên thỏa thuận việc kiểm tra thực hiện hợp đồng vào các thời điểm sau:
Lần thứ nhất: tháng.........năm 20.....
Lần thứ hai: tháng.........năm 20.....
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên phải thông báo cho nhau những vấn
đề nảy sinh và cùng nhau bàn bạc giải quyết.
Điều 5: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ghi ở Điều 1 và 2, hai bên chịu trách nhiệm cùng
tổ chức đánh giá nghiệm thu sản phẩm theo đúng các qui định và thể thức hiện
hành. Nếu sản phẩm bên B được Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt thì xem như
tác giả đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, nếu đánh giá không đạt thì Hội đồng
nghiệm thu sẽ xem xét, xác định những nội dung công việc theo đề cương và nội
dung nghiên cứu cụ thể tại Điều 1 của hợp đồng này để công nhận số kinh phí
được quyết toán, số kinh phí còn lại chủ trì đề tài phải hoàn trả cho bên A.
Điều 6: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đề tài được nghiệm thu (đánh giá đạt), bên
B nộp về phòng QLKH & HTQT:
- Hai văn bản chính của đề tài đã được chỉnh sửa; mô hình, mẫu vật (nếu có).
- Một bài báo khoa học và file kèm theo để công bố kết quả nghiên cứu trên tạp
chí Khoa học và Công nghệ Trường.
Điều 7: Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã được ghi trong hợp đồng.
Nếu bên nào vi phạm một trong các Điều thì phải bồi hoàn thiệt hại, không được
thanh lý hợp đồng và chịu trách nhiệm theo các qui định hiện hành.
76
Điều 8: Hợp đồng có giá trị kể từ ngày ký. Hợp đồng này làm thành 03 bản, mỗi bên
giữ 1 bản, 1 bản gửi phòng Kế hoạch-Tài chính của Trường để cấp kinh phí.
Đại diện Bên A Đại diện Bên B
(Lãnh đạo trường) (Chủ trì đề tài)
6) Phiếu đề xuất đề tài NCKH
UBND TỈNH QUẢNG NGÃI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG Độc lập-Tự do Hạnh phúc
PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
Năm học ......... - ..........
I. Thông tin cá nhân
1. Họ và tên SV (hoặc SV chịu trách nhiệm chính): ..............................................
2. Ngành học: .............................................. Lớp: ........................... Năm thứ:......
3. Khoa: ..................................................
4. Điện thoại:............................................. email: ..................................................
II. Thông tin chung về đề tài
1. Tên đề tài
.................................................................................................................................
2. Mô tả vắn tắt nội dung đề tài
2.1. Lĩnh vực khoa học (Khoa học tự nhiên và kỹ thuật, xã hội và nhân văn,
công nghệ, giáo dục, nông lâm ngư nghiệp, kinh tế - tài chính,...):
.....
2.2. Tı́nh cấp thiết
.....
.....
2.3. Mục tiêu
.....
...................
2.4. Nội dung chủ yếu cần giải quyết
...............
.......................
2.5. Dự kiến hiệu quả mang lại
...............
2.6. Dự kiến thời gian, kinh phí nghiên cứu:
...............
77
3. Giảng viên hướng dẫn: ............................................................Học vị .............
Quảng Ngãi, ngày tháng năm
Giảng viên hướng dẫn Sinh viên hoặc đại diện nhóm SV
(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)
7) Đề cương đề tài NCKH của SV
UBND TỈNH QUẢNG NGÃI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG Độc lập-Tự do Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
Năm học: .......... - ............
A. PHẦN GIỚI THIỆU
1. Tên đề tài: .........................................................................................................
2. Loại đề tài (nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng hay nghiên cứu triển
khai).........................................................................................................................
3. Lĩnh vực khoa học (Khoa học tự nhiên và kỹ thuật, xã hội và nhân văn, công nghệ,
giáo dục, nông - lâm - ngư, kinh tế - tài chính,...): .....................................
4. Sinh viên chịu trách nhiệm chính:
Họ và tên: ..........................................................................................................
Ngành học: ..........................................Khoa: ...............................Năm thứ: .....
Điện thoại:....................................... ... E-mail: .................................................
5. Sinh viên tham gia nghiên cứu đề tài:
TT Họ và tên Khoa Năm thứ Chữ ký
...
6. Giảng viên hướng dẫn:
Họ và tên: ...................................................................; Học vị: .......................
B. PHẦN THUYẾT MINH
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Nội dung nghiên cứu
4. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
78
5. Kế hoạch nghiên cứu (dự kiến thời gian thực hiện các nội dung nghiên cứu chính)
6. Dự kiến kết quả đạt được của đề tài và khả năng ứng dụng
7. Kinh phí
Quảng Ngãi, ngày tháng năm
Lãnh đạo khoa GV hướng dẫn SV chịu trách nhiệm chính
8) Phiếu đánh giá đề cương đề tài NCKH của sinh viên
UBND TỈNH QUẢNG NGÃI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG Độc lập-Tự do Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
1. Họ và tên thành viên hội đồng:............................................................................
Học vị..............................., Đơn vị: ........................................................................
2. Tên đề tài: ...........................................................................................................
.................................................................................................................................
3. Họ và tên sinh viên thực hiện: ............................................................................
Lớp:................................Khoa: ......................................................................... ..
4. Đánh giá của thành viên hội đồng:
TT Nội dung đánh giá Điểm
tối đa
Điểm đánh
giá
1 Tổng quan tình hình nghiên cứu, lý do chọn đề tài 15
2 Mục tiêu nghiên cứu 15
3 Nội dung nghiên cứu 25
4 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 15
5 Dự kiến kết quả khoa học 15
6 Dự kiến đóng góp về mặt kinh tế-xã hội, giáo dục,
an ninh, quốc phòng
5
7 Kế hoạch nghiên cứu (có dự kiến rõ thời gian thực
hiện các nội dung nghiên cứu)
10
Cộng 100
79
Tổng số điểm đánh giá: ............/100
Ghi chú:
Đề cương được duyệt để thực hiện phải đạt bình quân từ 70,0 điểm trở lên.
Quảng Ngãi, ngày tháng năm
(ký và ghi rõ họ, tên)
9) Báo cáo tổng kết đề tài NCKH của sinh viên
+ Báo cáo tổng kết đề tài là cơ sở để hội đồng đánh giá kết quả thực hiện đề tài NCKH
của sinh viên. Báo cáo tổng kết phải phản ánh đầy đủ nội dung, kết quả thực hiện đề tài và
phải được đóng thành quyển.
+ Hình thức của báo cáo tổng kết đề tài: Khổ giấy A4 (210 x 297 mm); số trang từ 50
trang đến 100 trang (không tính mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục); font chữ Time New
Roman, cỡ chữ 13; paragraph 0.6pt; line 1,3; lề trái 3 cm; lề trên, lề dưới, lề phải 2 cm.
+ Báo cáo tổng kết đề tài được trình bày theo trình tự sau:
- Trang bìa; trang bìa phụ.
- Mục lục.
- Danh mục những từ viết tắt (xếp theo thứ tự bảng chữ cái).
- Thông tin kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Thông tin về sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài.
- Phần mở đầu: tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài, lý do chọn đề
tài, mục tiêu đề tài, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Phần nội dung: các chương 1, 2, 3,... các kết quả nghiên cứu đạt được và đánh giá
về các kết quả này.
- Phần kết luận và khuyến nghị: kết luận về các nội dung nghiên cứu đã thực hiện và
khuyền nghị về các lĩnh vực nên ứng dụng hay sử dụng kết quả nghiên cứu.
- Tài liệu tham khảo (tên tác giả được xếp theo thứ tự bảng chữ cái).
- Phụ lục.
-------------------------0o0-----------------------------
80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ngô Thị Đào (chủ biên), Nguyễn Đình Hiền, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Văn Thiện;
Giáo trình phương pháp thí nghiệm nông nghiệp (cho CĐSP), Dự án đào tạo giáo viên
THCS, Bộ Giáo dục và đào tạo, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2007.
[2]. Nguyễn Thị Lan (chủ biên) và Phạm Tiến Dũng, Giáo trình phương pháp thí
nghiệm, Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2005.
[3]. GVC Nguyễn Đình Hiền (chủ biên), Đỗ Đức Lực (GV khoa CN-TS), Giáo trình
thiết kế thí nghiệm, Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2007.
[4]. Nguyễn Văn Thiện, Trần Đình Miên, Thống kê sinh vật học và phương pháp thí
nghiệm trong chăn nuôi, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 1979.
81
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Danh mục những từ viết tắt 2
Lời nói đầu 3
Phần A. LÝ THUYẾT
Chương 1. Bài mở đầu 5
Mục tiêu 5
1.1. Mục đích của thí nghiệm nông nghiệp 5
1.2. Vị trí của môn PPTNNN 6
1.3. Nguyên tắc cơ bản của PPTNNN 6
1.4. Sai số của thí nghiệm NN 8
1.5. Phân loại TNNN 9
Câu hỏi ôn tập 11
Chương 2. Xây dựng kế hoạch thí nghiệm
Mục tiêu 12
2.1. Xây dựng thủ tục thí nghiệm 12
2.2. Xây dựng kế hoạch thí nghiệm 14
2.3. Xác định qui trình kỹ thuật, theo dõi và thu thập số liệu 22
Câu hỏi ôn tập 23
Chương 3. Tiến hành thí nghiệm
Mục tiêu 24
3.1. Bố trí thí nghiệm 24
3.2. Tiến hành thí nghiệm 24
Câu hỏi ôn tập 29
Chương 4. Tổng kết thí nghiệm
Mục tiêu 32
4.1. Phân tích, đánh giá kết quả thí nghiệm 32
82
4.1.1. Một số khái niệm 32
4.1.2. Chỉnh lí, phân tích, đánh giá kết quả thí nghiệm 33
4.1.3. Xử lí số liệu 33
4.2. Viết báo cáo kết quả thí nghiệm 52
4.2.1. Viết nháp 52
4.2.2. Gởi bản nháp cho gv hướng dẫn 53
4.2.3. Viết báo cáo chính thức 53
Câu hỏi ôn tập 54
Phần B. THỰC HÀNH
Bài 1. Trồng giá bằng đậu xanh trên giấy thấm. 56
Mục tiêu 56
Nội dung 56
Bài 2. Soạn đề cương đề tài thí nghiệm tự chọn. 57
Mục tiêu 57
Nội dung 57
Bài 3. Giải bài tập. 62
Mục tiêu 62
Nội dung 62
Bài 4. Viết báo cáo và trình bày thí nghiệm. 66
Mục tiêu 66
Nội dung 66
Phụ đính 67
Tài liệu tham khảo 80
Mục lục 81

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phuong_phap_thi_nghiem_nong_nghiep_le_van_an.pdf