Bài giảng Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Nguyễn Xuân Lạc

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.Khoa học

Thuật ngữ “Khoa học” xuất hiện từ rất sớm, nó phản ánh một hình thức hoạt động sáng tạo

đặc biệt, một lĩnh vực hoạt động có vị trí hết sức quan trọng trong đời sống xã hội của con người.

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “Khoa học”. Tổng hợp lại ta có thể đưa ra một định nghĩa

tương đối tổng quát như sau:

Khoa học là một hệ thống tri thức không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội[1] về

những thuộc tính của tự nhiên, xã hội, tư duy cùng những quy luật khách quan trong sự tồn tại và

phát triển của chúng.

( [1] nghĩa là những tri thức này do con người tích luỹ được nhờ các phương pháp nhận thức

đúng đắn, được diễn đạt bằng những khái niệm xác thực và sự đúng đắn của chúng được kiểm

chứng bằng thực tiễn xã hội ).

pdf 10 trang phuongnguyen 1500
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Nguyễn Xuân Lạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Nguyễn Xuân Lạc

Bài giảng Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Nguyễn Xuân Lạc
 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 
KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 
-----------o0o---------- 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC 
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 Người soạn: GS.TS.NGND. Nguyễn Xuân Lạc 
 Ths. Phạm Hồng Hạnh 
Hà Nội, 10/2004 
 2
Tên môn học : Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. 
Người soạn : GS.TS.NGND. Nguyễn Xuân Lạc. 
 Ths. Phạm Hồng Hạnh. 
Khối lượng môn học : 30 tiết. 
Khối lượng lý thuyết : 30 tiết. 
Mục tiêu của môn học 
 Sau khi học song môn học này, sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật có khả năng: 
- Trình bày được các phương pháp nghiên cứu khoa học. 
- Lựa chọn và vận dụng hợp lý các phương pháp nghiên cứu khoa học vào việc tiến 
hành một công trình nghiên cứu khoa học cụ thể. 
- Chỉ ra được các phương pháp nghiên cứu trong đề tài mà đồng nghiệp của mình thực 
hiện, từ đó có những phối hợp thích hợp trong công tác của mình. 
 3
MỤC LỤC 
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................................5 
 1. Khoa học (KH) ...........................................................................................................5 
 2. Công nghệ (CN) .........................................................................................................5 
 3. Quan hệ giữa khoa học và công nghệ.........................................................................6 
 4. Phân loại khoa học......................................................................................................6 
 5. Phương pháp nghiên cứu khoa học (PPNCKH) .........................................................6 
 6. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (PPLNCKH)...............................................7 
 7. Xu thế phát triển chủ yếu của KH và CN hiện đại .....................................................7 
BÀI TẬP CHƯƠNG 1 ........................................................................................................8 
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LOGIC HÌNH THỨC CỦA PPLNCKH ....................................9 
 I. Khái niệm và quan hệ giữa các khái niệm ..............................................................9 
 1. Khái niệm ...............................................................................................................9 
 2. Quan hệ giữa các khái niệm ...................................................................................10 
 II. Định nghĩa khái niệm ..............................................................................................11 
 1. Bản chất định nghĩa khái niệm ..............................................................................11 
 2. Các dạng định nghĩa ..............................................................................................12 
 3. Các quy tắc định nghĩa khái niệm .........................................................................13 
 III. Phân loại .................................................................................................................14 
 1. Phân hoạch khái niệm............................................................................................14 
 2. Phân loại ................................................................................................................14 
 IV. Phán đoán và quy tắc suy luận .............................................................................15 
 1. Phán đoán và vị từ .................................................................................................15 
 2. Logic mệnh đề .......................................................................................................15 
 3. Quy tắc suy luận ....................................................................................................17 
 4. Logic vị từ .............................................................................................................17 
BÀI TẬP CHƯƠNG 2 ........................................................................................................19 
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC .....................................20 
 I. Tổng quan về nghiên cứu khoa học ........................................................................20 
 1. Khái niệm nghiên cứu khoa học ...........................................................................20 
 2. Các đặc điểm của NCKH......................................................................................20 
 3. Các loại hình NCKH ............................................................................................21 
 II. Phương pháp NCKH..............................................................................................22 
 1. Phương pháp nghiên cứu quy nạp ....................................................................22 
 2. Phương pháp nghiên cứu suy diễn....................................................................33 
BÀI TẬP CHƯƠNG 3 ........................................................................................................39 
 4
CHƯƠNG 4: LOGIC TIẾN HÀNH MỘT CÔNG TRÌNH NCKH..............................40 
 I. Logic chung của một công trình NCKH ................................................................40 
 1. Chọn đề tài.............................................................................................................40 
 2. Lập đề cương và kế hoạch nghiên cứu ..................................................................42 
 3. Tiến hành công trình nghiên cứu khoa học công nghệ..........................................44 
 4. Viết báo cáo. ..........................................................................................................48 
 5. Bảo vệ công trình...................................................................................................50 
 II. Vận dung trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp ........................................54 
 1. Khái niệm đồ án tốt nghiệp....................................................................................54 
 2. Trình tự chuẩn bị đồ án tốt nghiệp ........................................................................54 
BÀI TẬP CHƯƠNG 5 ........................................................................................................54 
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................55 
 5
Chương 1 
MỞ ĐẦU 
1.Khoa học 
Thuật ngữ “Khoa học” xuất hiện từ rất sớm, nó phản ánh một hình thức hoạt động sáng tạo 
đặc biệt, một lĩnh vực hoạt động có vị trí hết sức quan trọng trong đời sống xã hội của con người. 
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “Khoa học”. Tổng hợp lại ta có thể đưa ra một định nghĩa 
tương đối tổng quát như sau: 
Khoa học là một hệ thống tri thức không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội[1] về 
những thuộc tính của tự nhiên, xã hội, tư duy cùng những quy luật khách quan trong sự tồn tại và 
phát triển của chúng. 
( [1] nghĩa là những tri thức này do con người tích luỹ được nhờ các phương pháp nhận thức 
đúng đắn, được diễn đạt bằng những khái niệm xác thực và sự đúng đắn của chúng được kiểm 
chứng bằng thực tiễn xã hội ). 
2. Công nghệ 
 Do sự gắn bó mật thiết giữa khoa học và sản xuất xã hội, khoa học phát triển đã kéo theo sự 
phát triển nhanh chóng về kỹ thuật và công nghệ. 
 Phân biệt khái niệm kỹ thuật và công nghệ: 
2.1. Kỹ thuật (technic) thường được hiểu là một phương tiện hay một bộ phương tiện cụ thể cùng 
với cách thức sử dụng có tính máy móc. 
Nói cách khác, Kỹ thuật là một tập hợp những máy móc, thiết bị, phương tiện và công 
cụ... được con người tạo ra và sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, tạo ra sản phẩm 
phục vụ con người. 
2.2. Công nghệ (Technology) 
Theo định nghĩa mà Trung tâm chuyển giao công nghệ Châu Á và Thái Bình Dương đề 
xướng, thì công nghệ (công nghệ sản xuất) là tất cả những gì liên quan đến việc biến đổi tài 
nguyên ở đầu vào thành hàng hoá ở đầu ra của quá trình sản xuất. Theo định nghĩa này thì công 
nghệ gồm hai phần: Phần kỹ thuật và phần thông tin. 
- Phần kỹ thuật bao gồm toàn bộ hệ thống thiết bị kỹ thuật. 
- Phần thông tin bao gồm thông tin về quy trình sản xuất hay các bí quyết kỹ thuật cho một 
hệ sản xuất. 
Ngày nay, công nghệ không chỉ bó hẹp trong công nghệ sản xuất (sản xuất ra của cải vật 
chất) mà được mở rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, VD như công nghệ dạy học... Chính vì 
vậy ở đây ta đưa ra một định nghĩa có tính khái quát hơn: 
Công nghệ là một hệ thống những phương tiện, phương pháp và kỹ năng được sử dụng theo 
một quy trình hợp lý để tác động vào một đối tượng nào đó, đạt một hiệu quả xác định cho con 
người. 
 6
 Công nghệ và kỹ thuật có liên quan mật thiết với nhau. Nói chung, khái niệm công nghệ rộng 
hơn khái niệm kỹ thuật. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sự phân biệt chỉ là tương đối và hai 
khái niệm gần như đồng nghĩa. 
3. Quan hệ Khoa học - Công nghệ 
- Vào thời kỳ đầu của nền văn minh nhân loại thực tiễn sản xuất đã đi trước công nghệ và 
công nghệ đi trước khoa học. 
 - Từ thế kỷ thứ 15 đến thế kỷ thứ 18 : Đây là thời kỳ diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp 
lần thứ nhất, các công nghệ mới xuất hiện vẫn còn dựa vào các sáng tạo kỹ thuật hơn là dựa vào 
tiến bộ khoa học. 
- Từ thế kỷ thứ 18 đến cuối thế kỷ 19: Đây là thời kỳ phát triển Tư bản công nghiệp. Ở 
giai đoạn này, khoa học đã có một bước tiến bộ nhảy vọt nhưng nhìn chung công nghệ vẫn đi 
trước khoa học. 
- Giai đoạn từ thế kỷ 20 đến nay: Tình hình đã khác hẳn. Trong cuộc cách mạng khoa học 
kỹ thuật hiện đại, khoa học và công nghệ gắn liền với nhau. Có những lĩnh vực khoa học vượt 
trước đẩy nhanh tiến bộ công nghệ và khoảng cách thời gian từ tiến bộ khoa học tới ứng dụng 
công nghệ rất ngắn. Tiến bộ công nghệ thúc đẩy và tạo điều kiện cho khoa học phát triển nhanh. 
Có thể nói ngày nay khoa học đã trở thành lực lượng sản suất trực tiếp, tác động vào mọi mặt của 
đời sống xã hội. 
4. Phân loại khoa học 
Khoa học là một hệ thống tri thức chặt chẽ gồm những khái niệm liên hệ với nhau bằng 
những phán đoán (định nghĩa, tiên đề, định luật,) và suy lý (chứng minh, định lý, hệ quả,). 
Kho tàng tri thức này qua quá trình phân lập và tích hợp, đã dẫn đến sự có mặt ngày càng phong 
phú các bộ môn khoa học, từ những bộ môn có đối tượng nghiên cứu rất hẹp đến những bộ môn 
có đối tượng nghiên cứu bao quát. 
Việc phân loại các bộ môn khoa học theo một quan điểm nào đó giúp ích cho việc nhận 
dạng và xác định vị trí của mỗi bộ môn khoa học trong hệ thống tri thức. 
Rất nhiều người quan tâm đến phân loại khoa học nhưng chưa có phân loại nào có thể coi 
là triệt để. Trong bài giảng này không đi sâu vào nghiên cứu phân loại khoa học một vấn đề có 
tầm quan trọng to lớn và phức tạp, tuy nhiên có thể xem sự sắp xếp các viện nghiên cứu của 
Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ cũng như của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn 
nước ta, bảng mã ngành cao học và nghiên cứu sinh hoặc bảng mã sách trong thư viện khoa học, 
v.vlà những ví dụ về phương án phân loại chấp nhận được ở mức độ nhất định. 
5. Phương pháp nghiên cứu khoa học (PPNCKH) 
 Phương pháp là tập hợp những biện pháp, những thao tác dựa trên những nguyên tắc nhất 
định được sử dụng trong một hoạt động cụ thể, nhằm đạt tới những mục đích nhất định nào đó. 
 Phương pháp NCKH là cách thức mà theo đó một hoạt động nghiên cứu khoa học được tiến 
hành. 
 7
 Theo quan điểm công nghệ thì NCKH là quá trình chế biến thông tin với một công nghệ xác 
định từ thu thập, xử lý đến chuyển giao các thông tin đã xử lý. Quá trình này có những đặc điểm 
chung cho nhiều bộ môn khoa học và những đặc điểm này là những yếu tố hình thành PPNCKH 
nói chung. 
 Người ta thường phân các PPNCKH thành hai loại lớn: 
- PPNCKH chung (phổ biến) là những phương pháp được sử dụng chung cho mọi khoa 
học hoặc thích hợp với một lớp bài toán (vấn đề) trong nhiều ngành khoa học, như phương pháp 
thực nghiệm, phương pháp mô hình hoá, v.v 
- PPNCKH riêng (cụ thể) thích hợp với một ngành khoa học hoặc vài ngành khoa học lân 
cận, như phương pháp đơn hình trong Lý thuyết quy hoạch, 
 Trong NCKH do tính đa dạng và phức tạp nên không thể máy móc tuân thủ, áp dụng chỉ 
một hay một số phương pháp nào đó hoặc sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếu ta quá cường điệu vai 
trò của một phương pháp đặc thù. Tuy vậy, việc lựa chọn các phương pháp nghiên cứu lại cũng 
không thể tuỳ tiện. 
6. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (PPLNCKH) 
 Các phương pháp nghiên cứu được nhà nghiên cứu lựa chọn sử dụng không phải một cách 
chủ quan, tuỳ tiện mà luôn luôn dựa trên những nguyên tắc xác định. Những nguyên tắc đó được 
đưa ra trên cơ sở những luận điểm cơ bản có tính hệ thống đã được giới khoa học của một ngành, 
một môn hoặc một trường phái nghiên cứu nào đó thừa nhận là đúng đắn, được coi là những tiền 
đề, cơ sở, xuất phát điểm cho việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu. Những luận điểm cơ 
bản ấy được gọi là phương pháp luận nghiên cứu khoa học. 
 PPLNCKH là một lý thuyết tổng quát về các phương pháp và phương tiện nhận thức dùng 
để đạt được các tri thức khoa học và công nghệ mới. Nó không phải là một tập hợp đơn giản các 
phương pháp nghiên cứu cụ thể khác nhau. 
 PPLNCKH là một bộ phận của Nhận thức luận - lĩnh vực nghiên cứu các quy luật tổng quát 
của quá trình nhận thức nói chung. Nó khác với Logic khoa học - là lĩnh vực phân tích cấu trúc 
của tri thức. Nó cũng khác với Khoa học luận - là lĩnh vực nghiên cứu tổng hợp các hệ khoa học 
nhằm dự báo chính sách khoa học, củng cố tiềm lực khoa học và nâng cao hiệu suất hoạt động 
khoa học, thông qua các biện pháp tác động về mặt tổ chức và xã hội. 
7. Xu thế phát triển chủ yếu của khoa học và công nghệ hiện đại 
- Phát triển theo hướng điện tử hoá và tin học hoá. 
- Tự động hoá các quá trình lao động sản xuất. 
- Tìm kiếm, chế tạo vật liệu mới nhằm thay thế các vật liệu truyền thống hoặc có sẵn trong tự 
nhiên 
- Tìm kiếm, sáng tạo và sử dụng các nguồn năng lượng mới. 
- Phát triển khoa học-công nghệ trong lĩnh vực sinh học. 
 8
BÀI TẬP CHƯƠNG I 
1. Trình bày khái niệm khoa học và ý nghĩa của việc nghiên cứu khái niệm khoa học. 
2. Trình bày khái niệm công nghệ. So sánh khái niệm công nghệ và khái niệm kỹ thuật. 
3. Phân tích các khái niệm phương pháp NCKH và phương pháp luận NCKH 
4. Trình bày mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ 
5. Xu thế phát triển chủ yếu của khoa học và công nghệ hiện đại 
 9
Chương 2 
CƠ SỞ LOGIC HÌNH THỨC CỦA PPLNCKH 
I. Khái niệm và quan hệ giữa các khái niệm 
1. Khái niệm 
Là phần tử cấu trúc cơ bản của tư duy, phản ánh thuộc tính bản chất chung của đối tượng. 
Về nguyên tắc, khái niệm được hình thành trên cơ sở những từ xác định mà ta đã biết ý 
nghĩa của chúng. 
Từ dùng trong lĩnh vực chuyên môn được gọi là thuật ngữ. Trong khoa học và công 
nghệ, người ta phải xây dựng hệ thống khái niệm riêng hiểu theo nghĩa thuật ngữ đặc thù của 
chuyên ngành khoa học nhằm diễn đạt, lưu giữ và thông tin chính xác nội dung cần truyền đạt. 
Thường thì người ta cố gắng xây dựng sự tương ứng một - một giữa khái niệm và thuật ngữ 
nhưng điều đó không phải luôn luôn dễ dàng đạt được. 
 Mỗi khái niệm, về cấu trúc logic mà nói, đều có hai mặt: nội hàm và ngoại diên. 
- Nội hàm của khái niệm là tổng thể những thuộc tính bản chất của những đối tượng được 
phản ánh trong khái niệm. 
- Ngoại diên của khái niệm là tập hợp tất cả những đối tượng có thuộc tính bản chất được 
phản ánh trong nội hàm. 
Ví dụ: Khái niệm “sinh viên ĐHBK Hà Nội” 
- Nội hàm của khái niệm “sinh viên ĐHBK Hà Nội” là “những người đang học tập tại 
Trường ĐHBK Hà Nội” 
- Ngoại diên của khái niệm “sinh viên ĐHBK Hà Nội” bao gồm tất cả sinh viên đang học 
tập tại các Khoa trong Trường ĐHBK Hà Nội như “sinh viên khoa Điện”, “sinh viên khoa Điện 
tử viễn thông”, “sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật”, “sinh viên khoa Công nghệ thông tin” 
 Nội hàm và ngoại diên là hai bộ phận hợp thành khái niệm, giữa chúng có một mối quan 
hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, nội hàm thể hiện mặt chất của khái niệm, còn ngoại diên thể 
hiện mặt lượng của khái niệm. Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên là quan hệ ngược, điều 
đó có nghĩa là số lượng các dấu hiệu trong nội hàm càng lớn thì số lượng các đối tượng trong 
ngoại diên càng nhỏ và ngược lại. Để làm rõ mối quan hệ này ta xét ví dụ sau: 
Ví dụ: Nếu nội hàm gồm có các dấu hiệu “hình bình hành có một góc vuông ” thì ngoại diên 
gồm có “hình chữ nhật và hình vuông”. Khi thêm vào nội hàm của khái niệm một dấu hiệu “có 2 
cạnh liên tiếp bằng nhau” (có nghĩa là làm tăng số lượng dấu hiệu trong nội hàm) thì ngoại diên 
lúc này chỉ còn lại “hình vuông” (đối tượng thuộc ngoại diên bị giảm đi). 
 Tóm lại: 
 - Khái niệm phản ánh hiện thực do đó nó là sản phẩm, là công cụ của nhận thức. Vì vậy, 
mức độ phù hợp của nội dung khái niệm với nội dung khách quan của đối tượng mà nó phản ánh 
 10
còn phụ thuộc vào trình độ phát triển thực tiễn, trình độ nhận thức của thời đại và nhận thức của 
cá nhân. 
- Khái niệm hình thành gắn liền với hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con 
người vì vậy khái niệm không phải là hình thành một lần và mãi mãi bất biến. 
2. Quan hệ giữa các khái niệm 
 Các khái niệm được hình thành là kết quả của sự phản ánh những đặc điểm, thuộc tính 
bản chất của các sự vật, hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng nằm trong mối quan hệ tác động qua 
lại lẫn nhau do đó giữa các khái niệm cũng tồn tại mối quan hệ, tác động qua lại với nhau. Mối 
quan hệ giữa các khái niệm có thể chia thành các loại sau: 
2.1. Khái niệm đồng nhất. 
Hai khái niệm có nội hàm khác nhau nhưng ngoại diên giống nhau (tức là phản ánh cùng 
một đối tượng) được gọi là hai khái niệm đồng nhất. 
 Ví dụ về hai khái niệm “đường bậc hai” và “đường conic” 
Đường conic: - Nội hàm: Là các đường được tạo ra do mặt phẳng giao với hình côn. 
- Ngoại diên: các đường elip, hypecbol, parabol. 
Đường bậc hai: - Nội hàm: Đường bậc hai là các đường cắt đường thẳng tại hai điểm. 
 - Ngoại diên: các đường elip, hypecbol, parabol. 
Nhận thấy, hai khái niệm trên có nội hàm khác nhau nhưng ngoại diên giống nhau nên đường 
conic và đường bậc hai là hai khái niệm đồng nhất. 
2.2. Khái niệm giao nhau 
Hai khái niệm có chung một phần ngoại diên được gọi là hai khái niệm giao nhau. 
VD: Khái niệm hình thoi và khái niệm hình chữ nhật có chung một phần ngoại diên là hình 
vuông nên hai khái niệm này là hai khái niệm giao nhau. 
2.3. Khái niệm tương đương 
 Nếu ngoại diên của khái niệm A chứa ngoại diên của khái niệm B, tức là A∩B = B, thì quan 
hệ giữa A và B được gọi là quan hệ liên thuộc (quan hệ bao hàm), A được gọi là khái niệm 
chủng (giống), B – khái niệm loại (loài). 
hình bình hành
B
hình thoi
 C 
hình 
vuông
A
Hình 
thoi Hình 
vuông 
Hình 
chữ 
nhật 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phuong_phap_luan_nghien_cuu_khoa_hoc_nguyen_xuan_l.pdf