Bài giảng Phương pháp dạy học hóa học 1 - Vương Cẩm Hương

Chương 1. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC - MỘT Bộ PHẬN CỦA

KHOA HỌC GIÁO DỤC

1.1. Đoi tượng, nhiệm vụ của môn học phương pháp dạy học hóa học (PPDHHH)

1.1.1. Đối tượng của PPDHHH

PPDHHH nghiên cứu quá trình dạy học môn Hóa học trong trường phổ thông nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo.

PPDHHH có những qui luật đặc thù được xác định bởi nội dung cấu trúc của khoa học Hóa học và môn Hóa học, những đặc điểm của quá trình nhận thức và dạy học Hóa học. Hóa học là một khoa học vừa thực nghiệm vừa lí thuyết

 

doc 122 trang phuongnguyen 4900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phương pháp dạy học hóa học 1 - Vương Cẩm Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phương pháp dạy học hóa học 1 - Vương Cẩm Hương

Bài giảng Phương pháp dạy học hóa học 1 - Vương Cẩm Hương
VƯƠNG CẨM HƯƠNG
BÀI GIẢNG
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC 1
VƯƠNG CẨM HƯƠNG
BÀI GIẢNG
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC 1
LỜI MỞ ĐẦU
Bài giảng Phương pháp dạy học Hóa học 1 được biên soạn theo chương trình chi tiết Phương pháp dạy học Hóa học 1 của hệ Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) đã được Tổ bộ môn Hóa học - khoa Cơ bản Trường Đại học Phạm Văn Đồng phát hành. Nội dung cô đọng, chính xác, rõ ràng được chọn lọc từ nhiều giáo trình, tài liệu tham khảo và phù hợp với đối tượng sinh viên CĐSP.
Đe tạo điều kiện cho sinh viên CĐSP tăng cường việc tự học, tự nghiên cứu, trong mỗi chương của bài giảng có những bài tập và vấn đề cần thảo luận. Tuy nhiên ở mức độ là một bài giảng tôi chỉ trình bày những nội dung cốt lõi, không thể đầy đủ các phần đọc thêm, mở rộng kiến thức nên khi nghiên cứu bài giảng này các em sinh viên nên kết hợp với các giáo trình khác để mở rộng thêm kiến thức cho mình.
Đối tượng phục vụ chủ yếu của bài giảng là sinh viên các ngành Hóa, Hóa - Sinh, Hóa - Lí, Hóa - Địa các trường CĐSP. Đồng thời bài giảng cũng có thể là tài liệu tham khảo cho các giáo viên Hóa học trường THCS.
Sẽ không tránh khỏi sự thiếu sót trong quá trình soạn bài giảng này nên tôi rất mong sự quan tâm góp ý của đồng nghiệp, bạn đọc và các em sinh viên để bài giảng được hoàn thiện hơn, giúp các em học tập tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa,Tổ Hóa học - khoa Cơ bản Trường đại học Phạm Văn Đồng đã tạo điều kiện cho tôi đưa bài giảng này lên Website của trường.
Tác giả
Chương 1. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC - MỘT Bộ PHẬN CỦA
KHOA HỌC GIÁO DỤC
Đoi tượng, nhiệm vụ của môn học phương pháp dạy học hóa học (PPDHHH)
Đối tượng của PPDHHH
PPDHHH nghiên cứu quá trình dạy học môn Hóa học trong trường phổ thông nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo.
PPDHHH có những qui luật đặc thù được xác định bởi nội dung cấu trúc của khoa học Hóa học và môn Hóa học, những đặc điểm của quá trình nhận thức và dạy học Hóa học. Hóa học là một khoa học vừa thực nghiệm vừa lí thuyết.
Nhiệm vụ của PPDHHH
Mục đích và nhiệm vụ của môn Hóa học
Cung cấp và tiếp thu nền học vấn Hoá học phổ thông, đồng thời chú ý tới nhiệm vụ giáo dục the giới quan, đạo đức và trí tuệ của học sinh.
Nội dung của môn học
Coi trọng vai trò chủ đạo của các học thuyết Hóa học cơ bản, tăng cường mức độ hiện đại của các quan điểm lí thuyết về Hóa học, tăng cường thực nghiệm, rèn kĩ năng thực hành và vận dụng kiến thức, tính thực tiễn, mối liên hệ liên môn.
Phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học.
PPDHHH phải nghiên cứu những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học bảo đảm ở mức độ cao nhất tính tự giác, tích cực và tự lực của học sinh, phát triển ở họ hứng thú học tập, năng lực sáng tạo, góp phần cải tiến phương pháp, thiết bị giảng dạy phù hợp với nội dung và phương pháp dạy học mới.
Moi liên hệ của PPDHHH với các môn học khác
Cơ sở phương pháp luận của PPDHHH là triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Qua việc dạy hóa học HS nhận thức được các chất và biến hóa của chúng. Những qui luật của chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng là những qui luật của việc chỉ đạo việc xây dựng lí luận về PPDHHH theo thực tiễn đất nước và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
PPDHHH gắn bó chặt chẽ với Tâm lí học và Giáo dục học, đặc biệt là Tâm lí học sư phạm và Lí luận dạy học đại cương.
PPDHHH có mối liên hệ chặt chẽ nhất với khoa học Hóa học. Nội dung và phương pháp luận của khoa học Hóa học sẽ xác định nội dung, phương pháp dạy và học giáo trình Hóa học, do đó xác định những điểm đặc trưng của PPDHHH.
PPDHHH với tư cách là một khoa học độc lập trong hệ thống các khoa học giáo dục, chỉ có thể phát triển vững chắc trong mối liên hệ qua lại chặt chẽ với các khoa học khác.
Sự phát triển của chuyên ngành PPDHHH và sự nghiên cứu môn Hóa học
Sự xuất hiện và phát triển của PPDHHH
Bộ môn PPDHHH ra đời chậm hơn so với khoa học Hóa học. Trong xã hội phong kiến, PPDHHH chủ yếu tìm cách nhồi nhét cho học sinh một khối lượng sự kiện về các chất hóa học.
Ở Việt Nam, trước năm 1954 chỉ mới có một số sách giáo khoa Hóa học bằng tiếng Việt. Từ năm 1956 đã có các sách giáo khoa Hóa học trường phổ thông cap II, cap III và đã có một số bài viết lẻ tẻ về giảng dạy Hóa học. Giáo trình đầu tiên về môn học độc lập -PPDHHH- ra đời năm 1962. Sau gần 15 năm, tập giáo trình thứ hai về môn học này mới được xuất bản. Tập giáo trình về thực hành bộ môn được hình thành bước đầu năm 1965 và được hoàn chỉnh vào năm 1980.
Nhiệm vụ của môn học
Trang bị cho người giáo viên tương lai những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cơ bản sau đây:
Hiểu rõ những nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước đề ra trong lĩnh vực phát triển ngành Hóa học và vai trò của nó trong nền kinh te quốc dân, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Hiểu biết toàn diện và sâu sắc những nhiệm vụ của việc dạy học Hóa học ở trường THCS, biết thực hiện nhiệm vụ dạy chữ, dạy người và phát triển tiềm lực trí tuệ học sinh thông qua dạy học bộ môn Hóa học.
Vận dụng các kiến thức Tâm lí học, Giáo dục học, Triết học, các môn Hóa học thuộc chương trình CĐSP để dạy tốt môn Hóa học ở trường THCS.
Có kiến thức và kĩ năng xác định, lựa chọn nội dung dạy học Hóa học ở trường THCS, biết phân tích chương trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về Hóa học lớp 8, 9; biết phân tích sự phát triển của một số kiến thức cơ bản nhất trong chương trình Hóa học trường THCS có liên hệ với chương trình THPT.
Biết sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với mục đích, nội dung dạy học và với mỗi loại bài lên lớp để điều khiển quá trình nhận thức của học sinh.
Có kiến thức và kĩ năng sử dụng thí nghiệm, các phương tiện trực quan, các phương tiện kĩ thuật dạy học trong dạy học Hóa học.
Có kiến thức và kĩ năng soạn bài, chuẩn bị cho bài lên lớp và thực hiện các giáo án.
Hiểu biết các nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, tổ chức công tác ngoại khóa về Hóa học và tiến hành công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.
Nội dung, cấu trúc của giáo trình
Gồm 2 phần: Lí thuyết và thực hành
Phần lí thuyết: gồm các bài giảng về những vấn đề đại cương của PPDHHH, phương pháp dạy học những vấn đề cụ thể của sách giáo khoa Hóa học trường THCS.
Phần thực hành: gồm các bài thí nghiệm thực hành, các buổi xêmina về bài tập Hóa học, về phân tích chương trình và sách giáo khoa Hóa học trường THCS, tập soạn bài và tập giảng.
Phương pháp học tập bộ môn
Cần thực hiện đầy đủ phương pháp học tập ở đại học và áp dụng kiên trì vào việc học tập bộ môn: chú ý nghe giảng và sử dụng giáo trình, có phương pháp tự học, tự nghiên cứu.
Coi trọng việc rèn kĩ năng dạy học và giáo dục thông qua bộ môn. Coi trọng việc liên hệ lí thuyết với thực tiễn dạy học Hóa học ở các trường THCS, dự kiến vận dụng những lí luận đã học vào thực te giảng dạy ở trường phổ thông.
Có ý thức và bền bỉ sưu tầm, tích lũy dần các tư liệu nghiệp vụ sư phạm, ghi chép sổ tay nghiệp vụ sư phạm.
Phương pháp nghiên cứu khoa học áp dụng trong phương pháp dạy học hóa học
Công tác nghiên cứu khoa học có tầm quan trọng to lớn
Trong hoạt động thực tiễn của mình, người giáo viên Hóa học sẽ phải tiến hành công tác nghiên cứu khoa học khi đi tìm những con đường mới, những phương tiện mới để giải quyết có hiệu quả hơn những nhiệm vụ dạy học và giáo dục, khi người giáo viên không chỉ tiếp thu những điều mới mẻ mà còn tự kiểm tra lại nhiều điều; đồng thời thường xuyên phân tích công tác của bản thân.
Qui trình nghiên cứu một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Tên đề tài
Thể hiện rõ nội dung, đối tượng và tác động.
Có ý nghĩa thực tiễn.
Hiện trạng
Nêu được hiện trạng.
Xác định được nguyên nhân gây ra hiện trạng.
Chọn một nguyên nhân để tác động, giải quyết.
Giải pháp thay thế
Mô tả rõ ràng giải pháp thay the.
Giải pháp khả thi và hiệu quả.
Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
Trình bày rõ ràng vấn đề nghiên cứu dưới dạng câu hỏi.
Xác định được giả thuyết nghiên cứu.
Thiết kế
Lựa chọn thiết ke phù hợp, đảm bảo giá trị của nghiên cứu.
Đo lường
Xây dựng được công cụ và thang đo phù hợp để thu thập dữ liệu.
Dữ liệu thu được đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị.
Phân tích dữ liệu và bàn luận
Lựa chọn phép kiểm chứng thống kê phù hợp với thiết ke.
Trả lời rõ được vấn đề nghiên cứu.
Ket quả
Ket quả nghiên cứu: Đã giải quyết được các vấn đề đặt ra trong đề tài đầy đủ, rõ ràng, có tính thuyết phục.
Những đóng góp của đề tài nghiên cứu: Mang lại hiểu biết mới về thực trạng, phương pháp, chiến lược...
Áp dụng các kết quả: Triển vọng áp dụng tại địa phương, cả nước, quốc tế.
Minh chứng cho các hoạt động nghiên cứu của đề tài
Ke hoạch bài học, bài kiểm tra, bảng kiểm, thang đo, băng hình.
Trình bày báo cáo
Văn bản viết
Báo cáo kết quả trước hội đồng.
Ví dụ tên đề tài: Sử dụng phần mềm mô phỏng flash nhằm làm tăng hứng thú và kết quả học tập của học sinh khi học chương 1 “Cấu tạo nguyên tử” môn Hóa học 10 trường THPT A.
Giải pháp thay the: Sử dụng phần mềm mô phỏng flash.
Vấn đề nghiên cứu: Có 2 vấn đề nghiên cứu
Việc sử dụng phần mềm mô phỏng flash trong dạy học chương 1 “Cấu tạo nguyên tử” môn Hóa học có làm tăng hứng thú học tập của học sinh lớp 10 trường A không?
Việc sử dụng phần mềm mô phỏng flash trong dạy học chương 1 “Cấu tạo nguyên tử” môn Hóa học có làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 10 trường A không?
Giả thuyết nghiên cứu
Có, việc sử dụng phần mềm mô phỏng flash trong dạy học chương 1 “Cấu tạo nguyên tử” môn Hóa học sẽ làm tăng hứng thú học tập của học sinh.
Có, việc sử dụng phần mềm mô phỏng flash trong dạy học chương 1 “Cấu tạo nguyên tử” môn Hóa học sẽ làm tăng kết quả học tập của học sinh.
BÀI TẬP CHƯƠNG 1
Trao đổi về phương pháp học tập môn học PPDHHH.
Trao đổi về một vài đề tài, bài tập môn học PPDHHH.
Hãy nêu tên 1 đề tài “Nghiên cứu khoa học su phạm ứng dụng” và hãy chỉ rõ đâu là:
Giải pháp tác tác động.
Vấn đề nghiên cứu.
Giả thuyết nghiên cứu.
Chương 2. NHIỆM VỤ DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC Cơ SỞ
Khái quát về nhiệm vụ của môn hóa học và việc dạy học hóa học
Vị trí, vai trò của môn hóa học trong việc thực hiện mục đích đào tạo của trường trung học cơ sở
Vị trí, vai trò của môn hóa học trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trường THCS
Mục tiêu của giáo dục PT: giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Mục tiêu chung của giáo dục THCS: củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học, tiếp tục hình thành nhân cách cho HS, có học vấn phổ thông cơ bản, có những hiểu biết cần thiết về kĩ thuật và hướng nghiệp để có thể tiếp tục học THPT, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Học xong THCS, học sinh có những năng lực: năng lực thích ứng, tự chủ, tự lập trong lao động, trong cuộc sống và hòa nhập với môi trường nghề nghiệp, năng lực hành động, ứng xử, năng lực tự học...
Nhiệm vụ của môn hóa học:
Đào tạo nghề có chuyên môn về Hóa học phục vụ cho sự phát triển kinh te xã hội, đặc biệt cho ngành hóa học của đất nước.
Góp phần vào việc đào tạo chung cho nguồn nhân lực, coi học vấn Hóa học như một bộ phận hỗ trợ.
Góp phần phát triển nhân cách, giúp cho the hệ công dân tương lai có ý thức về vai trò Hóa học trong đời sống, sản xuất, hình thành các giá trị tư tưởng, đạo đức, lối sống phù hợp với mục tiêu giáo dục chung và thích hợp với trình độ lứa tuổi của HS.
Những nhiệm vụ cơ bản của việc dạy học Hóa học
Nhiệm vụ trí dục của môn Hóa học ở bậc THCS
HS có được một hệ thống kiến thức cơ bản về Hóa học: những khái niệm cơ bản, định luật, học thuyết, một số chất hóa học quan trọng.
Hình thành một số kĩ năng thao tác với chất hóa học, với thiết bị hóa học đon giản. Biết quan sát và giải thích một số hiện tượng hóa học trong tự nhiên, biết giải bài toán Hóa học theo công thức và phương trình hóa học.
Cung cấp một số khái niệm đơn giản về kĩ thuật tổng hợp và nghề nghiệp hóa học.
Nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức cho HS
Phát triển năng lực quan sát, trí tưởng tượng khoa học.
Rèn luyện các thao tác tư duy: phân tích, so sánh, đối chiếu, khái quát hóa...và các hình thức tư duy: phán đoán, suy lí qui nạp, diễn dịch.. .Phát triển năng lực tư duy logic và tư duy biện chứng.
Xây dựng cho HS năng lực tự học, tự nghiên cứu và óc sáng tạo.
Phát hiện và bồi dưỡng các HS có năng khiếu đối với bộ môn.
Nhiệm vụ giáo dục
Hình thành the giới quan duy vật biện chứng.
Giáo dục đạo đức, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân.
Moi quan hệ giữa 3 nhiệm vụ trên
Quan hệ rất chặt chẽ: Qua con đường trí dục giúp phát triển năng lực nhận thức và giáo dục tư tưởng đạo đức. Đức dục là kết quả tất yếu cho sự hiểu biết.
Vai trò của hóa học trong việc hình thành thế giới quan duy vật biện chứng và nhân sinh quan xã hội chủ nghĩa
Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng
Thế giới là vật chất
Theo triết học: Vật chất được coi là thực tiễn khách quan, trong hóa học đưa ra khái niệm về chất, đây là 1 dạng cơ bản của vật chất, được hình thành cho học sinh từ THCS, học sinh biết rằng trong tự nhiên có rất nhiều chất khác nhau. Bản chất vật chất của các chất là ở chỗ chúng do nguyên tử và phân tử tạo nên.
Tính thống nhất vật chất của the giới : Những phân tử của một hợp chất đều do các nguyên tử của những nguyên tố nhất định hợp thành, dù phân tử đó ở bất kì đâu. Khi nghiên cứu định luật tuần hoàn, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và cấu tạo nguyên tử, học sinh sẽ biết rằng các nguyên tố hóa học không độc lập, tách rời nhau mà liên quan mật thiết với nhau, nằm chung trong một sự thống nhất.
- Sự vận động của vật chất: Hiện tuợng hóa học hay phản ứng hóa học là dạng vận động hóa học của vật chất. Lúc đầu HS chỉ mới hiểu rằng hiện tuợng hóa học là sự biến đổi của chất này thành chất khác, sau đó sẽ biết rằng bản chất của những biến đổi đó là sự vận động của các nguyên tử, là sự chuyển động của các electron hóa trị, là sự tác dụng của các ion mang điện trái dấu.
Các qui luật của phép biện chứng
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học thể hiện rõ rệt quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Những nguyên tố hóa học có đặc tính rất khác nhau, đối lập nhau, tập hợp thành một thể thống nhất. Trong cùng một chu kì: bắt đầu từ một kim loại điển hình và kết thúc là những phi kim điển hình và các khí hiếm. Trong cùng một nhóm: Các nguyên tố vừa có tính chất giống nhau, vừa thể hiện tính đối lập nhau. Ví dụ: Nhóm halogen là nhóm phi kim điển hình nhưng những nguyên tố cuối nhóm bắt đầu thể hiện tính kim loại.
Qui luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng biến đổi thành những thay đổi về chất và ngược lại
Ăng-ghen phát biểu: “Hóa học có thể gọi là khoa học của những biến đổi về chất và của các vật, xảy ra do ảnh hưởng của những biến đổi về thành phần định lượng”.
Ví dụ: Kim cương, than chì, mồ hóng đều do các nguyên tử cacbon tạo thành nhưng có cấu tạo khác nhau nên có các tính chất khác nhau. Khí CO2 không độc nhưng CO rất độc.
Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học là biểu hiện rõ nhất của qui luật biện chứng “lượng đổi chất đổi”. Ví dụ: Trong một chu kì theo ch ... ục, ngăn chặn tình trạng không nhất quán, rời rạc trong việc dạy các bài riêng rẽ của chương.
Lập ke hoạch dạy học một chương sẽ giúp giáo viên thực hiện được mục đích dạy học một cách toàn diện, nhất là việc phát triển nhân cách học sinh. Kiến thức mỗi chương có một khả năng riêng về mặt giáo dục và phát triển học sinh. Vì vậy người giáo viên cần biết khai thác triệt để các tiềm lực giáo dục đó.
Lập kế hoạch dạy học chương một cách kịp thời, hoàn chỉnh sẽ giúp giáo viên chủ động, sáng tạo trong từng bài học, chú ý đen mối liên hệ giữa môn Hóa học với các môn học khác.
Khi lập ke hoạch dạy học một chương, giáo viên có điều kiện xác định các phương tiện dạy học: Hóa chất, dụng cụ.. .sẵn có của trường để sử dụng trong giảng dạy và có ke hoạch sưu tầm, bổ sung hàng năm.
Những điều kiện làm cơ sở cho việc lập ke hoạch dạy học một chương
Hiểu biết mục đích đào tạo của môn Hóa ở trường PT.
Hiểu biết mục đích riêng của từng chương sẽ dạy.
Hiểu biết nội dung khoa học của từng chương qua tài liệu chuyên môn và sách giáo khoa.
Biết cách tổ chức hình thức dạy học và lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với mục đích của chương.
Chú trọng đen mối liên hệ với thực tiễn, mối liên hệ liên môn trong giảng dạy các chương cụ thể.
Các phần của bản ke hoạch dạy học chương
Lớp:	Tên chương:	
Mục đích của chương: Dựa vào mục đích đào tạo của trường, nhiệm vụ môn học và nội dung cụ thể của chương mà xác định mục đích riêng của chương về kiến thức, kĩ năng, thái độ.
Nội dung: Các bài học và một số tiểu mục chủ yếu. ứng với mỗi bài học, dự định một cách đại cương về các phần:
+ Những kiến thức, kĩ năng cần tái hiện.
+ Hoạt động cơ bản của giáo viên và học sinh trong tiết học.
+ Những biện pháp quan trọng về tổ chức hoạt động nhận thức, phương pháp và phương tiện dạy học cơ bản (thí nghiệm, đồ dùng trực quan.).
Soạn giáo án bài lên lớp
Giáo án của một tiết học chính là bản ke hoạch dạy học của tiết học đó. Giáo án của tiết học thể hiện tinh thần cơ bản của chương trình môn học, nhất quán với kế hoạch chương, thể hiện được mối liên hệ hữu cơ giữa mục đích, nội dung và phương pháp dạy học.
Các bước soạn giáo án
Xác định mục tiêu của bài học: Có 3 mục tiêu
Kiến thức: Kiến thức trọng tâm mà học sinh có được trong tiết học và những kiến thức cần tái hiện.
Kĩ năng: Những kĩ năng hóa học cơ bản (thí nghiệm, vận dụng kiến thức, ngôn ngữ hóa học...), các thao tác tư duy cần rèn luyện trong bài học.
Thái độ: Nhận thức the giới quan, phẩm chất đạo đức, hứng thú, niềm tin.. .cần xây dựng cho học sinh thông qua kiến thức của bài học.
Chuẩn bị của GV và HS
Tiến trình bài giảng
Ổn định
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Giáo án mẫu
Ví dụ: Giáo án bài nguyên tử (lớp 8)
Mục tiêu
1. Kiến thức:
Học sinh trình bày được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện, và từ đó tạo ra mọi chất. Biết được sơ đồ về cấu tạo nguyên tử và đặc điểm của hạt electron.
Học sinh nêu được hạt nhân tạo bởi proton và nơtron và đặc điểm của hai loại hạt trên.
Học sinh nhận biết được những nguyên tử cùng loại là những nguyên tử có cùng proton.
Học sinh biết được trong nguyên tử số electron bằng số proton. Electron luôn luôn chuyển động và sắp xếp thành từng lớp. Nhờ electron mà các nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau.
Kỹ năng
Rèn kỹ năng tra cứu, đọc tài liêu để tìm các thông tin cần thiết.
Học sinh tính được so proton, so electron trong một số nguyên tử.
Học sinh viết được sơ đồ phân bố các lớp electron của một số nguyên tử.
Thái độ tình cảm
Tạo cho học sinh niềm tin vào khoa học và làm quen với the giới vi mô.
Chuẩn bị
Phần mềm vi tính biểu diễn cấu tạo nguyên tử dạng đơn giản.
Mô hình từng lớp electron để xây dựng sơ đồ phân bố lớp electron.
-Tranh vẽ sơ đồ phân bố các lớp electron của một số nguyên tử: H, O, Na, N, K, Cl,...
Tiến trình bài giảng
Giáo viên đặt vấn đề: Các vật thể (tự nhiên hay nhân tạo) đều tạo ra từ đâu?
Học sinh trả lời: Từ các chất
Giáo viên: Có các chất mới có vật thể. Các chất được tạo ra từ đâu? Các chất
được tạo ra từ nguyên tử.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: GV cho HS quan sát ống nghiệm chứa 1ml H2O ( tương đương với 1g nước )
Hãy cho biết lượng nước trong ống nghiệm nhiều hay ít?
Chiếu lên màn hình:1g nước chứa hơn 3 vạn tỉ tỉ nguyên tử oxi và hơn 6
Nhận xét lượng nước trong ống nghiệm là rất ít
1. Nguyên tử là gì?
Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.
•Hạt electron
* Kí hiệu: e
vạn tỉ tỉ nguyên tử hiđro
Nhận xét nguyên tử là hạt
* Điện tích: -1
- Yêu cầu HS nhận xét về
vô cùng nhỏ
* Khối lượng vô cùng
kích thước của nguyên
nhỏ: 9,1095.10-28gam
tử?
-Trong môn vật lí lớp 7
- Hạt trung hòa về điện
các em đã học về nguyên
tử, hãy cho biết nguyên tử là hạt như the nào về
Tự rút ra nhận xét về
điện?
thành phần cấu tạo của
- Cho học sinh quan sát
nguyên tử gồm 2 phần
mô hình nguyên tử
chính
phóng to của một số
• Vỏ: gồm các electron
nguyên tử: Hiđro, Oxi,
mang điện tích (-)
Natri, Clo
• Hạt nhân mang điện tích
- Chiếu lên màn hình
(+)
định nghĩa về nguyên tử
- Thông báo đặc điểm của hạt electron.
Hoạt động 2:
2. Hạt nhân nguyên tử
- Chiếu hình ảnh phóng
- Hạt nhân cấu tạo bởi 2
Hạt nhân tạo bởi proton
to của hạt nhân nguyên
loại hạt
và nơtron
tử H, He cho HS quan
• Hạt proton :
sát, nhận xét cấu tạo của
*Kí hiệu: p
hạt nhân
*Điện tích:+1
- Bổ sung : Đó là hạt
* Khối lượng: 1,6726.10-
proton và hạt nơtron và
24 g
chiếu lên màn hình kí hiệu, điện tích và khối luợng của hai loại hạt trên.
-Nguyên tử trung hòa về điện
Hạt nơtron:
*Kí hiệu: n
Điện tích: không mang điện
- Nguyên tử trung hòa về
số p = số e
* Khối luợng: 1,6748.10-
điện. Các loại hạt nào
- Nguyên tử cùng loại
24g
trong nguyên tử phải
có cùng so proton và số
Trong mỗi nguyên tử: số
bằng nhau?
- Giới thiệu: các nguyên
electron
p = số e
tử có cùng so proton
mp=mn
trong hạt nhân đuợc gọi là nguyên tử cùng loại
me << mp và mn
-Nhìn vào khối luợng e,
- Hạt p và n có cùng khối
p, n các em có nhận xét
luợng, e có khối luợng rất
gì về me so với mp và mn
bé do đó:
-Vì sao khối luợng hạt nhân đuợc coi là khối luợng nguyên tử?
mnguyên tử ả mhạt nhân
Hoạt động 3: Cho HS
Giống nhau:
3.Lớp electron
quan sát hình ảnh tĩnh và
- Trong các nguyên tử H,
Các e luôn chuyển động
hình ảnh động mô hình
O, Na các electron đều
quanh hạt nhân và sắp
phóng to của nguyên tử
sắp xếp thành lớp.
xếp thành từng lớp.
H, O, Na và nêu câu hỏi:
- Lớp thứ nhất của các
• Điểm gì giống nhau
nguyên tử O, Na đều có 2
trong các sơ đồ trên?
e.
- Lớp thứ hai của các
• Điểm gì khác nhau
nguyên tử O, Na đều có 8
trong các sơ đồ trên?
e.
Ket luận: Các e luôn
Khác nhau:
chuyến động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.
Số e lớp ngoài cùng của các nguyên tử H, O, Na khác nhau.
Số lớp e trong các nguyên tử H, O, Na khác nhau
Hoạt động 4: Củng cố
GV: Đưa lên màn hình các sơ đồ nguyên tử sau: Hiđro; Magie; Nitơ; Canxi
GV: Em hãy quan sát sơ đồ nguyên tử và điền số thích hợp vào các ô trống
trong bảng sau:
Nguyên tử
Số proton trong hạt nhân
Số e trong nguyên tử
Số lớp eletron
Số e lớp ngoài cùng
Hiđro
Magie
Nitơ
Canxi
GV: Có thể hỏi thêm (đối với HS khá giỏi)
Số e tối đa lớp thứ nhất, hai, ba theo sơ đồ mô hình cấu tạo nguyên tử ở trên
GV: tổ chức cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ để củng cố bài học:
Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Nước tự nhiên là một	
Đây là hạt mang điện tích âm trong nguyên tử.
Đây là noi tập trung các electron.
Các vật thể nhân tạo được làm từ đâu?
Đây là trạng thái bình thường của nguyên tử.
Khối lượng nguyên tử tập trung ở đây.
H
Ô
N
H
ơ
P
E
L
E
C
T
R
O
N
V
O
N
G
U
Y
E N T U
V
A
T
L
I
E
U
T
R
U
N
G
H
O
A
H
A
T
N
H
A
N
BÀI TẬP CHƯƠNG 10
Lập ke hoạch dạy học một chương cụ thể trong chương trình Hóa 8 hoặc Hóa 9.
Soạn 1 giáo án Hóa học 8 hoặc 9 và thao giảng để dự giờ, góp ý rút kinh nghiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bernhard Muszynski, Nguyễn Thị Phương Hoa (2004), Con đường nâng cao chất lượng cải cách các cơ sở đào tạo giáo viên, Cơ sở lí luận và giải pháp, NXB Đại Học Sư Phạm, Hà Nội.
Trịnh Văn Biêu (2003), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy Hóa học cho sinh viên trường ĐHSP, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Tài liệu tập huấn Giáo dục bảo vệ môi trường cho giảng viên Hóa học các trường Đại học - Cao đẳng sư phạm, Hà Nội .
Nguyễn Đình Chi, Nguyễn Văn Thoại (2005), Chuyên đề bồi dưỡng Hóa học 8, NXB Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (2005), Phương pháp dạy học Hóa học, tập 1 (Giáo trình Cao đẳng Sư phạm), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (2005), Phương pháp dạy học Hóa học, tập 2 (Giáo trình Cao đẳng Sư phạm), NXB Đại Học Sư Phạm, Hà Nội.
Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (2005), Phương pháp dạy học Hóa học, tập 3 (Giáo trình Cao đẳng Sư phạm), NXB Đại Học Sư Phạm, Hà Nội.
VVOB (2010), Mô-đun dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, Tài liệu tập huấn, NXB Giáo dục Hà Nội.
VVOB (2012), Mô-đun đánh giá dạy học tích cực, Tài liệu tập huấn, NXB Giáo dục Hà Nội.
MỤC LỤC
Trang
Vai trò của hóa học trong việc phát triển năng lực nhận thức
của học sinh	11
Nội dung, biện pháp phát triển năng lực nhận thức của học sinh
trong dạy học Hóa học	12
Rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy	13
Thực hiện nguyên lí giáo dục trong dạy học Hóa học ở trường PT	15
Trong hoạt động học tập nội khóa	15
Trong hoạt động ngoại khóa	16
Bài tập chương 2	17
Chương 3. NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC CỦA CHƯƠNG TRÌNH
HÓA HỌC TRƯỜNG THCS	18
Những nguyên tắc lựa chọn nội dung và cấu trúc giáo trình
hóa học của trường trung học cơ sở	18
Nguyên tắc	đảm bảo tính khoa học	18
Nguyên tắc	đảm bảo tính tư tưởng	18
Nguyên tắc	đảm bảo tính thực tiễn và giáo dục kĩ thuật tổng hợp	18
Nguyên tắc	đảm bảo tính sư phạm	19
Nguyên tắc đảm bảo tính đặc trưng bộ môn	20
Những cơ sở của hóa học là nội dung chủ yếu của giáo trình hóa học
trường phổ thông	20
Những kiến thức cơ bản nhất về hóa học	20
Tinh thần chủ đạo về mặt khoa học của chương trình Hóa học PT	20
Nguyên tắc lựa chọn hệ thống kiến thức về các chất và về các
phản ứng hóa học	21
Cấu trúc chương trình hóa học trường phổ thông	21
VỊ trí của định luật và bảng tuần hoàn, cấu tạo nguyên tử và
liên kết hóa học	22
Sơ đồ quá trình hình thành một số khái niệm cơ bản nhất
về Hóa học trong chương trình PT	23
Cấu trúc của chương trình hóa học PT	25
Nguyên tắc đồng tâm và nguyên tắc đường thẳng trong cấu tạo chương trình	25
Lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học Hóa học	26
Nhiệm vụ của GDBVMT	27
Phương hướng GDBVMT ở trường PT	27
GDBVMT cho HS thông qua dạy học Hóa học ở trường PT	28
Các hình thức lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào
dạy học hóa học	29
Một số chuẩn bị đối với giáo viên cho quá trình lồng ghép
GDMT trong dạy học đạt hiệu quả	33
Bài tập chương 3	34
Chương 4. HỆ THÔNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC Cơ SỞ	36
Định nghĩa và phân loại các phương pháp dạy học	36
Định nghĩa phương pháp dạy học	36
Phân loại các phương pháp dạy học	36
Các phương pháp dạy học hóa học cơ bản	36
Những yêu cầu chung đối với phương pháp dạy học Hóa học	37
Tiêu chuẩn chung	37
Tiêu chuẩn cụ thể	38
Thực trạng về phương pháp dạy học Hóa học ở nước ta và nhu cầu, phương
hướng đổi mới	38
Thực trạng về phương pháp dạy học Hóa học ở nước ta	38
Nhu cầu, phương hướng đổi mới phương pháp dạy học Hóa học	42
Các phương tiện dạy học trong dạy học Hóa học	43
Vai trò của các phương tiện trong quá trình dạy học	43
Hệ thống các phương tiện trực quan và các phương tiện kĩ thuật
dạy học trong dạy học Hóa học	43
Bài tập chương 4	44
Chương 5. CÁC PP DẠY HỌC KHI NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU MỚI	45
Các phương pháp trực quan	45
Thí nghiệm trong dạy học Hóa học	45
Thí nghiệm biểu diễn của GV	45
Các phương pháp thực hành. Thí nghiệm của học sinh	51
Phương pháp nghiên cứu	51
Phương pháp minh họa	54
Các phương pháp dùng lời	55
Phương pháp thuyết trình	55
Phương pháp đàm thoại (vấn đáp tìm tòi)	59
Cho HS dùng sách giáo khoa	61
Bài tập chương 5	62
Chương 6. CÁC PPDH HÓA HỌC KHI HOÀN THIỆN KIẾN THỨC,
KĨ NĂNG, KĨ XẢO CHO HỌC SINH	63
Đặc điểm của việc hoàn thiện kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo	63
Các phương pháp dạy học Hóa học thường được sử dụng khi
hoàn thiện kiến thức cho học sinh	64
 Các phương pháp dùng lời	64
Biểu diễn thí nghiệm và phương tiện trực quan khi ôn tập	65
Thí nghiệm thực hành về Hóa học	66
Bài tập Hóa học	69
Tác dụng của bài tập hóa học	69
Phân loại bài tập hóa học	69
Chọn, chữa bài tập hóa học và xây dựng đề bài tập hóa học mới	71
Bài tập chương 6	73
Chương 7. PHƯƠNG PHÁP KIÊM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HỌC TẬP HÓA HỌC CỦA HỌC SINH	74
Mục đích, chức năng của việc kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng,
kĩ xảo của học sinh	74
Mục đích của kiểm tra đánh giá	74
Chức năng của kiểm tra, đánh giá	75
Những yêu cầu sư phạm đối với kiểm tra đánh giá kiến thức và
kĩ năng hóa học	75
Đánh giá xuất phát từ mục tiêu dạy học	75
Công cụ đánh giá phải đảm bảo mức độ chính xác nhất định,
phải đảm bảo độ tin cậy	76
Đảm bảo tính khách quan tối đa	76
Nội dung kiểm tra	76
Việc kiểm tra phải làm từng cá nhân	76
Cần coi trọng hơn và nâng cao dần yêu cầu đánh giá về kĩ năng thực hành, năng lực vận dụng độc lập sáng tạo kiến thức
và kiến thức về phương pháp	76
Các phương pháp kiểm tra đánh giá	77
Kiểm tra nói	77
Kiểm tra viết	77
Sử dụng PP đánh giá đồng đẳng trong dạy học hợp tác theo nhóm	79
Khái niệm về đánh giá đồng đẳng	79
Các công cụ đánh giá đồng đẳng về công việc nhóm	80
Bài tập chương 7	85
Chương 8. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HÓA HỌC	86
Tầm quan trọng của phương pháp học tập- Yeu tố quan trọng để
có thể học tập suốt đời	86
Những yếu tố quan trọng của phương pháp học tập hóa học	86
Học thu thập thông tin	86
Học xử lí thông tin	90
Học ghi nhớ	90
Học vận dụng kiến thức	90
Học cách lập ke hoạch học tập	90
Bài tập chương 8	90
Chương 9. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC	92
Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề	92
Bản chất của dạy học dựa trên giải quyết vấn đề	92
Đặc điểm của dạy học dựa trên giải quyết vấn đề	93
Qui trình dạy học dựa trên giải quyết vấn đề	93
Một số biện pháp rèn luyện năng lực chủ động sáng tạo cho học sinh
trong dạy học Hóa học ở trường THCS	98
Khái niệm về năng lực sáng tạo	98
Những quan niệm về năng lực sáng tạo ở học sinh	98
Những biểu hiện của năng lực sáng tạo của học sinh	99
Cách kiểm tra đánh giá năng lực sáng tạo	101
Một số biện pháp rèn luyện năng lực chủ động sáng tạo cho HS	101
Bài tập chương 9	106
Chương 10. NHỮNG HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC HÓA HỌC
Ở TRƯỜNG THCS	107
Bài lên lớp về Hóa học	107
Định nghĩa	107
Các kiểu bài lên lớp về hóa học	107
Cấu trúc của các kiểu bài lên lớp	107
Lập ke hoạch dạy học môn Hóa học	108
Lập kế hoạch năm học	108
Lập ke hoạch dạy học một chương	108
Soạn giáo án bài lên lớp	109
Bài tập chương 10	115
TÀI LIỆU THAM KHẢO	116

File đính kèm:

  • docbai_giang_phuong_phap_day_hoc_hoa_hoc_1_vuong_cam_huong.doc
  • pdfpp_day_hoc_hoa_hoc_1_14_495425.pdf