Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương IV: Tham nhũng, phòng và chống tham nhũng - Nguyễn Hữu Lạc

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Khái niệm chung về tham nhũng

 Theo Ðiều 1 Luật phòng chống tham nhũng: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn đó vì vụ lợi.

2. Ðặc điểm của hành vi tham nhũng

- Phải được thực hiện bởi người có chức vụ quyền hạn. Chức vụ quyền hạn mà chủ thể của hành vi tham nhũng có được có thể do được bầu cử, do được bổ nhiệm, do hợp đồng

- Người có chức vụ quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn hoặc cố ý làm trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, tập thể và công dân, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.

- Động cơ của hành vi tham nhũng là vì vụ lợi (cá nhân hay đơn vị mình)

 

pptx 97 trang phuongnguyen 6160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương IV: Tham nhũng, phòng và chống tham nhũng - Nguyễn Hữu Lạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương IV: Tham nhũng, phòng và chống tham nhũng - Nguyễn Hữu Lạc

Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương IV: Tham nhũng, phòng và chống tham nhũng - Nguyễn Hữu Lạc
CHƯƠNG VI 
THAM NHŨNG, PHÒNG VÀ CHỐNG THAM NHŨNG 
1 
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 
1. Khái niệm chung về tham nhũng 
	Theo Ðiều 1 Luật phòng chống tham nhũng: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn đó vì vụ lợi. 
2. Ðặc điểm của hành vi tham nhũng 
- Phải được thực hiện bởi người có chức vụ quyền hạn . Chức vụ quyền hạn mà chủ thể của hành vi tham nhũng có được có thể do được bầu cử, do được bổ nhiệm, do hợp đồng 
- Người có chức vụ quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn hoặc cố ý làm trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, tập thể và công dân, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. 
- Động cơ của hành vi tham nhũng là vì vụ lợi (cá nhân hay đơn vị mình) 
2 
3 
Theo Ngân hàng Thế Giới ( World Bank) , tham nhũng là sự " lạm dụng quyền lực công cộng nhằm lợi ích cá nhân ". 
Tổ chức Minh bạch Quốc tế ( Transparency International - TI ) cho rằng, tham nhũng là hành vi " của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân ". 
Ở Việt Nam, Văn bản pháp luật sớm nhất của Nhà nước sử dụng thuật ngữ “tham nhũng”, quy định việc xử lý hành vi tham nhũng là Quyết định Số 240-HĐBT, ngày 26 tháng 6 năm 1990 về đấu tranh chống tham nhũng của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) và Nghị quyết của Quốc Hội ngày 30 tháng 12 năm 1993 về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu * 
4 
	 Khoản 3 Điều 1 Luật phòng chống tham nhũng 2005 quy định "Người có chức vụ, quyền hạn" bao gồm: 
a) Cán bộ, công chức, viên chức; 
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; 
c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; 
d) Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. 
3. Các hành vi được xem là tham nhũng 
5 
Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng đã quy định 12 hành vi tham nhũng 
 Theo Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, có 3 loại hành vi tham nhũng trong Pháp lệnh chống tham nhũng được loại bỏ và 4 loại hành vi tham nhũng được quy định mới 
3.1 Tham ô tài sản 
Tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. 
Người có hành vi tham ô tài sản phải là người có chức vụ, quyền hạn hoặc có trách nhiệm trong việc quản lý tài sản. 
Người có hành vi tham ô tài sản đã lợi dụng (sử dụng) chức vụ, quyền hạn hay trách nhiệm quản lý tài sản như là phương tiện để chiếm đoạt tài sản được giao. 
6 
Chức vụ, quyền hạn mà người tham ô tài sản có được có thể do bầu cử, do bổ nhiệm, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương. 
Dấu hiệu có chức vụ, quyền hạn của người tham ô tài sản phải gắn với việc quản lý (tài sản bị chiếm đoạt). 
7 
3.2 Nhận hối lộ 
Nhận hối lộ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa tiền của. 
Hành vi nhận hối lộ có đặc điểm là: 
-	Chủ thể có sự lợi dụng chức vụ, quyền hạn để (giải quyết công việc nào đó); 
-	Hành vi nhận hối lộ có thể là đã nhận hoặc sẽ nhận (nhận trước hoặc sau khi làm một việc cho người đưa tiền của); 
8 
-	Việc nhận hối lộ có thể là nhận trực tiếp hoặc qua trung gian (người môi giới); 
-	Của hối lộ phải là tiền, tài sản hoặc lợi ích có tính vật chất (như xây nhà, sửa nhà không phải trả công hoặc được nhận các dịch vụ không phải trả tiền); 
-	Giữa người nhận và người đưa hối lộ phải có sự thoả thuận (để làm hay không làm một việc theo yêu cầu của người đưa tiền của). Việc mà người đưa hối lộ và người nhận hối lộ thoả thuận làm có thể đúng pháp luật hoặc trái pháp luật. 
9 
3.3 Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản 
Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn đã (lạm dụng) vượt quá chức vụ, quyền hạn của mình chiếm đoạt tài sản của người khác. 
10 
3.4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi 
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn hay trách của mình làm trái công vụ để mưu cầu lợi ích riêng. 
11 
3.5 Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi 
Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn vì mưu cầu lợi ích cho mình hoặc cho người khác đã vượt qúa chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ. 
12 
3.6 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi 
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm. 
13 
3.7 Giả mạo trong công tác vì vụ lợi 
Giả mạo trong công tác vì vụ lợi là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu hoặc làm, cấp giấy tờ giả hoặc giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn. 
14 
15 
3.8 - Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi. 
Đưa hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi mà trực tiếp hoặc qua trung gian đã hoặc sẽ đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị dưới 2 triệu đồng cho người có chức vụ quyền hạn để người đó làm hoặc không làm một việc cho mình (cá nhân, cơ quan, đơn vị hoặc địa phương mình). 
16 
Môi giới hối lộ là hành vi của người (trung gian) theo yêu cầu của người đưa hối lộ hoặc người nhận hối lộ tạo điều kiện cho việc thoả thuận hối lộ giữa hai bên hoặc giúp sức thực hiện sự thoả thuận hối lộ giữa hai bên. 
17 
a) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận cơ chế, chính sách có lợi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương; 
b) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được ưu tiên trong việc cấp ngân sách cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương; 
c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được giao, phê duyệt dự án cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương; 
d) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự nhà nước đối với tập thể và cá nhân; 
18 
đ) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được cấp, duyệt các chỉ tiêu về tổ chức, biên chế nhà nước cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương; 
e) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để không bị kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm toán hoặc để làm sai lệch kết quả kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm toán; 
g) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận các lợi ích khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương. 
19 
3.9 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi. 
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi mà khai thác giá trị sử dụng của tài sản của Nhà nước một cách trái phép (không được phép hoặc trái quy định). Bao gồm: 
a) Sử dụng tài sản của Nhà nước vào việc riêng; 
b) Cho thuê, cho mượn tài sản của Nhà nước trái quy định của pháp luật; 
c) Sử dụng tài sản của Nhà nước vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn. 
20 
3.10 Nhũng nhiễu vì vụ lợi. 
Là hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhằm đòi hỏi, ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải nộp những khoản chi phí ngoài quy định hoặc phải thực hiện hành vi khác vì lợi ích của người có hành vi nhũng nhiễu. 
21 
3.11 Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. 
Là hành vi cố ý không thực hiện trách nhiệm mà pháp luật quy định cho mình để triển khai nhiệm vụ, công vụ được giao hoặc không thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn liên quan đến nhiệm vụ, công vụ của mình vì vụ lợi. 
3.12 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi. 
a) Sử dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình để che giấu hành vi vi phạm pháp luật hoặc giúp giảm nhẹ mức độ vi phạm pháp luật của người khác; 
b) Sử dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình để gây khó khăn cho việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc làm sai lệch kết quả các hoạt động trên. 
22 
4. Nguyên nhân, tác hại của tham nhũng và các biện pháp phòng, chống tham nhũng 
4 .1. Nguyên nhân của tham nhũng 
4.1.1. Những hạn chế trong chính sách, pháp luật. 
- Hạn chế trong việc thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước 
- Hạn chế về pháp luật 
+ Sự thiếu hoàn thiện của hệ thống pháp luật 
+ Sự chồng chéo, mâu thuẫn trong các quy định của pháp luật 
+ Sự bất cập, thiếu minh bạch và kém khả thi trong nhiều quy định của pháp luật 
23 
4.1.2. Những hạn chế trong quản lí, điều hành nền kinh tế và trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội 
- Hạn chế trong quản lí và điều hành nền kinh tế 
+ Hạn chế trong việc phân công trách nhiệm, quyền hạn giữa các chủ thể quản lí 
+ Hạn chế trong việc công khai, minh bạch hóa các cơ chế quản lí kinh tế 
+ Chính sách quản lí, điều hành kinh tế của Nhà nước còn chưa thật sự hợp lí 
- Hạn chế trong cải cách hành chính 
25 
4.1.3. Những hạn chế trong việc phát hiện và xử lí tham nhũng 
- Hạn chế trong việc khuyến khích tố giác hành vi tham nhũng 
- Hạn chế trong hoạt động của các cơ quan phát hiện tham nhũng 
- Hạn chế trong hoạt động của các cơ quan tư pháp hình sự 
26 
 - Hạn chế trong hoạt động của các cơ quan truyền thông 
- Hạn chế trong việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tham nhũng 
27 
4.1.4. Những hạn chế trong nhận thức, tư tưởng của cán bộ, công chức cũng như trong hoạt động bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ 
- Sự xuống cấp về đạo đức, phẩm chất của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức:- 
 - Hạn chế trong công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ. 
28 
4.1.5 Những hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tham nhũng 
 Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tham nhũng thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế như sau: 
- Về phạm vi thực hiện 
- Về hình thức tuyên truyền 
- Về đối tượng tuyên truyền 
29 
4 .2. Tác hại của tham nhũng 
4.2.1. Tác hại về chính trị 
Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 ban hành kèm theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ đã nhận định: “ tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý Nhà nước, tiềm ẩn các xung đột lợi ích, phản kháng về xã hội, làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo. Tham nhũng trở thành vật cản lớn cho thành công của công cuộc đổi mới, cho sức chiến đấu của Đảng, đe dọa sự tồn vong của chế độ .” 
30 
4.2.2. Tác hại về kinh tế 
Theo đánh giá của Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) và Ngân hàng Thế giới (WB), nạn tham nhũng đã gây thiệt hại cho các nước đang phát triển tới 1,6 nghìn tỷ USD mỗi năm. Những thiệt hại về kinh tế mà tham nhũng gây ra cho nước ta có thể kể đến là: 
- Tham nhũng làm thất thoát những khoản tiền lớn trong xây dựng cơ bản do phải chi phí cho việc đấu thầu, việc cấp vốn, việc thanh tra, kiểm toán và hàng loạt các chi phí tiêu cực khác 
31 
 - Tham nhũng gây tổn thất lớn cho nguồn thu của ngân sách nhà nước thông qua thuế. 
 - Tham nhũng, nhất là hành vi tham ô tài sản đã làm cho một số lượng lớn tài sản công trở thành tài sản tư của một số cán bộ, công chức, viên chức. Trong một số cơ quan, tổ chức đã hình thành các đường dây tham ô hàng tỷ, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng của Nhà nước. 
32 
4 .2.3. Tác hại về xã hội 
Tham nhũng làm ảnh hưởng đến các giá trị, các chuẩn mực đạo đức và pháp luật, làm xuống cấp đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên. 
B áo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định, một số chỉ tiêu, nhiệm vụ do Đại hội X đề ra chưa đạt được, trong đó có “tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội phạm, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức, lối sống... chưa được ngăn chặn, đẩy lùi.” 
33 
Tóm lại, tham nhũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị, kinh tế và xã hội; gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển mọi mặt của nền kinh tế - xã hội; làm xuống cấp đạo đức một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, gây bất bình trong dư luận xã hội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng và Nhà nước. 
34 
4.2 Khái niệm phòng, chống tham nhũng và ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng 
4.2.1 Khái niệm phòng, chống tham nhũng 
	Phòng ngừa tham nhũng được hiểu là việc luật hóa những hành vi và hoạt động trong quản lý nhà nước nhằm hạn chế đến mức có thể khả năng xảy ra tham nhũng. 
	Chống tham nhũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp là các biện pháp của nhà nước nhằm tác động trực tiếp đến các đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng từ hình thức kỷ luật đến truy cứu trách nhiệm hình sự. 
35 
4.2.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng 
- Phòng, chống tham nhũng góp phần bảo vệ chế độ, xây dựng Nhà nước pháp quyền 
- Phòng, chống tham nhũng góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước, nâng cao đời sống nhân dân 
- Phòng, chống tham nhũng góp phần duy trì các giá trị đạo đức truyền thống, làm lành mạnh các quan hệ xã hội 
- Phòng, chống tham nhũng góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ và pháp luật 
36 
 Khi triển khai hoạt động phòng ngừa tham nhũng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức cần chú trọng thực hiện tốt phương châm “Ba không” là: 
- Thứ nhất, làm thế nào để cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước ta không muốn tham nhũng; 
- Thứ hai, làm thế nào để người muốn tham nhũng cũng không thể tham nhũng được; 
- Thứ ba, làm cho cán bộ, công chức không dám tham nhũng. 
37 
38 
Chỉ số nhận thức về tham nhũng: 
2006: 111/163 
2007: 123/180 
2008: 
2009: 120/180 (27/100 điểm) 
2010: 116/178 (27/100 điểm) 
2011: 112/182 
2012: 123/176 (31/100 điểm) 
2013: 116/177 (31/100 điểm) 
2014: 119/175 (31/100 điểm) 
2015: 112/168 (31/100 điểm) 
2016 : 113/176 (33/100 điểm) 
https://towardstransparency.vn/vi/chi-so-cam-nhan-tham-nhung 
5. Nguyên tắc xử lý tham nhũng 
- Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghi ...  qua hoạt động giáo dục phải tích cực tuyên truyền, giáo dục cho người học về những tác hại của tham nhũng qua đó mỗi người nhận thấy rõ trách nhiệm của mình trong hoạt động phòng, chống tham nhũng. 
57 
5. Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tham nhũng 
Luật phòng, chống tham nhũng, trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tham nhũng có thể được xác định với tiêu chí là: trách nhiệm của công dân (bình thường) và trách nhiệm của (công dân là) cán bộ, công chức, viên chức trong phòng, chống tham nhũng. 
58 
5.1. Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tham nhũng 
Việc phòng, chống tham nhũng không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội mà còn là trách nhiệm của mỗi công dân. 
Theo quy định tại Điều 6 Luật phòng chống tham nhũng, Điều 24 Nghị định số 47/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ (cũng như quy định trong các văn bản khác nêu trên), trách của công dân trong phòng, chống tham nhũng bao gồm các nội dung sau: 
59 
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về phòng, chống tham nhũng; 
- Lên án, đấu tranh với những người có hành vi tham nhũng; 
- Phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng; 
- Hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền trong việc xác minh, xử lý hành vi tham nhũng; 
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng; 
- Góp ý kiến xây dựng pháp luật về phòng, chống tham nhũng. 
60 
5.2. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong phòng, chống tham nhũng 
Cán cán bộ, công chức, viên chức cũng là công dân vì vậy họ có trách nhiệm phòng, chống tham nhũng. Việc phòng, chống tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức khác với công dân bình thường ở chỗ họ là người có trách nhiệm trước tiên đối với việc phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của mình. Hoạt động phòng, chống tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức có thể được xem xét trong hai trường hợp: cán bộ, công chức, viên chức không phải là người lãnh đạo, quản lý; và cán bộ, công chức, viên chức là người quản lí, lãnh đạo trong cơ quan, tổ chức đơn vị. 
61 
5.2.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức không phải là người lãnh đạo, quản lý 
+ Thứ nhất, cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức. 
62 
+ Thứ hai, cán bộ, công chức, viên chức có nghĩa vụ báo cáo về các hành vi có dấu hiệu tham nhũng. 
63 
Đối với trường hợp, “cán bộ, công chức, viên chức biết được hành vi tham nhũng mà không báo cáo thì (họ) phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật” 
64 
+ Thứ ba, cán bộ, công chức, viên chức có nghĩa vụ chấp hành quyết định về chuyển đổi vị trí công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị. 
65 
5.2.2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức, đơn vị 
Cán bộ, công chức, viên chức là người lãnh đạo, quản lí trong cơ quan, đơn vị có vai trò rất quan trọng t rong hoạt động phòng, chống tham nhũng tại cơ sở, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị của mình. Hoạt động phòng, chống tham nhũng của những người này được thể hiện trên các nội dung sau: 
66 
+ Một là: tiếp nhận, giải quyết những phản ánh, báo cáo về hành vi có dấu hiệu tham nhũng xẩy ra trong cơ quan, đơn vị, tổ chức của mình. 
67 
+ Hai là: cán bộ, công chức, viên chức (quản lý, lãnh đạo) có trách nhiệm tuân thủ quyết định về việc luân chuyển cán bộ, kê khai tài sản. 
68 
+ Ba là: tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý. 
69 
+ Bốn là: người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách 
Trường hợp để xẩy ra tham nhũng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình quản lý, phụ trách thì tùy theo tính chất mức độ nghiêm trọng của vụ việc mà người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự 
70 
III. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 
1. Khắc phục những hạn chế trong chính sách pháp luật 
- Khắc phục các hạn chế trong thực thi các chính sách của Đảng và Nhà nước 
- Hoàn thiện các quy định của pháp luật 
+ Mở rộng phạm vi điều chỉnh của nhóm tội phạm về tham nhũng.	 
+ Sửa đổi, bổ sung một số quy định về các tội phạm về tham nhũng 
71 
2 . Thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị 
a. Nguyên tắc công khai 
	- Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật phải được công khai, minh bạch, bảo đảm công bằng, dân chủ. 
	- Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai hoạt động của mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước và những nội dung khác theo quy định của Chính phủ. 
72 
b. Hình thức công khai 
- Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; 
- Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; 
- Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; 
- Phát hành ấn phẩm; 
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; 
- Đưa lên trang thông tin điện tử; 
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 
73 
c. Các nội dung công khai 
- Công khai, minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản; 
- Công khai, minh bạch trong quản lý dự án đầu tư xây dựng; 
- Công khai, minh bạch về tài chính và ngân sách nhà nước 
- Công khai, minh bạch việc huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân 
- Công khai, minh bạch việc quản lý, sử dụng các khoản hỗ trợ, viện trợ 
- Công khai, minh bạch trong quản lý doanh nghiệp của Nhà nước 
74 
- Công khai, minh bạch trong cổ phần hoá doanh nghiệp của Nhà nước 
Kiểm toán việc sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước 
- Công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng đất 
- Công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng nhà ở 
- Công khai, minh bạch trong lĩnh vực giáo dục 
- Công khai, minh bạch trong lĩnh vực y tế 
- Công khai, minh bạch trong lĩnh vực khoa học - công nghệ 
- Công khai, minh bạch trong lĩnh vực thể dục, thể thao. 
75 
- Công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm toán nhà nước 
- Công khai, minh bạch trong hoạt động giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân 
- Công khai, minh bạch trong lĩnh vực tư pháp 
Công khai, minh bạch trong công tác tổ chức - cán bộ 
- Công khai báo cáo hằng năm về phòng, chống tham nhũng. 
76 
d. Thực hiện phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng giữa các chủ thể quản lý. 
e. Tăng cường cải cách hành chính 
f. Minh bạch tài sản thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức. 
 Minh bạch hóa tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức sẽ góp phần hạn chế tối đa hành vi tham nhũng. Phạm vi phải kê khai tài sản, thu nhập bao gồm: 
77 
+ Cán bộ từ Phó trưởng phòng của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và tương đương trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị; 
+ Một số cán bộ, công chức tại xã, phường, thị trấn; người làm công tác quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; 
+ Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. 
78 
Các loại tài sản phải kê khai bao gồm: 
+ Nhà, quyền sử dụng đất; 
+ Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và các loại tài sản khác mà giá trị của mỗi loại từ năm mươi triệu đồng trở lên; 
+ Tài sản, tài khoản ở nước ngoài; 
+ Thu nhập phải chịu thuế theo quy định của pháp luật. 
79 
g . Quyền yêu cầu cung cấp thông tin 
* Quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức 
	Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan báo chí trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo quy định của pháp luật. 
80 
 Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu phải cung cấp thông tin, trừ trường hợp nội dung thông tin đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, được phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai; trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức yêu cầu biết và nêu rõ lý do. 
81 
* Quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cá nhân 
	Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình làm việc cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. 
	Công dân có quyền yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mình cư trú cung cấp thông tin về hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đó. 
82 
	 Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, người được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, trừ trường hợp nội dung thông tin đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, được phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai; trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu biết và nêu rõ lý do. 
83 
3. Tăng cường hiệu quả hoạt động phát hiện và xử lý tham nhũng 
- Đảm bảo cơ chế bảo vệ người tố giác, tố cáo hành vi tham nhũng. 
- Tăng cường phát hiện và xử lý tham nhũng. 
- Tăng cường hoạt động truyền thông trong phòng, chống tham nhũng 
- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong phòng, chống tham nhũng 
84 
4. Khắc phục những hạn chế trong nhận thức, tư tưởng của cán bộ, công chức cũng như trong hoạt động bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ 
- Tăng cường giáo dục đạo đức, phẩm chất cho cán bộ, công chức, viên chức 
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ 
85 
5 Đổi mới mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tham nhũng 
- Mở rộng phạm vi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng 
- Đổi mới cơ bản các hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục phòng, chống tham nhũng 
- Đổi mới cơ bản việc biên soạn các nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng 
86 
IV. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐỐI VỚI HÀNH VI THAM NHŨNG 
1. Truy cứu trách nhiệm hình sự 
2. Xử lý bằng hình thức kỷ luật 
* Ðiều kiện áp dụng 
	- Hành vi tham nhũng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. 
	- Mức độ kỷ luật tùy thuộc vào các yếu tố: mức độ vi phạm, giá trị tài sản tham nhũng, mức độ thiệt hại, và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ 
87 
* Các hình thức kỷ luật (Theo Luật CBCC 2008) 
Đối với cán bộ, các hình thức kỷ luật bao gồm: 
	- Khiển trách; 
	- Cảnh cáo; 
	- Cách chức; 
	- Bãi nhiệm. 
Đối với công chức, hình thức kỷ luật bao gồm: 
	- Khiển trách; 
	- Cảnh cáo; 
	- Hạ bậc lương; 
	- Giáng chức; 
	- Cách chức; 
	- Buộc thôi việc. 
88 
* Mối quan hệ giữa trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm về tham nhũng 
	Người có hành vi tham nhũng trong trường hợp bị kết án về hành vi tham nhũng và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải bị buộc thôi việc; đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. 
89 
90 
Theo Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-TTCP-BNV quy định khen thưởng các nhân có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo hành vi tham nhũng, có 3 hình thức khen thưởng đối với người tố cáo hành vi tham nhũng: 
- Huân chương Dũng cảm; 
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 
V. CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TỐ CÁO HÀNH VI THAM NHŨNG 
91 
- Bằng khen của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người đứng đầu cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Bằng khen của cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương). 
92 
Huân chương Dũng cảm để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt được một trong các tiêu chuẩn sau: 
Không sợ hy sinh về tính mạng, lợi ích vật chất, tinh thần của mình và người thân đã dũng cảm tố cáo, tích cực cộng tác với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương sáng trong phạm vi tỉnh, thành phố, khu vực trở lên. 
 Hy sinh tính mạng của mình hoặc bị thương tích, bị tổn hại cho sức khỏe mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên do tố cáo, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật. 
93 
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt được một trong các tiêu chuẩn sau: 
Đã dũng cảm tố cáo, tích cực cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả rất nghiêm trọng; thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương sáng trong phạm vi khu vực hoặc của nhiều Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương trở lên. 
Bị thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến dưới 61% do tố cáo, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật. 
94 
Bằng khen của cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt được một trong các tiêu chuẩn sau: 
Đã tố cáo, tích cực cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng; thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương sáng trong phạm vi Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương trở lên. 
Bị thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến dưới 31% do tố cáo, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật. 
95 
 Mức thưởng đối với cá nhân được khen thưởng thực hiện theo quy định tại Điều 72, Điều 75 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15-4-2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng. 
 Huân chương Dũng cảm : được thưởng 4,5 lần mức lương tối thiểu chung; 
 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ : được thưởng 1,5 lần mức lương tối thiểu chung; 
 Bằng khen cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương : được thưởng 1,0 lần mức lương tối thiểu chung. 
96 
 Ngoài mức thưởng như trên, cá nhân được khen thưởng còn được thưởng từ Quỹ Khen thưởng về phòng, chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ quản lý với mức thưởng như sau: 
 Huân chương Dũng cảm : 60 lần mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức; 
 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: 40 lần mức lương cơ sở; 
97 
 Bằng khen của cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương : 20 lần mức lương cơ sở. 
 Trong trường hợp giúp thu hồi được cho Nhà nước số tiền, tài sản có giá trị trên 600 lần mức lương cơ sở thì được xét thưởng vượt mức quy định từ Quỹ Khen thưởng về phòng, chống tham nhũng, nhưng không vượt quá 10% số tiền, giá trị tài sản đã thu hồi được và không vượt quá 3.000 lần mức lương cơ sở . 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_phap_luat_dai_cuong_chuong_iv_tham_nhung_phong_va.pptx