Bài giảng Pháp luật đại cương

Chương I

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC

I. NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC

Nhà nước có từ bao giờ? Nó là hiện tượng vĩnh cửu, bất biến hay là hiện tượng

mang tính lịch sử; nó có mối quan hệ với những hiện tượng khác trong xã hội như thế

nào? Đây là vấn đề phức tạp cả về phương diện lý luận và thực tiễn, là vấn đề trở

thành trung tâm tranh luận của những quan điểm khác nhau về Nhà nước và pháp

luật. Khi đề cập đến vấn đề này, Lênin đã chỉ ra rằng: “Nhà nước trở thành trọng

tâm của mọi vấn đề chính trị và mọi tranh luận chính trị”.

 

pdf 125 trang phuongnguyen 6880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật đại cương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Pháp luật đại cương

Bài giảng Pháp luật đại cương
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM 
KHOA MÁC - LÊNIN 
 
BỘ MÔN PHÁP LUẬT 
TẬP BÀI GIẢNG 
 PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG 
 BIÊN SOẠN: NGUYỄN HỒNG ÁNH 
 LÊ THỊ ĐÀO 
 VŨ THẾ HOÀI 
 DƯƠNG VĂN MINH 
TP. HỒ CHÍ MINH – 2006 
 (LƯU HÀNH NỘI BỘ) 
LỜI NÓI ĐẦU 
Ngày nay, việc hiểu biết pháp luật để sống và làm việc theo pháp luật của các 
thành viên trong xã hội là yêu cầu rất cần thiết, phù hợp với tiến bộ xã hội. Đảng và 
Nhà nước ta đã đặt ra yêu cầu tăng cường giáo dục pháp luật trong các trường học. Vì 
vậy “Pháp luật đại cương” là một môn khoa học xã hội quan trọng trong chương trình 
đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Môn khoa học này cung cấp cho 
sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản nhất về hai “hiện tượng” Nhà nước và pháp 
luật, hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật XHCN nói riêng. Từ những kiến thức cơ 
bản này sẽ là cơ sở giúp sinh viên có nhận thức, quan điểm đúng đắn về thực tại, 
tương lai của Nhà nước và xã hội mà chúng ta đang sống. Đồng thời là cơ sở tiền đề 
giúp sinh viên trong việc nghiên cứu các môn khoa học chuyên ngành. 
Chúng tôi đã cố gắng trình bày nội dung các bài giảng, các khái niệm, các 
thuật ngữ pháp lý cơ bản một cách dễ tiếp cận nhất. Bên cạnh đó, tập bài giảng đã 
chú trọng phổ biến những quy định của pháp luật thực định trong một số lĩnh vực, 
nhằm phát triển khả năng tiếp cận thực tiễn, đáp ứng yêu cầu giáo dục - đào tạo sinh 
viên không chỉ có chuyên môn, mà còn hiểu biết quy định của pháp luật, có ý thức, 
nếp sống làm việc theo pháp luật. Việc biên soạn tập bài giảng “Pháp luật đại cương” 
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu môn 
học này. 
Đây là lần biên soạn đầu tiên của một số giáo viên Bộ môn Pháp luật, Khoa 
Mác - Lênin nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận 
được nhiều ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc để tập bài giảng này được hoàn 
thiện hơn. 
Xin chân thành cảm ơn.! 
 Tp. Hồ Chí Minh - năm 2006 
 Tập thể tác giả 
 2 
Chương I 
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC 
I. NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC 
Nhà nước có từ bao giờ? Nó là hiện tượng vĩnh cửu, bất biến hay là hiện tượng 
mang tính lịch sử; nó có mối quan hệ với những hiện tượng khác trong xã hội như thế 
nào? Đây là vấn đề phức tạp cả về phương diện lý luận và thực tiễn, là vấn đề trở 
thành trung tâm tranh luận của những quan điểm khác nhau về Nhà nước và pháp 
luật. Khi đề cập đến vấn đề này, Lênin đã chỉ ra rằng: “Nhà nước trở thành trọng 
tâm của mọi vấn đề chính trị và mọi tranh luận chính trị”. 
Trong lịch sử đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về Nhà nước và nguồc 
gốc Nhà nước, vì đây là vấn đề có liên quan đến bản chất Nhà nước, đến những quy 
luật vận động, thay đổi, phát triển của Nhà nước và pháp luật. Từ thời trung cổ đã 
có nhiều nhà tư tưởng đưa ra những lý giải khác nhau về nguồc gốc Nhà nước. Cho 
đến nay vấn đề này vẫn là một chủ đề nổi bật trong các cuộc đấu tranh tư tưởng 
trên thế giới. 
Mặc dù có nhiều quan điểm, quan niệm, học thuyết về vấn đề này nhưng chung 
quy lại thì chúng được chia thành hai loại quan điểm: Học thuyết phi Mác-xít về 
nguồc gốc Nhà nước và học thuyết Mác-Lênin về nguồn gốc Nhà nước. 
1. Những quan điểm phi Mác-xít về nguồc gốc Nhà nước 
1.1. Những nhà tư tưởng theo thuyết thần học: cho rằng mọi sự vật, hiện tượng 
trên thế giới đều do thượng đế tạo ra và sắp xếp theo một trật tự nhất định, vì vậy 
Nhà nước cũng do thượng đế tạo ra nhằm bảo vệ trật tự chung trong xã hội loài 
người. Do đó, Nhà nước là hiện trượng siêu nhiên, vĩnh cửu, bất biến. Ở châu Âu, 
quan điểm này được hệ thống thành một luận thuyết và đã phân hóa thành nhiều 
phái như: 
- Phái giáo quyền cho rằng thượng đế sáng tạo ra nhân loại rồi trao quyền thống 
trị nhân loại cho giáo hội, nhưng Giáo hoàng chỉ nắm giữ quyền thống trị về mặt tinh 
thần, còn quyền thống trị về mặt thể xác thì trao cho vua, do tinh thần vẫn chi phối 
về mặt thể xác, cho nên Giáo hội chi phối nhà vua. 
- Phái dân quyền cho rằng Thượng đế sáng tạo ra nhân loại rồi trao quyền lực cho 
nhân dân, nhân dân uỷ thác quyền lực của mình cho nhà vua, vì thế nhà vua phải cai 
trị một cách công minh, nếu không thì nhân dân sẽ vùng dậy phản kháng lại nhà vua. 
- Phái quân chủ thì cho rằng thượng đế trao quyền thống trị cho nhà vua cho 
nên nhân dân phải tuyệt đối phục tùng nhà vua, vì vậy nhà vua có quyền lực rất lớn 
(vua được coi như con trời, ý vua là ý trời). 
1.2. Những nhà tư tưởng theo thuyết gia trưởng lại chứng minh rằng Nhà nước là 
kết quả từ sự phát triển của gia đình, coi đó là hình thức phát triển tự nhiên của cuộc 
sống, gia tộc được mở rộng dần ra thành Nhà nước. Do đó, cách thức tổ chức và thực 
hiện quyền lực Nhà nước cũng giống như ở gia đình, nghĩa là trong gia đình thì gia 
 3 
trưởng (quyền của con trai trưởng) có quyền chi phối tối cao đối với gia tộc. Từ một 
gia tộc phát triển thành nhiều gia tộc gọi là họ tộc, trong họ tộc có trưởng họ. Nhiều 
gia tộc hợp lại thành thị tộc, nhiều thị tộc kết hợp lại thành chủng tộc. Nhiều chủng 
tộc kết hợp lại thành quốc gia. Khi đó quyền lực gia trưởng phát triển thành quyền 
lực Nhà nước. 
1.3. Các nhà tư tưởng theo thuyết khế ước cho rằng Nhà nước ra đời từ một khế 
ước (hợp đồng). Khế ước này được ký kết giữa các thành viên trong xã hội để tổ 
chức ra Nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích cho các thành viên trong xã hội. Khi nào Nhà 
nước không thực hiện được vai trò của mình, không bảo vệ được các quyền lợi cho 
nhân dân hoặc Nhà nước sử dụng quyền lực không công minh thì nhân dân có quyền 
lật đổ Nhà nước để thay thế bằng một Nhà nước khác. Mặc dù thuyết này chưa đưa 
ra cơ sở khoa học giải thích về nguồn gốc Nhà nước nhưng nó cũng có ý nghĩa tạo 
tiền đề cho cuộc cách mạng tư sản sau này lật đổ ách thống trị của giai cấp phong 
kiến và lập nên Nhà nước tư sản. 
1.4. Các nhà tư tưởng theo thuyết bạo lực thì cho rằng Nhà nước là kết quả của 
việc sử dụng bạo lực của thị tộc này với thị tộc khác trong quá trình xảy ra chiến 
tranh giữa các thị tộc. Kết quả là thị tộc giành chiến thắng đã nghĩ ra một hệ thống 
cơ quan đặc biệt gọi là Nhà nước. 
Ngoài ra còn có một số quan điểm khác nữa về nguồn gốc Nhà nước. 
Nhìn chung các quan điểm nêu trên chưa đưa ra cơ sở khoa học để giải thích 
đúng đắn về nguồn gốc Nhà nước, cho nên các quan điểm này đều không giải quyết 
được vấn đề về bản chất Nhà nước. 
2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồc gốc Nhà nước 
Dựa trên sự nghiên cứu và phân tích về toàn bộ lịch sử hiện thực về sự xuất 
hiện, tồn tại và phát triển của xã hội loài người, chủ nghĩa Mác-Lênin đã đưa ra cơ 
sở lý luận khoa học dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng để giải 
thích về nguồn gốc Nhà nước như sau: 
2.1. Xã hội nguyên thủy và tổ chức Thị tộc, Bộ lạc. 
Xã hội loài người đã từng có thời kỳ không có Nhà nước, đó là thời kỳ cộng sản 
nguyên thuỷ. Ở thời kỳ này, cuộc sống của con người còn hoang dã, hầu như phải 
phụ thuộc vào thiên nhiên, con người trú ngụ trong hang đá, hái lượm trái cây, săn 
bắt thú rừng làm thức ăn để duy trì cuộc sống, vì thế mọi người phải kết hợp lại với 
nhau thành bầy đàn, cùng chung sống, tồn tại, từ đó tạo thành các thị tộc. 
Như vậy, Thị tộc là những tập đoàn người có cùng quan hệ huyết thống, gắn bó 
mật thiết với nhau. Họ có thể di chuyển đến những nơi có điều kiện sinh sống thuận 
lợi. Thị tộc được coi là đơn vị kinh tế đầu tiên của xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Họ 
làm chung, ăn chung. Công cụ lao động chỉ là những vật dụng rất thô sơ, đơn giản 
như hòn đá, cây lao, cái bẫy cho nên năng suất lao động thấp, có khi không đủ đáp 
ứng nhu cầu, vì thế trong xã hội không có sản phẩm dư thừa. 
 4 
Trong thị tộc cũng đã có sự phân công lao động nhưng đây là sự phân công lao 
động một cách tự nhiên và đơn giản, mọi người làm việc tuỳ theo sức khỏe, tuổi tác, 
giới tính. Đàn ông khoẻ mạnh thì săn bắt thú rừng, phụ nữ khéo tay thì hái lượm hoa 
quả Nền kinh tế ở thời kỳ này gọi là nền kinh tế tự nhiên vì chưa có sự phân công 
lao động đi vào chuyên môn hoá như sau này. 
Trong Thị tộc đã hình thành Hội đồng thị tộc. Hội đồng thị tộc là cơ quan cao 
nhất của Thị tộc, có quyền quyết định về những vấn đề quan trọng của thị tộc như: 
nghi lễ tôn giáo, giải quyết những tranh chấp nội bộ, tiến hành chiến tranh, di dời nơi 
cư trú Hội đồng thị tộc bầu ra một người là thủ lĩnh (còn gọi là Tộc trưởng, hay Tù 
trưởng). Thủ lĩnh thường là người nhiều tuổi, có nhiều kinh nghiệm và bản lĩnh, có 
uy tín nên được mọi người tín nhiệm mà bầu ra. Sau này do sự thay đổi của thiên 
nhiên, một số Thị tộc hợp lại thành Bào tộc, nhiều Bào tộc hợp lại thành Bộ lạc 
nhằm tổ chức cuộc sống và có đủ sức mạnh chống chọi lại với thiên tai, thú dữ 
Trong xã hội đã hình thành những quy tắc xử sự chung đó là tập quán, phong 
tục, đạo đức, các tín điều tôn giáo... Việc tuân theo những quy tắc xử sự này là hoàn 
toàn do ý thức tự giác và trở thành thói quen, nếp sống của các thành viên trong xã 
hội, nhưng nếu ai vi phạm cũng có thể bị đưa ra hội đồng thị tộc xử phạt. 
2.2. Sự phân hoá giai cấp trong xã hội và Nhà nước xuất hiện 
Trong quá trình sinh sống, lao động, sản xuất, con người ngày càng phát triển về 
mọi mặt thể lực, trí lực và nhận thức. Do ngày càng có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết 
và nắm bắt được quy luật khách quan về tự nhiên và xã hội, ngày càng biết sáng tạo, 
chế tạo công cụ lao động sản xuất để tăng năng suất lao động, từ đó đã làm cho xã 
hội biến đổi không ngừng. 
Mác và Ăng-ghen khi nghiên cứu về quá trình tồn tại, phát triển, thay đổi của 
xã hội loài người, đã khái quát sự thay đổi đó qua 3 lần phân công lao động như sau: 
- Lần phân công lao động thứ nhất: Ngành chăn nuôi ra đời tạo thành một ngành 
chính trong xã hội. 
Do con người ngày càng biết cải tiến công cụ lao động để phục vụ cho việc săn 
bắt thú rừng, trồng trọt để đảm bảo duy trì cuộc sống. Năng suất lao động ngày càng 
tăng lên, trong xã hội đã bắt đầu có sản phẩm dư thừa, thú vật bắt được nhiều, chưa 
dùng hết ngay nên được con người nuôi dưỡng, thuần chủng, dần dần phát triển 
thành ngành nghề chăn nuôi và có những người chuyên làm nghề chăn nuôi. Như 
vậy nghề chăn nuôi đã ra đời, trở thành một ngành kinh tế độc lập, tách ra khỏi 
ngành trồng trọt. 
Đây là điểm mốc quan trọng đánh dấu về sự phân công lao động lần thứ nhất trong 
xã hội. Lần phân công lao động này đã làm cho xã hội có những biến đổi sâu sắc. Mầm 
mống của sự tư hữu đã xuất hiện, xã hội bắt đầu phân chia thành người giàu, người 
nghèo. 
- Lần phân công lao động thứ hai: Ngành tiểu thủ công nghiệp ra đời. 
 5 
Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi thì ngành trồng trọt cũng phát triển 
mạnh, tạo ra năng suất lao động ngày càng cao, càng làm cho sự tư hữu có điều kiện 
phát triển. Từ sự tư hữu này đã làm cho chế độ hôn nhân thay đổi, chuyển từ chế độ 
quần hôn sang chế độ gia đình một vợ, một chồng. Sau này mỗi gia đình đã trở thành 
một đơn vị kinh tế nhỏ của xã hội. 
Đặc biệt từ khi con người tìm ra kim loại đã biết chế tạo ra những công cụ lao 
động làm cho năng suất lao động cao hơn. Cũng chính từ đó có một số người chuyên 
làm nghề chế tạo kim loại, đồng thời nghề dệt, nghề làm đồ gốm cũng ra đời và phát 
triển. Như vậy, một ngành nghề mới tiếp theo là ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ra 
đời, tách khỏi ngành nông nghiệp. 
Lần phân công lao động thứ hai này đã đẩy nhanh quá trình phân hoá giai cấp 
trong xã hội, làm cho sự phân biệt giữa người giàu người nghèo, giữa chủ nô và nô 
lệ ngày càng sâu sắc, mâu thuẫn giai cấp ngày càng tăng. 
- Lần phân công lao động thứ ba: Ngành thương nghiệp ra đời. 
Qua hai lần phân công lao động nêu trên đã làm cho những hoạt động lao động 
sản xuất trong xã hội có sự chuyên môn hoá, tách thành những ngành sản xuất riêng. 
Từ đó làm xuất hiện nhu cầu trao đổi hàng hoá trong xã hội. Từ nhu cầu này đã làm 
xuất hiện một ngành nghề mới trong xã hội, đó là nghề thương nghiệp. Đây là lần 
phân công lao động thứ ba trong lịch sử xã hội. Lần phân công lao động này giữ một 
vai trò rất quan trọng vì chính nó đã làm xuất hiện một bộ phận người tuy không trực 
tiếp tham gia vào hoạt động lao động sản xuất nhưng họ lại có thể điều chỉnh hoạt 
động lao động sản xuất trong xã hội và có thể bắt những người sản xuất phải phụ 
thuộc vào họ. Thông qua việc trao đổi hàng hoá, họ còn có điều kiện bóc lột người 
lao động sản xuất, cho nên bộ phận người này trở nên giàu có nhanh chóng. Sự ra 
đời và phát triển của ngành thương nghiệp đã làm xuất hiện đồng tiền là vật trung 
gian để trao đổi hàng hoá. 
Lần phân công lao động thứ ba này đã làm cho những mâu thuẫn sẵn có trong 
xã hội càng thêm sâu sắc. Sự tích tụ và tập trung của cải vào trong tay một số ít 
người giàu diễn ra nhanh chóng, đồng thời thúc đẩy sự bần cùng hóa của quần chúng 
lao động, càng làm tăng nhanh số đông dân nghèo, số nô lệ cũng t ... n nguyên tắc tự nguyện, bình đẵng. Nhà nước 
khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn 
so với những quy định của pháp luật lao động. 
2.2 Quyền và nghĩa vụ của người lao động 
2.2.1. Quyền của người lao động 
Được trả lương, trả công theo số lượng, chất lượng lao động đã thỏa thuận. 
Được bảo đảm an toàn trong lao động theo các quy định về bảo hộ lao động. 
Được đảm bảo chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định về bảo hiểm xã hội. 
Được nghỉ ngơi theo quy định và theo thỏa thuận giữa các bên. 
Được thành lập, gia nhập tổ chức công đoàn để được đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp 
pháp cho người lao động. 
Được hưởng phúc lợi tập thể, tham gia quản lý đơn vị, doanh nghiệp theo quy định của 
pháp luật và nội quy, điều kiện của đơn vị doanh nghiệp. 
Được đình công theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. 
Được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp nhất định. 
2.2.2. Nghĩa vụ của người lao động 
Thực hiện theo hợp đồng lao động, theo thỏa ước lao động tập thể, chấp hành nội quy 
lao động, quy định của đơn vị, doanh nghiệp. 
Thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, chấp hành kỷ luật lao 
động. Tuân thủ sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động. 
2.3 Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động 
2.3.1. Quyền của người sử dụng lao động 
Được tuyển chọn, bố trí, điều hành lao động theo yêu cầu sản xuất, công tác. 
Được cử đại diện để thương lượng, ký kết, thoả ước lao động tập thể. 
Được khen thưởng, xử lý người vi phạm kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật 
về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất 
Được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp nhất định. 
 119 
2.3.2. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động 
Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và các thoả thuận khác với 
người lao động. 
Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và các điều kiện lao động khác cho người 
lao động. 
Bảo đảm kỷ luật lao động, thực hiện đúng các quy định của nhà nước có liên quan trực 
tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. 
Tôn trọng nhân phẩm, đối xử đúng đắn với người lao động, quan tâm đến đời sống và 
tinh thần của người lao động. 
X. NGÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI 
1. Khái quát chung về Luật đất đai 
1.1. Khái niệm: 
Luật đất đai là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng 
thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các 
quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất trên cơ sở đất đai thuộc sở hữu toàn 
dân, do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch. 
1.2 . Đối tượng điều chỉnh: 
Đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai bao gồm các quan hệ phát sinh trong qúa trình 
quản lý và sử dụng đất đai. Đó là các quan hệ phát sinh giữa nhà nước với chủ thể sử dụng đất 
như cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, các hộ gia đình và cá nhân: quan hệ giao đất, 
quan hệ thu hồi đất, quan hệ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 
1.3 . Phương pháp điều chỉnh: 
Phương pháp điều chỉnh của luật đất đai là cách thức, biện pháp mà các quy phạm pháp 
luật đất đai tác động vào cách xử sự của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai. 
Luật đất đai có 2 phương pháp điều chỉnh: 
- Phương pháp mệnh lệnh: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý 
nên nhà nước là chủ sở hữu đất đai. Nhà nước có quyền yêu cầu chủ thể sử dụng đất phải tuân 
theo các quyết định mang tính chất mệnh lệnh. Các quan hệ sử dụng đất gắn chặt với mục đích 
và kế hoạch sử dụng đất của nhà nước. Nhà nước ra các quyết định như giao đất, thu hồi đất, 
cho thuê đất, giải quyết tranh chấp về đất đai và bắt buộc người sử dụng đất phải tuân theo. 
- Phương pháp bình đẵng: các chủ thể sử dụng đất có quyền bình đẵng, tự do thỏa thuận 
với nhau trong khuôn khổ pháp luật để thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong việc chuyển 
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, góp vốn, thừa kế quyền sử dụng đất. 
1.4 . Các nguyên tắc cơ bản của luật đất đai: 
- Nguyên tắc đất đai thuộc sỡ hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. 
- Nguyên tắc sử dụng đất đai có quy hoạch, kế hoạch, hợp lý và tiết kiệm. 
- Nguyên tắc bảo vệ nghiêm ngặt đất nông nghiệp. 
- Nguyên tắc cải tạo và bồi bổ đất đai 
 120 
2. Một số nội dung cơ bản của luật đất đai: 
2.1. Chế độ quản lý và sử dụng đất đai: 
2.1.1. Chế độ quản lý nhà nước đối với đất đai (Điều 6 - Luật đất đai năm 2003) 
Theo quy đinh của pháp luật, nhà nước thống nhất quản lý về đất đai. Nội dung quản lý 
về đất đai bao gồm: 
- Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ 
chức thực hiện các văn bản đó. 
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành 
chính. 
- Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 
- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất. 
- Hưởng các lợi ích do công trình của nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp. 
- Được nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp. 
- Được nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp 
của mình. 
- Khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện về những hành vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của 
mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. 
- Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử 
dụng đất, quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, quyền được bồi 
thường khi Nhà nước thu hồi đất. 
- Quyền lựa chọn hình thức giao đất, thuê đất. 
Nghĩa vụ của người sử dụng đất: người sử dụng đất có các nghĩa vụ chung sau đây: 
- Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu 
trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và 
tuân theo các quy định khác của pháp luật. 
- Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ các thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, 
cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng 
giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. 
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. 
- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử 
dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. 
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền 
sử dụng đất. 
- Thống kê, kiểm kê đất đai; quản lý tài chính về đất đai. 
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. 
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 
 121 
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi 
phạm về đất đai. 
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc 
quản lý và sử dụng đất đai. 
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. 
- Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về 
đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực bảo đảm quản lý đất đai có 
hiệu lực và hiệu quả. 
2.1.2. Chế độ sử dụng đất đai: 
Nội dung của chế độ sử dụng đất bao gồm các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 
Quyền của người sử dụng đất: người sử dụng đất có các quyền sau đây: 
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất. 
- Tuân theo các quy đinh về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp 
của người sử dụng đất có liên quan. 
- Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất. 
- Giao lại đất khi nhà nước có nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết thời hạn 
sử dụng đất. 
2.2. Thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 
- Thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất ở nông thôn làm tại UBND cấp xã; ở đô thị làm 
tại UBND cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 
- Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất làm tại UBND huyện, quận, thị xã, thành 
phố thuộc tỉnh. 
- Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo các quy định sau đây: 
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung 
ương phát hành. 
+ UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 
cho tổ chức sử dụng đất và những đối tượng được Chính phủ quyết định giao đất. UBND 
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia 
đình, cá nhân. 
+ Trong trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân không cùng một hộ gia đình hoặc không 
cùng một tổ chức sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp đến từng tổ chức, 
từng hộ gia đình, từng cá nhân. 
 122 
MỤC LỤC 
 Trang 
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Nhà nước ............................................ 2 
I. Nguồn gốc Nhà nước .................................................................................. 2 
II. Khái niệm, bản chất Nhà nước ................................................................... 6 
III. Thuộc tính của Nhà nước ............................................................................ 7 
IV. Chức năng của Nhà nước ............................................................................ 8 
V. Kiểu và hình thức Nhà nước ....................................................................... 10 
VI. Bộ máy Nhà nước ....................................................................................... 14 
Chương 2: Những vấn đề cơ bản của pháp luật .......................................... 16 
I. Nguồn gốc, khái niệm pháp luật ................................................................ 16 
II. Bản chất pháp luật ...................................................................................... 17 
III. Thuộc tính pháp luật ................................................................................... 18 
IV. Chức năng, vai trò của pháp luật ................................................................ 19 
V. Mối quan hệ giữa pháp luật với những hiện tượng xã hội khác ................ 22 
VI. Kiểu và hình thức pháp luật ....................................................................... 25 
Chương 3: Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam......................................... 28 
I. Khái quát về sự ra đời và phát triển của Nhà nước Việt Nam.................... 28 
II. Bản chất của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam................... 28 
III. Chức năng của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam................ 30 
IV. Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam............................ 33 
Chương 4: Hệ thống pháp luật và quy phạm pháp luật ............................. 38 
I. Hệ thống pháp luật ..................................................................................... 38 
II. Quy phạm pháp luật ................................................................................... 41 
Chương 5: Quan hệ pháp luật ....................................................................... 51 
I. Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật .............................................. 51 
II. Thành phần của quan hệ pháp luật ............................................................ 52 
III. Sự kiện pháp lý ........................................................................................... 56 
 123 
Chương 6: Thực hiện pháp luật - Vi phạm pháp luật - Trách nhiệm pháp lý 59 
I. Thực hiện pháp luật .................................................................................... 59 
II. Vi phạm pháp luật ...................................................................................... 62 
III. Trách nhiệm pháp lý .................................................................................. 69 
Chương 7: Pháp chế XHCN - Nhà nước pháp quyền .................................. 74 
I. Pháp chế XHCN ......................................................................................... 74 
II. Nhà nước pháp quyền ................................................................................. 80 
Chương 8: Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam ............... 83 
I. Ngành luật Hiến pháp ................................................................................ 83 
II. Ngành luật hành chính ................................................................................ 86 
III. Ngành luật dân sự ....................................................................................... 92 
IV. Ngành luật hôn nhân và gia đình ............................................................... 100 
V. Ngành luật tố tụng dân sự ......................................................................... 104 
VI. Ngành luật hình sự .................................................................................... 105 
VII. Ngành luật tố tụng hình sự ........................................................................ 109 
VIII.Ngành luật thương mại ............................................................................... 114 
IX. Ngành luật lao động ................................................................................... 117 
X. Ngành luật đất đai ...................................................................................... 119 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phap_luat_dai_cuong.pdf