Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 4: Lý thuyết thị trường hiệu quả - Nguyễn Ngọc Trâm

MỤC TIÊU

• Hiểu được khái niệm về Lý thuyết thị trường hiệu quả và các

mức độ hiệu quả của một thị trường chứng khoán.

• Nắm vững được ý nghĩa của Lý thuyết thị trường hiệu quả.

• Vận dụng các phương p

pdf 19 trang phuongnguyen 540
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 4: Lý thuyết thị trường hiệu quả - Nguyễn Ngọc Trâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 4: Lý thuyết thị trường hiệu quả - Nguyễn Ngọc Trâm

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 4: Lý thuyết thị trường hiệu quả - Nguyễn Ngọc Trâm
v1.0015112229
BÀI 4
LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
ThS. Nguyễn Ngọc Trâm
Trường Đại học Kinh tế quốc dân
1
v1.0015112229
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Thị trường hiệu quả
Thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong quá trình tích tụ tập trung và
phân phối vốn đối với nền kinh tế. Bất kỳ một quốc gia nào đều luôn hướng đến
việc xây dựng một thị trường chứng khoán minh bạch và hiệu quả.
1. Tại sao cần nghiên cứu về mức độ hiệu quả của thị trường
chứng khoán?
2. Có những phương thức nào để kiểm định tính hiệu quả của
thị trường?
2
v1.0015112229
MỤC TIÊU
• Hiểu được khái niệm về Lý thuyết thị trường hiệu quả và các
mức độ hiệu quả của một thị trường chứng khoán.
• Nắm vững được ý nghĩa của Lý thuyết thị trường hiệu quả.
• Vận dụng các phương pháp kiểm định mức độ hiệu quả của
thị trường chứng khoán.
3
v1.0015112229
Khái niệm và các giả thuyết thị trường hiệu quả
Tầm quan trọng của Lý thuyết thị trường hiệu quả
Kiểm định các giả thuyết về thị trường hiệu quả
4
NỘI DUNG
v1.0015112229
1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC GIẢ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
1.2. Các giả thuyết thị trường hiệu quả 
1.1. Khái niệm 
5
v1.0015112229
1.1. KHÁI NIỆM
Cơ sở hình thành Lý thuyết thị trường hiệu quả
• Giả thuyết thị trường hiệu quả được xây dựng dựa trên giả định, các nhà đầu tư ra quyết
định mua bán chứng khoán dựa trên việc xác định giá trị được ước lượng bằng dự tính hợp
lý. Theo cách đó, giá chứng khoán sẽ phản ánh tất cả và ngay lập tức đối với mọi thông tin
liên quan.
• Dự tính hợp lý là dự tính được tính toán trên cơ sở sử dụng mọi thông tin sẵn có trên
thị trường.
6
v1.0015112229
1.1. KHÁI NIỆM
7
• Fama (1970) cho rằng: “Thị trường mà tại đó giá luôn phản ánh những thông tin sẵn có,
được gọi là thị trường hiệu quả”.
• Malkiel (1992) lập luận rằng một thị trường vốn được cho là hiệu quả nếu nó phản ánh đầy
đủ và chính xác tất cả các thông tin liên quan trong việc xác định giá chứng khoán.
v1.0015112229
1.1. KHÁI NIỆM
8
Quá trình phát triển của Lý thuyết thị trường hiệu quả
• Khái niệm này bắt đầu xuất hiện trong những bài nghiên cứu của một nhà toán học người
Pháp, Louis Bachelier.
• Kendall (1953) lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ bước đi ngẫu nhiên trong lý thuyết tài chính,
đã quan sát 22 chỉ số chứng khoán Anh và giá cả hàng hóa Mỹ để tìm ra chu kỳ giá
thường xuyên.
• Osborne (1959) đã chứng minh giá cổ phiếu Hoa Kỳ chuyển động ngẫu nhiên giống như các
hạt phân tử.
• Fama (1965) đã thảo luận một số bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ lý thuyết bước đi ngẫu
nhiên trong luận án tiến sĩ của. Sau đó, ông đã trình bày luận án tiến sĩ tại Hội nghị Quản lý
của Đại học Chicago vào năm 1965.
v1.0015112229
1.2. CÁC GIẢ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
• Giả thuyết thị trường hiệu quả dạng yếu ((weak – form effiency)
 Giả định rằng giá chứng khoán đã phản ánh kịp thời toàn bộ thông tin có thể có được
từ dữ liệu giao dịch trong quá khứ: giá, khối lượng giao dịch và tỉ suất thu nhập.
 Dữ liệu giá trong quá khứ được công khai và nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận.
 Giả sử nếu dữ liệu quá khứ thể hiện xu hướng trong tương lai, ngay lập tức các nhà đầu
tư sẽ khai thác và sử dụng thông tin đó.
• Giả thuyết thị trường hiệu quả dạng trung bình (semi – strong form effiency)
 Giả định rằng tất cả thông tin liên quan tới công ty đã được công bố rộng rãi và các
thông tin quá khứ đều được phản ánh vào giá chứng khoán.
 Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật đều không mang lại tỷ lệ lợi tức bất thường cho
nhà đầu tư.
• Giả thuyết thị trường hiệu quả dạng mạnh (strong form effiency)
 Tất cả các thông tin liên quan đến chứng khoán, bao gồm cả thông tin nội gián cũng
được phản ánh vào giá chứng khoán.
 Không có bất kỳ phân tích nào có thể đem lại lợi tức vượt trội cho nhà đầu tư.
 Sử dụng chiến lược quản lý danh mục thụ động.
9
v1.0015112229
2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
Ý nghĩa đối với nhà đầu tư
Ý nghĩa đối với nền kinh tế
Ý nghĩa đối với nhà phân tích
10
v1.0015112229
2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ (tiếp theo)
• Ý nghĩa đối với nền kinh tế
 Thị trường chứng khoán sẽ là thị trường có hiệu quả trong việc phân phối các nguồn lực.
 Vốn sẽ được chuyển đến những nơi sử dụng hiệu quả nhất, từ đó thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế, làm tăng hiệu quả xã hội.
• Ý nghĩa đối với nhà đầu tư
 Các nhà đầu tư không thể sử dụng thông tin công khai như giá cổ phiếu trong quá khứ
hay khối lượng giao dịch nhằm tìm kiếm lợi nhuận bất thường trên thị trường
chứng khoán.
 Cổ vũ cho chiến lược đầu tư mang tính chất thụ động.
 Nhà quản lý không thể “đánh lừa” nhà đầu tư trên thị trường bằng cách sử dụng thủ
thuật kế toán.
• Ý nghĩa đối với nhà phân tích
 Nếu thị trường là hiệu quả, mọi thông tin này đều được phản ánh trong giá. Do đó, phân
tích cơ bản cũng không phát huy được trong trường hợp này.
 Lý thuyết thị trường hiệu quả cũng hàm ý rằng phương pháp phân tích kĩ thuật sẽ không
có giá trị.
11
v1.0015112229
3. KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
3.2. Kiểm định thị trường hiệu quả dạng trung bình 
3.1. Kiểm định thị trường hiệu quả dạng yếu
3.3. Kiểm định thị trường hiệu quả dạng mạnh
12
v1.0015112229
3.1. KIỂM ĐỊNH THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ DẠNG YẾU
• Kiểm định tính chuẩn.
• Kiểm định tính dừng dựa trên lược đồ tự tương quan.
• Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test).
13
v1.0015112229
3.2. KIỂM ĐỊNH THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ DẠNG TRUNG BÌNH
• Các nghiên cứu nhằm dự đoán tỷ suất lợi tức tương lai bằng việc sử dụng những thông tin
công khai trừ các thông tin thị trường thuần túy như mức giá và khối lượng giao dịch đã
được xem xét trong kiểm định dạng yếu.
• Các nghiên cứu sự kiện khảo sát xem các cổ phiếu điều chỉnh nhanh như thế nào đối với
các sự kiện kinh tế cụ thể quan trọng.
14
v1.0015112229
3.3. KIỂM ĐỊNH THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ DẠNG MẠNH
• Để kiểm định thị trường hiệu quả dạng mạnh cần biết
được thời điểm khi nào xuất hiện thông tin nội bộ hay
thông tin nội gián.
• Các nhà đầu tư xác định giá trị chứng khoán dựa trên
dự báo về doanh thu, chi phí của doanh nghiệp trong
tương lai.
15
v1.0015112229
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Trả lời
• Lý thuyết thị trường hiệu quả có vai trò quan trọng trong quá trình phân phối vốn của nền
kinh tế. Nếu một thị trường được cho là hiệu quả, giá của chứng khoán sẽ phản ánh các
thông tin, hay phản ánh khả năng lợi nhuận tiềm tàng trong tương lai tương ứng với mức
độ rủi ro của doanh nghiệp. Như vậy, thị trường chứng khoán sẽ là thị trường có hiệu quả
trong việc phân phối các nguồn lực. Vốn sẽ được chuyển đến những nơi sử dụng hiệu quả
nhất, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, làm tăng hiệu quả xã hội.
• Tính hiệu quả của thị trường chứng khoán có thể được kiểm định dựa trên phương pháp
kiểm định sự tương quan, kiểm định tính dừng hoặc nghiên cứu sự kiện
16
1. Tại sao cần nghiên cứu về mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán?
2. Có những phương thức nào để kiểm định tính hiệu quả của thị trường?
16
v1.0015112229
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Mức hiệu quả mạnh xảy ra khi:
A. giá của chứng khoán phản ánh các thông tin trong quá khứ.
B. giá chứng khoán không phản ánh bất kỳ thông tin gì liên quan đến chứng khoán.
C. giá của chứng khoán phản ánh các thông tin hiện có trên thị trường.
D. giá của chứng khoán phản ánh thông tin nội gián và toàn bộ thông tin hiện có liên quan tới
chứng khoán.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: D. Giá của chứng khoán phản ánh thông tin nội gián và toàn bộ thông tin
hiện có liên quan tới chứng khoán.
• Giải thích:
 Căn cứ vào khái niệm thị trường hiệu quả mạnh.
 Tham khảo: Mục 4.1, tiểu mục 4.1.2. Các giả thuyết thị trường hiệu quả, Bài giảng text
bài 4.
17
v1.0015112229
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Kendall (1953) đã nghiên cứu các chỉ số chứng khoán Anh và Mỹ và đưa ra kết luận quan trọng,
đó là kết luận nào trong số các luận sau?
A. Thị trường chứng khoán là thị trường không hiệu quả.
B. Đầu tư theo lý thuyết tấm bia tốt hơn là đa dạng hóa danh mục đầu tư.
C. Thị trường chứng khoán không thể hiện khả năng phân phối hiệu quả.
D. Giá chứng khoán tuân theo quy luật bước đi ngẫu nhiên.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: D. Giá chứng khoán tuân theo quy luật bước đi ngẫu nhiên.
• Giải thích: Tham khảo: Mục 4.1, tiểu mục 4.1.1. Khái niệm, Bài giảng text bài 4.
18
v1.0015112229
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Các mức hiệu quả của thị trường chứng khoán;
• Ý nghĩa của Lý thuyết thị trường hiệu quả;
• Kiểm định mức hiệu quả của thị trường chứng khoán.
19

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phan_tich_va_dau_tu_chung_khoan_bai_4_ly_thuyet_th.pdf