Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 3: Phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoá - Nguyễn Ngọc Trâm
MỤC TIÊU
• Hiểu được quy trình trong phân tích đầu tư chứng khoán;
• Hiểu được các biến vĩ mô tác động tới thị trường chứng khoán;
• Hiểu và vận dụng được mô hình phân tích môi trường cạnh tranh của
Michael Porter;
• Phân biệt loại công ty và loại cổ phiếu trong đầu tư chứng khoán;
• Nắm bắt được cách thức định giá cổ phiếu công ty theo các phương thức
khác nhau
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 3: Phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoá - Nguyễn Ngọc Trâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 3: Phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoá - Nguyễn Ngọc Trâm
v1.0015112229 BÀI 3 PHÂN TÍCH CƠ BẢN TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TS. Lê Thị Hương Lan Trường Đại học Kinh tế quốc dân 1 v1.0015112229 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Nhà đầu tư X đang tìm hiểu muốn mua cổ phiếu công ty ABC, giá cổ phiếu của công ty trên thị trường hiện tại 12.000 đồng, tuy nhiên theo sự tính toán với mức độ chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư X thì giá cổ phiếu của công ty ABC chỉ là 9.000 đồng. Theo bạn nhà đầu tư X có nên mua cổ phiếu công ty ABC ở thời điểm hiện tại không? Tại sao? 2 v1.0015112229 MỤC TIÊU • Hiểu được quy trình trong phân tích đầu tư chứng khoán; • Hiểu được các biến vĩ mô tác động tới thị trường chứng khoán; • Hiểu và vận dụng được mô hình phân tích môi trường cạnh tranh của Michael Porter; • Phân biệt loại công ty và loại cổ phiếu trong đầu tư chứng khoán; • Nắm bắt được cách thức định giá cổ phiếu công ty theo các phương thức khác nhau. 3 v1.0015112229 Quy trình phân tích Phân tích vĩ mô Phân tích ngành Phân tích công ty và định giá cổ phiếu 4 NỘI DUNG v1.0015112229 1. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH Phân tích nền kinh tế vĩ mô Mục tiêu: Chọn ra phân bổ tài sản tối ưu giữa cổ phiếu, trái phiếu, tiền Phân tích ngành Mục tiêu: Dựa trên kết quả phân tích vĩ mô xác định những ngành sẽ có triển vọng phát triển Phân tích và định giá công ty Mục tiêu: Chọn ra công ty có triển vọng và những cổ phiếu bị đánh giá thấp 5 v1.0015112229 2. PHÂN TÍCH VĨ MÔ • Giá trị của công ty được xác định bằng triển vọng lợi nhuận của công ty đó. • Triển vọng lợi nhuận của công ty phụ thuộc vào: Môi trường kinh tế toàn cầu; Nhân tố kinh tế ảnh hưởng tới ngành; Vị trí của công ty trong ngành. 6 v1.0015112229 2. PHÂN TÍCH VĨ MÔ (tiếp theo) • Chính sách kinh tế Chính sách tài khóa Thuế tăng hoặc giảm thuế sẽ tác động tới việc khuyến khích/hạn chế chi tiêu. Chi tiêu của Chính phủ: chi cho quốc phòng, bảo hiểm thất nghiệp, đường xá Chính sách tiền tệ Tác động đến cung tiền nhằm ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế. Tăng cung tiền, hạ lãi suất kích thích nền kinh tế. Không có tác động ngay lập tức như chính sách tài khóa. Công cụ chính sách tiền tệ gồm có nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất chiết khấu, dự trữ bắt buộc. • Chu kì kinh doanh Điểm chuyển giao giữa các chu kỳ kinh doanh gọi là đỉnh và đáy. Đỉnh là điểm chuyển giao từ cuối giai đoạn mở rộng sang đầu giai đoạn thu hẹp. Đáy là điểm cuối cùng của khủng hoảng trước khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi. 7 v1.0015112229 3. PHÂN TÍCH NGÀNH Lý do cần phải phân tích ngành: • Các ngành khác nhau sẽ phản ứng với những thay đổi kinh tế ở các điểm khác nhau trong chu kỳ kinh doanh. • Các ngành khác nhau có chu kỳ sống khác nhau. • Triển vọng của ngành trong môi trường kinh doanh toàn cầu sẽ xác định công ty của ngành được lợi hay bất lợi như thế nào. • Phân tích ngành sẽ được phân tích trước khi phân tích công ty. • Phân tích ngành cũng được xem là quan trọng đối với cách tiếp cận bottom-up. 8 v1.0015112229 3. PHÂN TÍCH NGÀNH (tiếp theo) 9 Ngành chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh Ngành ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh • Nhạy cảm trên mức trung bình với trạng thái của nền kinh tế ; • Ví dụ như các ngành sản xuất hàng tiêu dùng lâu bền (như xe ô tô) và các sản phẩm phục vụ cho quá trình sản xuất (sản phẩm của công ty này là đầu vào cho quá trình sản xuất của công ty khác); • Beta lớn. • Ít nhạy cảm với chu kỳ kinh tế; • Ví dụ như ngành sản xuất đồ ăn, công ty dược, cung cấp dịch vụ công cộng; • Beta thấp. v1.0015112229 3. PHÂN TÍCH NGÀNH (tiếp theo) 10 Chu kỳ kinh doanh và các ngành v1.0015112229 3. PHÂN TÍCH NGÀNH (tiếp theo) Giai đoạn 1: Tiên phong Giai đoạn 2: Tăng trưởng Giai đoạn 3: Tăng trưởng ổn định Giai đoạn 4: Ổn định và bão hòa Giai đoạn 5: Suy giảm Thời gian D o a n h t h u 11 Chu kỳ kinh doanh và các ngành v1.0015112229 3. PHÂN TÍCH NGÀNH (tiếp theo) Phân tích môi trường cạnh tranh trong ngành Theo Michael Porter (1980, 1985): • Ngành là một nhóm các công ty cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tương tự nhau vì vậy cạnh tranh trực tiếp với nhau. • 5 nhân tố cạnh tranh: Sự gia nhập của đối thủ mới; Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại; Sức ép về sản phẩm thay thế; Sức ép từ phía nhà cung cấp; Sức ép từ phía khách hàng. 12 v1.0015112229 3. PHÂN TÍCH NGÀNH (tiếp theo) 13 Các đối thủ tiềm ẩn Nhà cung cấp Khách hàng Sản phẩm thay thế Các đối thủ trong ngành Cạnh tranh giữa các công ty trong ngành Sức ép của đối thủ cạnh tranh mới Sức ép của sản phẩm và dịch vụ thay thế Sức ép của nhà cung cấp Sức ép của khách hàng v1.0015112229 4. PHÂN TÍCH CÔNG TY VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU • Phân tích tài chính công ty. • Các phương pháp định giá: Phương pháp xác định giá trị tài sản ròng; Phương pháp chiết khấu dòng tiền; Phương pháp chỉ số. 14 v1.0015112229 4. PHÂN TÍCH CÔNG TY VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU (tiếp theo) 15 • Công ty và cổ phiếu công ty Công ty tăng trưởng là công ty có những cơ hội đầu tư cho doanh số bán khá cao và lợi nhuận tăng trưởng khá mạnh. Cổ phiếu tăng trưởng là cổ phiếu cho lợi tức cao hơn những cổ phiếu khác có cùng mức độ rủi ro. Công ty phòng vệ (defensive companies) là công ty có lợi nhuận biến động ít nhất khi khủng hoảng kinh tế. Cổ phiếu phòng vệ (defensive stocks) là cổ phiếu của những công ty có hệ số beta thấp. Lợi tức kỳ vọng của những cổ phiếu này không giảm trong giai đoạn xuống dốc của toàn bộ thị trường. v1.0015112229 4. PHÂN TÍCH CÔNG TY VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU (tiếp theo) 16 Công ty có tính chu kỳ (cyclical companies) là công ty mà doanh thu và lợi nhuận chịu ảnh hưởng lớn của hoạt động kinh doanh. Cổ phiếu có tính chu kỳ (cyclical stocks) là cổ phiếu có tỷ suất lợi nhuận thay đổi lớn hơn thay đổi của tỷ suất lợi nhuận của toàn bộ thị trường. Công ty đầu cơ (speculative companies) là công ty có rủi ro cao và hứa hẹn cho lợi nhuận cao. Cổ phiếu đầu cơ (speculative stocks) là cổ phiếu có nhiều khả năng mang lại suất sinh lời thấp và có ít khả năng mang lại suất sinh lời cao. Lưu ý rằng cổ phiếu định giá cao là những cổ phiếu đầu cơ. v1.0015112229 4. PHÂN TÍCH CÔNG TY VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU (tiếp theo) • Phân tích cơ bản Phân tích cơ bản giá trị của một công ty bằng cách đánh giá khả năng sinh lời trong hiện tại và tương lai của công ty đó. Mục đích của phân tích cơ bản là xác định các cổ phiếu bị định giá sai so với giá trị thực. • Giá trị thực và giá thị trường Giá trị thực (IV) là giá trị đích thực tính toán ra bằng mô hình. Giá trị thị trường (MV) được hình thành từ sự đồng thuận của tất cả các chủ thể tham gia thị trường. Dấu hiệu giao dịch: IV > MV: Mua. IV < MV: Bán hoặc bán khống. IV = MV: Nắm giữ hoặc đã được định giá đúng. 17 v1.0015112229 4. PHÂN TÍCH CÔNG TY VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU (tiếp theo) 18 • Định giá cổ phiếu theo mô hình chiết khấu dòng tiền tự do (FCF) FCFF: Dòng tiền tự do của công ty (dòng tiền mà doanh nghiệp có thể tái đầu tư dài hạn). FCFF = EBIT(1 – Thuế) + Khấu hao – Chi tiêu vốn – Phần tăng của vốn lưu động ròng. FCFE: Dòng tiền tự do của chủ sở hữu. FCFE = FCFF – Chi phí lãi vay(1 – Thuế) + Phần tăng của nợ ròng. v1.0015112229 4. PHÂN TÍCH CÔNG TY VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU (tiếp theo) 19 v1.0015112229 4. PHÂN TÍCH CÔNG TY VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU (tiếp theo) 20 v1.0015112229 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Nhà đầu tư X không nên mua cổ phiếu công ty ABC ở thời điểm hiện tại vì: • Giá trị mà nhà đầu tư tính toán có thể được xem là giá trị thực của cổ phiếu (theo phương pháp mà nhà đầu tư lựa chọn để tính toán và theo quan điểm của nhà đầu tư này), trong khi giá trị thị trường là giá phản ánh cung cầu của cổ phiếu trên thị trường. • Giá trị thực nhỏ hơn giá trị thị trường không nên mua (cổ phiếu đang được định giá cao trên thị trường) (theo slide – giá trị thực và giá trị thị trường). 21 21 v1.0015112229 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Tỷ lệ chiết khấu được sử dụng để xác định giá trị thực của dòng tiền dành cho chủ sở hữu là: A. chi phí trung bình của vốn. B. chi phí nợ. C. chi phí vốn chủ sở hữu (tỷ lệ lợi tức yêu cầu đối với cổ phiếu thường). D. chi phí trung bình giữa cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Trả lời: • Đáp án đúng là: C. chi phí vốn chủ sở hữu. • Giải thích: Chi phí này phù hợp với dòng tiền được chiết khấu là dòng tiền dành cho vốn chủ sở hữu. • Tham khảo: Slide – dòng tiền FCFE với tốc độ tăng trưởng g. 22 v1.0015112229 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Cổ phiếu có tính chu kỳ là: A. cổ phiếu cho lợi tức cao hơn những cổ phiếu khác có cùng mức độ rủi ro. B. cổ phiếu của những công ty có hệ số beta thấp. C. cổ phiếu có tỷ suất lợi nhuận thay đổi lớn hơn thay đổi của tỷ suất lợi nhuận của toàn bộ thị trường. D. cổ phiếu có nhiều khả năng mang lãi suất sinh lời thấp và có ít khả năng mang lãi suất sinh lời cao. Trả lời: • Đáp án đúng là: C. cổ phiếu có tỷ suất lợi nhuận thay đổi lớn hơn thay đổi của tỷ suất lợi nhuận của toàn bộ thị trường. • Giải thích: Theo khái niệm cổ phiếu có tính chu kỳ. • Tham khảo: Slide – công ty và cổ phiếu công ty. 23 v1.0015112229 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Quy trình phân tích đầu tư chứng khoán; • Các chính sách vĩ mô tác động tới thị trường chứng khoán; • Mô hình phân tích môi trường cạnh tranh ngành của Michael Porter; • Phân biệt các loại công ty với cổ phiếu công ty; • Định giá cổ phiếu theo mô hình chiết khấu dòng tiền tự do. 24
File đính kèm:
- bai_giang_phan_tich_va_dau_tu_chung_khoan_bai_3_phan_tich_co.pdf