Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 8: Dự báo Báo cáo tài chính

NỘI DUNG

Khái niệm và ý nghĩa của dự báo báo cáo tài chính

Quy trình và căn cứ lập báo cáo tài chính dự báo

phương pháp lập dự báo báo cáo tài chính doanh nghiệp

Lập dự báo báo cáo kết quả kinh doanh

Lập dự báo bảng cân đối kế toán

Lập dự báo ngân quỹ

Ứng dụng phân tích tài chin

pdf 59 trang phuongnguyen 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 8: Dự báo Báo cáo tài chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 8: Dự báo Báo cáo tài chính

Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 8: Dự báo Báo cáo tài chính
v1.0015106223
BÀI 8
DỰ BÁO BÁO CÁO TÀI CHÍNH 
Giảng viên: Nguyễn Tuấn Anh
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
v1.0015106223
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Tầm quan trọng của dự báo đối với hoạt động của doanh nghiệp
Cách đây gần 7 năm, vào tháng 5 – 2008, ông Arjun Murti, chuyên gia dầu lửa hàng đầu
của Goldman Sachs, từng dự báo trong 2 năm tiếp theo giá dầu sẽ lên đến
200USD/thùng. 6 tháng sau, giá dầu rớt xuống còn 34USD/thùng. Nhiều doanh nghiệp đi
theo dự báo này và nhận được những tổn thất nặng nề, thậm chí phá sản với kế hoạch
kinh doanh của mình. Những dự báo sai lầm tương tự của tổ chức tài chính khổng lồ này
là một trong những yếu tố quan trọng dẫn tới đại khủng hoảng kinh tế 2008 – 2012. Người
ta từng xem tổ chức này là một trong những “thủ phạm” của đại suy thoái kinh tế.
1. Tầm ảnh hưởng của những dự báo về kinh tế đối với các doanh nghiệp?
2. Làm sao để đưa ra những dự báo về tài chính với độ chính xác cao?
2
v1.0015106223
MỤC TIÊU
Bài học này giúp sinh viên nắm được những nội dung sau:
• Nắm được ý nghĩa của hoạt động dự báo tài chính đối với doanh nghiệp.
• Thiết lập phương pháp, quy trình và cơ sở để lập dự báo báo cáo tài chính.
• Vai trò của dự báo doanh thu cũng như dự báo kết quả kinh doanh, dự báo
bảng cân đối kế toán.
• Các nội dung cơ bản trong dự báo ngân quỹ
• Biết cách lập báo cáo tài chính dự báo theo phương pháp tỷ phần doanh thu,
phân tích thống kê giá vốn và chi phí.
3
v1.0015106223
NỘI DUNG
Khái niệm và ý nghĩa của dự báo báo cáo tài chính
Quy trình và căn cứ lập báo cáo tài chính dự báo
phương pháp lập dự báo báo cáo tài chính doanh nghiệp
Lập dự báo báo cáo kết quả kinh doanh
Lập dự báo bảng cân đối kế toán
Lập dự báo ngân quỹ
Ứng dụng phân tích tài chinh doanh nghiệp
4
v1.0015106223
1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA DỰ BÁO BÁO CÁO TÀI CHÍNH
• Khái niệm: Trong tài chính doanh nghiệp, dự báo tài chính là quá trình xem xét quá
khứ, nhìn nhận hiện tại và dự đoán tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai
đặt trong viễn cảnh nhất định. Các dự báo này chủ yếu được thể hiện thông qua các báo
cáo tài chính dự báo của doanh nghiệp
• Ý nghĩa
 Dự báo tính hình tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của
doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp xác định được hướng đi, và kiểm soát các
hoạt động của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đề ra.
 Với những thông tin công bố của một doanh nghiệp cũng những thông tin về ngành
và những giả thiết hợp lý, nhà quản lý doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư cũng có
thể thiết lập dự báo tài chính cho doanh nghiệp, từ đó có cái nhìn sâu hơn, chi tiết
hơn vào năng lực hiện tại cũng như tiềm năng kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài
ra đây cũng là những thông số rất tốt cho các phân tích mở rộng về doanh nghiệp,
cụ thể hơn là về cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp.
5
v1.0015106223
2. QUY TRÌNH VÀ CĂN CỨ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH DỰ BÁO 
2.2. Những căn cứ chủ yếu lập dự báo tài chính
2.1. Quy trình lập dự báo Báo cáo tài chính doanh nghiệp
6
v1.0015106223
2.1. QUY TRÌNH LẬP DỰ BÁO BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
Quy trình lập kế hoạch tài chính có thể chia làm 3 giai đoạn
như sau:
• Giai đoạn 1: Thu thập và phân tích thông tin. Thông tin
được lấy từ các nhân tố bên ngoài cũng như các nhân tố
bên trong doanh nghiệp.
• Giai đoạn 2: Soạn thảo dự báo. Trên cơ sở tài liệu thông
tin, sử dụng những phương pháp nhất định tiến hành và
xác định dự báo về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
7
• Giai đoạn 3: Hoàn chỉnh báo cáo tài chính dự báo, bao gồm các công đoạn:
 Xem xét kết quả tài chính dự tính với mục tiêu ban đầu.
 Xem xét mức độ hợp lý của những giả thiết kinh tế được dùng để dự đoán, phát hiện
những sai sót trong những thông tin hoặc những khiếm khuyết trong các hoạt động.
v1.0015106223
2.2. NHỮNG CĂN CỨ CHỦ YẾU LẬP DỰ BÁO TÀI CHÍNH
• Kết quả phân tích đánh giá tình hình tài chính kỳ trước.
• Các chiến lược hay định hướng tài chính của doanh nghiệp.
• Các chính sách, chế độ tài chính của Nhà nước đối với
doanh nghiệp, và những vấn đề liên quan trực tiếp đến môi
trường kinh doanh của doanh nghiệp như các luật thuế, chế
độ khấu hao tài sản cố định, các thể lệ và quy chế vay vốn...
• Những xu hướng diễn biến thay đổi trong môi trường kinh
doanh mà trực tiếp là môi trường tài chính như sự biến động
của lãi suất, của thị trường chứng khoán, sự phát triển của
các Công ty cho thuê tài chính...
8
v1.0015106223
3. PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ BÁO BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
• Phương pháp tỉ lệ phần trăm trên doanh thu: 6 bước
1. Xác định tỉ lệ tăng trưởng doanh thu.
2. Xác định các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu.
3. Dự báo báo cáo kết quả kinh doanh.
4. Dự báo bảng cân đối kế toán và xác định nhu cầu vốn bổ sung.
5. Điều chỉnh dự báo.
6. Dự báo báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
9
v1.0015106223
4. LẬP DỰ BÁO BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
10
4.2. Dự kiến tỷ lệ các chi phí trên doanh thu
4.1. Dự báo doanh thu
4.3. Lập dự báo báo cáo kết quả kinh doanh 
v1.0015106223
4. LẬP DỰ BÁO BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
11
• Bước 1: Dự báo doanh thu.
• Bước 2: Dự kiến tỷ lệ các chi phí trên doanh thu bằng cách xác định tỷ lệ chi phí trên
doanh thu của kỳ trước, từ đó có thể điều chỉnh thích hợp dự kiến cho kỳ này.
• Bước 3: Trên cơ sở xác định các yếu tố trên, dự kiến sơ bộ Bảng kết quả kinh doanh.
v1.0015106223
4.1. DỰ BÁO DOANH THU
• Tầm quan trọng của dự báo doanh thu
 Dự báo doanh thu là vấn đề cực kỳ quan trọng, bởi lẽ doanh thu là điểm khởi đầu chi phối
hầu hết các vấn đề tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
 Nếu thị trường mở rộng hơn nhiều so với dự báo.
 Khi dự báo quá lạc quan về doanh thu của doanh nghiệp.
• Những yếu tố cần xem xét trong dự báo doanh thu
Dự báo doanh thu là vấn đề phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố như:
 Triển vọng của nền kinh tế.
 Thị phần và khả năng cạnh tranh.
 Chính sách giá cả.
 Chính sách marketing và chính sách tín dụng thương mại với khách hàng.
 Yếu tố lạm phát.
12
v1.0015106223
4.1. DỰ BÁO DOANH THU
13
• Cách thức dự báo doanh thu
 Dự báo doanh thu cần bắt đầu từ việc xem xét đánh giá tình hình thực hiện doanh
thu của doanh nghiệp trong những thời kỳ trước đó, thông thường, xem xét doanh
thu trong khoảng từ 3 – 5 năm trước đó.
 Cần phân tích đánh giá mức độ tăng giảm doanh thu và nguyên nhân dẫn đến sự
tăng giảm đó trên cơ sở đó xác định tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của
doanh thu.
 Tính toán, xem xét tốc độ tăng trưởng của thời kỳ đã qua và dự kiến cho kỳ sắp tới
cho từng loại sản phẩm. Trên cơ sở đó, tập hợp đánh giá và điều chỉnh để đưa ra dự
báo doanh thu của toàn bộ doanh nghiệp.
v1.0015106223
4.1. DỰ BÁO DOANH THU
Ví dụ: Lập dự báo doanh thu của
doanh nghiệp TLC 2012 với các
thông tin về báo cáo KQKD 2011
và dự báo giá sản phẩm năm
2012 như sau: Giá bán sản phẩm
tăng đối với mô hình sản xuất X
và Y lần lượt là $20 lên $25 và
$40 lên $50. Sự tăng giá bán này
là cần thiết đối với doanh nghiệp
để bù đắp sự tăng lên về chi phí
lương, nguyên vật liệu và chi phí
sản xuất chung.
Báo cáo kết quả kinh doanh của TLC 2011
Đơn vị: $
Doanh thu
Mô hình X (1.000sp, giá $20/sp) 20.000
Mô hình Y (2.000sp, giá $40/sp) 80.000
Tổng doanh thu 100.000
Giá vốn hàng bán
Lương 28.500
Vật liệu A 8.000
Vật liệu B 5.500
Chi phí sản xuất chung 38.000
Tổng giá vốn hàng bán 80.000
Lợi nhuận gộp 20.000
Chi phí hoạt động 10.000
Lợi nhuận hoạt động 10.000
Chi phí lãi vay 1.000
Lợi nhuận trước thuế 9.000
Thuế TNDN (15%) 1.350
Lợi nhuận sau thuế 7.650
Trả cổ tức cho cổ đông thường 4.000
Lợi nhuận giữ lại 3.650
14
v1.0015106223
4.1. DỰ BÁO DOANH THU (tiếp theo)
15
Dự báo doanh thu TLC 2012
Sản lượng tiêu thụ
Mô hình X 1.500
Mô hình Y 1.950
Doanh thu
Mô hình X ($25/sp) 37.500
Mô hình Y ($50/sp) 97.500
Tổng doanh thu 135.000
v1.0015106223
4.2. DỰ KIẾN TỶ LỆ CÁC CHI PHÍ TRÊN DOANH THU
• Sau khi tiến hành dự báo doanh thu năm tới, doanh nghiệp cần xác định tỷ phần (%) của
các chi phí (chi phí giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động và chi phí lãi vay) với doanh
thu dự báo, thông thường dựa vào các tỷ phần trong những kỳ trước.
• Ví dụ: Với doanh nghiệp TLC, những tỷ số này xác định như sau:
16
Giá vốn hàng bán
=
80,000
= 80%
Doanh thu 100,000
Chi phí hoạt động
=
10,000
= 10%
Doanh thu 100,000
Chi phí lãi vay
=
1,000
= 1%
Doanh thu 100,000
v1.0015106223
4.3. LẬP DỰ BÁO BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
• Trên cơ sở xác định các yếu tố trên, nhà dự báo sẽ tiến hành lập dự kiến sơ bộ Bảng
kết quả kinh doanh dự báo.
• Ví dụ:
Báo cáo kết quả kinh doanh dự báo của TLC 2012
Đơn vị: $
Doanh thu 135.000
Giá vốn hàng bán (80% doanh thu) 108.000
Lợi nhuận gộp 27.000
Chi phí hoạt động (10% doanh thu) 13.500
Lợi nhuận hoạt động 13.500
Chi phí lãi vay (1% doanh thu) 1.350
Lợi nhuận trước thuế 12.150
Thuế thu nhập doanh nghiệp (15%) 1.823
Lợi nhuận sau thuế 10.328
Trả cổ tức 4.000
Lợi nhuận giữ lại 6.328
17
v1.0015106223
5. LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN DỰ BÁO
5.2. Dự báo về nguồn tài trợ và cân đối với nhu cầu
5.1. Dự kiến nhu cầu tài sản tăng thêm
5.3. Ví dụ
18
v1.0015106223
5.1. DỰ KIẾN NHU CẦU TÀI SẢN TĂNG THÊM
Lập dự báo Bảng cân đối kế toán theo tỉ lệ phần trăm
trên doanh thu dựa trên cơ sở nguyên lý mối liên hệ
giữa doanh thu và tài sản, tài sản và nguồn tài trợ để
cân đối với nhu cầu.
Để tăng doanh thu đòi hỏi phải gia tăng tài sản tương
ứng tạo ra nền tảng cho việc tăng doanh thu.
• Tài sản lưu động nhìn chung thay đổi tương ứng
với doanh thu: Khi có sự biến động về doanh thu
thì thông thường lập tức kéo theo sự biến động
vốn bằng tiền, khoản phải thu và hàng tồn kho.
• Tài sản cố định sẽ không nhất thiết phải thay đổi
tương ứng với tốc độ tăng doanh thu (đặc biệt là
khi công ty hoạt động chưa huy động tối đa công
suất năng lực sản xuất hiện có).
19
v1.0015106223
5.2. DỰ BÁO VỀ NGUỒN TÀI TRỢ VÀ CÂN ĐỐI VỚI NHU CÂU
• Khi tài sản tăng lên thì nợ và vốn chủ sở hữu cũng tăng lên. Số tài sản tăng thêm sẽ
được tài trợ bằng những phương thức nhất định.
• Số vốn thiếu hụt trước tiên sẽ được bù đắp bởi các khoản phải trả nhà cung cấp và các
khoản nợ phải trả khác phát sinh tự động có tính chất chu kỳ.
• Nếu vẫn chưa đủ, số vốn thiếu hụt đó sẽ được tài trợ từ nguồn vốn bên ngoài bằng cách
vay vốn hoặc phát hành thêm cổ phiếu thường bán ra công chúng tùy thuộc vào các
chiến lược tài trợ của doanh nghiệp.
20
v1.0015106223
5.3. VÍ DỤ
Những giả thuyết sử dụng để dự báo bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp TLC 2012:
• Tiền mặt tối thiểu là $6.000
• Chứng khoán thanh khoản không thay đổi $4.000
• Phải thu dựa trên doanh thu bán hàng TB trong 45 ngày là: 45/360 × 135.000 = $16.875
• Hàng tồn kho: $16.00 trong đó NVL: 25% (~$4.000), thành phẩm: 75% (~$12.00)
• Nguyên giá máy móc thiết bị mới: $20.000. Tổn khấu hao trong năm $8.000
• Giá trị còn lại của tài sản cố định cũ là $51.000
• Các khoản mua trong năm tới ước tính = 30% DT hàng năm: 30% x 135.00 = $40.500
• Khoản phải trả: 72/360 × 40.500 = $8.100
• Khoản thuế phải trả ước tính một quý là: 1.823/4 = $455
• Giấy tờ có giá phải trả là $8.300
• Nợ ngắn hạn khác không thay đổi, duy trì ở mức $3.400
• Nợ dài hạn và cổ phiếu thường không đổi, tương ứng là $18.000 và $30.000. Doanh
nghiệp không thu hồi và không phát hành thêm trái phiếu và cổ phiếu.
• Lợi nhuận giữ lại sẽ tăng thêm $63.227, từ $23.000 năm 2011 lên $29.327 năm 2012.
21
v1.0015106223
5.3. VÍ DỤ
22
Bảng cân đối kế toán dự báo của công ty TLC
Bảng cân đối kế toán dự báo của TLC
Ngày 31 tháng 12 năm 2012
Đơn vị: $
Tài sản Nguồn vốn
Tiền 6.000 Phải trả 8.100
Chứng khoán thanh khoản 4.000 Thuế phải nộp 455
Hàng tồn kho 16.875 Giấy tờ có giá phải trả 8.300
Nguyên vật liệu 4.000 Nợ ngắn hạn khác 3.400
Thành phẩm 12.00
0
Tổng nợ ngắn hạn 20.255
Tổng hàng tồn kho 16.000 Nợ dài hạn 18.000
Tổng tài sản ngắn hạn 42.875 Vốn chủ sở hữu
Tài sản cố định ròng 63.000 Cổ phiếu thường 30.000
Lợi nhuận giữ lại 29.327
Tổng nợ và VCSH 97.582
Vốn cần bổ sung 8.293
Tổng tài sản 105.875 Tổng nguồn vốn 105.875
v1.0015106223
6. LẬP DỰ BÁO NGÂN QUỸ
23
6.2. Dự báo dòng tiền ra
6.1. Dự báo dòng tiền vào
6.3. Dự báo dòng tiền ròng, tiền cuối kỳ, nguồn tài trợ, thặng dư tiền
6.4. Đánh giá ngân quỹ
v1.0015106223
6.1. DỰ BÁO DÒNG TIỀN VÀO
• Dòng tiền vào bao gồm toàn bộ các khoản thu tiền trong một giai đoạn tài chính nhất định
của doanh nghiệp (doanh thu bằng tiền, tập hợp khoản phải thu và số thu tiền khác).
• Ví dụ: Doanh nghiệp TLC, xác định ngân quỹ cho tháng 10, 11, 12. Có các thông tin sau:
 Doanh thu của doanh nghiệp tháng 8 và 9 lần lượt là $100.000 và $200.000.
 Doanh thu dự báo tháng 10, 11, 12 là $400.000, $300.000 và $200.000. 20% doanh
thu thu được bằng tiền mặt, 80% phải thu (trong đó, 50% và 30% phải thu thu được
bằng tiền sau 1 tháng và 2 tháng).
 Nợ xấu (không thể thu hồi) giả định là không có.
 Tháng 12, doanh nghiệp nhận được $30.000 cổ tức từ các khoản góp vốn. Dòng tiền
vào dự kiến như sau:
24
v1.0015106223
6.1. DỰ BÁO DÒNG TIỀN VÀO
25
Dòng tiền vào dự kiến của doanh nghiệp TLC
Đơn vị: $
Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12
Dự báo doanh thu 100 200 400 300 200
Doanh thu bằng tiền 20 40 80 60 40
Thu khoản phải thu bằng tiền
Sau 1 tháng 50 100 200 150
Sau 2 tháng 30 60 120
Các khoản thu khác 30
Tổng dòng tiền vào 210 320 340
v1.0015106223
6.2. DỰ BÁO DÒNG TIỀN RA
• Dòng tiền ra là toàn bộ tiền thực chi ra của doanh nghiệp trong một giai đoạn tài chính
nhất định (chi mua nguyên vật liệu, chi lương nhân viên, chi nộp thuế).
• Ví dụ: Doanh nghiệpTLC thu thập thông tin cần thiết để chuẩn bị cho kế hoạch chi tiêu
bằng tiền cho tháng 10, 11 và 12 như sau:
 Chi phí mua sắm bằng 70% doanh thu. Trong đó, 10% chi bằng tiền, 70% trả chậm
một tháng, 20% còn lại trả chậm 2 tháng.
 Chi tiền thuê là $5.000, trả hàng tháng.
 Lương và khoản trích theo lương ước tính bằng 10% doanh thu/ tháng, tương
đương với $8.000.
 Trả thuế phải trả vào tháng 12 là $25.000.
 Chi phí mua sắm tài sản cố định mới trong tháng 11 là $130.000, trả ngay trong tháng.
 Chi trả lãi vay trong tháng 12 là $10.000.
 Chi trả cổ tức trong tháng 10 là $20.000.
 Trả gốc nợ vay trong tháng 12 là $20.000.
26
v1.0015106223
6.2. DỰ BÁO DÒNG TIỀN RA
27
Dòng tiền vào dự kiến của doanh nghiệp TLC (2012)
Đơn vị: $
Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12
Chi phí mua sắm (70% doanh thu) 70 140 280 210 140
Chi mua sắm (10%) 7 14 28 21 14
Chi khoản phải trả tới hạn
Sau 1 tháng (70%) 49 98 196 147
Sau 2 tháng (20%) 14 28 56
Chi thuế ngoài 5 5 5
Chi lương và khoản theo lương 48 38 28
Chi thuế 25
Chi mua tài sản cố định mới 130
Chi lãi vay 10
Chi cổ tức 20
Chi khác 20
Tổng dòng tiền vào 213 418 305
v1.0015106223
6.3. DỰ BÁO DÒNG TIỀN RÒNG, TIỀN CUỐI KỲ, NGUỒN TÀI TRỢ, THẶNG DƯ TIỀN
• Dựa trên số liệu về dòng tiền vào và dòng tiền ra, doanh
nghiệp dự báo dòng tiền ròng, từ đó cùng với số dư tiền cuối
kỳ và nhu cầu tiền tối thiểu của mình, doanh nghiệp lập dự
báo lượng tiền thiếu hụt hoặc thặng dư.
• Nếu tiền cuối kỳ của doanh nghiệp nhỏ hơn nhu cầu tiền tối
 ... ồn kho 0.77 0.70 0.73 0.92 1
Tài sản ngắn hạn khác 0.91 1.12 0.55 2.20 1
Tổng tài sản ngắn hạn 1.86 1.38 0.98 1.10 1
Các khoản phải thu dài hạn 0.00 0.00 0.49 0.56 1
Tài sản cố định 1.72 1.46 1.55 1.53 1 Nguồn Vốn chủ sở hữu
(Giá trị hao mòn lũy kế) 1.91 1.64 1.45 1.24 1 Vốn chủ sở hữu 1.65 1.31 1.07 1.02 1
Bất động sản đầu tư 0.65 0.74 0.82 0.91 1 Nguồn kinh phí và quỹ khác
Các khoản đầu tư TC dài hạn 1.22 1.05 1.05 1.04 1 Tổng Nguồn Vốn chủ sở hữu 1.65 1.31 1.07 1.02 1
Tổng tài sản dài hạn khác 1.52 1.70 1.22 1.37 1 Lợi ích của cổ đổng thiểu số 0.87 0.01 0.30 0.30 1.00
Lợi thế thương mại 0.66 0.76 0.82 0.92 1
Tổng tài sản 1.56 1.27 1.09 1.15 1 Nguồn vốn 1.56 1.27 1.09 1.15 1.00
38
v1.0015106223
7.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI SẢN, NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY (tiếp theo)
• Phân tích kết cấu tài sản – nguồn vốn của công ty KDC
Bảng kết cấu tài sản nguồn vốn của công ty KDC giai đoạn 2010 – 2014 (Năm gốc 2010)
Tài sản 2014 2013 2012 2011 2010 Nguồn Vốn 2014 2013 2012 2011 2010
Tài sản ngắn hạn Nợ Phải Trả
Tiền và các khoản tương đương tiền 31% 31% 15% 17% 13% Nợ ngắn hạn 20% 20% 25% 31% 21%
Các khoản đầu tư TC ngắn hạn 9% 1% 4% 6% 3% Nợ dài hạn 1% 4% 2% 3% 3%
Các khoản phải thu ngắn hạn 10% 13% 16% 12% 20% Tổng Nợ 20% 23% 27% 34% 24%
Hàng tồn kho 4% 5% 6% 7% 9%
Tài sản ngắn hạn khác 0% 1% 0% 2% 1%
Tổng tài sản ngắn hạn 55% 50% 42% 44% 46%
Các khoản phải thu dài hạn 0% 0% 0% 0% 0%
Tài sản cố định 20% 21% 26% 25% 19% Nguồn Vốn chủ sở hữu
(Giá trị hao mòn lũy kế) –14% –15% –15% –12% –11% Vốn chủ sở hữu 79% 77% 73% 66% 74%
Bất động sản đầu tư 0% 0% 0% 0% 1% Nguồn kinh phí và quỹ khác
Các khoản đầu tư TC dài hạn 19% 20% 23% 22% 24% Tổng Nguồn Vốn chủ sở hữu 79% 77% 73% 66% 74%
Tổng tài sản dài hạn khác 2% 3% 2% 2% 2% Lợi ích của cổ đổng thiểu số 1% 0% 1% 1% 2%
Lợi thế thương mại 4% 5% 6% 7% 8%
Tổng tài sản 100% 100% 100% 100% 100% Nguồn vốn 100% 100% 100% 100% 100%
39
v1.0015106223
7.2. PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN
40
Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn công ty Kinh Đô năm 2014
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2014 2013 Sử dụng vốn Nguồn vốn
Tài Sản
Tài sản ngắn hạn 4,324,132 3,208,952
Tiền và các khoản tương đương tiền 2,467,178 1,958,065 509,113
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 700,101 39,480 660,621
Các khoản phải thu ngắn hạn 784,031 859,893 75,862
Hàng tồn kho 333,740 303,698 30,042
Tài sản ngắn hạn khác 39,082 47,817 8,735
Tài sản dài hạn 
Nguyên giá TSCĐ 1,613,383 1,371,192 242,191
(Giá trị hao mòn lũy kế) –1,091,499 –939,212
Bất động sản đầu tư 18,872 21,445 2,573
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1,480,146 1,272,100 208,046
Tổng tài sản dài hạn khác 158,718 178,235 19,517
Lợi thế thương mại 280,627 326,322 45,695
TỔNG TÀI SẢN 7,875,877 6,378,246
Nguồn vốn
Nợ Phải Trả
Nợ ngắn hạn 1,535,881 1,265,590 270,291
Nợ dài hạn 52,304 229,440 177,136
Vốn chủ sở hữu
Tổng Nguồn Vốn chủ sở hữu 6,186,608 4,881,644 1,304,964
Lợi ích của cổ đông thiểu số 101,083 1,572 99,511
TỔNG NGUỒN VỐN 7,875,877 6,378,246
Tổng 1,827,149 1,827,148
v1.0015106223
7.2. PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN
• Năm 2014, tổng đầu tư của công ty là 1.827 tỉ, trong đó
 Tiền hành đầu tư tài chính ngắn hạn là khoảng 660 tỷ.
 Tiền mặt đang nắm giữ để thực hiện kế hoạch đầu tư tài chính ngắn hạn trong
thời gian tới là 509 tỷ.
 Tiến hành mua hàng hóa tổn kho hơn 30 tỷ.
 Tiến hành đầu tư tài sản dài hạn 242 tỷ.
 Thực hiện trả nợ dài hạn 177 tỷ.
• Nguồn tài trợ của công ty trong năm này bao gồm
 Thu khoản phải thu 27 tỷ.
 Bán một số tài sản 242 tỷ.
 Vay nợ ngắn hạn 270 tỷ.
 Huy động vốn chủ sở hữu 1.300 tỷ
41
v1.0015106223
7.3. PHÂN TÍCH VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG VÀ NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG
• Vốn lưu động ròng và nhu cầu vồn lưu động ròng của công ty Kinh Đô các năm:
• Vốn lưu động ròng các năm của công ty luôn dương cho thấy công ty luôn duy trì
được tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo
tính thanh khoản cho các khoản nợ của mình.
• Ngoài ra tài sản dài hạn của công ty cũng được đảm bảo bởi nguồn vốn dài hạn, là
nguồn vốn có tính ổn định cao.
• Nhu cầu vốn lưu động ròng các năm gần đây (2013, 2014) đều nhỏ hơn vốn lưu
động ròng khá nhiều. Trong tài sản lưu động của doanh nghiệp, tiền và tương đương
tiền cùng đầu tư tài chính ngắn hạn là cao vì đây là xu hướng của doanh nghiệp
trong thời gian tới.
Năm 2014 2013 2012 2011 2010
Vốn lưu động ròng 2,788,251 1,943,362 936,323 774,973 1,295,540
Nhu cầu vốn lưu động ròng 1,117,771 1,163,591 1,198,720 1,122,943 1,452,683
42
v1.0015106223
7.4. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH 
7.4.2. Phân tích khả năng thanh toán cúa công ty Kinh Đô
7.4.1. Phân tích khả năng hoạt động của công ty Kinh Đô
7.4.3. Phân tích khả năng cân đối vốn của công ty KDC
7.4.4. Phân tích khả năng sinh lời của công ty KDC
43
v1.0015106223
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY KINH ĐÔ
Hệ số trung bình ngành
STT Tỷ số tài chính 2014 2013 2012 2011 2010
1 Kỳ thu tiền bình quân 57.78 68.82 75.15 62.33 192.34 
2 Vòng quay hàng tồn kho 8.41 8.51 7.63 6.47 2.87 
3 Vòng quay vôn lưu động 1.15 1.42 1.87 1.66 0.83 
4 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 3.07 3.33 2.95 2.97 2.06 
5 Hiệu suất sử dụng tổng TS 0.63 0.72 0.78 0.73 0.38 
STT Tỷ số tài chính 2014 2013 2012 2011 2010
1 Vòng quay hàng tồn kho 8,3 8,1 7,5 5,1 5,6
2 Kỳ thu tiền bình quân 50,3 65,6 60,2 85,4 90,1
3 Vòng quay vốn lưu động 1,86 2,06 2,02 2,15 2,34
4 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0,81 0,84 0,89 0,98 1,07
44
v1.0015106223
7.4.1. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY KINH ĐÔ
Phân tích kỳ thu tiền bình quân
• Kỳ thu tiền bình quân của công ty năm 2014 là 57,78 cho biết bình quân sau khi bán
hàng thì sau 57,78 ngày doanh nghiệp sẽ thu được tiền.
• Kỳ thu tiền BQ của công ty cho thấy chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp.
• Từ năm 2012 – 2014, kỳ thu tiền của kinh đô có xu hưởng giảm cho thấy công ty dần
thắt chặt các chính sách tín dụng thương mại nhằm giảm rủi ro dòng tiền. Tuy nhiên
công ty vẫn duy trì mức tăng doanh thu trong thời gian này, điều đó cho thấy hiệu quả
trong hoạt động bán hàng của công ty đang tiến triển tốt, quản lý thu tiền khách hàng
của công ty cũng tốt hơn và tình hình tài chính của khách hàng cũng trở nên tốt hơn.
• Kỳ thu tiền bình quân của công ty so với trung bình ngành là cao hơn, một phần cho
thấy công ty có chính sách tín dụng thương mại thoáng để thu hút khách hàng nhưng
cũng có thể do khả năng quan lý khoản phai thu của doanh nghiệp là chưa tốt.
45
v1.0015106223
7.4.1. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY KINH ĐÔ
46
• Vòng quay hàng tồn kho của công ty năm
2014 là 8,14 cho biết trong năm 2014 bình
quân hàng tồn kho của công ty thực hiện
được 8,14 vòng chu chuyển.
• Vòng quay Hàng tồn kho của công ty có sự
tăng trưởng khá mạnh trong giai đoạn từ
2010 đến 2013 và giảm nhẹ trong năm
2014. Tuy nhiên mức nếu so sánh giá vốn
hàng bán của công ty có sự tăng đều các
năm, vòng quay hàng tồn kho (HTK) năm
2014 giảm chủ yếu là do HTK bình quân của
năm cao hơn 2013. Điều này cho thấy công
ty cần chú trọng hơn nữa công tác quản lý
HTK, tập trung đẩy mạnh tốc độ bán hàng.
2.87 
6.47 
7.63 
8.51 8.41 
5.00 5.10 
6.50 6.20 
7.30 
 -
 1.00
 2.00
 3.00
 4.00
 5.00
 6.00
 7.00
 8.00
 9.00
2010 2011 2012 2013 2014
Vòng quay Hàng Tồn Kho
DN
TBN
• Vòng quay HTK của công ty những năm gần đây (2013, 2014) hơn TB ngành cho thấy
công tác quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp là tương đối tốt.
v1.0015106223
7.4.1. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY KINH ĐÔ
47
• Vòng quay vốn lưu động của công ty năm
2014 là 1,15 cho biết năm 2014 trung bình
công ty đầu tư 1 đồng vào TSNH thì thu
được 1,15 doanh thu thuần.
• Tỷ số này có xu hướng tăng từ 2010 đến
2012 nhưng lại giảm trong giai đoạn
2012 đến 2014. Mặc dù doanh thu tăng
hàng năm của công ty (báo cáo KQKD)
nhưng hiệu quả trong đầu tư vào tài sản
ngắn hạn của công ty lại giảm, cho thấy
xu hướng đầu tư của công ty trong giai
đoạn này chủ yếu là đầu tư dài hạn, cụ
thể là mở rộng quy mô sản xuất.
 -
 0.50
 1.00
 1.50
 2.00
 2.50
2010 2011 2012 2013 2014
Vòng quay Vốn lưu động 
Doanh nghiệp
TB ngành
v1.0015106223
7.4.1. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY KINH ĐÔ
48
• Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty Kinh đô năm 2014 là 3,07 cho biết
trong năm 2014 trung bình công ty đầu tư 1 đồng vào TSCĐ thì thu được 3,07 đồng
doanh thu thuần.
• Hiệu suât sử dụng tổng tài sản của công ty năm 2014 là 0,63 cho biết năm 2014 bình
quân công ty đầu tư 1 đồng vào tài sản thì thu được 0,63 đồng doanh thu thuần.
 - 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20
2010
2011
2012
2013
2014
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
TBN
DN
v1.0015106223
7.4.2. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY KINH ĐÔ
Hệ số trung bình ngành
STT Tỷ số tài chính 2014 2013 2012 2011 2010
1 Khả năng thanh toán ngắn hạn 2.82 2.54 1.69 1.43 2.25 
2 Khả năng thanh toán nhanh 2.12 2.26 1.44 1.16 1.79 
3 Khả năng thanh toán tức thời 1.61 1.55 0.61 0.54 0.65 
STT Tỷ số tài chính 2014 2013 2012 2011 2010
1 Khả năng thanh toán ngắn hạn 1,75 1,59 1,83 1,86 1,9
2 Khả năng thanh toán nhanh 1,4 1,27 1,35 1,12 1,34
3 Khả năng thanh toán tức thời 0,44 0.56 0.54 0.98 0.58
49
v1.0015106223
7.4.2. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY KINH ĐÔ
50
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
2010 2011 2012 2013 2014
Khả năng thanh toán thanh 
toán ngắn hạn
DN
TBN
0
0.5
1
1.5
2
2.5
2010 2011 2012 2013 2014
Khả năng thanh toán nhanh
DN
TBN
v1.0015106223
7.4.3. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CÂN ĐỐI VỐN CỦA CÔNG TY KDC
Chỉ số trung bình ngành
STT Tỷ số tài chính 2014 2013 2012 2011 2010
1 Hệ số nơ 0.45 0.41 0.41 0.34 0.36
2 Hệ số tự tài trợ 0.55 0.59 0.59 0.66 0.64
3 Hệ số nợ/vcsh 0.82 0.69 0.69 0.52 0.56
4 Khả năng thanh toán lãi vay –
STT Tỷ số tài chính 2014 2013 2012 2011 2010
1 Hệ số nơ 0.20 0.23 0.27 0.34 0.24 
2 Hệ số tự tài trợ 0.80 0.77 0.73 0.66 0.76 
3 Hệ số nợ/vcsh 0.25 0.31 0.36 0.51 0.31 
4 Khả năng thanh toán lãi vay 32.98 15.26 6.19 3.98 16.87 
51
v1.0015106223
7.4.3. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CÂN ĐỐI VỐN CỦA CÔNG TY KDC
52
• Hệ số nợ và hệ số VCSH của công ty Kinh Đô năm 2014 lần lượt là 0,2 và 0,8 cho biết
năm 2014 cứ 1 đồng tài sản của công ty thì có 0,2 đồng là huy động từ vốn nợ vay và
0,8 đồng là huy động từ vốn chủ sở hữu. Hay theo như tỷ số Nợ/VCSH = 0,25 cho biết
cứ 1 đồng nợ được đảm bảo bởi 4 đồng VCSH của công ty.
• Hệ số nợ khá thấp so với trung bình ngành và có xu hướng thấp dần cho thấy công ty
duy trì mức độ đảm bảo về mặt tài chính là khá tốt, tuy nhiên lượng vốn CSH với chi
phí tài chính cao cũng sẽ khiến cho tỷ số suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu thấp do tỷ
sổ đòn bẩy tài chính không cao.
v1.0015106223
7.4.4. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÔNG TY KDC
STT Tỷ số tài chính 2014 2013 2012 2011 2010
1 Doanh lợi doanh thu 10.83% 10.83% 8.26% 6.44% 27.03%
2 Doanh lợi tổng tài sản 6.81% 7.74% 6.42% 4.71% 10.37%
3 Doanh lời vốn chủ sở hữu 8.67% 10.12% 8.83% 7.17% 13.98%
STT Tỷ số tài chính 2014 2013 2012 2011 2010
1 Doanh lợi doanh thu 12% 13% 14% 16% 20%
2 Doanh lợi tổng tài sản 10% 11% 12% 15% 22%
3 Doanh lời vốn chủ sở hữu 20% 22% 23% 26% 34%
Hệ số trung bình ngành
53
v1.0015106223
7.4.4. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÔNG TY KDC
• Tỷ số doanh lợi doanh thu của công ty năm 2014 là 10,83% cho biết năm 2014 cứ 100
đồng doanh thu đem lại cho doanh nghiệp 10,83 đồng lợi nhuận.
• Tỷ lệ lợi nhuận gộp của công ty năm 2014 (= lợi nhuận gộp / doanh thu thuần) là
43,32% cho thấy chi phí nguyên vật liệu chiếm hơn 50% tổng chi phí
• So với trung bình ngành thì tỷ số này chưa cao, cho thấy hiệu quả trong sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp so với ngành thực phẩm còn chưa tốt
DN
TBN0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
2010 2011 2012 2013 2014
ROS
DN
TBN
54
v1.0015106223
7.4.4. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÔNG TY KDC
55
• Tỷ suất sinh lời trên tổng tài (ROA)
sản của công ty năm 2014 là
6,81% cho thấy năm 2014 trung
bình cứ 100 đồng tổng vốn của
công ty sinh ra 6,81 đồng lợi nhuận
sau thuế.
• Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu (ROE) của công ty năm 2014
là 8,67 % cho thấy trung bình cứ
100 đồng vốn chủ sở hữu của
công ty sinh ra 8,67 đồng lợi nhuận
sau thuế.
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
2010 2011 2012 2013 2014
ROA 
DN
TBN
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
2010 2011 2012 2013 2014
ROE
DN
TBN
v1.0015106223
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Trong nền kinh tế thị trường, công tác dự báo là vô cùng quan trọng bởi lẽ nó cung cấp
các thông tin cần thiết nhằm giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định giúp doanh nghiệp sử
dụng nguồn lực một cách hiệu quả, thực hiện được các mục tiêu đã xác lập.
Để dưa ra các dự báo tài chính có chất lượng cao đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng được
những yêu cầu chính sau:
• Nắm vững quy trình, phương pháp khi tiến hành lập dự báo cho doanh nghiệp.
• Hiểu và thu thập các cơ sở cần thiết để tiến hành lập dự báo.
• Nắm được vai trò và tầm quan trọng của các nội dung trong dự báo.
56
v1.0015106223
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Một dự báo cáo tài chính điển hình KHÔNG bao gồm dự báo báo cáo nào sau đây?
A. Dự báo Kết quả kinh doanh.
B. Dự báo Bảng cân đối kế toán.
C. Dự báo Ngân quỹ.
D. Dự báo thay đổi vốn chủ sở hữu.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: D. Dự báo thay đổi vốn chủ sở hữu.
• Giải thích: Một bộ báo cáo dự báo tài chính điển hình bao gồm ba dự báo: Dự báo
báo cáo KQKD, dự báo BCĐKT, dự báo ngân quỹ, mỗi dự báo sẽ cũng cấp cho
người sử dụng những nội dung quan trọng khác nhau trong quá trình ra quyết định
của doanh nghiệp. Trong khi đó, các thay đổi về vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
thường không được thực hiện và không ảnh hưởng đến các dự báo tài chính của
doanh nghiệp.
57
v1.0015106223
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Bước đầu tiên trong dự báo Báo cáo tài chính theo phương pháp tỉ lệ phần trăm
trên doanh thu là:
A. dự báo bảng Cân đối kế toán.
B. dự báo Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
C. dự báo nhu cầu vốn bổ sung.
D. dự báo tỉ lệ tăng trưởng doanh thu.
Trả lời :
• Đáp án đúng là: D. Dự báo tỉ lệ tăng trưởng doanh thu.
• Giải thích: Doanh thu là điểm khởi đầu và chi phối các vấn đề khác của doanh nghiệp,
dự báo doanh thu là nền tảng để doanh nghiệp tiến hành lập dự báo báo cáo kết quả
kinh doanh, bảng cân đối kế toán và dự báo ngân quỹ. Do đó dư bảo tỉ lệ tăng trưởng
doanh thu là công việc đầu tiên trong dự báo báo cáo tài chính của doanh nghiệp
(phương pháp tỉ lệ phần trăm trên doanh thu).
58
v1.0015106223
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Lập dự báo báo cáo tài chính buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới những vấn đề
trong tương lai thông qua việc kiểm tra và đánh giá hàng loạt số liệu của mình. Thông
qua bài 8 này, chúng tôi đã mô tả những gì dự báo báo cáo tài chính cần phải thực hiện
của doanh nghiệp và những nhân tố cần có cũng như các bước cơ bản để xây dựng
các báo cáo tài chính dự báo.
• Lập các dự báo tài chính không chỉ bắt đầu từ những hoạt động máy móc đơn thuần.
Lập dự báo báo cáo tài chính thường xuyên sẽ gắn kết được mối liên hệ giữa mục tiêu
phát triển và những giá trị tạo ra của doanh nghiệp.
59

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phan_tich_tai_chinh_bai_8_du_bao_bao_cao_tai_chinh.pdf