Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính
NỘI DUNG
Các nguồn vốn của doanh nghiệp
Cơ cấu vốn của doanh nghiệp
Vốn lưu động ròng và chính sách tài trợ vốn
Rủi ro tài chính và đòn bẩy tài chính
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính

v1.0015106223 BÀI 5 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH Tên giảng viên: ThS. Phạm Văn Tuệ Nhã Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1 v1.0015106223 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG • Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVX) là một trong những doanh nghiệp ưa thích sử dụng đòn bẩy tài chính. Giai đoạn 2008–2010, nhờ vào việc sử dụng đòn bẩy tài chính, thu nhập cơ bản trên cổ phiếu thường (EPS) của công ty đã tăng gấp 5,5 lần sau 3 năm. • Tuy nhiên, kể từ năm 2011, công ty bắt đầu làm ăn thua lỗ. Tình trạng này càng trở nên trầm trọng hơn trong năm 2012 và 2013. Theo Báo cáo kiểm toán năm 2013, công ty có nguy cơ suy giảm khả năng thanh toán ở mức đáng lo ngại: Tổng nợ ngắn hạn vượt xa tài sản ngắn hạn, tỷ trọng nợ vượt quá 90%, chi phí tài chính tăng mạnh từ 587 tỷ (2012) lên 811 tỷ (2013) và doanh nghiệp có nguy cơ phải hủy niêm yết do thua lỗ 3 năm liên tiếp. Theo nhận định của các nhà phân tích, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính không đúng thời điểm. Đòn bẩy tài chính là gì? Tại sao trong giai đoạn 2008–2010 đòn bẩy tài chính có thể giúp PVX tăng tỷ lệ sinh lợi nhưng sau đó lại khiến cho công ty thua lỗ ngày càng trầm trọng hơn? Vậy trong trường hợp nào doanh nghiệp nên sử dụng đòn bẩy tài chính, trường hợp nào nên hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính? 2 v1.0015106223 MỤC TIÊU Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau: • Phân biệt được các nguồn vốn của doanh nghiệp, gồm nợ và vốn chủ sở hữu và đặc điểm của mỗi loại vốn. • Trình bày được khái niệm cơ câu vốn, các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, khái niệm và ý nghĩa của cơ cấu vốn tối ưu. • Trình bày được khái niệm vốn lưu động ròng và các chính sách tài trợ vốn của doanh nghiệp. • Trình bày được khái niệm rủi ro tài chính. • Trình bày được khái niệm, công thức, ý nghĩa của đòn bẩy tài chính. 3 v1.0015106223 NỘI DUNG Các nguồn vốn của doanh nghiệp Cơ cấu vốn của doanh nghiệp Vốn lưu động ròng và chính sách tài trợ vốn Rủi ro tài chính và đòn bẩy tài chính 4 v1.0015106223 1. CÁC NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 5 1.2. Vốn chủ sở hữu 1.1. Nợ phải trả v1.0015106223 1.1. NỢ PHẢI TRẢ • Tín dụng ngân hàng • Tín dụng thương mại • Trái phiếu doanh nghiệp 6 v1.0015106223 1.1. NỢ PHẢI TRẢ 7 Tín dụng ngân hàng • Vai trò: Nguồn vốn quan trọng, đảm bảo tính ổn định cho sản xuất kinh doanh và phục vụ đầu tư dự án. • Phân loại: Theo thời hạn vay. Theo mục đích sử dụng. Theo ngành nghề, lĩnh vực • Ưu điểm: Linh hoạt về quy mô, thời điểm huy động và thời gian đáo hạn. Các dịch vụ tiện ích kèm theo. • Nhược điểm: Điều kiện và thủ tục vay khắt khe (tham khảo quy chế cho vay của các TCTD). Chịu sự giám sát của ngân hàng. Lãi suất vay trong một số thời kỳ có thể bị đẩy lên cao → Chi phí vốn cao, khó tiếp cận nguồn vốn. v1.0015106223 1.1. NỢ PHẢI TRẢ Tín dụng thương mại • Hình thành trong quan hệ mua bán chịu giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp. • Ưu điểm: Chi phí thấp; Tiện dụng và linh hoạt; Tạo điều kiện hợp tác kinh doanh. • Nhược điểm: Quy mô nhỏ; Thời gian đáo hạn ngắn; Tác động dây chuyền khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. 8 v1.0015106223 1.1. NỢ PHẢI TRẢ 9 Trái phiếu doanh nghiệp • Các khái niệm cơ bản: Mệnh giá, thị giá, thời gian đáo hạn, lãi suất coupon. • Phân loại: Trái phiếu không trả lãi (zero-coupon), Trái phiếu lãi suất cố định, Trái phiếu lãi suất thả nổi, Trái phiếu có thể thu hồi, Trái phiếu chuyển đổi, Trái phiếu phát hành kèm bảo chứng phiếu, • Ưu điểm: Chủ động về quy mô, thời điểm huy động, hình thức và cách thức phát hành. • Nhược điểm: Phải đáp ứng điều kiện phát hành (Luật Chứng khoán). Phát sinh nhiều chi phí. v1.0015106223 1.2. VỐN CHỦ SỞ HỮU • Vốn góp ban đầu • Lợi nhuận giữ lại • Phát hành cổ phiếu 10 v1.0015106223 1.2. VỐN CHỦ SỞ HỮU (tiếp theo) 11 Vốn góp ban đầu • Tính chất và hình thức tạo vốn phụ thuộc tính chất sở hữu của doanh nghiệp. • Phân biệt vốn điều lệ, vốn pháp định và vốn chủ sở hữu: Vốn điều lệ: Khoản vốn được các cổ đông cam kết sẽ đóng góp trong một khoảng thời gian xác định và được ghi nhận vào điều lệ của công ty. Vốn pháp định: Mức vốn tối thiểu cần có để thành lập doanh nghiệp (chỉ áp đặt với những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực: Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, bất động sản). Vốn chủ sở hữu: Số vốn thực của các chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó (được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp). v1.0015106223 1.2. VỐN CHỦ SỞ HỮU (tiếp theo) 12 Lợi nhuận giữ lại • Mục đích: Tái đầu tư, mở rộng sản xuất – kinh doanh. • Điều kiện: Lợi nhuận sau thuế lớn hơn 0. Cơ hội đầu tư và chính sách đầu tư. • Ưu điểm: Chi phí vốn thấp hơn so với phát hành cổ phiếu thường. Tăng tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. • Nhược điểm: Giảm cổ tức → Cổ phiếu có thể trở nên kém hấp dẫn → Thị giá cổ phiếu giảm. v1.0015106223 1.2. VỐN CHỦ SỞ HỮU (tiếp theo) Phát hành cổ phiếu • Các khái niệm cơ bản: Mệnh giá, thị giá, giới hạn phát hành cô phiếu, các quyền lợi của cổ đông. • Ưu điểm: Quy mô huy động vốn lớn. Tính chủ động trong huy động vốn. • Nhược điểm: Chi phí vốn cao. Bị ràng buộc bởi điều kiện phát hành và giới hạn phát hành (Tham khảo khoản 1, Điều 12, chương II Luật Chứng khoán 2006). Làm thay đổi số lượng và cơ cấu cổ đông, đe dọa quyền lợi cổ đông hiện tại. Phân tán quyền sở hữu doanh nghiệp, tăng nguy cơ bị xâm thực. • Chú ý phân biệt cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu tiên. 13 v1.0015106223 1.2. VỐN CHỦ SỞ HỮU (tiếp theo) 14 Cổ phiếu thường Cổ phiếu ưu tiên Cổ tức không cố định. Cổ tức cố định và định kỳ. Được thanh toán sau cổ đông ưu tiên. Được thanh toán trước cổ đông thường. Cổ đông có quyền bỏ phiếu. Cổ đông không có quyền bỏ phiếu. Thuộc VCSH. Thuộc VCSH nhưng có tính chất gần với nợ. Rủi ro đối với nhà đầu tư cao hơn. Rủi ro đối với nhà đầu tư thấp hơn. Chi phí vốn cao hơn. Chi phí vốn thấp hơn. v1.0015106223 2. CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP • Khái niệm cơ cấu vốn: Tỷ trọng của các loại vốn trong tổng vốn. • Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp: Rủi ro kinh doanh. Đây là loại rủi ro tiềm ẩn trong tài sản của doanh nghiệp. Rủi ro kinh doanh càng lớn, tỷ lệ nợ tối ưu càng thấp. Chính sách thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp có ảnh hưởng đến chi phí của nợ vay thông qua điều tiết phần tiết kiệm nhờ thuế. Thuế suất cao sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nợ do phần tiết kiệm nhờ thuế tăng lên. Khả năng tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là khả năng tăng vốn một cách hợp lý trong điều kiện có tác động xấu. Sự “bảo thủ” hay “phóng khoáng” của nhà quản lý. Một số nhà quản lý sẵn sàng sử dụng nhiều nợ hơn, trong khi đó, một số khác lại muốn sử dụng vốn chủ sở hữu, điều này phụ thuộc vào mức độ ưa thích rủi ro của mỗi người. 15 v1.0015106223 2. CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo) • Yếu tố của một cơ cấu vốn tối ưu: Tối thiểu hóa chi phí vốn bình quân (WACC) → Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Thiết lập cơ cấu vốn tối ưu bằng cách duy trì đòn bẩy tài chính ở mức độ thích hợp. Tăng cường sử dụng nợ dẫn tới: Lợi ích từ khoản tiết kiệm thuế tăng. Rủi ro tăng theo → chi phí vốn chủ sở hữu tăng. Ban đầu sự gia tăng chi phí VCSH chưa thể lấn át hoàn toàn lợi ích từ việc tiết kiệm thuế → WACC giảm. Đến một tỷ lệ nợ nhất định, cả kd và ke đều tăng do áp lực rủi ro, lợi ích của khoản tiết kiệm thuế không thể bù đắp tác động tiêu cực của sự gia tăng chi phí vốn → WACC tăng ngược lên. Như vậy, lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu khẳng định tồn tại một cơ cấu vốn tối ưu, là điểm đáy của đường chi phí vốn bình quân, tại đó, lợi ích của khoản tiết kiệm thuế cân bằng với những thiệt hại do gia tăng sử dụng nợ. 16 v1.0015106223 3. VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG VÀ CHÍNH SÁCH TÀI TRỢ VỐN Vốn lưu động ròng • Khái niệm: Vốn lưu động ròng (VLĐR), còn gọi là vốn lưu động thường xuyên, là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn, hay giữa tài sản ngắn hạn với nguồn vốn ngắn hạn trong doanh nghiệp. Thực chất là một phần nguồn vốn dài hạn được sử dụng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. • Công thức: Cách 1: VLĐR = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn (Nguồn vốn dài hạn = Nợ dài hạn + VCSH) Cách 2: VLĐR = Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn hạn • Ý nghĩa: VLĐR là một chỉ tiêu quan trọng, cho biết 2 điều cốt yếu: Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không? Tài sản dài hạn của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn hay không? • Trong nghiên cứu tình hình đảm bảo vốn cho kinh doanh, còn phân tích thêm chỉ tiêu nhu cầu VLĐR (tham khảo bài giảng Text). 17 v1.0015106223 3. VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG VÀ CHÍNH SÁCH TÀI TRỢ VỐN (tiếp theo) Chính sách tài trợ vốn • Chính sách tài trợ mạnh dạn: Nguồn vốn dài hạn < TSDH, TSNH < Nguồn vốn ngắn hạn VLĐR < 0 Chi phí vốn thấp. Áp lực trả nợ cao, nguy cơ mất khả năng thanh toán. Giải pháp: Đảo nợ, tăng huy động vốn dài hạn, giảm đầu tư dài hạn. • Chính sách tài trợ cân bằng: Nguồn vốn dài hạn = TSDH, TSNH = Nguồn vốn ngắn hạn VLĐR = 0 • Chính sách tài trợ thận trọng: Nguồn vốn dài hạn > TSDH, TSNH > Nguồn vốn ngắn hạn VLĐR > 0 Chi phí vốn cao. Rủi ro thấp, đảm bảo khả năng thanh toán. 18 v1.0015106223 4. RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH Phân tích rủi ro tài chính • Rủi ro tài chính xuất phát từ việc doanh nghiệp sử dụng nợ vay để tài trợ cho các tài sản của mình. • Tỷ trọng nợ càng cao thì rủi ro tài chính càng cao, thể hiện ở mức độ biến động của tỷ lệ sinh lợi. 19 v1.0015106223 4. RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH (tiếp theo) • Xét ví dụ sau: Doanh nghiệp X có các số liệu sau: Giá bán 1 đvsp = $2; CPCĐ = $50.000; CPBĐ = $1/đvsp; thuế suất thuế TNDN là 25%. Sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp tùy vào tình hình kinh tế như sau: Suy thoái (xác suất 20%): 60.000 đvsp. Bình thường (xác suất 60%): 100.000 đvsp. Hưng thịnh (xác suất 20%): 140.000 đvsp. Tổng vốn cần huy động là $200.000. Doanh nghiệp cân nhắc giữa 2 phương án huy động: Phương án 1: 0% nợ, 100% VCSH. Phương án 2: 50% nợ, 50% VCSH. Tính ROE, độ lệch chuẩn ROE và hệ số CV trong mỗi phương án huy động trên. Từ đó rút ra kết luận về tác động của việc sử dụng đòn bẩy đối với lợi suất kỳ vọng và rủi ro của doanh nghiệp. 20 v1.0015106223 4. RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH (tiếp theo) 21 TH 1: Không dùng nợ Nợ 0 VCSH 200.000 Tình hình thị trường Xác suất Doanh thu Chi phí LNHĐ Lãivay LNTT Thuế TNDN LNST ROEGiá bán Sản lượng Doanh thu CPCĐ CPBĐ Tổng chi phí hoạt động Kém 0,2 2 60.000 120.000 50.000 60.000 110.000 10.000 0 10.000 2.500 7.500 3,75% Bình thường 0,6 2 100.000 200.000 50.000 100.000 150.000 50.000 0 50.000 12.500 37.500 18,75% Hưng thịnh 0,2 2 140.000 280.000 50.000 140.000 190.000 90.000 0 90.000 22.500 67.500 33,75% ROE kỳ vọng: 18,75%, Độ lệch chuẩn ROE: 9,49%, CV: 0,505964426 v1.0015106223 4. RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH (tiếp theo) 22 TH 2: Có dùng nợ Nợ 100.000 VCSH 100.000 Tình hình thị trường Xác suất Doanh thu Chi phí LNHĐ Lãi vay LNTT Thuế TNDN LNST ROEGiá bán Sản lượng Doanh thu CPCĐ CPBĐ Tổng chi phí hoạt động Kém 0,2 2 60.000 120.000 50.000 60.000 110.000 10.000 10.000 0 0 0 0% Bình thường 0,6 2 100.000 200.000 50.000 100.000 150.000 50.000 10.000 40.000 10.000 30.000 30% Hưng thịnh 0,2 2 140.000 280.000 50.000 140.000 190.000 90.000 10.000 80.000 20.000 60.000 60% ROE kỳ vọng: 30,00%, Độ lệch chuẩn ROE: 18,97%, CV: 0,632455532 v1.0015106223 4. RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH (tiếp theo) 23 Kết luận: Việc sử dụng nợ làm tăng lợi suất kỳ vọng cho chủ sở hữu (tăng ROE kỳ vọng), đồng thời cũng làm tăng rủi ro cho chủ sở hữu (tăng độ lệch chuẩn của ROE và hệ số CV của khoản đầu tư). TH 1: Không sử dụng nợ TH 2: Có sử dụng nợ ROE 18,75% 30% Độ lệch chuẩn ROE (σROE ) 9,49% 18,97% CV 0,506 0,632 v1.0015106223 4. RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH (tiếp theo) 24 Phân tích đòn bẩy tài chính • Khái niệm: Đòn bẩy tài chính tồn tại là do sự xuất hiện của chi phí tài chính cố định (lãi suất từ các khoản nợ vay và cổ tức của cổ phiếu ưu tiên) của doanh nghiệp. Ngoài ra, đòn bẩy tài chính còn được định nghĩa như là sự sử dụng tiềm năng của chi phí tài chính cố định để làm gia tăng tác động của những thay đổi trong lợi nhuận trước thuế lên lợi nhuận cơ bản trên mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp. v1.0015106223 4. RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH (tiếp theo) 25 • Công thức độ lớn đòn bẩy tài chính: DFL = %∆EPS / %∆EBIT Hoặc: Trong đó: EBIT: Lợi nhuận hoạt động (Lợi nhuận trước lãi vay và thuế). I: Lãi vay. PD: Cổ tức ưu tiên. t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Q: Sản lượng tiêu thụ, P: Giá bán. VC: Chi phí biến đổi bình quân. FC: Chi phí cố định. EBIT Q (P VC) FCDFL 1 1EBIT I (PD ) Q (P VC) FC I (PD ) (1 t) (1 t) v1.0015106223 4. RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH (tiếp theo) • Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính Bất cứ khi nào một tỷ lệ phần trăm thay đổi trong EPS là do một tỷ lệ phần trăm thay đổi trong EBIT nhưng tỷ lệ thay đổi của EPS là lớn hơn thì đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp tồn tại. Có nghĩa, khi nào DFL lớn hơn 1 thì đòn bẩy tài chính tồn tại. • Ví dụ Công ty X kỳ vọng EBIT là 10.000 đv trong năm hiện tại. Giá trị trái phiếu có lãi suất coupon hàng năm là 10%, và có 600 cổ phiếu trị giá là 4 đv cho cổ tức. Doanh nghiệp cũng có 1.000 cổ phiếu thường. Lãi suất trái phiếu là 2.000 đv. Cổ tức hàng năm của cổ phiếu ưu tiên là 2.400 đv. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 40%. Giả sử EBIT của công ty có thể xảy ra trong 3 trường hợp: 6.000 đv, 10.000 đv và 14.000 đv. 26 v1.0015106223 4. RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH (tiếp theo) 27 • Trường hợp 1: DFL = +100%/+40% = 2,5 • Trường hợp 2: DFL = –100%/–40% = 2,5 Trường hợp 2 Trường hợp 1 %∆EBIT –40% +40% EBIT 6.000 10.000 14.000 Trừ lãi suất 2.000 2.000 2.000 Lợi nhuận trước thuế 4.000 8.000 12.000 Trừ: Thuế 1.600 3.200 4.800 Lợi nhuận sau thuế 2.400 4.800 7.200 Trừ cổ tức cổ phiếu ưu tiên 2.400 2.400 2.400 Lợi nhận cho cổ đông thường 0 2.400 4.800 EPS 0 2,4 4,8 %∆EPS –100% +100% v1.0015106223 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Vấn đề đặt ra: Đòn bẩy tài chính là gì? Tại sao trong giai đoạn 2008 – 2010 đòn bẩy tài chính có thể giúp PVX tăng tỷ lệ sinh lợi nhưng sau đó lại khiến cho công ty thua lỗ ngày càng trầm trọng hơn? Vậy trong trường hợp nào doanh nghiệp nên sử dụng đòn bẩy tài chính, trường hợp nào nên hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính? 28 v1.0015106223 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 29 Đòn bẩy tài chính tồn tại là do sự xuất hiện của chi phí tài chính cố định của doanh nghiệp, bao gồm lãi vay và cổ tức ưu tiên. Đòn bẩy tài chính còn có thể hiểu là sự sử dụng tiềm năng của chi phí tài chính cố định để làm gia tăng tác động của những thay đổi trong lợi nhuận trước thuế lên lợi nhuận cơ bản trên mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp. Trong trường hợp của PVX, đòn bẩy tài chính được thiết lập và duy trì chủ yếu bằng tăng cường vay nợ. Giai đoạn 2008 – 2010, tình hình kinh tế và ngành nghề khả quan, công ty kinh doanh đạt lợi nhuận cao và có thể trang trải được các chi phí tài chính phát sinh do vay nợ, nhờ vậy tỷ lệ sinh lợi được cải thiện. Tuy nhiên, từ 2011 trở đi, những biến cố của nền kinh tế cùng với khó khăn của công ty trong việc triển khai các dự án và thu hồi nợ từ khách hàng đã dẫn tới những khoản thua lỗ nghiêm trọng và tình trạng kiệt quệ về vốn. Để bù đắp, công ty đã phải vay thêm nợ để có vốn duy trì hoạt động nhưng điều này càng khiến cho chi phí tài chính gia tăng và thua lỗ càng nặng nề hơn. Từ đó, có thể thấy doanh nghiệp chỉ nên sử dụng đòn bẩy tài chính nếu đảm bảo tình hình kinh doanh ổn định và có lãi (tối thiểu đảm bảo trang trải được chi phí tài chính), tăng trưởng cao, chi phí vay thấp. Ngược lại, doanh nghiệp không nên lạm dụng đòn bẩy tài chính nếu tình hình kinh doanh không ổn định, lợi nhuận kiếm được không đủ để trang trải nợ và lãi vay. v1.0015106223 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Kiểu chính sách tài trợ vốn nào sau đây có mức độ rủi ro cao nhất? A. Chính sách tài trợ thận trọng. B. Chính sách tài trợ cân bằng. C. Chính sách tài trợ mạnh dạn. D. Các kiểu chính sách tài trợ vốn đều có mức độ rủi ro như nhau. Trả lời: • Đáp án đúng là: C. Chính sách tài trợ mạnh dạn. • Giải thích: Với chính sách tài trợ mạnh dạn, Vốn lưu động ròng của doanh nghiệp bị âm, tức là nguồn vốn dài hạn không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn và doanh nghiệp phải sử dụng cả nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ một phần cho tài sản dài hạn. Mặt khác, tài sản ngắn hạn không đủ để trang trải cho nợ ngắn hạn. Kiểu chính sách tài trợ này có mức độ rủi ro cao hơn chính sách tài trợ thận trọng (VLĐR > 0) và chính sách tài trợ cân bằng (VLĐR = 0). 30 v1.0015106223 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Việc tăng tỷ trọng nợ trong cơ cấu vốn có tác động như thế nào tới tỷ lệ sinh lợi kỳ vọng và rủi ro của doanh nghiệp? A. Giảm tỷ lệ sinh lợi kỳ vọng, giảm rủi ro của doanh nghiệp. B. Tăng tỷ lệ sinh lợi kỳ vọng, giảm rủi ro của doanh nghiệp. C. Giảm tỷ lệ sinh lợi kỳ vọng, tăng rủi ro của doanh nghiệp. D. Tăng tỷ lệ sinh lợi kỳ vọng, tăng rủi ro của doanh nghiệp. Trả lời: • Đáp án đúng là: D. Tăng tỷ lệ sinh lợi kỳ vọng, tăng rủi ro của doanh nghiệp. • Giải thích: Khi tỷ trọng nợ tăng, tỷ lệ sinh lợi kỳ vọng của doanh nghiệp tăng. Tuy nhiên, áp lực trả nợ và nguy cơ mất khả năng thanh toán cũng tăng theo. Sự gia tăng rủi ro còn thể hiện ở sự tăng mức độ biến động của tỷ lệ sinh lợi (tham khảo ví dụ trong bài). 31 v1.0015106223 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Vốn của một doanh nghiệp bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả bao gồm: Tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại và trái phiếu doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn góp ban đầu, lợi nhuận giữ lại và cổ phiếu mới phát hành. Mỗi loại vốn này có những đặc điểm riêng. • Cơ cấu vốn là tỷ trọng các loại vốn trong tổng vốn của doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn bao gồm: Rủi ro kinh doanh, chính sách thuế, khả năng tài chính của doanh nghiệp, sự “bảo thủ” hay “phóng khoáng” của nhà quản lý. • Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn, hay giữa tài sản ngắn hạn với nguồn vốn ngắn hạn trong doanh nghiệp. Phân tích VLĐR là một nội dung quan trọng trong nghiên cứu đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp. • Có ba kiểu chính sách tài trợ vốn cho doanh nghiệp: Chính sách tài trợ mạnh dạn (VLĐR < 0) có mức độ rủi ro cao; Chính sách tài trợ cân bằng (VLĐR = 0) và Chính sách tài trợ thận trọng (VLĐR > 0) giúp cân bằng tài chính tốt, giảm thiểu rủi ro. 32 v1.0015106223 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 33 • Rủi ro tài chính xuất phát từ việc sử dụng nguồn vốn từ nợ. Tăng tỷ trọng nợ làm tăng tỷ lệ sinh lợi kỳ vọng nhưng đồng thời cũng làm tăng rủi ro của doanh nghiệp. • Đòn bẩy tài chính tồn tại là do sự xuất hiện của chi phí tài chính cố định của doanh nghiệp. Ngoài ra, đòn bẩy tài chính còn được định nghĩa như là sự sử dụng tiềm năng của chi phí tài chính cố định để làm gia tăng tác động của những thay đổi trong lợi nhuận trước thuế lên lợi nhuận cơ bản trên mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp. • Có hai cách để xác định độ lớn đòn bẩy tài chính: DFL = %∆EPS / %∆EBIT DFL Khi DFL > 1 thì tức là đòn bẩy tài chính tồn tại. EBIT Q (P VC) FC 1 1EBIT I (PD ) Q (P VC) FC I (PD ) (1 t) (1 t)
File đính kèm:
bai_giang_phan_tich_tai_chinh_bai_5_phan_tich_hoat_dong_tai.pdf