Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 2: Hệ thống Báo cáo tài chính
NỘI DUNG
Những vấn đề chung về báo cáo tài chính
Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính
Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Xử lý báo cáo tài chính trong phân tích tài chí
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 2: Hệ thống Báo cáo tài chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 2: Hệ thống Báo cáo tài chính

v1.0015106223 BÀI 2 HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH Giảng viên: Hoàng Thị Hồng Ngọc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1 v1.0015106223 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG CTCP Khải Hòa: Bê bối báo cáo tài chính • Báo cáo tài chính đã có dấu hiệu sai phạm trong nhiều năm (từ 2010 – 2014). • Số liệu trên báo cáo tài chính cho thấy công ty làm ăn có lãi trong 2 năm 2011 và 2012, nhưng kết quả kiểm toán lại cho kết quả trái ngược. Công ty đã cố ý biến lỗ thành lãi bằng cách: Thay đổi chính sách trích khấu hao, từ đó, làm giảm chi phí khấu hao; Không hạch toán chi phí của chương trình quảng cáo sản phẩm mới; Không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính vào chi phí trong kỳ... • Cổ phiếu BBT của công ty bị tạm ngừng giao dịch kể từ ngày 03/08/2015. Lý do là công ty đã không hoàn thành nghĩa vụ công bố thông tin của một tổ chức niêm yết. 2 Báo cáo tài chính là gì? Tại sao công ty Khải Hòa lại phải cố gắng thay đổi thông tin được phản ánh trên các báo cáo tài chính? Và tại sao việc chậm chễ công bố báo cáo tài chính lại có thể làm cổ phiếu BBT của công ty bị tạm ngừng giao dịch? v1.0015106223 MỤC TIÊU Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau: • Trình bày được khái niệm và đặc điểm về báo cáo tài chính doanh nghiệp nói chung và từng loại báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam nói riêng. • Trình bày và hiểu được bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. • Trình bày và hiểu được bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. • Trình bày và hiểu được báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. • Trình bày và hiểu được thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp. • Biết cách xử lý báo cáo tài chính trong việc phân tích tài chính. 3 v1.0015106223 NỘI DUNG 4 Những vấn đề chung về báo cáo tài chính Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp Xử lý báo cáo tài chính trong phân tích tài chính v1.0015106223 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 5 1.2. Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính 1.1. Khái niệm, ý nghĩa và vai trò của báo cáo tài chính 1.3. Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính v1.0015106223 1.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH • Khái niệm: Báo cáo tài chính (BCTC) là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán, theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hoặc thời kỳ nhất định. • Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm 4 loại báo cáo chính: Bảng cân đối kế toán. Báo cáo kết quả kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thuyết minh báo cáo tài chính. 6 v1.0015106223 1.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH • Ý nghĩa: Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Vì thế, báo cáo tài chính là phương tiện trình bày thực trạng tài chính và khả năng sinh lời của doanh nghiệp cho những đối tượng quan tâm. • Vai trò: BCTC cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh, kết quả kinh doanh cũng như xu hướng phát triển của doanh nghiệp. BCTC cung cấp các thông tin liên quan đến khả năng huy động vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp vào quá trình sản xuất kinh doanh. BCTC cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, các chủ nợ, ngân hàng, các đối tác về thực trạng tài chính, khả năng thanh toán, triển vọng thu nhập để đưa ra các quyết định hợp lý nhằm hạn chế rủi ro. 7 v1.0015106223 1.2. TRÁCH NHIỆM LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH • Tất cả các doanh nghiệp thuộc ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. • Các công ty, tổng công ty có đơn vị kế toán trực thuộc, ngoài việc phải lập báo cáo tài chính năm của công ty, còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kì kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc. • Đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ. • Công ty mẹ và tập đoàn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ và báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kì kế toán năm theo quy định của chính phủ. 8 v1.0015106223 1.3. YÊU CẦU LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH • Trung thực và hợp lý: Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, báo cáo tài chính phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành. • Thích hợp: Báo cáo tài chính phải đáp ứng yêu cầu thích hợp với nhu cầu của các quyết định kinh tế của người sử dụng. Thông tin trong báo cáo tài chính phải phù hợp với mối quan tâm của những người sử dụng, giúp họ có căn cứ tìm hiểu, đánh giá các sự kiện hiện hành và tương lai để đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp. 9 v1.0015106223 1.3. YÊU CẦU LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH • Đáng tin cậy: Báo cáo tài chính phải đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin tin cậy cho những người sử dụng. Báo cáo tài chính phải được trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính của công ty; trình bày khách quan không thiên vị, tuân thủ nguyên tắc thận trọng; trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. • Dễ hiểu: Các thông tin trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng trên cơ sở tuân thủ những quy định hiện hành mang tính bắt buộc và hướng dẫn trong mẫu biểu báo cáo. 10 v1.0015106223 2. NGUYÊN TẮC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH 11 2.2. Chuẩn mực kế toán Việt Nam 2.1. Chuẩn mực kế toán về trình bày báo cáo tài chính 2.3. Chuẩn mực kế toán quốc tế v1.0015106223 2.1. CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VỀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH Mục đích của chuẩn mực là quy định và hướng dẫn các yêu cầu và nguyên tắc chung về việc lập và trình bày báo cáo tài chính gồm: • Mục đích lập báo cáo tài chính. • Yêu cầu lập báo cáo tài chính. • Nguyên tắc lập báo cáo tài chính. • Kết cấu và nội dung chủ yếu của các báo cáo tài chính. 12 v1.0015106223 2.2. CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM • Chuẩn mực kế toán số 21 về việc: “Trình bày báo cáo tài chính” áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam. Chuẩn mực này áp dụng cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp và báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn. • Nội dung của chuẩn mực bao gồm 7 nguyên tắc: Hoạt động liên tục; Cơ sở dồn tích; Nhất quán; Trọng yếu; Tập hợp; Bù trừ; Có thể so sánh. 13 v1.0015106223 2.3. CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ • Chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IAS và IFRS) là điều kiện để đảm bảo các doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong công tác lập báo cáo tài chính. • Một hệ thống đầy đủ các BCTC bao gồm: Bảng cân đối kế toán (Position Financial Statement ). Báo cáo kết quả kinh doanh (Performance Financial Statement). Báo cáo khác phản ánh: Thay đổi về Vốn chủ sở hữu. Thay đổi của Vốn chủ sở hữu ngoài các nghiệp vụ góp vốn và phân chia cho chủ sở hữu. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các chính sách kế toán và thuyết minh khác. 14 v1.0015106223 15 3. HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 3.2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3.1. Bảng cân đối kế toán 3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 3.4. Thuyết minh báo cáo tài chính v1.0015106223 3.1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN • Bảng cân đối kế toán (B/S) là báo cáo phản ánh tình hình tài sản và vốn của công ty tại một thời điểm nhất định. • Về nguyên tắc: Tài sản = Nợ + Vốn chủ sở hữu (A = D + E) • Khi phân tích B/S, cần quan tâm tới 3 yếu tố: Tính thanh khoản. Nợ so với VCSH. Ghi nhận giá trị của tài sản. 16 v1.0015106223 Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Tổng giá trị tài sản: Vốn chủ sở hữu Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Tổng nợ và VCSH Tính thanh khoản giảm dần Trật tự ưu tiên thanh toán giảm dần BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 17 v1.0015106223 Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Vốn chủsở hữu Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Doanh nghiệp nên đầu tư vào những tài sản dài hạn nào? Quyết định ngân sách vốn MÔ HÌNH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP 18 v1.0015106223 Doanh nghiệp có thể huy động nguồn tài trợ cho tài sản như thế nào? Quyết định cơ cấu vốn Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Vốn chủ sở hữu Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn MÔ HÌNH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo) 19 v1.0015106223 MÔ HÌNH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo) 20 Vốn lưu động ròng Công ty cần các dòng tiền ngắn hạn để chi trả các hóa đơn như thế nào? Quyết định đầu tư vào vốn lưu động ròng Vốn chủ sở hữu Nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Nợ dài hạn v1.0015106223 TÀI SẢN 2014 2013 NGUỒN VỐN 2014 2013 Tài sản ngắn hạn 12,176 12,105 Nợ phải trả 20,047 21,525 Tiền và khoản tương đương tiền 4,701 4,093 Phải trả nhà cung cấp 6,205 6,915 Chứng khoán thanh khoản 278 215 Phải nộp 252 258 Phải thu 3,090 3,317 Vay ngắn hạn 6,531 6,052 Dự trữ 2,187 2,220 Vay dài hạn 6,182 6,410 Tài sản ngắn hạn khác 1,920 2,260 Thuế thu nhập hoãn lại 877 1,890 Tài sản dài hạn 28,343 31,164 Vốn chủ sở hữu 20,472 21,744 Tài sản cố định ròng 20,831 20,712 Vốn góp 8,846 8,258 Đầu tư dài hạn 5,779 7,777 Lợi nhuận giữ lại 35,839 36,861 Tài sản dài hạn khác 1,733 2,675 Cổ phiếu quỹ (24,213) (23,375) TỔNG TÀI SẢN 40,519 43,269 TỔNG VỐN 40,519 43,269 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 21 v1.0015106223 TÍNH THANH KHOẢN • Khả năng dễ dàng chuyển đổi thành tiền của các khoản mục tài sản. • Tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao hơn tài sản dài hạn. • Tài sản có tính thanh khoản sẽ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngắn hạn. 22 v1.0015106223 NỢ SO VỚI VỐN CHỦ SỞ HỮU • Người cho vay quan tâm tới dòng tiền trả nợ. • Nợ so với VCSH cho thấy hệ số nợ và khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. • VCSH = Tài sản – Nợ (E = A – D) 23 v1.0015106223 GHI NHẬN GIÁ TRỊ CỦA TÀI SẢN • Tài sản được ghi nhận theo giá trị sổ sách. • Giá trị thị trường (Thị giá) không đồng nghĩa với giá trị sổ sách. 24 v1.0015106223 3.2. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH • P/L đánh giá hiệu quả hoạt động trong một giai đoạn nhất định của doanh nghiệp. • Về nguyên tắc: Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu – Chi phí • P/L được lập dựa trên các hoạt động cơ bản của doanh nghiệp: Hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động tài chính. Hoạt động khác. 25 v1.0015106223 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH – CÔNG TY HOÀNG HÀ 26 Đơn vị: Tr.$ 2014 2013 DOANH THU HOẠT ĐỘNG THUẦN Giá vốn hàng bán 31,944 11,374 28,857 10,406 LÃI GỘP Chi phí bán hàng và Quản lý doanh nghiệp Chi phí hoạt động khác 20,570 11,774 350 18,451 10,945 254 LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG Doanh thu từ lãi Chi phí lãi vay Lợi nhuận/Lỗ đầu tư vốn ròng Lợi nhuận/Lỗ khác ròng 8,446 333 438 (874) (28) 7,252 236 456 668 173 LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Thuế thu nhập doanh nghiệp 7,439 1,632 7,873 1,892 LỢI NHUẬN RÒNG/SAU THUẾ 5,807 5,981 v1.0015106223 BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH – CÔNG TY HOÀNG HÀ (tiếp theo) 27 Đơn vị: Tr.$ 2014 2013 DOANH THU HOẠT ĐỘNG THUẦN Giá vốn hàng bán 31,944 11,374 28,857 10,406 LÃI GỘP Chi phí bán hàng và Quản lý doanh nghiệp Chi phí hoạt động khác 20,570 11,774 350 18,451 10,945 254 LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG Doanh thu từ lãi Chi phí lãi vay Lợi nhuận/Lỗ đầu tư vốn ròng Lợi nhuận/Lỗ khác ròng 8,446 333 438 (874) (28) 7,252 236 456 668 173 LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Thuế thu nhập doanh nghiệp 7,439 1,632 7,873 1,892 LỢI NHUẬN RÒNG/SAU THUẾ 5,807 5,981 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính v1.0015106223 BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH – CÔNG TY HOÀNG HÀ 28 Đơn vị: Tr.$ 2014 2013 DOANH THU HOẠT ĐỘNG THUẦN Giá vốn hàng bán 31,944 11,374 28,857 10,406 LÃI GỘP Chi phí bán hàng và Quản lý doanh nghiệp Chi phí hoạt động khác 20,570 11,774 350 18,451 10,945 254 LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG Doanh thu từ lãi Chi phí lãi vay Lợi nhuận/Lỗ đầu tư vốn ròng Lợi nhuận/Lỗ khác ròng 8,446 333 438 (874) (28) 7,252 236 456 668 173 LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Thuế thu nhập doanh nghiệp 7,439 1,632 7,873 1,892 LỢI NHUẬN RÒNG/SAU THUẾ 5,807 5,981 Lợi nhuận khác v1.0015106223 PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH Nhà quản trị tài chính khi phân tích P/L cần quan tâm tới các yếu tố: • VAS; • Các khoản mục không phải tiền; • Thời gian và chi phí (ghi nhận chi phí cố định và chi phí biến đổi). 29 v1.0015106223 3.3. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Cash flow statement) • Kết cấu: Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: Phương pháp trực tiếp: 30 I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác. 2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ. 3. Tiền chi trả cho người lao động. 4. Tiền chi trả lãi vay. 5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh. 7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh v1.0015106223 3.3. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Cash flow statement) 31 Phương pháp gián tiếp: I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Lợi nhuận trước thuế 2. Điều chỉnh cho các khoản + Khấu hao TSCĐ + / – Các khoản trích lập dự phòng / Các khoản dự phòng được hoàn nhập – / + Lãi / Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện – / + Lãi / Lỗ từ hoạt động đầu tư + Chi phí lãi vay 3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động – / +Tăng, giảm các khoản phải thu – / +Tăng, giảm hàng tồn kho +/ – Tăng, giảm các khoản phải trả (Không kể lãi vay phải trả, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp) – / + Tăng, giảm chi phí trả trước – Tiền lãi vay đã trả – Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp + Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh – Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh v1.0015106223 3.3. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Cash flow statement) • Kết cấu: Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: 32 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác. 2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác. 3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác. 4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác. 5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác. 6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác. 7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư v1.0015106223 3.3. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Cash flow statement) 33 • Kết cấu: Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu. 2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành. 3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được. 4. Tiền chi trả nợ gốc vay. 5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính. 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính v1.0015106223 3.4. THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Thuyết minh báo cáo tài chính dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin, số liệu đã được trình bày trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể. 34 v1.0015106223 4. XỬ LÝ BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 35 4.2. Báo cáo chuẩn năm gốc 4.1. Làm sạch các báo cáo tài chính 4.3. Báo cáo chuẩn tỷ trọng 4.4. Bài tập tình huống v1.0015106223 4.1. LÀM SẠCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 36 Các bạn sinh viên tham khảo bài giảng text. v1.0015106223 4.2. BÁO CÁO CHUẨN NĂM GỐC 37 % Xu hướng = Giá trị kỳ phân tích × 100%Giá trị kỳ gốc v1.0015106223 4.2. BÁO CÁO CHUẨN NĂM GỐC 38 TÀI SẢN Xu hướng 2015 2014 NGUỒN VỐN Xu hướng 2015 2014 Tài sản ngắn hạn 1.01 12,176 12,105 Nợ phải trả 0.93 20,047 21,525 Tiền và khoản tương đương tiền 1.15 4,701 4,093 Phải trả nhà cung cấp 0.90 6,205 6,915 Chứng khoán thanh khoản 1.29 278 215 Phải nộp 0.98 252 258 Phải thu 0.93 3,090 3,317 Vay ngắn hạn 1.08 6,531 6,052 Dự trữ 0.99 2,187 2,220 Vay dài hạn 0.96 6,182 6,410 Tài sản ngắn hạn khác 0.85 1,920 2,260 Thuế thu nhập hoãn lại 0.46 877 1,890 Tài sản dài hạn 0.91 28,343 31,164 Vốn chủ sở hữu 0.94 20,472 21,744 Tài sản cố định ròng 1.01 20,831 20,712 Vốn góp 1.07 8,846 8,258 Đầu tư dài hạn 0.74 5,779 7,777 Lợi nhuận giữ lại 0.97 35,839 36,861 Tài sản dài hạn khác 0.65 1,733 2,675 Cổ phiếu quỹ 1.04 (24,213) (23,375) TỔNG TÀI SẢN 0.94 40,519 43,269 TỔNG VỐN 0.94 40,519 43,269 v1.0015106223 So sánh tình trạng tài chính, kết quả hoạt động của một công ty với một mức cơ sở (100%). 4.3. BÁO CÁO CHUẨN TỶ TRỌNG 39 v1.0015106223 % Qui mô chung Giá trị phân tích Giá trị gốc 100%= × Báo cáo tài chính Giá trị gốc Bảng cân đối kế toán Tổng tài sản Báo cáo kết quả KD Doanh thu Báo cáo lưu chuyển tiền Tổng LCT thuần trong kì 4.3. BÁO CÁO CHUẨN TỶ TRỌNG 40 v1.0015106223 4.3. BÁO CÁO CHUẨN TỶ TRỌNG 41 TÀI SẢN 2015 NGUỒN VỐN 2015 Tài sản ngắn hạn 0.30 12,176 Nợ phải trả 0.49 20,047 Tiền và khoản tương đương tiền 0.12 4,701 Phải trả nhà cung cấp 0.15 6,205 Chứng khoán thanh khoản 0.01 278 Phải nộp 0.01 252 Phải thu 0.08 3,090 Vay ngắn hạn 0.16 6,531 Dự trữ 0.05 2,187 Vay dài hạn 0.15 6,182 Tài sản ngắn hạn khác 0.05 1,920 Thuế thu nhập hoãn lại 0.02 877 Tài sản dài hạn 0.70 28,343 Vốn chủ sở hữu 0.51 20,472 Tài sản cố định ròng 0.51 20,831 Vốn góp 0.22 8,846 Đầu tư dài hạn 0.14 5,779 Lợi nhuận giữ lại 0.88 35,839 Tài sản dài hạn khác 0.04 1,733 Cổ phiếu quỹ – 0.60 (24,213) TỔNG TÀI SẢN 1.00 40,519 TỔNG VỐN 1.00 40,519 v1.0015106223 4.4. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG – Mối liên hệ giữa các báo cáo Ngày 31/12/2013, doanh nghiệp A có số vốn chủ sở hữu 900 triệu đồng, vay ngắn hạn 200 triệu đồng, vay dài hạn 200 triệu đồng. Doanh nghiệp đầu tư vào TSCĐ 800 triệu đồng, dự trữ vật tư hàng hoá 350 triệu đồng, còn lại là dự trữ tiền. Ngày 1/1/2014, doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh. Cho biết các thông tin quý I năm 2014 như sau: 1. Tiền bán hàng theo giá có thuế (VAT&TTTĐB) mỗi tháng 1.100 triệu đồng, trong đó, 660 triệu đồng là tiền bán hàng theo giá có thuế (VAT&TTTĐB) mỗi tháng của mặt hàng thuộc diện tính thuế TTĐB. 75% tiền bán hàng (Theo giá thanh toán) được khách hàng thanh toán ngay, còn lại được thanh toán sau 1 tháng. 2. Tiền mua vật tư theo giá có thuế (VAT&TTTĐB) mỗi tháng bằng 77% tiền bán hàng theo giá chưa VAT mỗi tháng, 80% tiền mua vật tư (Theo giá thanh toán) được doanh nghiệp thanh toán ngay, còn lại được thanh toán sau 2 tháng. 3. Chi phí sản xuất (Không kể chi phí vật tư và khấu hao) mỗi tháng 45 triệu đồng và được trả ngay. 4. Chi phí bán hàng, quản lý (Không kể khấu hao, dịch vụ mua ngoài và thuế khác) mỗi tháng 30 triệu đồng và được trả ngay. 5. Khấu hao cơ bản mỗi tháng 10 triệu đồng, được phân bổ 50% vào chi phí sản xuất và 50% vào chi phí bán hàng, quản lý. 42 v1.0015106223 4.4. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG – Mối liên hệ giữa các báo cáo 43 6. Dự trữ vật tư hàng hoá cuối quý 250 triệu đồng. 7. Dịch vụ mua ngoài theo giá chưa có VAT mỗi tháng 120 triệu đồng, được tính hết vào chi phí bán hàng, quản lý và được trả ngay hàng tháng. 8. Doanh nghiệp tính VAT thuế suất 10% cho hoạt động bán hàng, mua vật tư và dịch vụ mua ngoài theo phương pháp khấu trừ. VAT được tính ngay trong tháng mua, bán hàng, VAT còn phải nộp được nộp chậm 1 tháng. Thuế TTĐB thuế suất 50%, thuế TTĐB trên hóa đơn mua hàng và được khấu trừ đầu vào mỗi tháng là 80 triệu đồng. Thuế TTĐB được tính và nộp ngay trong tháng mua, bán hàng. Thuế khác (được tính vào chi phí bán hàng, quản lý) trong quý 20 triệu đồng, nộp vào tháng 3. Thuế TNDN thuế suất 25% được nộp vào ngày cuối quý. 9. Lãi vay ngắn hạn 1%/tháng, lãi được trả hàng tháng, bắt đầu từ tháng 1, gốc ngắn hạn trả vào quý sau. Lãi vay dài hạn 15%/năm, được trả thành 4 lần bằng nhau, 3 tháng trả 1 lần vào ngày cuối quý, gốc dài hạn trả vào năm sau. 10. Thu nhập trước thuế từ hoạt động khác trong quý 30 triệu đồng và được thu vào tháng 1. 11. Tại thời điểm đầu và cuối quý, công ty không có sản phẩm dở dang và thành phẩm tồn kho. v1.0015106223 4.4. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG – Mối liên hệ giữa các báo cáo 44 Yêu cầu: 1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh quý I năm 2014 của doanh nghiệp A. 2. Lập báo cáo ngân quỹ các tháng quý I năm 2014 của doanh nghiệp A. 3. Lập bảng cân đối kế toán ngày 1/1/ 2014 và 31/3/2014 của doanh nghiệp A. v1.0015106223 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Vấn đề đặt ra: Báo cáo tài chính là gì? Tại sao công ty Khải Hòa lại phải cố gắng thay đổi thông tin được phản ánh trên các báo cáo tài chính? Và tại sao việc chậm chễ công bố báo cáo tài chính lại có thể làm cổ phiếu BBT của công ty bị tạm ngừng giao dịch? Giải quyết vấn đề: Báo cáo tài chính là những báo cáo phản ánh “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Việc các thông tin trên báo cáo tài chính không chính xác hoặc công ty chậm chễ trong việc công bố báo cáo tài chính sẽ khiến cho các nhà đầu tư, các chủ nợ cũng như các đối tác khác không thể đánh giá hoặc đánh giá không đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đó kéo theo, các quyết định được đưa ra cũng thiếu chính xác, khiến lợi ích của nhà đầu tư, chủ nợ và các đối tác của doanh nghiệp bị tổn hại. 45 v1.0015106223 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Trong các nội dung sau, nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính phải đảm bảo yêu cầu nào? A. Thích hợp. B. Đầy đủ. C. Sáng tạo. D. Toàn diện. Trả lời: • Đáp án đúng là: A. Thích hợp. • Giải thích: Báo cáo tài chính phải đáp ứng yêu cầu thích hợp với nhu cầu của các quyết định kinh tế của người sử dụng. Thông tin trong báo cáo tài chính phải phù hợp với mối quan tâm của những người sử dụng, giúp họ có căn cứ tìm hiểu, đánh giá các sự kiện hiện hành và tương lai để đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp. 46 v1.0015106223 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Nguyên tắc nào trong các nguyên tắc sau KHÔNG thuộc nội dung của chuẩn mực kế toán số 21? A. Hoạt động liên tục. B. Cơ sở dồn tích. C. Linh động. D. Có thể so sánh được. Trả lời: • Đáp án đúng là: C. Linh động. • Giải thích: Nội dung của chuẩn mực bao gồm 7 nguyên tắc: Hoạt động liên tục; Cơ sở dồn tích; Nhất quán; Trọng yếu; Tập hợp; Bù trừ; Có thể so sánh. 47 v1.0015106223 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin về tình hình kinh tế – tài chính của các quá trình sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, mọi nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra những quyết định cần thiết trong quản lý. • Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ những yêu cầu, nguyên tắc theo các chuẩn mực kế toán. • Bảng cân đối kế toán: báo cáo này được ví như là một bức ảnh chụp nhanh tình hình tài sản và nguồn hình thành những tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. • Báo cáo kết quả kinh doanh: đây là báo cáo cung cấp cho người đọc các thông tin khái quát về tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: báo cáo này được lập nhằm phản ánh tình hình các dòng tiền vào ra phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. 48
File đính kèm:
bai_giang_phan_tich_tai_chinh_bai_2_he_thong_bao_cao_tai_chi.pdf