Bài giảng Phân tích Báo cáo tài chính - Bài 6: Phân tích khả năng sinh lợi (Bản đẹp)
MỤC TIÊU
• Nhận diện được khả năng sinh lợi và mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi với
hiệu quả kinh doanh.
• Làm sáng tỏ nội dung và công thức chung để xác định khả năng sinh lợi.
• Hiểu biết qui trình chung về phân tích khả năng sinh lợi.
• Xác định chỉ tiêu, nội dung và cách thức phân tích khả năng sinh lợi của tài
sản, nguồn vốn.
• Gợi ý các giải pháp cần áp dụng để nâng cao khả năng sinh lợi.
NỘI DUNG
Khả năng sinh lợi và ý nghĩa phân tích
Phân tích khả năng sinh lợi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phân tích Báo cáo tài chính - Bài 6: Phân tích khả năng sinh lợi (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phân tích Báo cáo tài chính - Bài 6: Phân tích khả năng sinh lợi (Bản đẹp)

v1.0015108215 BÀI 6 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Mai Chi Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1 v1.0015108215 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Thấy gì qua 'trận đồ' đầu tư tài chính của FLC? (TBTCO) – Bài học kinh nghiệm tăng vốn của FLC quả thực rất khó để học hỏi, bởi từ một doanh nghiệp có mức vốn 18 tỷ đồng năm 2009 và chỉ qua khoảng 6 năm hoạt động đã có thể làm cho số vốn tăng vọt lên tới 208 lần. Đây quả là một "điển hình" hiếm có hiện nay ở Việt Nam... (Nam Hải - tai-chinh-cua-flc-19113.aspx, 24/03/2015 11:07). 2 1. FLC tăng vốn có phải dựa vào hiệu quả kinh doanh không? 2. Khả năng sinh lợi của FLC cao hay thấp? 3. Làm thế nào mà chỉ trong vòng 06 năm hoạt động, FLC lại có thể huy động được lượng vốn “khủng” như vậy? v1.0015108215 MỤC TIÊU • Nhận diện được khả năng sinh lợi và mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi với hiệu quả kinh doanh. • Làm sáng tỏ nội dung và công thức chung để xác định khả năng sinh lợi. • Hiểu biết qui trình chung về phân tích khả năng sinh lợi. • Xác định chỉ tiêu, nội dung và cách thức phân tích khả năng sinh lợi của tài sản, nguồn vốn. • Gợi ý các giải pháp cần áp dụng để nâng cao khả năng sinh lợi. 3 v1.0015108215 NỘI DUNG 4 Khả năng sinh lợi và ý nghĩa phân tích Phân tích khả năng sinh lợi v1.0015108215 1. KHẢ NĂNG SINH LỢI VÀ Ý NGHĨA PHÂN TÍCH 5 1.2. Ý nghĩa phân tích khả năng sinh lợi 1.1. Khả năng sinh lợi v1.0015108215 1.1. KHẢ NĂNG SINH LỢI • Phản ánh mức lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể thu được: Trên một đơn vị chi phí; Trên một đơn vị yếu tố đầu vào; Trên một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh. • Mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được tính trên một đơn vị: Chi phí hay yếu tố đầu vào hoặc một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh càng cao, chứng tỏ khả năng sinh lợi càng cao. Chi phí hay yếu tố đầu vào hoặc một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh càng thấp, chứng tỏ khả năng sinh lợi càng thấp. 6 v1.0015108215 1.1. KHẢ NĂNG SINH LỢI (tiếp theo) • Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: Cao khi doanh nghiệp tạo ra khả năng sinh lợi cao; Thấp khi khả năng sinh lợi của doanh nghiệp thấp; Quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lợi. • Khả năng sinh lợi là biểu hiện của việc kết hợp theo một tương quan xác định cả về lượng và về chất của các yếu tố cấu thành quá trình kinh doanh: Lao động; Tư liệu lao động; Đối tượng lao động. 7 7 v1.0015108215 1.2. Ý NGHĨA PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI Giúp người sử dụng thông tin: • Đánh giá được khái quát khả năng sinh lợi của doanh nghiệp; • Biết được các nguyên nhân, các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi; • Có căn cứ tin cậy để đánh giá hiệu quả kinh doanh; • Xác định tiềm năng tăng khả năng sinh lợi; • Dự báo được xu hướng biến động khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. 8 v1.0015108215 2. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI 9 2.2. Phân tích khả năng sinh lợi của từng đối tượng 2.1. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi v1.0015108215 2.1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KHẢ NĂNG SINH LỢI 10 Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân Sức sinh lợi của vốn đầu tư = Lợi nhuận sau thuế của chủ sở hữu và nhà cung cấp tín dụng Vốn đầu tư bình quân Sức sinh lợi của vốn đầu tư = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (1 – Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp) Vốn chủ sở hữu bình quân + Vốn vay bình quân • Sức sinh lợi của vốn vay dài hạn (ROCE): • Sức sinh lợi cơ bản của tài sản (ROTA): v1.0015108215 2.1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KHẢ NĂNG SINH LỢI 11 • Sức sinh lợi của vốn vay dài hạn (ROCE): • Sức sinh lợi cơ bản của tài sản (ROTA): Sức sinh lợi của vốn dài hạn = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Vốn dài hạn bình quân Sức sinh lợi cơ bản của tài sản = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tổng tài sản bình quân v1.0015108215 2.1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KHẢ NĂNG SINH LỢI (tiếp theo) 12 Mức độ biến động tăng (+) hay giảm (–) của từng chỉ tiêu phản ánh khái quát khả năng sinh lợi kỳ phân tích so với kỳ gốc = Trị số của từng chỉ tiêu phản ánh khái quát khả năng sinh lợi kỳ phân tích – Trị số của từng chỉ tiêu phản ánh khái quát khả năng sinh lợi kỳ gốc Tốc độ tăng trưởng về khả năng sinh lợi kỳ phân tích so với kỳ gốc = Trị số từng chỉ tiêu phản ánh khái quát khả năng sinh lợi ở kỳ phân tích – Trị số từng chỉ tiêu phản ánh khái quát khả năng sinh lợi kỳ gốc 100 Trị số từng chỉ tiêu phản ánh khái quát khả năng sinh lợi kỳ gốc v1.0015108215 2.1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KHẢ NĂNG SINH LỢI (tiếp theo) 13 Bảng 6.1. Đánh giá khái quát tình hình biến động khả năng sinh lợi của doanh nghiệp về qui mô và tốc độ Chỉ tiêu Kỳ gốc (lần) Kỳ phân tích (lần) Chênh lệch kỳ này so với kỳ trước (±) Mức (lần) Tỷ lệ (%) A (1) (2) (3=2–1) (4=(3/1)*100) 1. Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu 2. Sức sinh lợi của vốn đầu tư 3. Sức sinh lợi của vốn dài hạn 4. Sức sinh lợi cơ bản của tài sản v1.0015108215 2.1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KHẢ NĂNG SINH LỢI (tiếp theo) 14 Tốc độ tăng trưởng định gốc về khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu = Trị số chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu” năm thứ i – Trị số chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu” năm gốc 100 Trị số chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu” năm thứ gốc Tốc độ tăng trưởng liên hoàn về khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu = Trị số chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu” năm thứ (i + 1) – Trị số chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu” năm i 100 Trị số chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu” năm gốc v1.0015108215 2.1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KHẢ NĂNG SINH LỢI (tiếp theo) 15 Bảng 6.2. Đánh giá khái quát xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng khả năng sinh lợi theo thời gian Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm N Năm (N+1) Năm (N+2) Năm (N+3) Năm (N+4) 1. Tốc độ tăng trưởng định gốc của ROE 2. Tốc độ tăng trưởng liên hoàn của ROE v1.0015108215 2.2. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA TỪNG ĐỐI TƯỢNG 2.2.1. Khả năng sinh lợi của từng đối tượng và quy trình phân tích 2.2.2. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu 2.2.3. Phân tích khả năng sinh lợi của tài sản 16 v1.0015108215 2.2.1. KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA TỪNG ĐỐI TƯỢNG VÀ QUY TRÌNH PHÂN TÍCH Quy trình phân tích khả năng sinh lợi: (1) Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của từng đối tượng. (2) Phân tích nhân tố ảnh hưởng. (3) Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng, rút ra nhận xét và kiến nghị. 17 Sức sinh lợi của từng đối tượng (chi phí đầu vào, yếu tố đầu vào, kết quả đầu ra) = Lợi nhuận thu được Trị số của từng đối tượng Tỷ suất sinh lợi của từng đối tượng = Lợi nhuận thu được 100 Trị số của từng đối tượng v1.0015108215 2.2.1. KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA TỪNG ĐỐI TƯỢNG VÀ QUY TRÌNH PHÂN TÍCH 18 (1) Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của từng đối tượng: • Tính toán trị số các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của từng đối tượng kỳ phân tích và kỳ gốc. • Xác định mức chênh lệch về khả năng sinh lợi giữa kỳ kỳ phân tích với kỳ gốc của đối tượng nghiên cứu. • Xác định tốc độ tăng trưởng về khả năng sinh lợi của từng đối tượng. • Nêu nhận xét đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. v1.0015108215 2.2.1. KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA TỪNG ĐỐI TƯỢNG VÀ QUY TRÌNH PHÂN TÍCH (tiếp theo) (2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng: • Kỹ thuật loại trừ: 19 Khả năng sinh lợi của = Lợi nhuận = Tử số Vốn chủ bình quân, tài sản bình quân, chi phí Mẫu số Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất là mẫu số (MS): = TS0 – TS0 MS1 MS0 Ảnh hưởng của nhân tố thứ hai là tử số (TS): = TS1 – TS0 MS1 MS1 v1.0015108215 2.2.1. KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA TỪNG ĐỐI TƯỢNG VÀ QUY TRÌNH PHÂN TÍCH (tiếp theo) 20 (2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng (tiếp): • Kỹ thuật Dupont: • Kỹ thuật kết hợp (kết hợp kỹ thuật loại trừ và Dupont): Biến đổi công thức gốc theo mô hình Dupont. Sắp xếp lại trật tự của các nhân tố ảnh hưởng theo kỹ thuật loại trừ. Vận dụng kỹ thuật loại trừ để xác định mức ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của khả năng sinh lợi. (3) Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng, rút ra nhận xét và kiến nghị. v1.0015108215 2.2.2. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU (1) Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu: Tính và so sánh trị số của chỉ tiêu ROE giữa kỳ phân tích với kỳ gốc cả về số tuyệt đối và tương đối. • Nếu kết quả so sánh có trị số > 0: chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu kỳ phân tích cao hơn kỳ gốc. • Nếu kết quả so sánh có trị số < 0: chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu kỳ phân tích thấp hơn kỳ gốc. 21 ± ROE = ROE1 – ROE0 %↑↓ROE = ROE1 – ROE0 100 ROE0 v1.0015108215 2.2.2. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU (tiếp theo) (2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng: • Kỹ thuật loại trừ (thay thế liên hoàn): • Kỹ thuật Dupont: 22 22 Ảnh hưởng của nhân tố vốn chủ sở hữu bình quân: = LNST0 – ROE0 VCSH BQ1 Ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận sau thuế = LNST1 – LNST0 VCSH BQ1 VCSH BQ1 ROE = LNST DTT TS BQ DTT TS BQ Vốn chủ sở hữu BQ = ROS TAT AFL Sức sinh lợi của DT – Return On Sales Số lần luân chuyển tài sản – Total Assets Turnover Đòn bẩy tài chính bình quân Average Financial Leverage) v1.0015108215 2.2.2. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU (tiếp theo) 23 23 (2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng (tiếp): • Kỹ thuật Dupont kết hợp (kết hợp Dupont với loại trừ): Xét ảnh hưởng của nhân tố AFL: (AFL1 – AFL0) TAT0 ROS0 Xét ảnh hưởng của nhân tố TAT: AFL1 (TAT1 – TAT0) ROS0 Xét ảnh hưởng của nhân tố ROS: AFL1 TAT1 (ROS1 – ROS0) (3) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng, nhận xét và kiến nghị. ROE = ROS TAT AFL ROE = AFL TAT ROS v1.0015108215 2.2.3. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA TÀI SẢN (1) Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của tài sản: Tính và so sánh trị số của chỉ tiêu ROA giữa kỳ phân tích với kỳ gốc cả về số tuyệt đối và tương đối • Nếu kết quả so sánh có trị số > 0: chứng tỏ khả năng sinh lợi của tài sản kỳ phân tích cao hơn kỳ gốc. • Nếu kết quả so sánh có trị số < 0: chứng tỏ khả năng sinh lợi của tài sản kỳ phân tích thấp hơn kỳ gốc. 24 ± ROA = ROA1 – ROA0 %↑↓ ROA = ROA1 – ROA0 100 ROA0 v1.0015108215 2.2.3. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA TÀI SẢN (tiếp theo) (2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng: • Kỹ thuật thay thế liên hoàn: • Kỹ thuật Dupont: 25 Ảnh hưởng của nhân tố tài sản bình quân = LNST0 – ROA0 TS BQ1 Ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận sau thuế = LNST1 – LNST0 TS BQ1 TS BQ1 ROA = LNST DTT DTT TS BQ ROA = ROS TAT Sức sinh lợi của doanh thu – Return On Sales Số lần luân chuyển tài sản – Total Assets Turnover v1.0015108215 2.2.3. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA TÀI SẢN (tiếp theo) 26 (2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng (tiếp): • Kỹ thuật Dupont kết hợp (kết hợp Dupont với loại trừ): Ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu ROA được xác định theo kỹ thuật số chênh lệch như sau: Xét ảnh hưởng của nhân tố TAT: (TAT1 – TAT0) ROS0 Xét ảnh hưởng của nhân tố ROS: TAT1 (ROS1 – ROS0) (3) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng, nhận xét và kiến nghị. ROA = ROS TAT ROA = TAT ROS v1.0015108215 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Câu hỏi: 1. FLC tăng vốn có phải dựa vào hiệu quả kinh doanh không? 2. Khả năng sinh lợi của FLC cao hay thấp? 3. Làm thế nào mà chỉ trong vòng 06 năm hoạt động, FLC lại có thể huy động được lượng vốn “khủng” như vậy? Trả lời: 1. FLC tăng vốn không hề dựa vào hiệu quả kinh doanh. 2. Khả năng sinh lợi của FLC thấp. Theo số liệu của công ty mẹ, mức lợi nhuận gộp của FLC là 35,62 tỷ đồng, tương đương tỷ suất khoảng 2,4% 3. FLC huy động lượng vốn “khủng” chủ yếu dựa vào thu từ phát hành cổ phiếu và đi vay. 27 v1.0015108215 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu có quan hệ: A. Không có mối quan hệ. B. Thuận chiều. C. Tỷ lệ thuận. D. Ngược chiều. Trả lời: • Đáp án đúng là: B. Thuận chiều. • Vì: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có thể đạt được khi doanh nghiệp tạo ra khả năng sinh lợi cao; trong đó, biểu hiện rõ nét và cao độ nhất khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Bởi vì, mọi hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành suy cho cùng cũng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của chủ sở hữu. Vì thế, có thể khẳng định khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có quan hệ thuận chiều. 28 v1.0015108215 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Khả năng sinh lợi của những đối tượng nào được sử dụng để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh? A. Vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, doanh thu thuần. B. Tổng tài sản, vốn đầu tư, doanh thu thuần, vốn dài hạn. C. Doanh thu thuần, vốn đầu tư, vốn chủ sở hữu. D. Vốn chủ sở hữu, vốn đầu tư, vốn dài hạn, tổng tài sản. Trả lời: • Đáp án đúng là: D. Vốn chủ sở hữu, vốn đầu tư, vốn dài hạn, tổng tài sản. • Vì: Đánh giá khái quát hiệu quả sinh lợi qua bốn chỉ tiêu: sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu, sức sinh lợi vốn đầu tư, sức sinh lợi của vốn dài hạn, và sức sinh lợi của tài sản. 29 v1.0015108215 CÂU HỎI TỰ LUẬN Khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh việc vận dụng kỹ thuật Dupont có phải là ưu việt nhất không? Trả lời: • Việc vận dụng kỹ thuật Dupont trong phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động về khả năng sinh lợi giữa kỳ phân tích kỳ gốc của từng đối tượng nghiên cứu có hạn chế: Độ chính xác của kỹ thuật này phụ thuộc hoàn toàn vào giả thuyết và số liệu đầu vào do kế toán cung cấp. • Kỹ thuật Dupont cũng không hề đề cập đến chi phí vốn trong quá trình phân tích cũng như không xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (biến số) đến sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của khả năng sinh lợi theo từng đối tượng. Phương án chủ yếu để tăng khả năng sinh lợi của từng đối tượng mà mô hình Dupont chỉ ra là tiến hành cắt giảm chi phí. • Do vậy, kỹ thuật Dupont không phải là kỹ thuật tốt nhất được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. 30 v1.0015108215 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Khả năng sinh lợi: Phản ánh mức lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể thu được trên một đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào hay trên một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh. • Nội dung phân tích: Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi (khả năng sinh lợi tổng thể) và phân tích khả năng sinh lợi của từng đối tượng. • Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi tổng thể: Xem xét tình hình biến động khả năng sinh lợi chung, xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng khả năng sinh lợi chung. • Phân tích khả năng sinh lợi của từng đối tượng: Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của từng đối tượng; phân tích nhân tố ảnh hưởng (theo kỹ thuật thay thế liên hoàn, theo kỹ thuật Dupont, theo kỹ thuật Dupont kết hợp loại trừ); tổng hợp kết quả phân tích, rút ra nhận xét, kết luận, kiến nghị. 31
File đính kèm:
bai_giang_phan_tich_bao_cao_tai_chinh_bai_6_phan_tich_kha_na.pdf