Bài giảng Phân tích Báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về phân tích Báo cáo tài chính - Nguyễn Thị Mai Chi
MỤC TIÊU
• Giải thích khái niệm và mục đích phân tích báo cáo tài chính;
• Nhận diện ý nghĩa và nội dung phân tích báo cáo tài chính;
• Xác định đối tượng phân tích báo cáo tài chính;
• Phân tích các phương thức tiếp cận báo cáo tài chính.
NỘI DUNG
Khái niệm, mục đích, ý nghĩa và dữ liệu phân tích
Nội dung và đối tượng phân tích báo cáo tài chính
Phương thức tiếp cận báo cáo tài chính
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phân tích Báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về phân tích Báo cáo tài chính - Nguyễn Thị Mai Chi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phân tích Báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về phân tích Báo cáo tài chính - Nguyễn Thị Mai Chi

v1.0015108215 GIỚI THIỆU HỌC PHẦN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH I. Mục tiêu học phần • Trang bị những kiến thức cơ bản, tổng quát về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. • Giúp học viên nắm bắt những vấn đề kỹ thuật nghiệp vụ của phân tích báo cáo tài chính trong từng nội dung phân tích cụ thể. • Giúp học viên áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác quản lý tại doanh nghiệp cũng như các cương vị quản lý khác nhau. II. Nội dung nghiên cứu • Bài 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính • Bài 2: Công cụ kỹ thuật phân tích và tổ chức phân tích báo cáo tài chính • Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính • Bài 4: Phân tích khả năng thanh toán • Bài 5: Phân tích hiệu năng hoạt động • Bài 6: Phân tích khả năng sinh lợi 1 v1.0015108215 BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Mai Chi Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 2 v1.0015108215 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Nhà đầu tư hãy cảnh giác với báo cáo tài chính “Báo cáo tài chính là một công cụ không thể thiếu trong việc đầu tư của bạn hay bất cứ một nhà đầu tư thực sự nào khác. Nếu bạn không hiểu hay không ngó ngàng gì qua bản báo cáo tài chính trước khi đầu tư, thì bạn chỉ đang là một con bạc chứ không phải một nhà đầu tư thực sự. Nhưng bạn vẫn có thể kiếm lời nếu bạn có thần may mắn hộ mệnh hoặc giao tiền của mình cho một người tin cậy, hay một quỹ đầu tư uy tín nào đó”. (Lê Quang Đức, vi-bao-cao-tai-chinh.html) 3 1. Nhà đầu tư có thực sự phải cảnh giác với báo cáo tài chính hay không? 2. Báo cáo tài chính có thực sự cần thiết cho nhà đầu tư không? 3. Ngoài nhà đầu tư, các đối tượng khác có cần báo cáo tài chính không? 4. Có thể tiếp cận báo cáo tài chính theo những cách nào? v1.0015108215 MỤC TIÊU • Giải thích khái niệm và mục đích phân tích báo cáo tài chính; • Nhận diện ý nghĩa và nội dung phân tích báo cáo tài chính; • Xác định đối tượng phân tích báo cáo tài chính; • Phân tích các phương thức tiếp cận báo cáo tài chính. 4 v1.0015108215 NỘI DUNG 5 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa và dữ liệu phân tích Nội dung và đối tượng phân tích báo cáo tài chính Phương thức tiếp cận báo cáo tài chính v1.0015108215 1. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ DỮ LIỆU PHÂN TÍCH 6 1.2. Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính 1.1. Khái niệm, mục đích của phân tích báo cáo tài chính 1.3. Dữ liệu phân tích báo cáo tài chính v1.0015108215 1.1. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH • Báo cáo tài chính: Báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và dòng tiền trong kỳ của doanh nghiệp. Phương tiện trình bày khả năng sinh lợi và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm. • Phân tích báo cáo tài chính: Quá trình phân chia, phân loại hệ thống chỉ tiêu phản ánh trên các báo cáo tài chính theo nhiều hướng khác nhau. Sử dụng các kỹ thuật liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp nhằm cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho quản lý. 7 v1.0015108215 1.1. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH (tiếp theo) • Mục đích phân tích báo cáo tài chính: Làm rõ thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Giúp người sử dụng thông tin: Đánh giá chính xác sức mạnh tài chính; Đánh giá khả năng sinh lợi; Đánh giá triển vọng của doanh nghiệp; Lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu. 8 v1.0015108215 1.1. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH (tiếp theo) 9 • Người sử dụng thông tin báo cáo tài chính: Ban giám đốc; Hội đồng quản trị; Các nhà đầu tư; Cổ đông; Chủ nợ; Những người cho vay; Các nhân viên ngân hàng; Cơ quan chính phủ; Bản thân người lao động; v1.0015108215 1.2. Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH • Cung cấp thông tin về: Tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo; Kết quả hoạt động mà doanh nghiệp đạt được trong hoàn cảnh đó. • Đánh giá chính xác: Thực trạng và an ninh tài chính; Khả năng thanh toán; Tính hợp lý của cấu trúc tài chính. • Nắm bắt được: Sức mạnh tài chính; Khả năng sinh lợi; Dự báo được: Nhu cầu tài chính; Triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. 10 v1.0015108215 1.2. Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH (tiếp theo) • Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế – tài chính cần thiết giúp cho việc kiểm tra, đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống: Tình hình kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế – tài chính chủ yếu của doanh nghiệp. Tình hình chấp hành các chế độ kinh tế – tài chính của doanh nghiệp. • Cung cấp các thông tin và căn cứ quan trọng để: Xây dựng các kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp. Đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 11 v1.0015108215 1.3. DỮ LIỆU PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng trong các doanh nghiệp: • Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01–DN). • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02–DN). • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03–DN). • Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09–DN). 12 v1.0015108215 2. NỘI DUNG VÀ ĐỐI TƯỢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 13 2.2. Đối tượng phân tích báo cáo tài chính 2.1. Nội dung phân tích báo cáo tài chính v1.0015108215 2.1. NỘI DUNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH • Phân tích kế toán: Xem xét nội dung: Phân tích nội dung và cách thức ghi nhận các chỉ tiêu cơ bản theo từng hoạt động (hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính), từng báo cáo tài chính. Đánh giá độ tin cậy và xác thực của thông tin: Xem xét ảnh hưởng của các sự kiện, các ước tính, các sai sót gian lận trong việc tuân thủ chế độ và chính sách kế toán nhằm điều chỉnh kịp thời số liệu trên các báo cáo tài chính. 14 • Phân tích tài chính: Phân tích tài chính là việc sử dụng các báo cáo tài chính để xem xét, đánh giá, phân tích tình hình và thực trạng tài chính, để ước tính các chỉ tiêu tài chính trong tương lai của doanh nghiệp. Phân tích tài chính giúp cho những người sử dụng thông tin trả lời các câu hỏi liên quan đến tình hình tài chính hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. v1.0015108215 2.2. ĐỐI TƯỢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH • Đặc điểm thông tin báo cáo tài chính: Thông tin tĩnh; Thông tin rời rạc; Thông tin phản ánh qui mô tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, dòng tiền; Thông tin không thể hiện bản chất và xu hướng biến động của từng đối tượng; Thông tin chưa thể là căn cứ để các nhà quản lý ra quyết định quản trị được. 15 • Đối tượng phân tích báo cáo tài chính: Hệ thống chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên cùng báo cáo tài chính. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu giữa các báo cáo tài chính với nhau. v1.0015108215 3. PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 16 3.2. Tiếp cận theo nhóm chỉ tiêu khái quát 3.1. Tiếp cận từng báo cáo tài chính 3.3. Tiếp cận theo nội dung (chuyên đề) v1.0015108215 3.1. TIẾP CẬN TỪNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH • Xem xét, phân tích nội dung của các chỉ tiêu phản ánh trên từng báo cáo tài chính. • Xem xét, phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh trên từng báo cáo tài chính. Ưu điểm: Việc phân tích thực hiện đơn giản. Nhược điểm: Không phản ánh đầy đủ nội dung và sâu sắc thông tin mà người phân tích quan tâm. 17 v1.0015108215 3.2. TIẾP CẬN THEO NHÓM CHỈ TIÊU KHÁI QUÁT Việc tiếp cận theo các nhóm chỉ tiêu khái quát được thực hiện bằng cách thông qua hệ thống chỉ tiêu được xác định dựa trên cơ sở dữ liệu của báo cáo tài chính để nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp trên những mặt chủ yếu nhất. • Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán cho biết mức độ đáp ứng các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Từ đó, có thể dự báo được rủi ro tài chính cũng như khả năng phá sản của doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nhanh. Hệ số khả năng thanh toán tức thời. Hệ số thanh khoản của dòng tiền. 18 v1.0015108215 3.2. TIẾP CẬN THEO NHÓM CHỈ TIÊU KHÁI QUÁT 19 • Nhóm chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính cho biết cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn. Hệ số nợ, hệ số tài trợ. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm trong tổng tài sản. Tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm trong tổng tài sản. Đòn bẩy tài chính. v1.0015108215 3.2. TIẾP CẬN THEO NHÓM CHỈ TIÊU KHÁI QUÁT (tiếp theo) • Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động được sử dụng để đánh giá chất lượng quản lý và sử dụng tài sản, nguồn vốn, công nợ của doanh nghiệp: Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển: số lần luân chuyển tài sản, số lần luân chuyển tài sản dài hạn, số lần luân chuyển nguồn vốn, số lần luân chuyển vốn chủ sở hữu Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ thanh toán: số lần thanh toán tiền hàng, số lần thu hồi tiền hàng. Các chỉ tiêu phản ánh thời gian luân chuyển hoặc thanh toán: thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn, thời gian thu hồi tiền hàng 20 v1.0015108215 3.2. TIẾP CẬN THEO NHÓM CHỈ TIÊU KHÁI QUÁT (tiếp theo) 21 • Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi được sử dụng để đo lường khả năng tạo lợi nhuận của tài sản, nguồn vốn, doanh thu (phản ánh hiệu quả kinh doanh). Sức sinh lợi (tỷ suất sinh lợi) của doanh thu – ROS. Sức sinh lợi (tỷ suất sinh lợi) của VCSH – ROE. Sức sinh lợi (tỷ suất sinh lợi) của tài sản – ROA. Sức sinh lợi (tỷ suất sinh lợi) của vốn đầu tư – ROIC. Sức sinh lợi (tỷ suất sinh lợi) của vốn dài hạn – ROCE. v1.0015108215 3.2. TIẾP CẬN THEO NHÓM CHỈ TIÊU KHÁI QUÁT (tiếp theo) • Nhóm chỉ tiêu phản ánh giá trị thị trường cho biết giá cổ phiếu, lợi nhuận, dòng tiền, giá trị sổ sách của doanh nghiệp, thể hiện rủi ro và tiềm năng phát triển trong tương lai. Hệ số giá cả/lợi nhuận cổ phiếu (P/E). Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu thường (EPS). • Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng cho biết tình hình, xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng của doanh nghiệp trên các mặt chủ yếu như doanh thu, lợi nhuận. Tốc độ tăng trưởng bền vững. Tốc độ tăng trưởng doanh thu. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. 22 v1.0015108215 3.2. TIẾP CẬN THEO NHÓM CHỈ TIÊU KHÁI QUÁT (tiếp theo) 23 • Ưu điểm: Việc phân tích thực hiện đơn giản, dễ tính toán. Nhà quản lý có thể đánh giá khái quát tình hình và thực trạng tài chính của doanh nghiệp một cách khá chính xác. • Nhược điểm: Không đi sâu phân tích từng mặt biểu hiện khác nhau trong toàn cảnh bức tranh tài chính của doanh nghiệp nên thông tin cung cấp cho các đối tượng sử dụng sẽ không đầy đủ. Người sử dụng thông tin khó nắm bắt đầy đủ các nhân tố tác động tới kết quả hoạt động nên khó có biện pháp hữu hiệu để cải thiện hoặc nâng cao hiệu quả hoạt động. v1.0015108215 3.3. TIẾP CẬN THEO NỘI DUNG (CHUYÊN ĐỀ) • Tiếp cận theo từng nội dung: Cung cấp thông tin đầy đủ về một hay một số khía cạnh mà nhà phân tích quan tâm. Sử dụng thông tin trên các báo cáo tài chính có liên quan đến chuyên đề (nội dung) phân tích. • Các chuyên đề chính: Đánh giá khái quát tình hình tài chính. Phân tích cấu trúc tài chính. Phân tích khả năng thanh toán. Phân tích rủi ro tài chính. Phân tích cân bằng tài chính. Phân tích kết quả kinh doanh. Phân tích khả năng sinh lợi. 24 v1.0015108215 3.3. TIẾP CẬN THEO NỘI DUNG (CHUYÊN ĐỀ) (tiếp theo) 25 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH • Huy động vốn • Độc lập tài chính • Khả năng thanh toán • Khả năng sinh lợi • Tốc độ tăng trưởng PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN • Đánh giá khái quát • Xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng • Nợ phải thu • Nợ phải trả • Tốc độ thanh toán PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH • Cơ cấu tài sản • Cơ cấu nguồn vốn • Mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH • Rủi ro sử dụng đòn bẩy tài chính • Rủi ro về khả năng thanh toán • Rủi ro thu hồi nợ • Rủi ro dòng tiền • Rủi ro tỷ giá • Rủi ro về hiệu quả kinh doanh • Rủi ro hiệu năng hoạt động • Rủi ro phá sản v1.0015108215 3.3. TIẾP CẬN THEO NỘI DUNG (CHUYÊN ĐỀ) (tiếp theo) 26 PHÂN TÍCH CÂN BẰNG TÀI CHÍNH • Theo mức độ an toàn của nguồn tài trợ • Theo mức độ ổn định của nguồn tài trợ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH • Doanh thu • Tổng thu nhập • Lợi nhuận PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI • Tài sản • Vốn chủ sở hữu • Chi phí • Bộ phận • Điều kiện cần thiết để nâng cao khả năng sinh lợi • Từ phía nhà đầu tư PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN • Đánh giá khái quá • Xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng • Cơ cấu dòng tiền thuần • Dòng tiền vào • Dòng tiền ra • Mối quan hệ giữa dòng tiền vào với dòng tiền ra • Nhân tố ảnh hưởng tới dòng tiền • Mối quan hệ giữa dòng tiền với tình hình tài chính v1.0015108215 3.3. TIẾP CẬN THEO NỘI DUNG (CHUYÊN ĐỀ) (tiếp theo) 27 ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP • Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán • Căn cứ vào kết quả kiểm kê và đánh giá lại • Căn cứ vào chiết khấu dòng tiền • Căn cứ vào chiết khấu dòng lợi nhuận thặng dư • Căn cứ vào cơ sở so sánh giá thị trường DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH • Trên bảng cân đối kế toán • Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh • Dòng tiền v1.0015108215 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Câu hỏi: 1. Nhà đầu tư có thực sự phải cảnh giác với báo cáo tài chính hay không? 2. Báo cáo tài chính có thực sự cần thiết cho nhà đầu tư không? 3. Ngoài nhà đầu tư, các đối tượng khác có cần báo cáo tài chính không? 4. Có thể tiếp cận báo cáo tài chính theo những cách nào? Trả lời: 1. Nhà đầu tư thực sự phải cảnh giác với báo cáo tài chính vì thông tin trên báo cáo tài chính là thông tin quá khứ và “tĩnh”, mang tính rời rạc, chỉ phản ánh qui mô của các chỉ tiêu tài chính. 2. Báo cáo tài chính thực sự cần thiết cho nhà đầu tư. 3. Ngoài nhà đầu tư còn có rất nhiều các đối tượng khác quan tâm tới thông tin trên báo cáo tài chính. 4. Có thể tiếp cận từng báo cáo tài chính, hoặc theo nhóm chỉ tiêu khái quát, hoặc theo nội dung (chuyên đề). 28 v1.0015108215 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Báo cáo tài chính theo chế độ kế toán hiện hành gồm: A. Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh báo cáo tài chính. B. Bảng cân đối kế toán. C. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. D. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trả lời: • Đáp án đúng là: A. Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh báo cáo tài chính. • Vì: Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng trong các doanh nghiệp bao gồm 4 báo cáo bắt buộc là Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01–DN); Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02–DN); Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03–DN) và Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09–DN). Thông tư số 200/2014/TT–BTC ngày 22/12/2014 về hướng dẫn Chế độ Kế toán doanh nghiệp của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 29 v1.0015108215 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Các đối tượng nào cần thông tin cung cấp của phân tích báo cáo tài chính? A. Nhà quản trị. B. Cơ quan thuế, Kiểm toán Nhà nước. C. Nhà đầu tư. D. Nhiều nhóm người khác nhau. Trả lời: • Đáp án đúng là: D. Nhiều nhóm người khác nhau. • Vì: Với tư cách là công cụ của quản lý, phân tích báo cáo tài chính có mục đích chính là giúp người sử dụng thông tin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lợi và triển vọng của doanh nghiệp; từ đó, lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu. Bởi vậy, phân tích báo cáo tài chính là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như: Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng chính, những người cho vay, các nhân viên ngân hàng, các nhà quản lý, các nhà bảo hiểm, các đại lý kể các cơ quan chính phủ và bản thân người lao động. 30 v1.0015108215 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Báo cáo tài chính: Báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và dòng tiền trong kỳ của doanh nghiệp, là phương tiện trình bày khả năng sinh lợi và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm. • Phân tích báo cáo tài chính: Phân tích báo cáo tài chính là quá trình phân chia, phân loại hệ thống chỉ tiêu phản ánh trên các báo cáo tài chính theo nhiều hướng khác nhau rồi sử dụng các kỹ thuật liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp nhằm cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho quản lý. • Đối tượng phân tích báo cáo tài chính: Hệ thống chỉ tiêu và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính hay giữa các báo cáo tài chính với nhau. • Phương thức tiếp cận báo cáo tài chính: Tiếp cận theo báo cáo tài chính, theo chỉ tiêu khái quát và theo nội dung. 31
File đính kèm:
bai_giang_phan_tich_bao_cao_tai_chinh_bai_1_tong_quan_ve_pha.pdf