Bài giảng Nông lâm kết hợp - Ngô Thị Hồng Hà

Chương I. MỞ ĐẦU

Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, sinh viên có khả năng

- Nêu và phân tích được các đặc trưng của hệ sinh thái nhân văn miền núi và các vấn đề khó khăn trong phát triển nông thôn miền núi hiện nay

- Phân tích các nhân tố quyết định sự phát triển của nông lâm kết hợp trên thế giới và ở Việt Nam

- Xác định các lợi ích, tiềm năng, và các tồn tại cần khắc phục của phát triển nông lâm kết hợp ở nước ta.

 

docx 87 trang phuongnguyen 4060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nông lâm kết hợp - Ngô Thị Hồng Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Nông lâm kết hợp - Ngô Thị Hồng Hà

Bài giảng Nông lâm kết hợp - Ngô Thị Hồng Hà
Chương I. MỞ ĐẦU
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, sinh viên có khả năng
- Nêu và phân tích được các đặc trưng của hệ sinh thái nhân văn miền núi và các vấn đề khó khăn trong phát triển nông thôn miền núi hiện nay
- Phân tích các nhân tố quyết định sự phát triển của nông lâm kết hợp trên thế giới và ở Việt Nam
- Xác định các lợi ích, tiềm năng, và các tồn tại cần khắc phục của phát triển nông lâm kết hợp ở nước ta.
Bài 1. CÁC VẤN ĐỀ THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÍ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Mục tiêu: sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
Xác định các vấn đề mang tính thách thức cho quản lý sử dụng đất bền vững ở nông thôn miền núi theo các tiêu chí cơ bản: tính bền vững, tính hiệu quả và tính công bằng
Xác định các nguyên nhân mang tính bản chất của các khó khăn
Nhận ra các nhu cầu thay đổi sử dụng và quản lý đất đai theo tiếp cận tổng hợp và có sự tham gia
1. Các vấn đề trong phát triển nông thôn miền núi
1.1. Tính chất mong manh và dễ bị tổn thương của đất và rừng nhiệt đới
Rừng và đất là hai nguồn tài nguyên nhạy cảm của vùng nhiệt đới ẩm. Khi không bị tác động, các hệ sinh thái rừng nhiệt đới vốn ổn định nhờ vào sự đa dạng cao độ của các loài cây và con, được gắn kết với nhau thông qua các chu trình dinh dưỡng gần như khép kín (Warner, 1991). Theo Richard (1977) (trích dẫn bởi Warner, 1991), sự ổn định của hệ sinh thái vùng nhiệt đới chính là sự thể hiện khả năng chống đỡ các biến đổi thất thường của khí hậu và các yếu tố khác của môi trường tự nhiên. Trong đó, các loài thực vật thân gỗ đóng vai trò chủ đạo trong việc quyết định cấu trúc, chức năng và tính bền vững của hệ sinh thái rừng.
Tuy nhiên sự ổn định này chỉ có thể tồn tại trong khuôn khổ quá trình diễn thế tự nhiên. Dưới tác động của con người, rừng và đất nhiệt đới trở nên rất dễ bị suy thoái. Chính các nhân tố đa dạng, phức tạp và chu trình dinh dưỡng khép kín vốn có khả năng duy trì hệ sinh thái rừng nhiệt đới trong bối cảnh không bị tác động đã tạo nên các đặc tính dễ bị tan vỡ khi tiếp xúc với con người (Warner, 1991). Ớ rừng mưa nhiệt đới, do tính chất chuyên biệt cao độ của từng loài thực vật đã dẫn đến khả năng phục hồi thấp khi có tác động trên qui mô lớn của con người (Goudic, 1984 - trích dẫn bởi Warner, 1991). Do phần lớn chất dinh dưỡng trong hệ sinh thái được dự trữ trong sinh khối, nên một khi rừng bị chặt phá đi thì xẩy ra hiện tượng thiếu chất dinh dưỡng để duy trì tăng trưởng mới của các loài cây. Thêm vào đó do lượng mưa lớn, trong điều kiện không có cây che phủ, các quá trình rửa trôi và xói mòn diễn ra mạnh mẽ làm đất đai bị thoái hóa nhanh chóng. Như vậy sự bền vững của đất rừng nhiệt đới hoàn toàn phụ thuộc vào lớp che phủ thực vật có cấu trúc phức tạp, đa dạng mà trong đó các loài cây thân gỗ đóng vai trò chủ đạo. Hiện tượng thiếu chất dinh dưỡng trong đất cũng như vai trò quyết định của thảm thực vật rừng đến sự bền vững về sức sản xuất của đất cho thấy về cơ bản thì đất nhiệt đới không phù hợp với các phương thức sản xuất nông nghiệp độc canh.
1.2. Tính da dạng về sinh thái - nhân văn của khu vực nông thôn và miền núi
Đa dạng vê địa hình-đất đai-tiểu khí hậu: Sự biến đổi mạnh về địa hình dẫn đến biến động lớn về đất đai và tiểu khí hậu cả trên những phạm vi nhỏ.
Đa dạng sinh học: Hệ động thực vật phong phú và đa dạng. Thực vật bao gồm rất nhiều loài và dạng sông khác nhau.
Đa dạng về dân tộc và văn hóa: Miền núi Việt Nam là địa bàn sinh sống của hơn 1/3 dân số cả nước thuộc 54 dân tộc khác nhau. Mỗi dân tộc có các đặc điểm văn hoá đặc thù (Jamieson và cộng sự, 1998).
Đa dạng về các hệ thống canh tác truyền thống: Sự đa dạng về điều kiện tự nhiên (điều kiện lập địa và sinh cảnh) và xã hội đã tạo nên sự đa dạng về hệ thống canh tác truyền thống ở nông thôn miền núi. Các kiến thức kỹ thuật và quản lý truyền thống trong sử dụng đất và canh tác của nguời dân ở nông thôn miền núi rất đa dạng, đã được thử nghiệm, chọn lọc và phát triển qua nhiều thế kỷ.
Nông thôn miền núi chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tô'kinh tế xã hội rất phức tạp: Bên cạnh các đặc điểm phức tạp về tự nhiên như địa hình, tiểu khí hậu, đất đai và sinh học, trong những thập kỷ gần đây khu vực nông thôn miền núi đang gánh chịu sự tác động của nhiều nhân tố kinh tế xã hội như dân số gia tăng, chính sách không cụ thể và ảnh hưởng của kinh tế thị trường, sự xâm nhập văn hóa ngoại lai từ bên ngoài, v.v. đã dẫn đến các thay đổi phức tạp về tài nguyên và văn hoá xã hội tạo ra những trở ngại và thách thức lớn cho quản lý/sử dụng bền vững nguồn tài nguyên.
Tính đa dạng về sinh thái nhân văn của khu vực nông thôn miền núi là một trong những cơ sở để đa dạng hóa các hệ thống sử dụng đất, cũng như phát triển các hệ thống sử dụng tài nguyên tổng hợp. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức lớn cho các nhà quản lý, nhà lập chính sách do yêu cầu phải hình thành và phát triển từng hệ thống quản lý sử dụng đất, các hệ thống canh tác phù hợp cho từng điều kiện sinh thái nhân văn đặc thù.
Các thay đổi mang tính thách thức cho phát triển bền vững nông thôn miền núi
Sự gia tăng áp lực dân số gây ra các vấn đề bức xúc vê đất canh tác và an toàn lương thực, và sức ép lên tài nguyên thiên nhiên miền núi
Ở các khu vực nông thôn miền núi, mật độ dân cư không cao như các khu vực đô thị ở vùng đồng bằng nhưng lại có tốc độ tăng dân số rất nhanh. Theo Đỗ Đình Sâm (1995), tốc độ tăng dân số ởmiền núi Việt Nam biến động trong khoảng 2,5% - 3,5% trong khi tốc độ bình quân của cả nước ở dưới mức này nhiều. Tình trạng này một phần chủ yếu do phong trào di dân tự do từ các khu vực đồng bằng quá đông đúc lên các vùng đồi núi, đặc biệt là các tỉnh khu vực Tây Nguyên (Đak Lak, Gia Lai, Kon Turn). Dân số tăng trong điều kiện khan hiếm đất có tiềm năng nông nghiệp ởmiền núi đã dẫn đến bình quân đất canh tác đầu người giảm. Tuy miền núi Việt Nam được xem là khu vực dân cư thưa thớt với mật độ bình quân 75 người/km2 nhưng bình quân diện tích đất canh tác đầu người rất thấp (vào khoảng 1200 - 1500 m2/người) (FAO và IIRR, 1995), trong khi đó mức đất canh tác để đáp ứng nhu cầu lương thực tối thiểu là 2000m2/người. Ở khu vực miền núi của 11 tỉnh phía Nam, diện tích canh tác hình quân đầu người ở dưới 1 000m2/người, còn thấp hơn cả ở miền núi ở các tỉnh phía bắc miền Trung như Nghệ An và Thanh Hóa (Jamieson và cộng sự, 1998). Trong lúc đó khả năng tăng diện tích lúa nước là hệ thống sản xuất ngũ cốc có năng suất cao và ổn định nhất Việt Nam ở khu vực miền núi rất hạn chế, chỉ diễn ra ở các khu vực phân tán nhỏ hẹp có thể tưới tiêu được. Vì vậy có thể nói rằng mật độ dân số đang tiến gần đến hoặc thậm chí đã vượt quá khả năng chịu đựng của đất đai ở phần lớn khu vực miền núi (Jamieson và cộng sự, 1998).
Sự gia tăng dân số đã tạo ra áp lực lớn lên tài nguyên thiên nhiên miền núi là rừng, đất và nguồn nước, làm các nguồn tài nguyên quí giá này suy giảm nhanh chóng.
Sự suy thoái về tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Sự suy giảm nhanh chóng tài nguyên rừng: Độ che phủ rừng cả nước giảm từ 43% vào năm 1943 xuống 32,1% năm 1980, 27,2% năm 1990 sau đó tăng dần lên 28,1% năm 1995 rồi đạt đến 33,2% năm 1999 (Theo tài liệu “ Chiến lượt phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2001-2010 được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn phê duyệt theo QĐ số 199/QĐ-BNN-PTNT ngày 22/1/2002). Cách đây 50 năm, rừng tự nhiên bao phủ phần lớn khu vực đồi núi nhưng trong những năm gần đây đã giảm xuống dưới 20% ở phần lớn khu vực đồi núi phía Bắc, thậm chí có nơi giảm còn 10% như ở khu vực miền núi vùng Tây Bắc. Các diện tích rừng còn lại phần lớn là rừng nghèo kiệt, trữ lượng gỗ thấp và hiếm có loài cây có giá trị kinh tế.
Rừng bi tổn thương
Sự suy thoái của đất đai là điều dễ thấy ở khắp miền núi Việt Nam. Do thiếu rừng che phủ, xói mòn đất và rửa trôi chất dinh dưỡng diễn ra mạnh làm giảm độ màu mỡ của đất. Canh tác nương rẫy vốn là phương thức canh tác truyền thống của các dân tộc miền núi, tỏ ra khá phù hợp trong điều kiện mật độ dân cư thấp và tài nguyên rừng còn phong phú. Trong những thập kỷ gần đây, do áp lực dân số và sự suy giảm diện tích rừng, giai đoạn canh tác kéo dài hơn và giai đoạn bỏ hóa bị rút ngắn lại, dẫn đến sự suy giảm liên tục của độ phì đất và cỏ dại phát triển mạnh. Kết quả dẫn đến giảm năng suất cây trồng một cách nhanh chóng.
Sự suy giảm về đa dạng sinh học: Nhiều loài động thực vật đã bị biến mất hoặc trở nên khan hiếm. Nạn phá rừng, việc phát triển trồng rừng thuần loài và nông nghiệp độc canh đã làm suy giảm đa dạng sinh học, trong đó bao gồm cả ba cấp độ: đa dạng di truyền, đa dạng chủng loài và đa dạng về hệ sinh thái.
Tình trạng đói nghèo
Vào năm 1994, khi GDP bình quân của cả nước là 270 USD thì ở miền núi phía Bắc chỉ là 150 USD và ở Tây Nguyên là 70 USD. Rất nhiều nơi ở miền núi có thu nhập tiền mặt bình quân đầu người dưới 50 USD/năm. Hộ nghèo đói chiếm 34% ở miền núi phía Bắc và hơn 60% ởTây Nguyên, với thu nhập bình quân đầu người dưới 50.000đ/tháng, rất thấp so với tỉ lệ hộ nghèo đói bình quân là 27% của cả nước. Hơn 56% hộ gia đình ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên ởtình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng, có tiêu thụ năng lượng dưới 1500kcals/người/ngày trong lúc phải cần 2200-2500kcals/người/ngày (Jamieson và cộng sự, 1995). Tình trạng đói nghèo không chỉ thể hiện ở thu nhập thấp mà còn ởkhông đảm bảo các nhu cầu cơ bản khác như giáo dục, y tế, thông tin văn hóa xã hội, v.v.
• Sự phát triển theo các mô hình canh tác rập khuôn, áp đặt và phụ thuộc vào bên ngoài.
Trái ngược với điều kiện đa dạng về sinh thái- nhân văn và sự phong phú về kiến thức canh tác truyền thống ở miền núi, các chương trình phát triển miền núi của chính phủ thường thực hiện theo các "mô hình" quản lý kỹ thuật đồng bộ, hình thành theo cách nghĩ của người vùng đồng bằng. Các nhà nông nghiệp và lâm nghiệp được đào tạo chính thống thường có dịnh kiến về sự lạc hậu của các phương thức sản xuất truyền thống, hay nghĩ đến việc tăng cường thực hiện pháp luật nhà nước và áp đặt các mô hình kỹ thuật sản xuất từ bên ngoài hơn là hình thành các và phát triển các hệ thống quản lý kỹ thuật thích ứng, phổi họp giữa kiến thức bản địa và kỹ thuật mới phù hợp với các điều kiện cụ thể của nông dân và thúc đẩy phát huy tính tự chủ của họ trong quản lý tài nguyên (Hoàng Hữu Cải, 1999). Chính điều này đã làm giảm hiệu quả và tác dụng của nhiều các chương trình phát triển miền núi mặc dù có đầu tư rất lớn.
• Xu hướng giao thoa giữa lâm nghiệp, nông nghiệp và các ngành khác trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế
Hình 2. Giao thoa giữa đất nông nghiệp và lâm nghiệp
Khái niệm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp một cách thuần túy và tách biệt theo quan niệm trước đây đa trở nên không còn phù hợp ở nhiều khu vực dân cư ở miền núi. Phát triển sử dụng đất thuần nông hoặc thuần lâm đã bộc lộ nhiều hạn chế lớn, chẳng hạn canh tác thuần nông trên đất dốc cho năng suất thấp và không ổn dịnh trong khi phát triển thuần lâm lại có khó khăn về nhu cầu lương thực trước mắt. Thực tiễn sản xuất đã xuất hiện các phương thức sử dụng đất tổng họp, có sự đan xen giữa nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Nhu cầu và thách thức đối với phát triển bền vững nông thôn miền núi
3.1. Phát triển bền vững nông thôn miền núi
Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững là quản lý và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và định hướng các thay đổi kỹ thuật và định chế nhằm đảm bảo thoả mãn các nhu cầu của con người của các thế hệ hiện tại và trong tương lai. Đó là sự phát triển đảm bảo bảo tồn đất, nước và các nguồn gen động thực vật, chống xuống cấp về môi trường, phù họp về kỹ thuật, khả thi về kinh tế và được xã hội chấp nhận (FAO, 1995). Nói một cách đơn giản hơn, phát triển bền vững chính là việc sử dụng tài nguyên đáp ứng được các nhu cầu về sản xuất của thế hệ hiện tại, trong khi vẫn bảo tồn được nguồn tài nguyên cần cho nhu cầu của các thế hệ tương lai.
3.2. Các thách thức
Bối cảnh thay đổi trên đã cho thấy nhu cầu phát triển nông thôn miền núi cũng chính là thách thức cho phát triển bền vững. Các thách thức này là:
Hình thành và phát triển các phương thức quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên (bao gồm rừng, đất và nước) một cách tổng hợp trong đó có sự dung hòa giữa các lợi ích về kinh tế và bảo tồn tài nguyên môi trường
Quản lý và sử dụng đất đồi núi có hiệu quả
Quản lý và sử dụng đất đảm bảo tính công bằng được sự chấp chấp nhận của người dân và các nhóm đối tượng có liên quan khác.
Nông lâm kết họp là một phương thức sử dụng đất tổng hợp giữa lâm nghiệp với các ngành nông nghiệp (bao gồm cả chăn nuôi) và thủy sản, có nhiều ưu điểm và ý nghĩa về bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế xã hội được công nhận rộng rãi trên khắp thế giới.
Mâu thuẫn giữa trồng trọt và lâm nghiệp trong điều kiện tăng áp lực dân số dẫn đến sự phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp đa dạng ở vùng cao
(Theo Kuo, 1977)
Bài 2.PHÁT TRIỀN NÔNG LÂM KẾT HỢP NHƯ LÀ MỘT PHƯƠNG THỨC QUẢN LÍ SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG
Mục tiêu: sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
Phân tích được các thay đổi về chính sách phát triển, các nhân tố chi phối sự phát triển của NLKH trên thế giới và ở Việt Nam
Xác định các lợi ích có thể của NLKH trong phát triển đời sống cộng đồng và bảo vệ tài nguyên môi trường
Xác định và phân tích các tiềm năng, cơ hội và các hạn chế trong việc phát triển NLKH ở nước ta.
Lược sử hình thành và phát triển nông lâm kết hợp
1.1. Lịch sử phát triển nông lâm kết hợp thế giới
Sự phát triển của hệ thống Taungya
Vào cuối thế kỷ 19, hệ thống Taungya bắt đầu phát triển rộng rãi ở Myanmar dưới sự bảo hộ của thực dân Anh. Trong các đồn điền trồng cây gỗ Tếch (Tectona grandis), người lao động được phép trồng cây lương thực giữa các hàng cây chưa khép tán để giải quyết nhu cầu lương thực hàng năm. Phương thức này sau đó được áp dụng rộng rãi ở Ấn Độ và Nam Phi. Các nghiên cứu và phát triển các hệ thống kết hợp này thường hướng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp, được thực hiện bởi các nhà lâm nghiệp với việc luôn cô gắng đảm bảo các nguyên tắc
Giảm thiểu hoặc không gây tổn hại đến các loài cây rừng trồng là đối tượng cung cấp sản phẩm chủ yếu trong hệ thông
Sinh trưởng của cây rừng trồng không bị hạn chế bởi cây nông nghiệp
Tối ưu hóa về thời gian canh tác cây trồng nông nghiệp sẽ đảm bảo tỉ lệ sống và tốc độ sinh trưởng nhanh của cây trồng thân gỗ.
Loài cây rừng trồng có khả năng cạnh tranh với các loài cây nông nghiệp
Tối ưu hóa mật độ để đảm bảo sự sinh trưởng liên tục của cây trồng thân gỗ.
Chính vì vậy mà các hệ thống này chưa được xem xét như là một hệ thống quản lý sử dụng đất có ý nghĩa cho phát triển nông nghiệp (Nair, 1995).
Các nhân tô làm tiền đề cho sự phát triển của nông lâm kết hợp trên phạm vi toàn cầu
Các nhân tố này bao gồm:
Sự đánh giá lại chính sách phát triển của Ngân hàng Thế giới (WB);
Sự tái thẩm định các chính sách lâm nghiệp của Tổ chức Lương Nông (FAO) thuộc Liên Hiệp Quốc;
Sự thức tỉnh các mối quan tâm khoa học về xen canh và hệ thống canh tác;
Tình trạng thiếu lương thực ở nhiều vùng trên thế giới;
Sự gia tăng nạn phá rừng và suy thoái về môi trường sinh thái;
Cuộc khủng hoảng năng lượng trong thập niên 70 của thế kỷ 20 và sau đó là sự leo thang về giá cả và thiếu phân bó ... i người càng phát triển nhu cầu về nước của càng gia tăng vì:
- Nhu cầu nước của con người ngày càng tăng lên bao gồm nhu cầu nước tưới cho trồng trọt, nước cho chăn nuôi, nước cho công nghiệp và nước cho sinh hoạt hàng ngày.
- Nguồn nước đang ngày càng khan hiếm và mất ổn định dẫn đến hoang hoá đất đai, lũ lụt, hạn hán...
- Nguồn nước đang bị ô nhiễm (ô nhiễm hữu cơ, chất độc hoá học, vv.)
- Sự sử dụng đất đai bị chi phối bồi lưu vực nước của các hệ thống sông ngòi và càng ngày người ta càng nhận thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ của thượng lưu, hạ lưu một con sông và vùng biển cận duyên của một khu vực.
Một sô nguyên tắc chính của việc phòng chống xói mòn đất
Phân loại xói mòn đất
Đất bị xói mòn do nhiều yếu tố và đó cũng là cơ sở để phân thành các loại xói mòn khác nhau như sau:
- Xói mòn do gió: gió làm khô và rời rạc các phần tử đất, cát và bị gió thổi đi đến nơi khác.
- Xói mòn do trọng lực: Đất di chuyển do chính trọng lượng của nó, có thể là đất bị trôi theo khe, rãnh, cũng có thể do lở đất đá...
- Xói mòn do nước: đây là loại xói mòn do sự công phá của giọt mưa đối vái lóp đất mặt và sức cuốn trôi của dòng chảy trên bề mặt đất. Đây là loại xói mòn nguy hiểm cho vùng đất dốc khi không có lóp phủ thực vật, gây ra các hiện tượng xói mặt, xói rãnh, xói khe.
Các yếu tố chỉ phối đến xói mòn đất
2.2.1 Khí hậu
Quan hệ giữa điều kiện khí hậu vói tình hình xói mòn đất hết sức mật thiết và phức tạp. Ví dụ ở nơi có độ ẩm cao do mưa nhiều dễ gây ra xói mòn. Nhưng ở đâu có điều kiện khí hậu thuận lợi thì cây, cỏ sinh trưởng tốt và như vậy sẽ làm hạn chế xói mòn. Ngược lại ở noi khô hạn, lượng mưa ít, cây cỏ khô cằn thì khả năng ngăn cản lực công phá của giọt mưa kém dễ xói mòn. Nơi có gió mạnh làm tăng cường tốc độ rơi của giọt mưa và dễ gây xói mòn...
Trong các yếu tố khí hậu thì lượng mưa ảnh hưởng trực tiếp đến xói mòn mạnh nhất, nó thể hiện qua sự phân bố mưa theo mùa trong năm và cường độ mưa. Khi cường độ mưa càng lứn thì sức gõ của hạt mưa xuống mặt đất càng mạnh và làm tăng dòng nước mặt, độ xốp của đất giảm, sức thâm nước của đất giảm và làm tăng khả năng xói mòn đất.
2.2.2 Địa hình
Địa hình là cơ sở của xói mòn đất là điều kiện gây ra dòng chảy, làm cho thế năng của nước trên mặt đất biến thành động năng. Những yếu tố địa hình làm ảnh hưỗng tói xói mòn đất là: độ dốc, chiều dài dốc và hình dạng mặt dốc.
- Đất càng dốc, sườn dốc càng dài thì xói mòn càng manh.
- Ngoài ra hướng dốc khác nhau thì điều kiện tiểu khí hậu cũng khác nhau vì điều kiện chiếu sáng, nhiệt độ, ẩm độ, chế độ gió khác nhau ảnh hưỗng đến sinh trưởng, độ che phủ của thực vật và gián tiếp ảnh hưỗng đến xói mòn.
2.2.3 Địa chất và đất
Đất là đối tượng của xói mòn, sự phong hoá trên mỗi loại đá mẹ khác nhau sẽ hình thành các loại đất vái các tính chất khác nhau, và như vậy tính chất và cường độ xói mòn ở mỗi loại đất là không giống nhau.
- Hình thức xếp lóp của đá mẹ cũng ảnh hưỗng tói xói mòn
- Thành phần cơ giới của đất có ảnh hưởng rất lứn chế độ nước của đất và xói mòn; đất cát có sức thấm nước tốt nhưng kết cấu rời rạc nên sức đề kháng với xói mòn kém, còn đất sét có sức liên kết lớn nên sức đề kháng xói mòn mạnh nhưng thường bí chặt khó thấm nước dễ tạo ra dòng chảy bề mặt mạnh gây xói khe...
- Độ xốp của đất nói lên số lượng lỗ hổng trong đất nhiều hay ít do đó nó ảnh hưỗng lớn tới tốc độ thâm nước và sức chứa nước của đất và như vậy có ảnh hưởng đến xói mòn.
- Tính chất hoá học của đất ảnh hưỗng tới xói mòn đất: chẳng hạn hàm lượng chất hữu cơ cao sẽ thúc đẩy sự thâm nước vào đất; các ion Ca++, Mg++ có ảnh hưỗng tốt đến cấu tượng đất.
Đất được tích lũy
Đất đang di động
	Quá trình xói mòn và lắng đọng
2.2.4 Thảm thực bì
Thảm thực bì sẽ ngăn cản tốt chống lại xói mòn đất: tán lá ngăn cản lực 'xung kích' của giọt mưa, làm tăng lượng nước thấm vào đất, hạn chế dòng chảy bề mặt... mặt khác bộ rễ thực vật làm thành mạng lưới dày đặc trong đất có tác dụng giữ đất, làm tăng độ xốp của đất, làm tăng khả năng giữ nước của đất.
2.2.5 Các hoạt động sử dụng và quản lý đất của con người.
Nhịp độ tăng trưởng trong cả hai mặt dân số và phát triển kinh tế xã hội trong nhiều thập kỷ qua đã làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất. Con người vái các hoạt động sử dụng và quản lý đất khác nhau đã góp phần gây ra xói mòn đất và xói mòn đất đóng vai trò chủ yếu trong việc làm suy thoái đất.
Các hoạt động sử dụng và quản lý đất dẫn đến xói mòn đất như sau:
- Khai thác rừng không họp lý
- Phá rừng làm nương rẫy.
- Canh tác nông nghiệp không bền vững . - Lửa rừng
- Chăn thả gia súc quá mức
- Xây dựng đường, cầu cống, nhà cửa, đường điện ở vùng đồi núi không hợp lý . Khai thác khoáng sản không họp lý
- Trồng rừng quy mô lớn nhưng không chú ý đến hỗn loài và chọn loại cây trồng họp lý.
2.3. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật để kiểm soát xói mòn
Biện pháp cơ học và quản lý
- Xây dựng các hệ thống tiêu nước
- Xây dựng bờ tường đá
 - Xây dựng các bậc thang để canh tác 
- Kè đá trên bề mặt dốc
Biện pháp dùng thảm thực vật
- Xây dựng một thảm thực vật bảo vệ
- Xây dựng đai cây xanh phòng hộ
Các biện pháp chống xói mòn truyền thống
- Làm đất và canh tác theo đường đồng mức
- Luân canh, xen canh hoa màu
- Che tủ mặt đất, làm đất hạn chế..
- Một số nguyên tắc chính để bảo tồn đất và nước
Bảo tồn đất và nước là một công việc cần thiết và hết sức cấp bách hiện nay nhằm sử dụng đất bền vững, do vậy cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Sức sản xuất của đất bị mất đi thì quan trọng hơn nhiều so vói chính lớp đất bị bào mòn mất đi. Do vậy, bảo vệ đất phải là một sự phối hợp các chiến thuật phát triển nông nghiệp tổng thể có trọng tâm cải thiện kỹ thuật làm sức sản xuất gia tăng. Thông thường, các kỹ thuật bảo vệ đất chống xói mòn được thiết kế và triển khai trước một bước đối vói kỹ thuật cải thiện năng suất cây trồng để chống xói mòn đất. Tuy nhiên cả hai đều quan hệ tương hỗ vói nhau và phải được triển khai đồng bộ và phối họp.
- Xói mòn là kết quả của việc sử dụng đất như thế nào và chính nó không là nguyên nhân chính trực tiếp của sự thoái hoá đất. Sự thoái hoá của đất phải được ngăn chặn trước khi xảy ra, hơn là phát triển một phương án cứu chữa.
Một sô kỹ thuật bảo tồn đất và nước có thể áp dụng trong trang trại Nông lâm kết hợp
Canh tác theo đường đồng mức
Đặc điểm
Canh tác theo đường đồng mức trên đất dốc là để giảm sự xói mòn đất và lượng nước chảy bề mặt.
Đường đồng mức là đường nối các điểm cùng cao độ vói nhau trên một mặt dốc và nó thường trực giao vói đường nước chảy xuống. Thông thường để hạn chế xói mòn người ta trồng các loại cây bụi hay xây dựng các rào chắn dọc theo các đường đồng mức của mặt dốc. Trồng trọt theo đường đồng mức bao gồm việc xây dựng bẫy đất, bậc thang hay mô đất đồng mức, hay trồng các hàng cây đồng mức, làm đất, cày bừa theo đường đồng mức là kỹ thuật đang được khuyến khích phát triển ở vùngĐông nam á để mang lại sự bền vững cho các nông trại ở vùng cao. Có nhiều cách phối hợp hoa màu với nhau, với gia súc và cây rừng trên cùng một diện tích canh tác theo đường đồng mức. Hệ thống SALT đã được phát triển và áp dụng tại một số vùng của nước ta là một dẫn chứng về canh tác theo đường đồng mức.
Lợi ích	
- Giảm xói mòn và nước chảy bề mặt.
- Giảm sự mất mát chất dinh dưỡng.
Hạn chế
- Đo đạc và định hướng các đường đồng mức sai sẽ khiến cho đất bị xói mòn mạnh hơn.
- Đòi hỏi lao động cho chăm sóc và giữ gìn.. Cần các kỹ năng chuyên môn để xác định các đường đồng mức.
Điều kiện áp dụng
- Yếu tố sinh học tự nhiên:
+ Cải thiện năng suất cây trồng và điều kiện đất là các điểm thuyết phục.
+ Giữ nước cho các mương tiêu nước sẽ làm gia tăng độ thấm nước vào đất và sản xuất hoa màu.
- Yếu tố dân sinh kinh tế xã hội
+ Nhiều nơi xây dựng các công trình quy mô trên đất dốc không được luật pháp cho phép, nên trong trường hợp đó canh tác theo đường đồng mức sẽ là một kỹ thuật phù hợp để thay thế.
+ Một số vùng nông dân có tập quán canh tác lên xuống theo dốc vì dễ thao tác các công cụ và sử dụng trâu bò hay máy cơ khí để làm đất.
Canh tác theo bậc thang
3.2.1 Đặc điểm
Canh tác theo bậc thang là một kỹ thuật canh tác bảo vệ đất, thường được sử dụng trên đất dốc, sườn núi để giữ nước và kiểm soát chống xói mòn.
Chúng được xây dựng bằng cách đào và đắp đất tạo nên các bậc thềm giống như bậc thang. Cấu tạo này giúp nước thấm từ từ vào đất. Các hệ thống bậc thang có thể được củng cố bằng các mô đất hay các hàng đá xếp ởmép mỗi bậc thang, cũng có thể trồng cỏ ở giữa 2 bậc thang kế tiếp nhau hoặc trồng thêm cỏ và cây bụi thấp ở mép bậc thang. Hệ thống này rất phổ biến để trồng lúa và các loại hoa màu khác ở vùng cao.
Lợi ích
- Kiểm soát hiệu quả xói mòn đất.
- Các vật liệu bào mòn được giữ lại ở đáy các mương tiêu nước được đào dọc theo bậc thang.
- Giảm chiều dài dốc. Cứ mỗi 2 - 3m chiều dài dốc lại được biến đổi thành bậc thang. Do vậy vận tốc nước chảy xuống sẽ giảm.
- Cải thiện được độ phì của đất lâu dài.
Hạn chế
- Có tác động lớn đầu tiên đến đất nên sẽ làm giảm năng suất ít ra là trong 2-3 năm đầu.
- Cần lao động và vốn nhiều để xây dựng và bảo trì bậc thang.
- Cần có kỹ năng xây dựng và bảo tri bậc thang.
- Bậc thang cải thiện với mặt dốc cách khoảng chiếm nhiều đất canh tác.
Điều kiện áp dụng
- Yếu tố sinh học và tự nhiên:
- Không thích họp cho các loại đất cạn và dễ lở.
- Không thích hợp để trồng các loài cây không chịu được úng vì các bậc thang sẽ bị úng nước.
- Loại bậc thềm cải tạo vói các bờ dốc ở giữa hai bậc thang chỉ áp dụng nơi mưa ít.
- Yếu tố dân sinh kinh tế và xã hội
- Ở vài nơi nông dân không chấp nhận kỹ thuật này vì thiếu lao động và thu nhập của họ thấp.
Thiếu sự an toàn về quyền canh tác trên đất là một nhân tố khiến các kỹ thuật canh tác bảo vệ lâu dài như hệ thống bậc thang không được nông dân chấp nhận.
Trên các loại đất nghèo, hệ thống bậc thang cho tỉ lệ thu hồi vốn và lại nhuận thấp so với kinh phí đầu tư ban đầu.
3.3. Cây che phủ đất
	Đặc điểm
Người ta trồng các loại cây phủ đất để bảo vệ đất giảm xói mòn và để cải tạo đất nhờ vào lượng phân xanh của chúng (cày vùi các loại thân lá còn xanh hay các phẩm vật dư thừa hoa màu canh tác).
Các loài thực vật này thường là các loại có đời sống ngắn (ít hơn 2 năm) và được trồng ngoài đất đồng ruộng hay dưới tán các cây trong giai đoạn bỏ hoá.
Các loài hoa màu phủ đất này cũng được trồng xen hay trồng sau khi gieo trồng các loài cây lấy hạt như ngô hay được trồng một lần vào chu kỳ canh tác hoa màu. Kỹ thuật trồng cây che phủ đất thường được áp dụng ở Việt Nam và các nước khác ở vùng châu Á để loại trừ cỏ dại dưới rừng cao su hay dừa ... và nhằm mục đích cung cấp thức ăn cho gia súc. Cây che phủ đất còn được trồng trong các hệ thống bỏ hoá để cải tạo độ phì của đất nhanh chóng và rút ngắn được giai đoạn bỏ hoá.
Lợi ích
- Cải thiện độ phì và lý hoá tính của đất.
- Giảm xói mòn và thất thoát nước.
- Cản trở cỏ dại phát triển . Giảm dùng phân hoá học và thuốc diệt cỏ.
- Cung cấp lương thực cho người và cỏ nuôi gia súc.
- Tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất.
- Giúp giữ độ ẩm của đất và bảo vệ đất khỏi bị khô hạn.
- Một vài hoa màu phủ đất có thể cho thu nhập.
Hạn chế:
- Có thể cạnh tranh nước và chất dinh dưỡng với cây lâu năm.
- Có thể phát triển thành cỏ dại.
- Có thể làm nơi trú ẩn cho sâu bệnh hại.
- Một vài loài có thể tiết ra các chất hoá học cản trở gây trồng cho các loài hoa màu tiếp sau.
-Chuột và rắn có thể trú ẩn trong lớp che phủ đất.
Điều kiện áp dụng
- Yếu tố sinh học tự nhiên
+ Không thể áp dụng ở những nơi đất quá dốc.
+ Góp phần và cải tạo độ phì của đất.
+ Một vài loại hoa màu che phủ ra hoa kết quả rất nhiều do đó rất khó kiểm soát; trong khi các loài khác lại không ra hạt đều đặn và tốt do các điều kiện khí hậu của nod trồng.
- Yếu tố dân sinh kinh tế xã hội
+ Làm giảm dùng thuốc diệt cỏ và lao động làm cỏ.
+ Nông dân có đất thuộc diện chỉ sử dụng đất đai ngắn hạn sẽ không thích chấp nhận kỹ thuật này.
- Cây che phủ tạo nên thu nhập ngắn hạn thấp.
+ Cây che phủ thường không sản xuất các lợi ích thiết yếu (như lương thực, hạt giống)
+ Nhiều loại hoa màu che phủ rất thích hợp cho gia súc ăn. Chúng là nguồn cung cấp cỏ tươi hữu hiệu cho trâu bò, gia súc khác nhưng rất khó bảo vệ vói nơi có tập quán thả rông gia súc để kiếm cỏ ăn.
3.4. Luân canh hoa màu
	Đặc điểm
Căn cứ vào việc áp dụng một cách phổ biến của nông dân, luân canh hoa màu được đánh giá là một kỹ thuật bảo vệ đất và nước quan trọng nhất ở vùng Đông Nam Á. Rất nhiều loại hoa màu được canh tác liên tiếp nhau, loài này kế loài kia trên cùng một diện tích. Sự bố trí canh tác này thay đổi theo thời gian, nhưng tất cả đều được xây dựng để: cải tạo lý hoá tính và tình trạng màu mỡ của đất canh tác.
Mỗi loại hoa màu đòi hỏi một cách khác nhau về đặc điểm đất đai noi mà nó được canh tác. Mặt khác, mỗi loại lại phải để lại vài lợi ích cho đất như các phế phẩm còn lại hay có vài ảnh hưởng tích cực cho kết cấu của đất. Một hệ thống luân canh tốt sẽ quan tâm đến các đặc điểm này của từng loại hoa màu được trồng - cái gì mất đi và được trả lại cho đất - làm sao cho tổng thể thay đổi sẽ có một ảnh hưởng cải thiện đất nói chung.
Trong các hệ thống nông lâm kết hợp, thành phần cây lâu năm có thể được biến đổi sau một thời gian dài, thường không dưới một năm. Kỹ thuật nông lâm kết hợp cần một phương án lâu dài để áp dụng luân canh, triển khai một loạt nhiều loại hoa màu, mỗi thứ được bố trí thống nhất trong một chu kỳ canh tác.
Một kiểu canh tác luân canh thường thấy là lúa - đậu xanh - ngô - đậu ma hay các loại đậu khác. Một vài loại hoa màu được trồng như bộ đậu làm gia tăng đạm của đất, như đậu xanh (Vigna sinensis)được trồng với lúa (Oriza sativa),để cung cấp đạm trở lại cho đất mà đã bị lúa hấp thu. Tương tự đậu ma (cowpea: Vigna rachata)với khả năng định đạm và ảnh hưởng tốt đối với đất của nó, thường được trồng sau cây ngô {Zea mays)là một cây hấp thụ nhiều đạm từ đất.
Lợi ích
- Rất hiệu quả để cải thiện độ phì của đất
- Giảm sự thất thoát chất dinh dưỡng.
- Giúp giữ năng suất của hoa màu.
- Làm đa dạng các loài canh tác.
- Giúp kiểm soát sâu bệnh hại.
Hạn chế
- Có thể khó khăn nơi nguồn nguyên liệu sản xuất nghèo nàn.
- Ít được áp dụng với những cây lâu năm.
- Đôi khi đòi hỏi người nông dân phải trồng những loại cây không hợp với sở thích của họ.
Điều kiện áp dụng
- Yếu tố sinh học tự nhiên
+ Trong khi một vài yếu tố dinh dưỡng vẫn còn đòi hỏi bón thêm, luân canh vẫn tiếp tục sử dụng loại này để cố định sức sản xuất của việc canh tác.
+ Luân canh hoa màu có thể được xây dựng để phát huy hiệu quả tốt của nó trên đất nghèo kiệt.
- Yếu tố dân sinh kinh tế xã hội
+ Có thể tăng thu nhập lâu dài, nhưng có thể cho thu nhập thấp trước mắt.
+ Có thể cung cấp bữa ăn thay đổi cho người.
+ Chính sách đất đai không rõ ràng sẽ làm nản lòng người áp dụng các kỹ thuật canh tác bảo vệ đất.
+ Có thể đòi hỏi lao động cao
+ Khó khăn nơi có sự xâm canh theo mùa.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG
BÀI GIẢNG 
NÔNG LÂM KẾT HỢP
	Lớp: Cao đẳng Lâm sinh
	 Khóa: 13
	 Năm học: 2019 - 2020 	
 Biên soạn: Ths. Ngô Thị Hồng Hà 
Tháng 09 năm 2019

File đính kèm:

  • docxbai_giang_nong_lam_ket_hop_ngo_thi_hong_ha.docx