Bài giảng Nhập môn chăn nuôi - Chương 3: Sinh sản gia súc

NỘI DUNG

• Khái niệm

• Sinh sản ở động vật có vú

– Hệ sinh sản

– Quá trình sinh sản

• Sinh sản ở gia cầm

– Hệ sinh sản

– Quá trình sinh sản

• Các công nghệ sinh sản

– Thụ tinh nhân tạo (AI)

– Cấy chuyển phôi (ET)

pdf 45 trang phuongnguyen 4200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nhập môn chăn nuôi - Chương 3: Sinh sản gia súc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Nhập môn chăn nuôi - Chương 3: Sinh sản gia súc

Bài giảng Nhập môn chăn nuôi - Chương 3: Sinh sản gia súc
Chương 3
SINH SẢN GIA SÚC
NỘI DUNG
• Khái niệm
• Sinh sản ở động vật có vú
– Hệ sinh sản
– Quá trình sinh sản
• Sinh sản ở gia cầm
– Hệ sinh sản
– Quá trình sinh sản
• Các công nghệ sinh sản
– Thụ tinh nhân tạo (AI)
– Cấy chuyển phôi (ET)
Sinh sản là gì?
• Là quá trình sinh học mà ở 
đó một cá thể sinh vật mới 
được tạo ra
• Là đặc điểm cơ bản và nền 
tảng của mọi sự sống
• Mỗi cá thể sinh vật đều là 
kết quả của sự sinh sản
SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT CÓ VÚ
Hệ sinh sản của con đực
1. Dịch hoàn (testes, gonads) được bao bọc bởi bìu (bên 
ngoài cơ thể) nơi mà có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt 
2oC để tạo điều kiện cho quá trình sinh tinh
2. Dương vật (penis): cơ quan giao cấu của con đực
3. Ống sinh tinh (Seminiferous tubules): nằm trong dịch 
hoàn, tinh trùng được tạo ra và được bao phủ phần 
đầu bởi acrosome (enzym giúp xâm nhập tế bào 
trứng)
4. Phụ dịch hoàn (epididymis): tinh trùng thành thục và 
được dự trữ ở đây
5. Ống dẫn tinh (vas deferens): ống nối từ phụ dịch hoàn 
đến ống phóng tinh
6. Niệu đạo (urethra): nằm trong dương vật vừa cho nước 
tiểu và tinh dịch đi qua.
7. Tuyến tinh nang (seminal vesicles): tuyến dưới va phía 
sau bóng đái; bài tiết chất nhầy, amino axit (làm 
đông), đường fructose (năng lượng), và 
prostaglandins (làm tử cung co bóp) vào tinh thanh
8. Tuyến tiền liệt (prostate gland): là phần phía trên của 
liệu đạo; tiết ra dịch thể có tính kiềm giúp trung hòa 
môi trường axit của âm đạo
9. Tuyến củ hành (Bulbourethral glands, tuyến Cowper): 
sản xuất một phần dịch thể vào tinh thanh (chưa rõ 
chức năng)
Hệ sinh sản con đực
Hệ sinh sản con cái
• 1. Buồng trứng (Ovaries, gonads) gồm rất 
nhiều noãn bao có vai trò nuôi dưỡng và 
bảo vệ tế bào trứng, được tạo thành từ lúc 
con vật sinh ra và cũng sản xuất hocmon 
estrogen
• 2. Tử cung (Uterus,womb): được cấu tạo 
bằng chủ yếu là cơ trơn dày, có rất nhiều 
mạch máu phân bố tới đây
• 3. Cổ tử cung (cervix): hẹp và cứng
• 4. Âm đạo (vagina): là nơi đón nhận tinh 
trùng và là lối để con con ra ngoài
• 5. Ống dẫn trứng (Oviduct): là ống dẫn 
trứng từ buồng trứng đến tử cung và là nơi 
xảy ra quá trình thụ tinh
• 6. Tuyến vú (mammary glands): gồm các 
tuyến bào có vai trò tiết sữa
8Hệ sinh sản của con cái
Oxytoxin
PGF2 
Quá trình sinh sản
– Thành thục về tính
– Chu kỳ sinh dục
– Sự thụ tinh
– Quá trình mang thai
– Đẻ
Thành thục về tính
Độ tuổi mà con vật bắt đầu 
có khả năng sinh sản.
• Bò : 8-12 tháng
• Lợn : 4-7 tháng
Chu kỳ sinh dục
Là chu kỳ mà ở đó diễn ra quá trình chuẩn bị 
của hệ sinh sản cho quá trình sinh sản
• “Động dục cao độ” là một giai đoạn ngắn của 
chu kỳ khi mà con cái sẵn sàng chấp nhận cho 
con đực giao phối.
• Giải phóng trứng vào ống dẫn trứng.
• Bò và ngựa thường chỉ rụng 1 trứng trong 
một chu kỳ tính, dê và cừu thường rụng 2 
trứng, còn lợn thường rụng đến 15-20 trứng.
13
Yªn tÜnh
Chu kỳ tính
Diestrus
Tiền động dục (proestrus)
• Một hoặc một vài noãn bao bắt 
đầu lớn dần. 
• Có thể kéo dài một đến 3 ngày 
tùy từng loài. 
• Dưới tác dụng của hocmon 
estrogen, niêm mạc tử cung bắt 
đầu tăng sinh và xung huyết. 
• Con vật vẫn chưa chịu đực.
Thời kỳ động dục (estrus)
• Dưới tác dụng của các hocmon sinh 
sản, các noãn bao phát triển cực đại, 
lượng estrogen được tiết ra cực đại và 
có ảnh hưởng tới hành vi con vật. 
• Con vật biểu hiện hành vi động dục 
cao độ nhất
• Âm môn chuyển sang màu đỏ sẫm. 
• Sự rụng trứng có thể xảy ra tự phát ở 
một số loài (Vd bò), trong khi ở một số 
loài khác sự rụng trứng xảy ra khi có 
sự giao phối (Vd. mèo). 
Hậu động dục (metestrus)
• Các biểu hiện động dục giảm do 
tác động của estrogen giảm dần
• Thể vàng bắt đầu được hình 
thành. 
• Niêm mạc tử cung bắt đầu tiết 
một lượng nhỏ progesteron 
(hóc môn an thai). 
• Có thể kéo dài 1-5 ngày.
Thời kỳ yên tĩnh (diestrus)
• Thể vàng tiết progesteron. 
• Nếu con vật không có chửa, 
thời kỳ yên tĩnh sẽ kết thúc 
khi thể vàng bị tiêu biến. 
Tuổi động dục lần đầu và chu kỳ tính của
một số loại vật nuôi
Loài 
Tuổi động dục lần đầu Chu kỳ động dục
Trung bình Khoảng Trung bình Khoảng
Thời gian 
động dục 
Bò 12 tháng 4-18 tháng 21 ngày 18-24 ngày 18 giờ 
Ngựa 12 tháng 10-24 tháng 21 ngày 19-26 ngày 6 ngày 
Cừu 9 tháng 5-12 tháng 16.5 ngày 14-20 ngày 30 giờ 
Lợn 7 tháng 4-9 tháng 21 ngày 18-24 ngày 2-3 ngày 
Sự thụ tinh
• Sự thụ tinh là sự hòa hợp giữa 
các giao tử để tạo ra một tế bào 
mới. 
• Là kết quả của quá trình giao 
phối tự nhiên hay thụ tinh nhân 
tạo (AI).
• Diễn ra quá trình hòa hợp của 1 
tinh trùng với 1 trứng và cuối 
cùng là dẫn tới sự phát triển của 
1 phôi thai. 
Sự thụ tinh
Quá trình mang thai
• Là giai đoạn từ khi thụ tinh đến khi phôi thai 
phát triển hoàn thiện.
• Phôi thai phát triển bên trong cơ thể con mẹ. 
• Phôi thai nhận tất cả các thành phần dinh 
dưỡng cần thiết và oxy từ máu của con mẹ 
qua nhau thai
• Thời gian mang thai biến động:
– Bò - 281 ngày
– Lợn - 114 ngày
– Cừu - 148 ngày
– Ngựa - 336 ngày
Đẻ
• Khi bào thai đã phát triển hoàn 
thiện, các tín hiệu hóa học sẽ khởi 
động quá trình sinh đẻ
• Bắt đầu với việc tử cung bắt đầu co 
bóp và cổ tử cung mở dần. 
• Bào thai được đẩy dần qua cổ tử 
cung ra âm đạo và cuối cùng được 
đẩy ra khỏi cơ thể con cái. 
Đẻ (2)
• Con con sẽ bắt đầu tự hô 
hấp bằng phổi ngay sau khi 
nó được sinh ra. 
• Không lâu sau đó, nhau thai 
cũng được đẩy ra ngoài.
SINH SẢN Ở GIA CẦM
Gia cầm khác biệt như thế nào?
• Gia cầm không sinh con non. 
• Chúng đẻ trứng và trứng sẽ nở 
con nếu được ấp trong điều 
kiện phù hợp
• Gia cầm không có tuyến sữa 
nên không nuôi con bằng sữa.
Hệ sinh dục của con cái
• Buồng trứng (ovary) – gồm các nang trứng 
trưởng thành và chưa trưởng thành.
• Loa kèn (infundibulum) – hứng lòng đỏ và 
các tế bào trứng.
• Phần phân tiết lòng trắng (magnum) - lòng 
trắng trứng được tạo ra ở đây. 
• Phần eo (isthmus) – nơi lớp màng cứng 
bên ngoài của trứng được tạo ra 
• Tử cung (uterus) – nơi vỏ trứng được hình 
thành.
• Âm đạo (vagina) – trứng đi qua đây để đến 
lỗ huyệt, nơi trúng được “đẻ” ra. 
• Lỗ huyệt (cloaca)- Phần thường được mở 
ra phía ngoài .
Hệ sinh dục của con đực
• Dịch hoàn (testes): sản xuất tinh 
trùng
• Ống dẫn tinh (vas deferens): tinh 
trùng được vận chuyển qua và 
được dự trữ chính ở đây.
• Lỗ huyệt (cloaca): là hốc mở về 
phía sau chung cho ruột, đường 
sinh sản và đường tiết niệu.
• Gai thịt (papillae): là cơ quan 
giao cấu. 
Thành thục về tính ở gia cầm
• Con mái thành thục về tính và bắt đầu đẻ 
trứng khi chúng được 4-5 tháng tuổi. Tuy 
nhiên gà mái không nên cho giao phối để lấy 
trứng đem ấp nở trước khi chúng đạt 5-6 
tháng tuổi. 
• Gà trống non có khả năng thụ tinh khi chúng 
đạt 4-5 tháng tuổi, nhưng tương tự gà mái, 
chúng chỉ nên bắt đầu sử dụng khi đạt 6 
tháng tuổi để đảm bảo chất lượng tinh trùng. 
Sự sinh sản ở gia cầm
• Gà mái thường đẻ một ổ trứng, sau đó 
chúng dừng đẻ trứng, nằm vào ổ và ấp 
trứng.
• Gà mái không có chu kỳ tính và gần như đẻ 
trứng hàng ngày. 
• 99% gà mái chỉ có một buồng trứng có 
hoạt động chức năng.
Một số thông số về sinh sản của gà mái
• Cứ sau 25 tiếng, một gà mái có khả năng đẻ một 
trứng. 
• Quá trình tạo trứng và đẻ trứng của gà mái không 
phụ thuộc vào việc gà có được phối giống hay 
không hay trứng có được thụ tinh hay không. 
• Một gà mái có khả năng đẻ khoảng 270 
trứng/năm. 
• Phôi ở trong quả trứng bị nứt, vỡ sẽ không phát 
triển được. 
Một số thông số về sinh sản của gà mái
• Quá trình ấp và nở của trứng được thụ tinh: 
– Việc kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm có ảnh hưởng 
rất lớn đến tỷ lệ ấp nở của trứng được thụ tinh. 
– Trứng gà được ấp 21 ngày, nếu tính cả một ngày 
trứng ở trong gà mái, thì tổng thời gian từ khi 
trứng được thụ tinh đến khi nở ra gà con là 22 
ngày. 
– Gà tây, vịt, trứng được ấp trong 28 ngày và tổng 
thời gian từ khi trứng được thụ tinh đến khi nở là 
29 ngày. 
CÁC CÔNG NGHỆ SINH SẢN
• Thụ tinh nhân tạo (AI)
• Cấy truyền phôi (ET)
PhảiKhông
phải
Thụ tinh nhân tạo (AI)
Thụ tinh nhân tạo (AI)
• Là quá trình tinh trùng được đưa 
vào đường sinh dục của con cái 
với mục đích là thụ tinh cho con 
cái bằng các phương tiện hỗ trợ 
nhân tạo chứ không phải bằng 
việc giao phối của con đực. 
• Tinh tươi sau khi khai thác hoặc 
tinh đông lạnh đã được giải đông 
được dẫn vào cổ tử cung hoặc tử 
cung của con cái bằng các dụng 
cụ nhân tạo. 
 Cải thiện di truyền đàn vật nuôi
 Kiểm soát lây lan dịch bệnh 
 Có cơ hội tăng khả năng sinh sản 
của con vật 
 Giảm chi phí sinh sản 
• Thu tinh dịch từ con đực
• Pha loãng rồi bảo quản tinh 
dịch trong điều kiện lạnh sâu, 
sau đó có thể được dự trữ 
trong thời gian dài mà không sợ 
giảm khả năng thụ thai. 
• Khi cần sử dụng, tinh trùng 
được giải đông và được dẫn 
vào đường sinh dục của con cái 
động dục.
Quy trình thụ tinh nhân tạo
Cố định con vật. 
Để bảo vệ con vật và kỹ 
thuật viên trong suốt 
quá trình thực hiện AI.
Bước 1:
• Dẫn tinh viên đeo găng 
tay, bôi chất nhầy, loại bỏ 
phân rồi cho tay vào trực 
tràng con cái.
• Điều này cho phép dẫn 
tinh viên tìm được cổ tử 
cung dễ dàng hơn.
Bước 2:
• Một tay tìm và nắm cổ tử 
cung.
• Tay còn lại cầm súng bắn tinh 
đã được lắp tinh cọng rạ và 
phủ ngoài bằng ống nhựa.
Bước 3 và 4:
ChØ gi÷
ë ®Çu 
cuèi
• Cẩn thận đưa súng bắn 
tinh sạch (không dính phân 
hay dính bẩn) vào âm đạo 
của con cái. 
• Súng bắn tinh tiếp tục 
được cẩn thận đưa qua cổ 
tử cung.
Bước 5:
B¬m tinh vµo cæ tö 
cung
Tinh
• Khi súng bắn tinh đã qua được 
đầu bên kia của cổ tử cung, pit 
tông của súng bắn tinh có thể 
được bóp để đẩy tinh dịch vào 
tử cung con cái. 
• Tinh trùng sau đó hi vọng sẽ 
thụ tinh được trứng, phát triển 
thành thai và con vật có thai.
Bước 6:
B¬m tinh vµo 
th©n tö cung
B. trøng
Tinh
N¬i thô tinh
42
Bộ trưởng Cao Đức Phát thăm trung tâm bò đực giống
Cấy truyền phôi (ET)
• Là quá trình ở đó một hoặc một vài phôi được 
đưa vào tử cung của những con cái khác với ý 
định nhờ chúng mang thai và sinh đẻ.
Mục đích của ET
• Cho phép những con gia súc cái có chất lượng tốt hơn 
có thể có ảnh hưởng lớn hơn trong việc nâng cao giá 
trị di truyền của đàn vật nuôi (giống như AI cho phép 
khai thác tối đa tiềm năng di truyền của đực giống)
• Có thể đưa vật chất di truyền vào đàn vật nuôi mà 
giảm thấp được nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm.
• Giảm stress hậu sản cho con cái cao sản, qua đó kéo 
dài được tuổi thọ sử dụng con cái này.
• Cho phép tiếp tục sử dụng con vật cho nhiều mục 
đích, ví dụ ngựa đua có thể tiếp tục được huấn luyện, 
trinhd diễn trong khi vẫn sinh được ngựa con. 
3. CÔNG NGHỆ ETCác bước trong ET
Có 3 bước chính: 
• Chọn lọc, gây rụng trứng nhiều 
và thụ tinh cho con cho phôi. 
• Phôi được thu, đánh giá chất 
lượng, bảo quả lạnh hay cấy tươi. 
• Con nhận phôi được gây động 
dục đồng pha với con nhận 
phôi/tuổi phôi
• Phôi được giải đông và cấy vào 
tử cung con nhận bằng các kỹ 
thuật phẫu thuật hay không phẫu 
thuật. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_nhap_mon_chan_nuoi_chuong_3_sinh_san_gia_suc.pdf