Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Bài: Chiếc thuyền ngoài xa - Trần Tiến Anh

1. Chất trữ tình và giá trị nhân văn:

Nguyễn Minh Châu luôn có khát khao vô tận đi sâu khám phá vẻ đẹp bí ẩn và chiều sâu tâm hồn con người ; luôn khắc khoải một nỗi lo âu trăn trở thường trực cho số phận và hạnh phúc con người; đồng thời nhà văn cũng luôn thể hiện khát vọng hoàn thiện con người khi đi sâu miêu tả những cuộc đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu bên trong mỗi con người.

2. Thế giới nhân vật phong phú:

Nguyễn Minh Châu khám phá ngày càng sâu sắc về con người cá nhân trong các quy luật vĩnh hằng của đời sống

3. Bút pháp nghệ thuật tinh tế:

Văn xuôi Nguyễn Minh Châu giàu chất tạo hình trong miêu tả, linh hoạt biến hóa, hấp dẫn trong lối kể chuyện, phong phú, giàu âm sắc cung bậc trong giọng điệu.

 

pptx 60 trang phuongnguyen 3520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Bài: Chiếc thuyền ngoài xa - Trần Tiến Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Bài: Chiếc thuyền ngoài xa - Trần Tiến Anh

Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Bài: Chiếc thuyền ngoài xa - Trần Tiến Anh
Chiếc thuyền ngoài xa 
 Nguyễn Minh Châu 
BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN 
Ngữ văn 
Lớp 12 
GV: Trần Tiến Anh 
1 
4 
I. Tìm hiểu chung 
 1. Tác giả 
 2. Tác phẩm 
II. Phân tích 
 1. Những phát hiện của nghệ sĩ Phùng 
 2. Nhân vật người đàn bà hàng chài 
III. Giá trị nhân đạo tác phẩm 
2 
3 
IV. Luyện đề 
CẤU TRÚC BÀI HỌC 
Nguyễn Minh Châu 
1. Nhà văn 
Vị trí của nhà văn 
Là vị khai quốc công thần của triều đại văn học mới 
Người mở đường tinh anh và tài năng 
Là cây bút tiên phong của nền VHVN. 
www.themegallery.com 
Cuộc đời 
Xuất thân trong một gia đình nông dân ở Nghệ An 
Là nhà văn trưởng thành trong môi trường quân đội. Viết về đề tài người lính trong và sau chiến tranh 
Là nhà văn luôn trăn trở về số phận của con người, khao khát tìm kiếm hạt ngọc ẩn dấu trong tâm hồn con người Việt Nam. 
Là nhà văn luôn ý thức trách nhiệm của người cầm bút. 
 Trước 1975 
 Sau 1975 
Các tác phẩm mang đậm màu sắc sử thi 
Ca ngợi vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng CM 
Chuyển sang cảm hứng thế sự đời tư 
Đặt ra những vấn đề: đạo đức, triết lí, nhân sinh 
Tìm kiểm và khẳng định hạt ngọc ẩn dấu trong con 
 người đời thường 
Sự nghiệp sáng tác 
Phong cách nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu 
Chất trữ tình và giá trị nhân văn: 
Nguyễn Minh Châu luôn có khát khao vô tận đi sâu khám phá vẻ đẹp bí ẩn và chiều sâu tâm hồn con người ; luôn khắc khoải một nỗi lo âu trăn trở thường trực cho số phận và hạnh phúc con người; đồng thời nhà văn cũng luôn thể hiện khát vọng hoàn thiện con người khi đi sâu miêu tả những cuộc đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu bên trong mỗi con người. 
2. Thế giới nhân vật phong phú: 
Nguyễn Minh Châu khám phá ngày càng sâu sắc về con người cá nhân trong các quy luật vĩnh hằng của đời sống 
3. Bút pháp nghệ thuật tinh tế: 
Văn xuôi Nguyễn Minh Châu giàu chất tạo hình trong miêu tả, linh hoạt biến hóa, hấp dẫn trong lối kể chuyện, phong phú, giàu âm sắc cung bậc trong giọng điệu. 
Nguyễn Minh Châu 
Nguyễn Minh Châu 
Nguyễn Minh Châu 
Nguyễn Minh Châu 
Nhận xét về tác giả 
Click to add Text 
‘‘nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của nền VH VN hiện đại’’ (Nguyên Ngọc) 
‘‘NMC là người suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp, cái thật và tha thiết kiếm tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người’’ (Trần Ngọc Thiện) 
‘‘Là nhà văn luôn trăn trở về số phận của con người, khao khát tìm kiếm hạt ngọc ẩn dấu trong tâm hồn con người Việt Nam’’ 
Nguyễn Minh Châu từng viết: ‘‘Tôi không tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong lòng mình tình yêu thương cuộc sống và nhất là yêu thương con người’’ (NMC – Trang giấy trước đèn) 
V iết năm 1983. Tiêu biểu cho giai đoạn sáng tác thứ 2 của NMC. 
Đây là thời kỳ: Đất nước sau chiến tranh, con người trở về với muôn mặt đời thường . Xã hội nói chung và văn học nói riêng đang có một cuộc vật vã trở dạ sinh thành ra cái mới. NMC đã vinh dự là người mở đường cho một mùa sáng tác mới cho văn học 
Hoàn cảnh ra đời: 
Phát hiện 1 
Phát hiện 2 
II. PHÂN TÍCH VĂN BẢN 
1. Những phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng 
a, Phát hiện 1: 
Yêu cầu của trưởng phòng : 
Phùng đến vùng biển miền Trung, nơi từng là chiến trường xưa của anh, để chụp cho bộ lịch năm ấy. 
Sau hàng tuần mai phục, phùng đã bắt gặp một cảnh đắt trời cho 
Cảnh đẹp đến mức hoàn mĩ từ thiên nhiên đến con người, từ ánh sáng đến đường nét, màu sắc. Giống như một bức tranh mực tàu của danh họa đồ cổ. 
Tâm trạng của Phùng : 
‘‘ trái tim như có cái gì bóp thắt lại ’’ 
Phùng như vừa khám phá được chân lí: 
‘‘ cái đẹp chính là đạo đức ’’ 
Người nghệ sĩ đã cảm thấy thăng hoa trong sáng tạo nghệ thuật, tìm được niềm hạnh phúc trong sáng tạo 
Ý nghĩa phát hiện 1 
Qua đó ta hiểu được P là một nghệ sĩ yêu thích cái đẹp và say mê sáng tạo nghệ thuật 
Cái đẹp trong cuộc sống có sức mạnh riêng, mang tới niềm vui sống, thanh lọc hóa tâm hồn con người giúp con người hoàn thiện về nhân cách 
Như nhà văn Nga Đôxtôiépxki đã nói: ‘‘cái đẹp cứu rỗi nhân thế’’ 
Như Thạch Lam đã từng viết: ‘‘văn chương là thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có thể vừa tố cáo thay đổi thế giới giả dối tàn ác, làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn’’ 
Thứ nghệ thuật mà trưởng phòng và nghệ sĩ P theo đuổi là thứ nghệ thuật đề cao cái đẹp, cái thi vị nhưng xa rời cuộc sống, chỉ quan sát và chụp lại bức ảnh cuộc sống từ một cự li xa. 
Ý nghĩa phát hiện 1 
b, Phát hiện 2: 
Đó là cảnh gì? Cảnh bạo lực gia đình 
Anh nhìn thấy con thuyền tiến gần vào bờ là 1 cảnh đời ngang trái khổ đau. Đó là bức chân dung vất vả, lam lũ của người đàn bà vùng biển 
Còn người đàn ông hàng chài với mái tóc tổ quạ, chân đi hình chữ bát, hai con mắt đầy vẻ dữ tợn. 
Đó còn là một trận bạo hành với những cơn giận dữ, lời nguyền rủa 
Cảm xúc của Phùng: 
Cảm xúc đầu tiên của P là hụt hẫng, bàng hoàng vì sự lộng hành của cái xấu và cái ác. 
P chỉ biết đứng ra và nhìn sau đó ném cái máy ảnh xuống cát và lao tới. 
Cảnh tượng thực tế về cuộc sống người dân hàng chài khiến anh hiểu rằng: ‘‘cảnh đắt trời cho chỉ là lớp vỏ bề ngoài cuộc sống, không phải là cái tận thiện mĩ, là chuẩn mực của đạo đức’’ 
Kinh ngạc đến căm ghét hành động của người đàn ông hàng chài. 
Cảm giác chua chát trước sự thật tàn nhẫn, nhận ra chân lí hiện thực mà anh theo đuổi đã bị đổ nhào trong giây lát. 
 ý nghĩa: 
P là một người say mê cái đẹp và sáng tạo nghệ thuật, 
Là người nhạy cảm trước nỗi đau của con người, có thái độ bất bình trước cái xấu và cái ác 
Chân lí về hiện thực cuộc đời: đằng sau cái đẹp có thể khuất lấp những cái xấu, cái ác, hiện thực cuộc đời không đơn giản xoay chiều, bản chất cuộc sống vốn chứa đầy nghịch lí và sự phức tạp. 
C, Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện: 
Vì sao người đàn bà đến tòa án huyện ? 
Vì lòng tốt thái độ chắc ẩn của P, vì trách nhiệm của vị chánh án, Đẩu và P đã mời người đàn bà đến tòa án. 
Mục đích: chấm dứt nạ bạo hành bằng cách khuyên người đàn bà bỏ chồng, li hôn với người chồng vũ phu ấy. 
Diễn biến câu chuyện: 
Đẩu xuất hiện, khuyên người đàn bà bỏ chồng 
Cho người đàn bà là nạn nhân khốn khổ đáng thương, cho người đàn ông là một tội phạm vũ phu, không có nhân tính 
Người đàn bà quyết liệt từ chối không chấp nhận li hôn. 
Lời tâm sự, trò chuyện của người đàn bà hàng chài đã góp phần giải quyết những bế tắc của P và Đẩu 
Hiểu ra vẻ bề ngoài xấu xí, thiệt thòi của người phụ nữ là do căn bệnh đậu mùa hồi nhỏ, còn do cuộc sống mưu sinh trên biển quá nhọc nhằn và còn do những trận đòn tàn nhẫn của người chồng 
Hiểu lí do bà ta từ chối giải pháp li hôn: vì thương các con, vì cuộc sống mưu sinh trên biển cần người đàn ông, Vì bà ta hiểu cho những vất vả của chồng. 
Lẽ sống cao nhất người phụ nữ này theo đuổi là sống cho con, sống vì con. Với bà niềm vui, nỗi khổ đều vì các con. 
Bài học nhận thức: 
Với Phùng: 
Anh hiểu sâu sắc về vẻ đẹp người đàn bà hàng chài khuất lấp sau vẻ ngoài xấu xí, lam lũ: đó là vẻ đẹp của tình yêu thương, đức hi sinh đối với các con, ở sự cảm thông, thấu hiểu bao dung độ lượng đôi với chồng. Ở sự sâu sắc trong cách nhìn và lí giải về lẽ đời và về bản tính con người. 
Bà ta mang tâm hồn ẩn giấu những hạt ngọc lấp lánh dù còn lấm láp bụi đời, hòa lẫn với mồ hôi nước mắt. 
Phùng đã hiểu ra người đàn ông hàng chài: nếu chỉ nhìn vẻ bề ngoài lời nói, hành động thì chỉ thấy anh ta là một tội nhân nhưng nếu tìm hiểu kĩ về hoàn cảnh thì ta thấy anh ta cũng là một nạn nhân đáng thương 
T ội ác của anh ta không đến từ rượu, không đến từ phía kẻ thù, không phải do bản tính xấu xa mà đến từ chính cuộc sống lam lũ, nhọc nhằn, khép kín của con người thời hậu chiến. Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh chiếc xe tăng hỏng lại xuất hiện như một nỗi ám ảnh mà đó là sự hiện diện của bạo lực thời chiến, bên cạnh chiếc xe tăng hỏng là cảnh bạo hành gia đình, bạo lực thời bình 
 c uộc chiến chống ngoại xâm đã kết thúc mở ra một cuộc chiến khốc liệt hơn đó là cuộc chiến để bảo vệ nhân tính con người. 
P hùng hiểu hơn về thằng bé Phác: ẩn sâu trong hành vi vô đạo đức là một tấm lòng yêu thương, một sự bất lực khi chứng kiến cảnh bạo hành 
P hùng đã hiểu hơn về Đẩu 1 chánh án tôt có trách nhiệm nhưng cách nhìn về cuộc sống vẫn còn hời hợt, những giải pháp mang tính lí thuyết, chưa gắn với cuộc sống thực tế. 
Với Chánh án Đẩu : 
A nh hiểu rằng đằng sau cái vô lí là cái có lí : người đàn bà bị hành hạ và cam chịu là một cách vô lí nhưng việc bà ta cam chịu lại là có lí vì bà ta thương con, hiểu cho chồng. Muốn giải quyết được những vấn đề của cuộc sống không chỉ dựa vào những thiện trí pháp luật hoặc lí thuyết sách vở mà phải thấu hiểu cuộc sống. 
d, Tấm ảnh trong bộ lịch năm ấy: 
d, Tấm ảnh trong bộ lịch năm ấy: 
Bức ảnh được chọn đưa vào tấm lịch năm ấy, trưởng phòng ưng ý, người sành nghệ thuật thì treo nó ở nhà. 
Với riêng phùng mỗi lần nhìn ngắm kĩ, nhìn lâu. Anh thấy hiện lên lớp màu hồng hồng của ánh sương mai, người đàn bà bước ra khỏi tấm ảnh hòa vào lẫn vào đám đông. 
Màu hồng: biểu trưng cho vẻ đẹp lãng mạn của nghệ thuật 
Người đàn bà tượng trưng cho vẻ đẹp cuộc sống hiện thực 
Như vậy nghệ thuật chân chính phải là thứ nghệ thuật gắn bó với con người. Như NMC đã từng phát biểu: ‘‘ nghệ thuật và cuộc sống là những đường tròn đồng tâm mà tâm điểm là cuộc đời ’’ 
2. Nhân vật người đàn bà hàng chài 
a.Ngoại hình 
 Xấu xí, thô kệch 
cao lớn với những đường nét thô kệch, mặt chi chít những vết rỗ 
 Mang dáng vẻ lam lũ, cam chịu 
khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ 
Mang sự nghèo đói, nhếch nhác 
tấm lưng áo bạc phêch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng 
Là một người đàn bà vô danh 
không tên, khi thì gọi là người đàn bà hàng chài, lúc lại gọi là mụ, chị ta.. 
Nét chân dung từ vẻ bề ngoài đã hé mở một cuộc đời nhiều khổ đau, bất trắc của người đàn bà hàng chài, tuy nhiên cũng hiện lên ở chị là một người cam chịu, nhẫn nhục, quen với những lam lũ, nhọc nhằn của cuộc sống. 
Éo le, bất hạnh 
Nạn nhân của nghèo đói 
Là nạn nhân của nạn bạo hành gia đình 
khuôn mặt xấu xí, chằng chịt những nốt rỗ, lấy anh hàng chài. Từ đó chị gắn cả đời mình với vùng sông nước. 
‘‘thuyền chật con đông, phải ăn xương rồng luộc chấm muối sống qua ngày’’ 
Chồng mang chị ra đánh để giải tỏa những bế tắc trong cuộc sống ‘‘ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng’’ 
b. số phận 
M ặc dù cuộc sống có nghèo khổ, bị đánh đập thường xuyên, nhưng ‘‘người đàn bà với vẻ cam chịu nhẫn nhục không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy’’ 
Là người phụ nữ có lòng 
tự trọng, vị tha, độ lượng, 
 giàu đức hi sinh 
Là một người phụ 
 nữ cam chịu và nhẫn nhục 
标题 
c. Phẩm chất tốt đẹp 
Là một người phụ nữ cam chịu và nhẫn nhục 
 Bị chồng đánh một cách dã man nhưng chị vẫn không hề kêu kêu than, oán trách một lời: ‘‘lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, vừa đánh lão vừa thở hồng hộc.’’ 
Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục ấy là một người phụ nữ có khát vọng hạnh phúc, can đảm, cứng cỏi. 
Là có lòng tự trọng, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh. 
Chị cam chịu những trận đòn vì không muốn những đứa con ngây thơ phải chứng kiến cảnh bố đánh mẹ 
Khi hành động vũ phu của chồng bị Phác và người khách lạ chứng kiến, chị mới cảm thấy vừa đau đớn vừa xấu hổ, nhục nhã. 
Chị đau đớn, bất lực, nhục nhã vì không thể bảo vệ, che chở và cũng không thể cho con một cuộc sống bình yên. 
Có lòng tự trọng 
Chị hiểu điều gì đã khiến chồng chị trở thành kẻ độc dữ, thô bạo, vũ phu 
Vì người đàn ông ấy là trụ cột của một gia đình nghèo, đông con, cuộc sống chen chúc trên một chiếc thuyền nhỏ trôi dạt trên biển 
Vì nghèo khó cơ cực, lam lũ khiến người đàn ông bất lực trước cuộc đời, vì gánh nặng mưu sinh, nuôi đàn con trên dưới chục đứa 
Vì những lúc không thể chịu đựng được lại không có cách nào giải tỏa ngoài việc đánh vợ 
Giàu lòng vị tha 
 B ằng trái tim ấm áp của người phụ nữ, chị chấp nhận cho chồng đánh đập để giải tỏa những uẩn ức, áp lực trong cuộc sống mưu sinh này. 
 Chị cam chịu như một cách trả ơn, vì dù gì thì nhờ có lão, chị mới có một gia đình. Bởi vốn xấu xí, lỡ làng. Nếu không có lão làm sao chị có được những phút giây ‘‘vợ chồng con cái lúc vui, nhất là khi được nhìn thấy chúng được ăn no’’ 
 Chị nhẫn nhục hi sinh vì đàn con thơ ngây của chị: ‘‘đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không sống cho mình như trên mặt đất được’’ 
Giàu đức hi sinh: 
S ợ con bị in hằn cảnh bạo lực mà lớn lên trở thành kẻ vũ phu. Nên chị gửi nó lên bờ ở với ông ngoại. 
Sợ con làm điều dại dột với bố nên chị đã lạy con để giữ thằng bé không phải suốt đời ân hận vì một lần lỗi đạo làm con. 
Chị luôn day dứt nỗi mặc cảm khi chưa làm tròn bổn phận của một người mẹ, vì không thể che chở cho tâm hồn non nớt ấy tránh được những vết thương lòng. 
Thương con 
C hị hiểu chồng và thương chồng, chị cho rằng: chung quy chồng chị cũng là nạn nhân của sự đói nghèo và nạn thất học mà ra. Trước kia là một gã con trai hiền lành nhưng từ ngày lấy chị vì cuộc sống khốn khó, vất vả, cho nên lão mới đánh chị như một phương thức giải tỏa. 
 Vì chị đẻ nhiều, thuyền chật con đông nên cuộc sống khó khăn, chật vật cũng từ chị mà ra. Chị chấp nhận lỗi, chấp nhận mọi phần thua thiệt về mình như một lẽ đương nhiên. 
Thấu hiểu chồng 
Sâu sắc lẽ đời: 
+ Chị nhất quyết không bỏ người chồng vũ phu 
+ Vì chị hiểu rằng: bất kỳ một cuộc hôn nhân tan vỡ nào thì người buồn đau nhất chính là những đứa con. Đứa có bố thì mất mẹ, đứa có mẹ thì mất bố, chia đàn xẻ nghé. Trải biết bao giông tố của cuộc đời: từ chuyện tình dang dở, rồi cuộc sống bấp bênh, khó nhọc, đến bi kịch khổ đau chị quá hiểu: ‘‘cuộc đời này vốn dĩ không đơn giản’’ 
+ Mặt khác, trong đau khổ triền miên, gia đình chị cũng có những giây phút hạnh phúc: 
T hông qua nhân vật người đàn bà hàng chài nhà văn NMC muốn gửi tới người đọc một thông điệp: 
cuộc sống vốn muôn hình vạn trạng, chứa đựng nhiều nghịch lí cũng như mâu thuẫn. Nếu như chỉ nhìn ở một phía thì sẽ dễ dàng đưa ra đánh giá lệch lạc, phiến diện. Cần phải có cái nhìn đa diện nhiều chiều. 
Nhà văn không thể có cái nhìn dễ dãi trước cuộc sống mà phải biết nhìn thấu bản chất bên trong của cuộc sống. 
Ý nghĩa tư tưởng 
Giá trị nhân đạo trong tác phẩm 
Sự đồng cảm, niềm xót thương của nhà văn đối với cuộc sống của người dân lao động sau chiến tranh: đó là gánh nặng mưu sinh, cơm áo gạo tiền đã giam hãm vợ chồng người đàn bà hàng chài trong cảnh tăm tối, đói khổ, bấp bênh. 
Nhà văn lên án nạn bạo hành gia đình của người chồng vũ phu thô bạo đã vô tình làm tổn thương tâm hồn ngây thơ của những đứa con. 
Nhà văn phát hiện và nâng niu, trân trọng trước những vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất cao đẹp của con người: đó là lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh cũng như sự thấu hiểu trải đời của người đàn bà hàng chài 
Nhà văn bày tỏ quan điểm của mình đối với cuộc sống . 
III – Tổng kết 
C hiếc thuyền ngoài xa thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời; cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện nhiều chiều, đồng thời góp một tiếng nói cảnh báo về tình trạng bạo lực gia đình và lí giải nguyên nhân về tình trạng ấy 
Nội dung 
Nghệ thuật 
III – Tổng kết 
- Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. 
- Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục. 
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa. 
Dạng đề thi 
+ Dạng 1 :  Cảm nhận hình tượng nhân vậtNhân vật trung tâm : Người đàn bà làng chàiNgoài ra : đề thi có thể yêu cầu phân tích, cảm nhận về nhân vật Phùng. + Dạng 2 : Cảm nhận, phân tích đoạn trích văn xuôi , tình huống truyện .Tác phẩm này chú ý những đoạn quan trọng như : 
“Có lẽ suốt một đời cầm máy ngoại cảnh vừa mang lại” 
“Người đàn bà bỗng chép miệng chúng được ăn no” (  Đề thi THPT QG 2015) 
“Những tấm ảnh tôi mang về đã được chọn lấy một tấmhoà lẫn trong đám đông” 
+ Dạng 3 :  Cảm nhận về chi tiết : Các em chú ý chi tiết bức ảnh nghệ thuật của nghệ sĩ Phùng trong bộ lịch năm ấy + Dạng 4 :  Nghị luận ý kiến bàn về nhân vật, ý kiến bàn về tác phẩm, + Dạng 5 : Dạng đề so sánh văn học: tác phẩm này có thể so sánh với Vợ nhặt, và những tác phẩm cùng chủ đề + Dạng 6: Liên hệ thực tế ( dạng đề tích hợp nghị luận xã hội). Ví dụ : từ câu chuyện của người đàn bà làng chài, liên hệ tới cảnh bạo hành gia đình, hoặc liên hệ tới cách nhìn nhận cuộc sống và con người, 
Dạng đề thi 
LUYỆN ĐỀ 
Đề 1: Phân tích tình huống truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa. Từ đó nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về đời sống của nhà văn Nguyễn Minh Châu. 
Gợi ý 
Mở bài: 
- Xác định yêu cầu của đề: phân tích tình huống truyện và nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về đời sống của nhà văn: đó là sự thật đời sống, mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. 
Đôi nét về tác giả, tác phẩm: 
Sau năm 1975, NCM quan tâm tiếp cận đời sống ở góc độ thế sự. Ông là một trong những cây bút tiên phong của nền VHVN thời kỳ đổi mới 
NMC sáng tác truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa năm 1983, in trong tập bến quê. Trong tác phẩm này, nhà văn đã xây dựng được một tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. 
LUYỆN ĐỀ 
Đề 1: Phân tích tình huống truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa. Từ đó nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về đời sống của nhà văn Nguyễn Minh Châu. 
Gợi ý 
Thân bài: 
Giới thiệu tình huống truyện: 
Nghệ sĩ nhiếp ảnh P đến một vùng ven biển miền Trung để chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Anh thấy cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong làn sương sớm, đẹp như tranh vẽ. Phùng đã nhanh chóng bấm máy thu lấy một bức ảnh không dễ gì gặp được trong đời. 
Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh lại thấy nghịch cảnh sau đó: Hình ảnh hai vợ chồng bước xuống thuyền, và cảnh người chồng đánh vợ, đứa con vì thương mẹ mà đánh bố. P không ngờ sau cảnh đẹp tuyệt mỹ ấy là bao ngang trái, nghịch lý của đời người. 
LUYỆN ĐỀ 
Đề 1: Phân tích tình huống truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa. Từ đó nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về đời sống của nhà văn Nguyễn Minh Châu. 
Gợi ý 
Thân bài: 
2. Các nhân vật trong tình huống 
Người đàn ông hàng trài: 
Vì gánh nặng mưu sinh, cơm áo gạo tiền đè trĩu trên vai mà trở thành kẻ vũ phu, bạo lực, đánh vợ một cách dã man. 
Đánh vợ là cách duy nhất để người đàn ông giải tỏa áp lực , bí bách trong cuộc sống của người chèo chống con thuyền trên biển 
Lão vừa nạn nhân cái nghèo, cái đói, của nạn thất học, và cũng là người vừa đáng thương, vừa đáng trách. 
LUYỆN ĐỀ 
Đề 1: Phân tích tình huống truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa. Từ đó nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về đời sống của nhà văn Nguyễn Minh Châu. 
Gợi ý 
Thân bài: 
2. Các nhân vật trong tình huống 
Người đàn bà hàng chài: 
Vì thương con nên nhẫn nhục chịu đựng sự ngược đãi của chồng mà không biết mình đã làm tổn thương tâm hồn trong sáng của những đứa con. 
Thấu hiểu và thương chồng, nên nhất quyết không bỏ chồng dù được tòa án giải quyết cho ly hôn người chồng vũ phu. 
Chị trải đời và sâu sắc lẽ đời: chị hiểu sự cần thiết của người đàn ông trên thuyền, đặc biệt là những lúc phong ba bão táp cần người đàn ông để chèo chống, chị hiểu sự đau khổ của những đứa con khi bố mẹ ly hôn. 
LUYỆN ĐỀ 
Đề 1: Phân tích tình huống truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa. Từ đó nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về đời sống của nhà văn Nguyễn Minh Châu. 
Gợi ý 
Thân bài: 
2. Các nhân vật trong tình huống 
Thằng bé Phác: vì thương mẹ mà đánh lại bố 
Nó đánh lại bố vì đã quá tổn thương bởi hình ảnh bạo lực đã in hằn trong tâm trí no. 
Nó chưa đủ nhận thức để hiểu được rằng việc làm của mình là trái với đạo lý và đang dùng cái ác để chống lại cái ác. 
LUYỆN ĐỀ 
Đề 1: Phân tích tình huống truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa. Từ đó nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về đời sống của nhà văn Nguyễn Minh Châu. 
Gợi ý 
Thân bài: 
3. Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về đời sống của nhà văn 
Cần phải có cái nhìn sâu sắc, đa chiều hơn về đời sống và con người 
Cần phải đặt mình vào hoàn cảnh, cuộc sống của người khác để nhìn nhận 
Người nghệ sĩ cần phải gắn nghệ thuật với đời sống con người. 
LUYỆN ĐỀ 
Đề 1: Phân tích tình huống truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa. Từ đó nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về đời sống của nhà văn Nguyễn Minh Châu. 
Gợi ý 
Thân bài: 
4. Mở rộng và nghệ thuật 
Mở rộng: 
+ Gắn với giai đoạn sáng tác : sau 1975 Kim lân chuyển hướng tiếp cận đời sống với đề tài thế sự đời tư, khám phá sâu hơn vấn đề nhân sinh thế sự, phanh phui mỏ xẻ đời sống tinh thần con người, NMC đã chạm đến góc khuất đầy bí ẩn của con người 
+ Gắn với quan điểm nghệ thuật: Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật gắn liền với cuộc sống hiện thực, gắn bó với con người, vì con người như NMC đã viết: ‘‘văn học là cuộc sống, là đường tròn đồng tâm, mà tâm điểm của nó là con người’’ 
+ Tình huống truyện góp phần kịch tính tạo bất ngờ lôi cuốn người đọc. Đúng như nhà nghiên cứu phê bình Bùi Việt Thắng đã nhận xét: ‘‘Tình huống truyện của NMC mang sức xoáy, như xoáy sâu vào nhận thức của người đọc’’ 
LUYỆN ĐỀ 
Đề 1: Phân tích tình huống truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa. Từ đó nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về đời sống của nhà văn Nguyễn Minh Châu. 
Gợi ý 
Thân bài: 
4. Mở rộng và nghệ thuật 
Nhận xét về nghệ thuật xây dựng tình huống truyện 
Tình huống truyện có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật đời sống mang tính nhận thức. 
Tình huống đã nhấn mạnh thêm mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời 
Khẳng định cái nhìn đa diện, nhiều chiều về đời sống, gợi mở những vấn đề mới cho sáng tạo nghệ thuật 
MỞ BÀI Giới thiệu khái quát về hai nhân vật trong hai tác phẩm :– Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn và cuộc sống người dân quê, có sở trường về truyện ngắn. Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc , viết về tình huống “nhặt vợ” độc đáo, qua đó thể hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp của những con người bình dị trong nạn đói thê thảm.– Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mỹ, cũng là cây bút tiên phong thời đổi mới. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc ở thời kì sau, viết về lần giáp mặt của một nghệ sĩ với cuộc sống đầy nghịch lí của một gia đình hàng chài, qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗi lo âu đối với con người và những trăn trở về trách nhiệm của người nghệ sĩ. 
LUYỆN ĐỀ 
Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) 
LUYỆN ĐỀ 
Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) 
THÂN BÀI1. Làm rõ đối tượng thứ nhất : Nhân vật người vợ nhặt : – Giới thiệu chung : Tuy không miêu tả thật nhiều nhưng nhân vật người vợ nhặt vẫn là một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc họa sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau.– Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu :+ Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng là một lòng ham sống mãnh liệt. (dẫn chứng)+ Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người hiểu biết, ý tứ.(dẫn chứng)+ Bên trong vẻ chao chát, cong cớn, chỏng lỏn lại là một người phụ nữ hiều hậu, đúng mực, biết lo toan. (dẫn chứng) 
2. Làm rõ đối tượng thứ hai : Nhân vật người đàn bà hàng chài – Giới thiệu chung : Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc họa sắc nét, theo lối tương phản giữa bên ngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất.– Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu.+ Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh. (dẫn chứng)+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc, can đảm, cứng cỏi. (dẫn chứng)+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời. (dẫn chứng) 
3. So sánh : Nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật : 
 – Tương đồng : Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh. Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm khất lấp. Cả hai đều khắc họa bằng những chi tiết chân thực– Khác biệt : Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là phẩm chất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh, trong nạn đói thê thảm. Vẻ đẹp được khắc sâu ở nhân vật người đàn bà hàng chài là những phẩm chất của một người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình 
4. Lí giải sự khác biệt : + Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biến đổi từ thấp đến cao (cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà hàng chài lại tĩnh tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại (cảm hứng thế sự – đời tư trong khuynh hướng nhận thức lại)+ Sự khác biệt giữa con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm con người đa dạng phúc tạp (Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự khác biệt này. 
 KẾT BÀI – Khái quát những nét giống và khác nhau tiêu biểu và nêu những cảm nghĩ của bản thân. 
Đề 3: Về nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, có ý kiến cho rằng,  nét nổi bật ở người nghệ sĩ này là một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp.  Ý kiến khác thì nhấn mạnh:  vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lòng trăn trở, lo âu về thân phận con người. Anh/chị có suy nghĩ gì về những ý kiến trên? 
Mở bài : +Khái quát về tác giả, tác phẩm: truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu+Trích dẫn hai ý kiến : -Nét nổi bật ở người nghệ sĩ này là một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp.  -Vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lòng trăn trở, lo âu về thân phận con người. Các em có thể tham khảo mở bài sau : “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu . Truyện đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Phùng , một nghệ sĩ khao khát khám phá , sáng tạo ra cái đẹp , người luôn lo lắng , trăn trở , suy tư về nhân cách và đời sống con người . Nhận định về nhân vật này có ý kiến cho rằng,  nét nổi bật ở người nghệ sĩ này là một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp.  Ý kiến khác thì nhấn mạnh:  vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lòng trăn trở, lo âu về thân phận con người. 
Thân bài     Bước 1 : Giải thích ý kiến 
  - Nét nổi bật ở người nghệ sĩ này là một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp:  khả năng khám phá, phát hiện tinh tế và sự rung động mãnh liệt trước cái đẹp. - Vẻ   đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lòng trăn trở, lo âu về thân phận con người:  mối quan tâm đến số phận con người, nhất là những mảnh đời bất hạnh, thái độ bất bình trước những ngang trái cuộc đời.    Bước 2: Chứng minh ý kiến qua nhân vật Phùng   –  M ột tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp : nhạy bén với vẻ đẹp trời cho của “chiếc thuyền ngoài xa” trong bối cảnh trời biển; sung sướng đến ngây ngất khi bắt gặp cái đẹp, nhanh chóng nắm bắt và thu vào ống kính khoảnh khắc tuyệt mỹ đó.– M ột tấm lòng trăn trở, lo âu về thân phận con người :+Thái độ khi chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình hàng chài: sửng sốt, bức xúc, căm phẫn, xông vào can thiệp để bảo vệ người đàn bà hàng chài+Lắng nghe, day dứt với chuyện đời người đàn bà hàng chài; lo lắng, ám ảnh về thân phận và tương lai của họ; thay đổi quan niệm về nghệ thuật và cuộc đời.Nhân vật Phùng là đại diện tiêu biểu cho người nghệ sĩ chân chính với niềm đam mê nghệ thuật và trái tim nhạy cảm, nhân hậu. 
Bước 3: Bình luận              – Hai ý kiến trên bàn về những vẻ đẹp khác nhau trong tâm hồn người nghệ sĩ Phùng: ý kiến thứ nhất đề cao phẩm chất hàng đầu của một người nghệ sĩ: sự nhạy cảm và niềm say mê cái đẹp; ý kiến thứ hai nhấn mạnh phẩm chất đáng quý của người nghệ sĩ là tấm lòng hướng đến cuộc sống và con người.             – Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp thành cái nhìn cái nhìn thống nhất và toàn diện về vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật nghệ sĩ Phùng. 
 Kết bài : Đánh giá chung về nhân vật Phùng 
Chiếc thuyền ngoài xa 
 Nguyễn Minh Châu 
BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN 
Ngữ văn 
Lớp 12 
GV: Trần Tiến Anh 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_12_bai_chiec_thuyen_ngoai_xa_tran_tien.pptx