Bài giảng Nghiệp vụ thống kê - Lê Văn Cẩm Thoa
Chương 1: TỔ CHỨC THỐNG KÊ VIỆT NAM Thời gian 3 .giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu rõ các khái niệm và thuật ngữ liên quan trong nghiệp vụ thống kê.
- Hiểu rõ về quá trình hình thành và phát triển của tổ chức thống kê Việt Nam.
- Hiểu rõ về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức thống kê Việt Nam.
2. Nội dung chương:
2.1. Một số khái niệm về tổ chức thống kê
2.1.1. Hệ thống tổ chức Thống kê nhà nước
Theo Luật Thống kê năm 2003 quy định: Hệ thống tổ chức Thống kê Nhà nước bao gồm Hệ thống tổ chức Thống kê tập trung và tổ chức Thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nghiệp vụ thống kê - Lê Văn Cẩm Thoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Nghiệp vụ thống kê - Lê Văn Cẩm Thoa
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM KHOA KINH TẾ - NÔNG LÂM -------o0o------ BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ THỐNG KÊ Dùng cho đào tạo Cao đẳng ngành Quản trị văn phòng (Tài liệu lưu hành nội bộ) GV: Ths. Lê Văn Cẩm Thoa Đơn vị: Tổ Kinh tế, Khoa Kinh tế - Nông lâm Kon Tum, tháng 08 năm 2018 Chương 1: TỔ CHỨC THỐNG KÊ VIỆT NAM Thời gian3..giờ 1. Mục tiêu: Hiểu rõ các khái niệm và thuật ngữ liên quan trong nghiệp vụ thống kê. Hiểu rõ về quá trình hình thành và phát triển của tổ chức thống kê Việt Nam. Hiểu rõ về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức thống kê Việt Nam. 2. Nội dung chương: 2.1. Một số khái niệm về tổ chức thống kê 2.1.1. Hệ thống tổ chức Thống kê nhà nước Theo Luật Thống kê năm 2003 quy định: Hệ thống tổ chức Thống kê Nhà nước bao gồm Hệ thống tổ chức Thống kê tập trung và tổ chức Thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. 2.1.2. Hệ thống tổ chức Thống kê tập trung Theo Luật Thống kê năm 2003 quy định: Hệ thống tổ chức Thống kê tập trung được tổ chức theo ngành dọc gồm cơ quan Thống kê Trung ương và cơ quan Thống kê địa phương. 2.1.3. Tổ chức Thống kê Việt Nam Theo Luật Thống kê năm 2003, ở nước ta ngoài hệ thống tổ chức Thống kê nhà nước còn có: Thống kê xã, phường, thị trấn, Thống kê doanh nghiệp, cơ quan hành chính (trừ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ), đơn vị sự nghiệp. Như vậy, Tổ chức Thống kê Việt Nam có thể hiểu, bao gồm: Hệ thống tổ chức Thống kê nhà nước và Thống kê xã, phường, thị trấn, Thống kê doanh nghiệp, cơ quan hành chính (trừ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ), đơn vị sự nghiệp. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔ CHỨC THỐNG KÊ VIỆT NAM Giai đoạn 1946-1954 Ngay sau khi nước nhà được độc lập, xuất phát từ yêu cầu của Chính phủ, chính quyền các cấp và quản lý nhà nước trong giai đoạn cách mạng mới, ngày 06 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 61/SL thành lập Nha Thống kê Việt Nam, nằm trong Bộ Quốc dân kinh tế. Sau này ngành Thống kê lấy ngày 06 tháng 5 năm 1946 là ngày thành lập Ngành. Nha Thống Kê Việt Nam đặt dưới quyền điều khiển của một giám đốc do sắc lệnh cử theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ quốc dân kinh tế. Nhiệm vụ của Nha Thống kê Việt Nam là: Sưu tầm và thu thập những tài liệu và những con số có liên quan đến vấn đề xã hội, kinh tế hay văn hoá. Xây dựng phương sách về thống kê. Kiểm soát công việc của những Ty bảo hiểm Việt Nam hay hải ngoại. Nha Thống kê Việt Nam có thể liên lạc thẳng với các cơ quan thống kê của các bộ, các kỳ và các tỉnh, các công sở khác để sưu tầm tài liệu cần thiết. Tổ chức của Nha Thống kê Việt Nam có ba phòng: Phòng nhất: coi về nhân viên, kế toán, vật liệu, lưu trữ công văn, xuất bản các sách báo; Phòng nhì: thống kê dân số, văn hóa, chính trị; Phòng ba: thống kê tài chính. Ngày 25/4/1949 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 33/SL sáp nhập Nha Thống kê Việt Nam vào Phủ Chủ tịch. Ngày 11/7/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 124/SL bãi bỏ Nha Thống kê Việt Nam. Ngày 09/8/1950, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 38/TTg thành lập Phòng Thống kê trong Văn phòng Thủ tướng phủ. Phòng Thống kê có nhiệm vụ: thu thập và xếp đặt những tài liệu thống kê của các Bộ và các Ủy ban hành chính kháng chiến địa phương, giúp các Bộ và các Uỷ ban hành chính kháng chiến tổ chức và hướng dẫn theo dõi thống kê. Tóm tắt một số thông tin giai đoạn này: Từ năm 1946 đến năm 1949, cơ quan Thống kê thuộc Bộ Quốc dân kinh tế với tên gọi là Nha Thống kê; từ năm 1950 đến năm 1955 cơ quan Thống kê nằm trong Phủ Thủ tướng (nay là Văn phòng Chính phủ) với tên gọi là Phòng Thống kê. Hệ thống tổ chức Thống kê trong giai đoạn này đã hình thành và được quản lý theo ngành ngang như sau: ở cấp liên khu có Phòng Thống kê Liên khu đặt trong Văn phòng Giám đốc Kinh tế Liên khu, ở cấp tỉnh có cán bộ Thống kê trong Ty Kinh tế tỉnh. Về nhân sự, năm 1946, Nha Thống kê có 4 người, đến năm 1949 có 10 người và đến năm 1950, khi Phòng Thống kê nằm trong Phủ Thủ tướng, nhân sự còn có 4 người1. Giai đoạn 1955-1975 Ngày 20/02/1956, Chính phủ ban hành Điều lệ số 695/TTg do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký, quy định tổ chức Cục Thống kê Trung ương, các cơ quan Thống kê địa phương và các tổ chức Thống kê của Bộ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Hệ thống tổ chức Thống kê như sau: Ở Trung ương có Cục Thống kê Trung ương nằm trong Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước. Cục Thống kê Trung ương là một cơ quan nhà nước để lãnh đạo thống nhất và tập trung mọi việc thống kê và kế toán trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Cục Thống kê Trung ương có 5 phòng: Phòng Thống kê Tổng hợp; Phòng Thống kê Nông nghiệp; Phòng Thống kê Công nghiệp, vận tải; Phòng Thống kê Thương nghiệp, tài chính; Phòng Thống kê Văn hóa, giáo dục, y tế, lao động. Ở địa phương có những tổ chức thống kê sau: Ban Thống kê Liên khu (khu Việt Bắc, khu tự trị Thái Mèo, khu Hồng Quảng); Ban Thống kê tỉnh, thành phố; Thanh tra Thống kê huyện, thị; Phụ trách Thống kê xã; Các Ban Thống kê Liên khu, tỉnh, thành phố, Thanh tra thống kê huyện, thị là một tổ chức độc lập với Ủy ban hành chính và Ủy ban Kế hoạch khu, tỉnh, huyện và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Cục Thống kê Trung ương. Ban Thống kê Liên khu lãnh đạo Ban Thống kê tỉnh, thành phố, Ban Thống kê tỉnh, thành phố lãnh đạo Thanh tra Thống kê huyện, thị, Thanh tra Thống kê huyện, thị lãnh đạo phụ trách thống kê xã, Phụ trách thống kê xã là ủy viên Ủy ban hành chính xã. Danh sách Phụ trách thống kê xã do Trưởng Ban Thống kê tỉnh, thành phố duyệt. Thống kê Bộ, ngành: Ở mỗi Bộ và mỗi cơ quan, xí nghiệp đều có tổ chức thống kê nằm trong Phòng kế hoạch. Hệ thống tổ chức thống kê này do mỗi Bộ quy định sau khi có sự tham gia ý kiến của Cục Thống kê trung ương. Các tổ chức thống kê ấy phải bảo đảm lãnh đạo mọi công tác thống kê, kế toán của Bộ, các cơ quan xí nghiệp một cách thống nhất tập trung. Ngày 08/04/1957, Chính phủ ban hành Nghị định số 142/TTg quy định lại tổ chức, nhiệm vụ của các cơ quan thống kê các cấp, các ngành do Phó Thủ tướng Phan Kế Toại ký. Theo Nghị định này, Bộ máy thống kê các cấp, các ngành gồm có: Cục Thống kê trung ương (trong Ủy ban kế hoạch Nhà nước). Các Chi Cục Thống kê liên khu, khu, thành phố, tỉnh. Phòng Thống kê huyện, châu. Ban Thống kê xã. Các tổ chức thống kê các Bộ, các ngành trung ương, và các cơ quan, xí nghiệp trực thuộc. Ngày 29/9/1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 131/CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Thống kê, đây là một mốc quan trọng trong sự phát triển tổ chức của ngành Thống kê Việt Nam. Tổng cục Thống kê là cơ quan thuộc Chính phủ, cơ cấu tổ chức gồm có: Vụ Thống kê Tổng hợp; Vụ Thống kê Công nghiệp; Vụ Thống kê Nông nghiệp; Vụ Thống kê Thương nghiệp và tài chính; Vụ Thống kê Xây dựng cơ bản ; Vụ Thống kê Cung cấp vật tư kỹ thuật; Vụ Thống kê Lao động và văn xã; Văn phòng Tổng cục Thống kê; Các đơn vị sự nghiệp do Tổng cục quản lý. Vụ Thống kê nghiệp vụ có các Phòng Thống kê nghiệp vụ. Việc thành lập, sửa đổi hoặc bãi bỏ Văn phòng, các Vụ, các đơn vị tương đương do Hội đồng Chính phủ phê chuẩn. Ngày 05 tháng 4 năm 1974, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 72-CP ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Tổng cục Thống kê. Tổng cục Thống kê là cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Tổng cục Thống kê quản lý tập trung thống nhất hệ thống tổ chức Thống kê Nhà nước, bao gồm: Tổng cục Thống kê, Chi cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Phòng Thống kê huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, khu phố của thành phố trực thuộc Trung ương. Chi cục Thống kê tỉnh, Phòng Thống kê huyện phục vụ yêu cầu của Trung ương và phục vụ yêu cầu của địa phương, thông qua chương trình công tác hàng năm do Tổng cục Thống kê thống nhất quy định. Tổ chức bộ máy của Tổng cục Thống kê gồm: Vụ Thống kê Nông nghiệp - Lâm nghiệp; Vụ Thống kê Công nghiệp; Vụ Thống kê Xây dựng cơ bản; Vụ Thống kê Giao thông vận tải - Bưu điện và Viễn thông; Vụ Thống kê Cung cấp vật tư kỹ thuật; Vụ Thống kê Thương nghiệp; Vụ Thống kê Lao động - Tiền lương; Vụ Thống kê Dân số; Vụ Thống kê Tài chính - Ngân hàng - Giá cả; Vụ Thống kê Đời sống - Văn hoá - Xã hội; Vụ Thống kê Tổng hợp và Thông tin kinh tế; Vụ Thống kê Cân đối kinh tế quốc dân; Vụ Hạch toán thống nhất và phương pháp chế độ thống kê; Vụ Tổ chức - cán bộ, Viện Thông tin kinh tế và Nghiên cứu khoa học thống kê; Cục Kỹ thuật tính toán; Văn phòng Tổng cục Thống kê. Tổng cục Thống kê có Hội đồng khoa học có tính chất tư vấn, để nghiên cứu những vấn đề quan trọng về phương pháp trong công tác hạch toán kế toán và thống kê. Sau ngày 30/4/1975, theo yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới, ngành Thống kê đã nhanh chống tăng cường bộ máy tổ chức và cán bộ để xây dựng bộ máy tổ chức thống kê cho các tỉnh, thành phố phía Nam sau khi nước nhà thống nhất. Tóm tắt một số thông tin giai đoạn này: Từ năm 1955 đến năm 1960, cơ quan Thống kê thuộc Ủy ban Kế hoạch nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) với tên gọi là Cục Thống kê trung ương, hệ thống tổ chức thống kê được tổ chức quản lý theo ngành dọc, ở Trung ương là Cục Thống kê trung ương, ở liên khu có Ban Thống kê Liên khu, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Ban Thống kê tỉnh, thành phố, ở huyện, thị xã có Thanh tra Thống kê huyện, thị xã, ở xã có Phụ trách Thống kê xã. Từ năm 1961 đến năm 1975, cơ quan Thống kê thuộc Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) với tên gọi là Tổng cục Thống kê, Tổng cục Thống kê quản lý tập trung thống nhất theo ngành dọc ở Trung ương là Cơ quan Tổng cục Thống kê, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Chi cục Thống kê cấp tỉnh, ở huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Phòng Thống kê cấp huyện. Về nhân sự, năm 1957, Cục Thống kê trung ương có trên 100 người, ở địa phương có trên 400 người bao gồm các Chi cục Thống kê cấp tỉnh và Phòng Thống kê cấp huyện2. Sau 30/4/1975, khi nước nhà thống nhất, Tổng cục Thống kê thực hiện theo Nghị định số 72-CP quản lý thống nhất trong cả nước, ngành Thống kê đã tiếp nhận 151 viên chức của Tổ chức Thống kê miền Nam (chính quyền Sài Gòn cũ) trong đó có 120 viên chức làm ở Viện Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Phát triển quốc gia và 31 viên chức làm trong Tòa thị chính (số cán bộ này gọi là số cán bộ lưu dung)3. Giai đoạn 1976-1986 Theo Điều lệ, từ giữa năm 1974, Tổng cục Thống kê quản lý toàn diện về các mặt: tổ chức, biên chế, cán bộ, tiền lương, chuyên môn nghiệp vụ và cơ sở vật chất, kỹ thuật theo hệ thống hành chính Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện. Khi nước nhà thống nhất, Nghị định số 72/CP có hiệu lực thực thi trong phạm vi cả nước. Các Chi cục Thống kê miền Nam lần lượt được thành lập, nâng số Chi cục trực thuộc Tổng cục Thống kê từ 18 đơn vị (Các Chi cục Thống kê miền Bắc) lên 38 Chi cục Thống kê trên toàn quốc. Ngày 08/3/1984, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ra Quyết định số 80/QĐ-TCTK đổi tên Chi cục Thống kê tỉnh, thành phố trong cả nước thành Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tên Cục Thống kê tỉnh, thành phố có từ năm 1984. Ngày 02 tháng 6 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 207-CP về việc sửa đổi tổ chức bộ máy của Tổng cục Thống kê. Theo Quyết định này tổ chức bộ máy của Tổng cục Thống kê như sau: Các Vụ, Viện và đơn vị Trung ương: Vụ Thống kê Công nghiệp; Vụ Thống kê Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy lợi; Vụ Thống kê Thương nghiệp - Đời sống - Văn xã; Vụ Thống kê Xây dựng - Giao thông vận tải; Vụ Thống kê Vật tư - Tài sản cố định; Vụ Thống kê Dân số - Lao động - Tiền lương; Vụ Thống kê Cân đối - Tài chính - Ngân hàng; Vụ Phương pháp chế độ thống kê và hạch toán; Vụ Thống kê Tổng hợp và Thông tin kinh tế; Vụ Kỹ thuật tính toán; Vụ Kế hoạch và tài vụ; Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo; Viện Nghiên cứu khoa học thống kê và Thông tin kinh tế; Văn phòng; Ban Thanh tra. Phòng Thống kê nước ngoài; Tạp chí Thống kê; Nhà xuất bản Thống kê; Nhà In Tiền phong; Quốc doanh phát hành Biểu mẫu Thống kê; Trường Cán bộ Thống kê Trung ương; Trường Trung học Thống kê II; Trường Trung học Thống kê III; Trường Kỹ thuật tính toán; Xí nghiệp Tính toán thống kê Trung ương; Công ty Vật tư, bảo hành, sản xuất máy tính. Trong thời kỳ này, số cơ quan Thống kê cấp tỉnh và huyện tăng gấp 2 lần; các đơn vị tại cơ quan Tổng cục có tổ chức Phòng; số trường đào tạo trực thuộc tăng từ 2 lên 4 trường; tổ chức mới thuộc thẩm quyền thành lập của Tổng cục trưởng được thành lập như nhà Xuất bản Thống kê, các đơn vị máy tính và in, phát hành biểu mẫu thống kê thuộc Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tóm tắt một số thông tin giai đoạn này: Từ năm 1976 đến năm 1986, cơ quan Thống kê thuộc Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) với tên gọi là Tổng cục Thống kê, Tổng cục Thống kê quản lý tập trung thống nhất theo ngành dọc ở Trung ương là Cơ quan Tổng cục Thống kê, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Chi cục Thống kê cấp tỉnh, ở huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Phòng Thống kê cấp huyện. Về nhân sự, đến cuối năm 1978, toàn ngành Thống kê có 4197 người trong đó cơ quan Tổng cục Thống kê là 1199 người và Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 2998 người. Đến cuối năm 1986, toàn ngành Thống kê có 6213 người trong đó cơ quan Tổng cục Thống kê là 1223 người và Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là 4990 người4. Giai đoạn 1987 - 1993. Ngày 11/5/1988, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 81/HĐBT quy định lại chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của ngành Thống kê các cấp. Theo Quyết định này, bộ máy Thống kê ở địa phương chuyển giao từ Tổng cục Thống kê quản lý sang Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý. Đây là sự thay đổi rất quan trọng của hệ thống tổ chức ngành Thống kê, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngành. Tổng cục Thống kê không còn chức năng quản lý ngành dọc. Ở cấp Trung ương, Tổng cục Thống kê là cơ quan trực thuộc Chính phủ với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan tham mưu của Đảng và Nhà nước về thông tin kinh tế - xã hội, phục vụ yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước. Theo Quyết định số 81/HĐBT, số đơn vị trực thuộc Tổng cục từ 26 đơn vị, nay giảm chỉ còn 10 đơn vị, bao gồm: Vụ Thống kê Nông - Lâm Nghiệp - Ngư nghiệp; Vụ Thống kê Công nghiệp; Vụ Thống kê Xây dựng cơ bản -Giao thông vận tải - Bưu điện; Vụ Thống kê Thương nghiệp - Vật tư - Giá cả; Vụ Thống kê Dân số - Lao động - Văn xã; Vụ Thống kê Cân đối - Tài chính - Ngân hàng; Vụ Thống kê Tổng hợp; Vụ Tổ chức - Cán bộ - Đào tạo; Văn phòng; Viện Nghiên cứu khoa học thống kê. Tóm tắt một số thông tin giai đoạn này: Từ năm 1987 đến năm 1993, cơ quan Thống kê thuộc Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) với tên gọi là Tổng cục Thống kê, Tổng cục Thống kê không quản lý theo ngành dọc, bộ máy Thống kê ở địa phương chuyển giao từ Tổng cục Thống kê sang Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý. Về nhân sự, năm 1988, Tổng cục Thống kê đã chuyển giao cho 40 Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 5735 người, cơ quan Tổng cục Thống kê còn lại 993 người (5). Giai đoạn 1994 - 2006. Qua hơn 6 năm quản lý theo ngành ngang đã bộc lộ nhiều nhược điểm cho ... ại về dịch vụ đang gặp nhiều khó khăn. Góp phần thực hiện Chiến lược phát triển thống kê, nâng cao vị thế của thống kê Việt Nam trên thế giới và khu vực. Giới thiệu nghiệp vụ công tác thống kê thương mại và dịch vụ Vụ Thống kê Thương mại và dịch vụ Nhóm TK nội thương Nhóm TK dịch vụ Nhóm TK du lịch, Nhóm TK ngoại - TK bán buôn, bán lẻ; - TK lưu trú, ăn uống vận tải, tổng hợp thương sửa chữa ô tô, mô tô, - TK Kinh doanh bất - TK du lịch - TK xuất nhập khẩu xe máy và xe có động động sản - TK vận tải, kho bãi hàng hóa cơ khác - TK hành chính và - Công tác kế hoạch, - TK XNK dịch vụ - Điều tra cá thể hỗ trợ thi đua của Vụ - TK FATS - Đầu mối về TĐT cơ - TK dịch vụ khác - Tổng hợp niên - Tổng hợp phương sở KTHCSN - Công tác kinh phí giám, ấn phẩm pháp, chế độ của Vụ TMDV Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp 5 năm/lần 2.1.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê thương mại và dịch vụ Tổng quan Hệ thống chỉ tiêu thống kê Thương mại, dịch vụ Theo Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 2/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Thông tư số 02/2011-TT-BKHĐT của Bộ KHĐT Quy định nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; danh mục và nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã, hệ thống chỉ tiêu thống kê thương mại dịch vụ bao gồm: Bảng 3: Số lượng các chỉ tiêu thống kê thương mại và dịch vụ Chỉ tiêu TK Chỉ tiêu Chỉ tiêu TK quốc gia TK tỉnh huyện Tổng số 50 26 3 1. Cơ sở kinh tế, HCSN 2 2 1 2. Thương mại, DV trong nước 4 4 2 3. Thương mại quốc tế 14 2 - 4. Vận tải, kho bãi 14 8 - 5. Bưu chính, viễn thông 9 7 - 6. Du lịch 7 3 - Một số chỉ tiêu chủ yếu Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu DV tiêu dùng xã hội Bán lẻ hàng hóa là bán những hàng hoá loại mới, hàng đã qua sử dụng, chủ yếu cho tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình, tại các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, hợp tác xã mua bán, quầy hàng, bán tại chợ hoặc bán lưu động,... Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội bao gồm toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được (doanh thu) từ bán lẻ hàng hoá (kể cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán, nếu có), cung cấp dịch vụ tiêu dùng (ăn uống, lưu trú, du lịch lữ hành, dịch vụ phục vụ cá nhân và cộng đồng của các doanh nghiệp, cơ sở SXKD cá thể, không bao gồm doanh thu cung cấp dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp như y tế, giáo dục, thể thao, vui chơi giải trí...). Định kỳ, chỉ tiêu này do các Cục Thống kê tổng hợp và báo cáo cho Vụ Thương mại và Dịch vụ theo qui định của Chế độ báo cáo ban hành theo Quyết định số 734/QĐ-TCTK 734/2002/QĐ-TCTK ngày 15/11/2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Số liệu hiện nay đang được Cục Thống kê thu thập từ các nguồn: Báo cáo của toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước theo qui định của Chế độ báo cáo thống kê ban hành theo Quyết định số 63/2003/QĐ-BKH của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư và Quyết định số 158/2003/QĐ-TCTK của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê; Phương án điều tra chọn mẫu các doanh nghiệp ngoài nhà nước, FDI, hợp tác xã ban hành theo Quyết định số 410/2003/QĐ-TCTK ngày 29/7/2003 Phương án điều tra chọn mẫu các cơ sở SXKD cá thể ban hành theo Quyết định số 411/2003/QĐ-TCTK ngày 29/7/2003 Số liệu điều tra mẫu doanh nghiệp ngoài nhà nước, FDI, hợp tác xã, cơ sở SXKD cá thể được suy rộng, tổng hợp cùng với báo cáo của doanh nghiệp nhà nước để có được chỉ tiêu Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, thành phố. Việc chọn mẫu, nhập tin, tổng hợp số liệu tháng, báo cáo chính thức năm được thực hiện bằng chương trình máy tính do Tổng cục Thống kê cung cấp cho các Cục Thống kê. Số lượt hành khách vận chuyển và luân chuyển Số lượt hành khách vận chuyển: Là số hành khách thực tế đã vận chuyển trong kỳ, bất kể độ dài quãng đường vận chuyển là bao nhiêu. Đơn vị tính là lượt hành khách. Số lượt hành khách luân chuyển: Là số lượt hành khách được luân chuyển tính theo cả hai yếu tố: số lượt vận chuyển và cự ly (quãng đường) vận chuyển thực tế. Đơn vị tính là Hành khách – Kilômét (Hk.Km). Phương pháp tính: Số lượt hành khách luân Số lượt hành Cự ly vận chuyển thực tế = khách vận x chuyển (Hk.Km) (Km) chuyển (Hk) Trong đó: Cự ly vận chuyển thực tế: là quãng đường tính giá vé đã được cơ quan có thẩm quyền quy định. Đối với xe khách cho thuê theo hợp đồng vận tải chuyến thì lượt hành khách vận chuyển của mỗi hợp đồng chỉtính 1 lần hành khách vận chuyển theo số ghế phương tiện. Nguồn số liệu Báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với doanh nghiệp vận tải nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; Điều tra vận tải doanh nghiệp ngoài nhà nước; Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp. 2.1.3. Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp Mục đích, ý nghĩa của Tổng điều tra Tổng điều tra được thực hiện nhằm các mục đích sau: Một là, đánh giá sự phát triển về số lượng cơ sở, lao động của các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp; kết quả sản xuất kinh doanh; mức độ ứng dụng công nghệ thông tin; cơ cấu và sự phân bố của các cơ sở, của lao động theo địa phương, ngành kinh tế, hình thức sở hữuđáp ứng yêu cầu quản lý của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương; Hai là, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê chính thức năm của các chuyên ngành có liên quan đến doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể (số lượng, số lao động, vốn, tài sản, kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện đầu tư); Ba là, bổ sung số liệu cho các cuộc điều tra thống kê chọn mẫu hàng năm, tính toán chỉ tiêu GDP và các chỉ tiêu khác thuộc hệ thống tài khoản quốc gia của cả nước, từng địa phương; Bốn là, cập nhật cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, dàn mẫu tổng thể về cơ sở kinh tế, HCSN cho các cuộc điều tra chọn mẫu trong thời kỳ 5 năm tiếp theo của ngành thống kê, các Bộ, ngành và địa phương. Với các mục tiêu trên, Tổng điều tra có ý nghĩa rất quan trọng đối với các Bộ, ngành Trung ương và địa phương trong việc nắm bắt tình hình biến động, phát triển của các cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp, từ đó đề ra các chính sách, định hướng phát triển ngành và địa phương. Những nội dung nghiệp vụ chủ yếu trong chuẩn bị và triển khai Tổng điều tra Nội dung nghiệp vụ chủ yếu cần thực hiện bao gồm: Công tác chuẩn bị: để Tổng điều tra triển khai thành công, công tác chuẩn bị là hết sức quan trọng, được thực hiện từ năm trước năm tiến hành Tổng điều tra, bao gồm việc xác định nhu cầu thông tin, xem xét những thay đổi so với cuộc Tổng điều tra trước, khớp nối các công việc có liên quan của năm sau, dự thảo phương án Tổng thể của Tổng điều tra, chuẩn bị các văn bản pháp lý liên quan đến việc Thủ tướng Chính phủ ra quyết định tiến hành Tổng điều tra, hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác chuẩn bị nhu thành lập Ban chỉ đạo các cấp, Tổ thường trực giúp việc ban chỉ đạo; Xây dựng phương án và tiến hành điều tra thí điểm phương án dự thảo, từ đó rút kinh nghiệm mọi mặt cho việc xây dựng phương án chính thức TĐT; Xây dựng và đệ trình phê duyệt phương án chính thức Tổng điều tra; Dự toán kinh phí, chuẩn bị các vấn đề hậu cần, tập huấn, in ấn tài liệu, kế hoạch xử lý thông tin cho cuộc Tổng điều tra; Thực hiện lập danh sách nền và rà soát thực tế danh sách đơn vị điều tra trên địa bàn; Tập huấn cho các Ban chỉ đạo, giám sát viên, điều tra viên các cấp từ Trung ương đến địa phương; Tiến hành thu thập thông tin Tổng điều tra; Giám sát, chỉ đạo TĐT; Nghiệm thu kết quả TĐT; Tổng hợp để công bố kết quả sơ bộ TĐT; Xử lý, tổng hợp và công bố chính thức kết quả TĐT; Tổng kết rút kinh nghiệm, thi đua khen thưởng TĐT; Hoàn thiện cơ sở dữ liệu TĐT để công bố. 2.1.4. Một số vấn đề tồn tại và hướng hoàn thiện, phát triển Tồn tại: Phương pháp luận chưa hoàn thiện Chế độ báo cáo, phương pháp điều tra, thu thập và tổng hợp số liệu chưa đổi mới; Chất lượng số liệu chưa cao, còn chênh lệch giữa số liệu địa phương và Trung ương; Công bố số liệu thiếu chi tiết, không thường xuyên, cách thức công bố chưa đổi mới; Công tác phân tích, dự báo yếu; Sự phối hợp hoạt động, chia sẻ thông tin giữa các Bộ ngành liên quan với Tổng cục Thống kê chưa chặt chẽ, hiệu quả; Để công tác thống kê thương mại và dịch vụ phát triển tốt hơn, phù hợp với Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2030, Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ đề xuất một số kiến nghị như sau: Cập nhật và hoàn thiện các qui định về phương pháp luận thống kê theo các chuẩn mực quốc tế. Đổi mới, hoàn thiện về phương pháp, cách thức thu thập, tổng hợp và công bố số liệu các ngành dịch vụ theo lộ trình và mức độ ưu tiên; Tổng hợp các chỉ tiêu và số liệu thống kê dịch vụ và công bố định kỳ, thường xuyên hàng tháng, quý, năm theo lộ trình với mức độ đầy đủ, chi tiết, đáng tin cậy; Xây dựng, cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu về thống kê dịch vụ để công bố; Đào tạo kỹ năng cho các cán bộ thống kê dịch vụ để nắm vững phương pháp luận, kỹ thuật xây dựng chế độ báo cáo, phương án điều tra/thiết kế phiếu điều tra, chọn mẫu, tổng hợp, phân tích số liệu; Xuất bản các cuốn cẩm nang hướng dẫn người tổng hợp số liệu thống kê các lĩnh vực dịch vụ để phể biến rộng rãi cho người sản xuất và sử dụng số liệu thống kê dịch vụ; Thúc đẩy cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa Tổng cục Thống kê và các Bộ ngành, đối tác có liên quan đến việc sản xuất và sử dụng số liệu, tăng cường khả năng nghiên cứu, phân tích của các cán bộ thực hiện nhiệm vụ đánh giá, giám sát việc thực hiện các mục tiêu chiến lược. 2.2. Công tác thống kê giá 2.2.1. Giới thiệu chung về nghiệp vụ công tác thống kê giá Vị trí và vai trò của thống kê giá Công tác thống kê giá gồm xây dựng các phương án, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện điều tra thống kê nhằm thu thập giá, tổng hợp và biên soạn các chỉ tiêu thống kê giá thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê Quốc gia. Số liệu thống kê giá được sử dụng cho những mục đích chủ yếu sau đây: Cung cấp cho Chính Phủ, các Bộ, ngành để sử dụng trong công tác điều hành, quản lý, nghiên cứu các chính sách tiền lương, lãi suất ngân hàng, quản lý tài chính, tiền tệ, tính toán sức mua tương đương (PPP) và xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh. Tổng cục Thống kê, các Cục Thống kê sử dụng chỉ số giá để loại trừ yếu tố biến động (tăng/giảm) giá trong việc tính toán một số chỉ tiêu thống kê tổng hợp theo giá so sánh. Ngoài ra thông tin về chỉ số giá còn đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, của người dân và các đối tượng dùng tin khác. Giới thiệu chung nghiệp vụ công tác thống kê giá Sơ đồ tổ chức thông tin thống kê giá Sơ đồ tổ chức thông tin Xây dựng phương án điều tra Tập huấn điều tra giá TW và địa phương Địa phương xây dựng mạng lưới điều tra Điều tra viên thu thập thông tin Cục Thống kê tổng hợp báo cáo TW tổng hợp báo cáo Tính chỉ số giá cả nước Công bố số liệu 2.2.2. Một số nội dung chủ yếu của công tác thống kê giá Những vấn đề cơ bản của phương pháp tính chỉ số giá Danh mục mặt hàng đại diện Để tính chỉ số giá cần phải thu thập giá của các mặt hàng đại diện, phổ biến trong một giai đoạn nhất định, theo một danh mục xác định, Danh mục hàng hoá đại diện là một danh sách các mặt hàng chủ yếu, đại diện cho tiêu dùng (hoặc sản xuất) trong một giai đoạn nhất định, được sử dụng để điều tra thu thập giá định kỳ. Để thu thập được giá, mỗi mặt hàng hoặc dịch vụ trong danh mục điều tra đều phải có mô tả chi tiết về qui cách, phẩm cấp, nhãn mác cụ thể. Mạng lưới điều tra giá Việc thu thập giá theo danh mục trên được thực hiện thông qua mạng lưới điều tra giá ở các tỉnh/thành phố; bao gồm các khu vực điều tra; trong các khu vực điều tra có các điểm điều tra thu thập giá. Quyền số Quyền số là tỷ trọng về mức độ sử dụng (sản xuất) của mỗi nhóm hàng trong “rổ” hàng hoá. Trong danh mục hàng hoá đại diện, mức độ biến động giá cả chung của cả “rổ” hàng hoá thường phụ thuộc nhiều vào những mặt hàng được tiêu dùng (sản xuất) nhiều hơn. Do đó, để đo lường chính xác mức biến động giá của cả “rổ” hàng hoá, cần xác định được mức độ sử dụng (sản xuất) của mỗi nhóm hàng trong “rổ” hàng hoá. Những nội dung chính của hệ thống chỉ số giá tiêu dùng Chỉ số giá tiêu dùng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả chung qua thời gian của một số lượng cố định các loại hàng hoá và dịch vụ đại diện cho tiêu dùng cuối cùng, phục vụ đời sống bình thường của người dân. Ví dụ, khi nói Chỉ số giá tiêu dùng tháng này so với tháng trước là 100,5% có nghĩa là mức tăng giá chung của toàn bộ “rổ” hàng hoá tháng này so với tháng trước là 0.5%. Chỉ số lạm phát cơ bản Đến nay, chưa có một định nghĩa thống nhất, chính thức về lạm phát cơ bản (LPCB), song có thể hiểu LPCB là chỉ số phản ánh sự thay đổi mức giá chung mang tính chất lâu dài, loại bỏ những thay đổi mang tính chất tạm thời trong chỉ số giá tiêu dùng. LPCB chỉ tính đến sức ép bên cầu và kỳ vọng của người tiêu dùng trong tương lai, bỏ qua những cú sốc bên cung, do đó, nó phản ánh xu hướng lâu dài của giá cả hàng hoá dịch vụ trong nền kinh tế. Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả chung giữa các tỉnh, các vùng kinh tế của một số lượng cố định các loại hàng hoá và dịch vụ đại diện cho tiêu dùng cuối cùng, phục vụ đời sống bình thường của người dân. Những vấn đề cơ bản của hệ thống chỉ số giá sản xuất Chỉ số giá sản xuất hàng hóa (PPI) Giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (giá sản xuất nông lâm thuỷ sản) là giá mà người sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trực tiếp bán sản phẩm ra thị trường, kể cả bán tại nơi sản xuất hoặc nơi khác, không bao gồm thuế VAT; không bao gồm phí lưu thông thương mại và cước vận tải, nhưng bao gồm các khoản phụ thu, các khoản giảm trừ nếu có. Trong thực tế sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản hầu như không có các khoản phụ thu, giảm trừ mà người sản xuất được hưởng, vì vậy giá sản xuất là giá cơ bản. Chỉ số giá sản xuất dịch vụ (SPPI) CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1: Anh/chị hãy cho biết khái niệm, nội dung và cách tính toán 2 chỉ tiêu: khối lượng hàng hóa luân chuyển và số lượt hành khách luân chuyển? nguồn số liệu để tính toán các chỉ tiêu này? Câu 2: Anh/chị hãy cho biết mục đích, ý nghĩa, khái niệm, nội dung và cách tính 2 chỉ tiêu: Hệ số sử dụng buồng; Hệ số sử dụng giường? Câu 3: Anh/chị hãy nêu mục tiêu, đối tượng, phạm vi và nội dung của Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp? Câu 4: Trường hợp có giá của mặt hàng mới tháng trước và tháng báo cáo. Mặt hàng C tháng 3/2010 biến mất hẳn, thay bằng mặt hàng C1. Biết rằng giá của C1 tháng 3/2010 là 200 đồng; tháng 2/2010 là 195 đồng Yêu cầu: Tính chỉ số giá nhóm Y tháng 3.2010 so tháng 2/2010? Giá tiêu dùng Chỉ số giá cá thể Mã số Nhóm, mặt hàng tháng báo cáo so với (đồng) tháng trước Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 2 Tháng 3 0524801 Nhóm Y 05248011 Mặt hàng A 165 175 177 106.06 05248012 Mặt hàng B 170 180 180 105.88 05248013 Mặt hàng C 167 170 - 101.80 05248014 Mặt hàng C1 195 200 Tính chỉ số của nhóm Y T2 104.56 Tính chỉ số của nhóm Y T3
File đính kèm:
- bai_giang_nghiep_vu_thong_ke_le_van_cam_thoa.doc