Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - Chương 3: Nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại - Phạm Hoàng Ân

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGẮN

HẠN

1. Khái niệm

Thứ nhất: người sở hữu một số tiền hoặc hàng

hoá chuyển giao cho người khác sử dụng trong một

thời gian nhật định.

Thứ hai: Đến thời hạn do hai bên thoả thuận người

sử dụng hoàn lại cho người sở hữu một giá trị lớn

hơn. Phần tăng thêm được gọi là phần lời hay nói

theo ngôn ngữ kinh tế là tiền lãi.

pdf 6 trang phuongnguyen 80
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - Chương 3: Nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại - Phạm Hoàng Ân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - Chương 3: Nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại - Phạm Hoàng Ân

Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - Chương 3: Nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại - Phạm Hoàng Ân
17/01/2018 
1 
1 
CHƯƠNG 3 
NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG NGẮN HẠN 
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 
2 
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGẮN 
HẠN 
1. Khái niệm 
Người sở hữu Người sử dụng 
Người cho vay Người đi vay 
Cho vay 
Trả nợ 
3 
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGẮN 
HẠN 
1. Khái niệm 
Thứ nhất: người sở hữu một số tiền hoặc hàng 
hoá chuyển giao cho người khác sử dụng trong một 
thời gian nhật định. 
Thứ hai: Đến thời hạn do hai bên thoả thuận người 
sử dụng hoàn lại cho người sở hữu một giá trị lớn 
hơn. Phần tăng thêm được gọi là phần lời hay nói 
theo ngôn ngữ kinh tế là tiền lãi. 
4 
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGẮN 
HẠN 
1. Khái niệm 
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển 
nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng 
cho khách hàng trong một thời gian nhất 
định với một khoản chi phí nhất định. 
5 
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGẮN 
HẠN 
1. Khái niệm 
Tín dụng ngân hàng có các đặc trưng: 
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ 
người sở hữu sang cho người sử dụng. 
- Sự chuyển nhượng này có thời hạn. 
- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí. 
6 
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGẮN 
HẠN 
2. Cơ sở pháp lý và phạm vi áp dụng 
- Luật các TCTD: luật số 47/2010/QH12 (hiệu lực từ 
01/01/2011) 
- Thông tư 39/2016/TT-NHNN Quy định về hoạt 
động cho vay của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân 
hàng nước ngoài đối với khách hàng (hiệu lực từ 
15/03/2017) 
17/01/2018 
2 
7 
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGẮN 
HẠN 
3. Nguyên tắc và điều kiện của tín dụng ngắn 
hạn 
3.1. Nguyên tắc vay vốn 
Khách hàng vay vốn của TCTD phải đảm bảo: 
+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận 
trong hợp đồng tín dụng 
+ Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã 
thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. 
8 
3.2. Điều kiện vay vốn 
1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân 
sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp 
luật: 
2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. 
3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn 
cam kết. 
4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, 
dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, 
phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy 
định của pháp luật. 
5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo 
quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng 
Nhà nước Việt Nam. 
9 
GIỚI HẠN CHO VAY 
A. Những trường hợp không được cấp tín dụng 
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước 
ngoài không được cấp tín dụng đối với những tổ 
chức, cá nhân sau đây: 
a) Thành viên HĐQT, thành viên HĐTV, thành viên 
Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó 
Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh 
tương đương của TCTD, chi nhánh ngân hàng 
nước ngoài, pháp nhân là cổ đông có người đại 
diện phần vốn góp là thành viên HĐQT, thành viên 
BKS của TCTD là công ty cổ phần, pháp nhân là 
thành viên góp vốn, chủ sở hữu của TCTD là công 
ty trách nhiệm hữu hạn; 10 
GIỚI HẠN CHO VAY 
A. Những trường hợp không được cấp tín dụng 
b) Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng 
quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên 
Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó 
Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh 
tương đương. 
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối 
với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô. 
11 
GIỚI HẠN CHO VAY 
A. Những trường hợp không được cấp tín dụng 
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước 
ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng 
trên cơ sở bảo đảm của đối tượng quy định tại 
khoản 1 Điều này. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân 
hàng nước ngoài không được bảo đảm dưới bất kỳ 
hình thức nào để tổ chức tín dụng khác cấp tín 
dụng cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này. 
4. Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho 
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh 
chứng khoán mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm 
soát.. 
12 
GIỚI HẠN CHO VAY 
A. Những trường hợp không được cấp tín dụng 
5. Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng trên 
cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ 
chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín 
dụng. 
6. Tổ chức tín dụng không được cho vay để góp 
vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở nhận 
tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức 
tín dụng nhận vốn góp. 
17/01/2018 
3 
13 
GIỚI HẠN CHO VAY 
B. Hạn chế cấp tín dụng 
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước 
ngoài không được cấp tín dụng không có bảo đảm, 
cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối 
tượng sau đây: 
a) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm 
toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng 
nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ 
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 
b) Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh 
ngân hàng nước ngoài; 14 
GIỚI HẠN CHO VAY 
B. Hạn chế cấp tín dụng 
c) Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập; 
d) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy 
định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này sở hữu trên 
10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó; 
đ) Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng; 
e) Các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín 
dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm 
quyền kiểm soát. 
15 
GIỚI HẠN CHO VAY 
B. Hạn chế cấp tín dụng 
2. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng 
quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này 
không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín 
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 
3. Việc cấp tín dụng đối với những đối tượng quy định 
tại khoản 1 Điều này phải được Hội đồng quản trị, Hội 
đồng thành viên của tổ chức tín dụng thông qua và 
công khai trong tổ chức tín dụng. 
4. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một đối tượng 
quy định tại điểm e khoản 1 Điều này không được vượt 
quá 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng; đối với tất cả 
các đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này 
không được vượt quá 20% vốn tự có của TCTD. 16 
4. Phân loại cho vay 
* Căn cứ vào mục đích tín dụng: 
- Cho vay phục vụ SXKD công thương 
nghiệp. 
- Cho vay tiêu dùng cá nhân. 
- Cho vay bất động sản. 
- Cho vay nông nghiệp. 
- Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu... 
17 
* Căn cứ vào thời hạn tín dụng: 
- Cho vay ngắn hạn (từ 12 tháng trở xuống). 
- Cho vay trung hạn (từ trên12 tháng đến 60 
tháng). 
- Cho vay dài hạn (có thời hạn trên 60 tháng). 
* Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách 
hàng: 
- Cho vay không có bảo đảm. 
- Cho vay có đảm bảo. 
18 
* Căn cứ vào phương thức cho vay: 
- Cho vay theo món vay. 
- Cho vay theo HMTD. 
* Căn cứ vào phương thức hoàn trả: 
- Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ. 
- Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ. 
- Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có 
kỳ hạn nợ cụ thể. 
17/01/2018 
4 
19 
5. Những nhu cầu vốn không được cho 
vay 
- Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình 
thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua 
bán, chuyển nhượng, chuyển đổi; 
- Để thanh toán các chi phí cho việc thực 
hiện các giao dịch mà pháp luật cấm; 
- Để đáp ứng các nhu cầu chính của các giao 
dịch mà pháp luật cấm. 
20 
6- Thời hạn cho vay 
Căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời 
hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng 
trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho 
vay của TCTD để thoả thuận về thời hạn cho 
vay. 
Phân biệt thời hạn cho vay & kỳ hạn trả nợ: 
21 
1. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được 
tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay 
cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay 
đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng 
giữa TCTD và khách hàng. 
2. Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong 
thời hạn cho vay đã được thoả thuận giữa 
TCTD và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng 
thời gian đó khách hàng phải trả một phần hoặc 
toàn bộ vốn vay cho TCTD). 
22 
7- Quy trình tín dụng 
Lập hồ sơ đề 
 nghị cấp tín dụng 
Phân tích 
tín dụng 
Lập tờ trình về 
hồ sơ vay vốn 
Quyết định và ký 
 hợp đồng tín dụng 
Giải ngân 
Giám sát 
tín dụng 
Thanh lý hợp 
đồng tín dụng 
23 
CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNG 
1. Tiêu chuẩn 5C 
 Character: Tính cách của người đi vay 
 Capacity: Năng lực hoặc khả năng (vay 
 và trả nợ) 
 Capital: Vốn 
 Collateral: Tài sản thế chấp, cầm cố 
 Conditions: Điều kiện 
24 
CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNG 
2. Tiêu chuẩn 5P 
 Purpose: Mục đích 
 Payment: Thanh toán 
 Protection: Bảo vệ (bảo hộ) 
 Policy: Chính sách 
 Pricing: Định giá 
17/01/2018 
5 
25 
II. ĐẢM BẢO TÍN DỤNG 
1. Khái niệm 
Bảo đảm tín dụng (đảm bảo tiền vay) là việc 
TCTD áp dụng các biện pháp nhằm phòng 
ngừa, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi 
được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. 
2. Các hình thức bảo đảm tín dụng 
2.1.Bảo đảm bảo bằng tài sản thế chấp 
- Thế chấp bất động sản 
- Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất 
26 
2.2.Bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầm cố 
+ Tài sản hữu hình: xe cộ, máy móc, hàng 
hóa ... 
+ Tiền trên tài khoản tiền gửi hoặc ngoại tệ. 
+ Giấy tờ có giá. 
+ Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, 
quyền sở hữu công nghiệp ... 
2.3. Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ 
vốn vay 
2.4. Bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo 
lãnh 
27 
III. KỸ THUẬT CẤP TÍN DỤNG 
1. Cho vay theo hạn mức tín dụng (HMTD) 
1.1- Các phương pháp xác định HMTD 
1.2.1- Phương pháp 1 xác định HMTD: 
- Bước 1 : xác định và thẩm định tính hợp lý của 
nguồn vốn. 
- Bước 2 : xác định và thẩm định tính hợp lý của tài 
sản. 
- Bước 3 : xác định HMTD 
HMTD = Nhu cầu VLĐ – Vốn chủ sở hữu tham gia. 
Nhu cầu VLĐ = Giá trị TSLĐ – Nợ ngắn hạn phi 
ngân hàng – Nợ dài hạn có thể sử dụng 28 
1.2.2- Phương pháp 2 xác định HMTD : 
1 – Xác định HMTD Kế hoạch 2017: 
A. 
Nhu cầu VLĐ 
KH (2017) 
= 
Tổng dự toán chi phí SX KH 
(2017) 
Vòng quay vốn lưu động KH 
(2017) 
+ Tổng dự toán chi phí SX = Tổng chi phí KH – 
 Chi phí phi SX 
29 
Vòng quay 
VLĐ năm 2016 
= 
 Doanh thu thuần năm 2016 
TSNH bình quân 2016 
+ Vòng quay VLĐ dự kiến năm sau (năm 
2017) tăng 5% so với năm trước (năm 2016). 
30 
B) Xác định các nguồn vốn ngắn hạn hiện 
có của công ty: 
- Vốn luân chuyển (VLĐ Ròng/Nguồn vốn KD 
ngắn hạn) = TS ngắn hạn – Nợ ngắn hạn 
- Vốn coi như tự có = Quỹ đầu tư + Quỹ dự 
phòng tài chính + Quỹ phúc lợi + LN chưa phân 
phối. 
- Vay NH khác. 
C) Xác định HMTD ngắn hạn 2017: 
HMTD = Nhu cầu VLĐ – VLĐ Ròng - Vốn coi 
như tự có - Nguồn vốn khác 
17/01/2018 
6 
31 
1.2- Phương pháp tính lãi theo tích số : 
Tiền lãi hàng tháng = Tổng số dư tính lãi x 
(Lãi suất cho vay tháng : 30) 
I' = ∑DiNi x R/N 
32 
III. KỸ THUẬT CẤP TÍN DỤNG 
2. Cho vay từng lần (cho vay theo món) 
- Trường hợp 1: Toàn bộ số nợ chỉ quy định một 
kỳ hạn. Toàn bộ số nợ phải trả một lần vào cuối kỳ 
và lãi được tính và thu cùng một lúc với nợ gốc. 
- Trường hợp 2: Một khoản nợ được chia ra làm 
nhiều kỳ hạn, mỗi kỳ hạn là một mức tiền khi ngân 
hàng thu nợ gốc đồng thời sẽ tính và thu lãi cho 
vay.. 
Tiền lãi hàng kỳ = ( Số dư đầu kỳ x số ngày 
trong tháng x lãi suất ) : 30 
hoặc = Số dư đầu kỳ x LS cho vay (tròn tháng) 
33 
III. KỸ THUẬT CẤP TÍN DỤNG 
3. Cho vay trả góp 
- Cách 1 : Trả góp, tiền lãi được tính theo số 
dư ban đầu. 
- Cách 2 : Trả góp, tiền lãi tính theo số dư 
giảm dần. 
4. Cho vay theo hạn mức thấu chi 
5. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành 
và sử dụng thẻ tín dụng 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_nghiep_vu_ngan_hang_thuong_mai_chuong_3_nghiep_vu.pdf