Bài giảng Nghiệp vụ hải quan - Chương 4: Thuế hải quan - Phan Thu Hiền

PHẦN III: TRỊ GIÁ HẢI QUAN

I. VĂN BẢN PHÁP QUY

II. XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN:

NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ

HẢI QUAN HÀNG NHẬP KHẨU

IV.BÀI TẬP

pdf 27 trang phuongnguyen 4260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nghiệp vụ hải quan - Chương 4: Thuế hải quan - Phan Thu Hiền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Nghiệp vụ hải quan - Chương 4: Thuế hải quan - Phan Thu Hiền

Bài giảng Nghiệp vụ hải quan - Chương 4: Thuế hải quan - Phan Thu Hiền
Chương 4:
THUẾ HẢI QUAN
PHẦN III: TRỊ GIÁ HẢI QUAN
I. VĂN BẢN PHÁP QUY
II. XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN: 
NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ 
HẢI QUAN HÀNG NHẬP KHẨU
IV.BÀI TẬP
PHẦN III: TRỊ GIÁ HẢI QUAN
I. VĂN BẢN PHÁP QUY
• Hiệp định trị giá Hải quan
• Luật:
+ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu – Điều 9;
+ Luật Hải quan - Điều 71.
• Nghị định149/2005/NĐ-CP ngày 06/12/2005; 
• Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007.
• Thông tư 40/2008/TT-BTC ngày 21/05/2008 hướng 
dẫn Nghị định 40/2007/NĐ-CP.
PHẦN III: TRỊ GIÁ HẢI QUAN
II. XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN: NGUYÊN TẮC 
VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối với hàng hoá xuất khẩu, trị giá tính thuế là giá bán
tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF) không bao gồm
phí bảo hiểm quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F).
2. Đối với hàng hoá nhập khẩu, trị giá tính thuế là giá thực
tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác
định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác
định trị giá tính thuế và dừng ở phương pháp xác định
được trị giá tính thuế.
Q/A: Trường hợp không có Hợp đồng mua bán thì trị giá
tính thuế được tính thế nào?
PHẦN III: TRỊ GIÁ HẢI QUAN
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ 
HẢI QUAN HÀNG NHẬP KHẨU
6 phương pháp theo trình tự bắt buộc là:
1) Trị giá giao dịch của hàng hóa NK
2) Trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt
3) Trị giá giao dịch của hàng hóa tương tư
4) Phương pháp trị giá khấu trừ
5) Phương pháp tính toán
6) Phương pháp suy luận 
1. Phương pháp xác định trị giá tính thuế
theo trị giá giao dịch của hàng hóa NK
1.1. Khái niệm
a. “Trị giá giao dịch” là tổng số tiền thực tế đã thanh
toán hoặc sẽ phải thanh toán trực tiếp hoặc gián tiếp
cho hàng hóa được bán để nhập khẩu vào Việt Nam,
sau khi đã tính đến các khoản điều chỉnh
b. Trị giá giao dịch bao gồm:
- Giá mua ghi trên hóa đơn thương mại
- Các khoản tiền người mua phải thanh tóan nhưng
chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn thương mại
- Các khoản điều chỉnh
1.2. Điều kiện áp dụng phương pháp xác định TGTT
theo trị giá giao dịch
1) Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc
sử dụng hàng hóa sau khi NK
2) Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào
những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì
chúng không thể xác định được trị giá của hàng hóa
cần xác định TGTT
3) Sau khi bán lại hàng hóa, người nhập khẩu không
phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu
được do việc định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa
mang lại.
4) Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc
biệt.
1.3. Các khoản điều chỉnh để xác định TGTT
1.3.1. Các khoản phải cộng vào trị giá GD
a) Các chi phí dưới đây do người mua hàng hoá phải
chịu nhưng chưa được tính vào trị giá giao dịch:
 Chi phí hoa hồng bán hàng và phí môi giới;
 Chi phí bao bì được coi là đồng nhất với hàng hoá
nhập khẩu;
 Chi phí đóng gói, bao gồm cả chi phí vật liệu và chi
phí nhân công.
b) Trị giá của hàng hoá, dịch vụ do người mua cung
cấp cho người bán miễn phí hoặc giảm giá, bao
gồm:
 Nguyên vật liệu, bộ phận cấu thành hàng hoá, các
phụ tùng và các chi tiết tương tự;
 Các công cụ, khuôn mẫu, khuôn rập và các chi tiết
tương tự;
 Nguyên liệu, nhiên liệu tiêu hao trong quá trình sản
xuất hàng hoá nhập khẩu;
 Thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, kế hoạch triển
khai, thiết kế mỹ thuật, thiết kế mẫu, sơ đồ và phác
hoạ được thực hiện ở nước ngoài và cần thiết trong
quá trình sản xuất hàng hoá nhập khẩu.
c) Tiền bản quyền, phí giấy phép sử dụng các quyền sở
hữu trí tuệ liên quan đến hàng hoá nhập khẩu mà
người mua phải trả như điều kiện của việc mua bán
hàng hoá nhập khẩu;
d) Các khoản tiền mà người mua thu được sau khi định
đoạt, sử dụng hàng hoá nhập khẩu được chuyển
dưới mọi hình thức cho người bán hàng nhập khẩu;
đ) Chi phí vận tải, bốc hàng, dỡ hàng, chuyển hàng có
liên quan đến việc vận chuyển hàng nhập khẩu đến
cửa khẩu nhập;
e) Chi phí bảo hiểm để vận chuyển hàng hoá nhập khẩu
đến cửa khẩu nhập.
1.3.2. Các khoản phải giảm trừ
a) Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập
khẩu hàng hoá;
b) Chi phí vận chuyển, bảo hiểm trong nội địa phát sinh
sau khi nhập khẩu;
c) Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà
nước tính trong giá mua hàng nhập khẩu;
d) Tiền lãi phải trả liên quan đến tiền thanh toán mua
hàng
e) Các khoản giảm giá thực hiện trước khi xếp hàng lên
phương tiện vận chuyển ở nước xuất khẩu hàng hoá.
2. Phương pháp xác định TGTT theo trị giá
giao dịch của hàng hóa giống hệt
2.1. Hàng hóa nhập khẩu giống hệt
Hàng hoá nhập khẩu giống hệt là những hàng hoá
giống nhau về mọi phương diện, kể cả đặc điểm
vật lý, chất lượng và danh tiếng; được sản xuất ở
cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc
nhà sản xuất khác theo sự uỷ quyền của nhà sản
xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam.
2.2. Điều kiện áp dụng
a. Lô hàng nhập khẩu giống hệt được xuất khẩu đến
Việt Nam cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày trước
hoặc sau vào ngày xuất khẩu của lô hàng đang được
xác định trị giá tính thuế;
b. Lô hàng nhập khẩu giống hệt có giao dịch mua bán
ở cùng cấp độ; có cùng số lượng lô hàng đang được
xác định trị giá tính thuế;
c. Lô hàng nhập khẩu giống hệt có cùng khoảng
cách và phương thức vận chuyển như lô hàng đang
được xác định trị giá tính thuế.
3. Phương pháp xác định TGTT theo trị giá giao
dịch của hàng hóa tương tự
3.1. Hàng hóa nhập khẩu tương tự
“Hàng hoá nhập khẩu tương tự” là những hàng hoá
mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng
có các đặc trưng cơ bản giống nhau, được làm từ các
nguyên, vật liệu giống nhau; có cùng chức năng và có
thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại;
được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản
xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự uỷ quyền của nhà
sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam
3.2. Điều kiện áp dụng
a) Lô hàng nhập khẩu tương tự được xuất khẩu đến
Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày
trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang
được xác định trị giá tính thuế;
b) Lô hàng nhập khẩu tương tự có giao dịch mua
bán ở cùng cấp độ, có cùng số lượng với lô hàng
đang được xác định trị giá tính thuế;
c) Lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng khoảng cách
và phương thức vận chuyển giống như lô hàng
đang được xác định trị giá tính thuế.
4. Phương pháp xác định TGTT theo trị giá khấu
trừ
4.1. Khái niệm: Trị giá khấu trừ được xác định căn cứ
vào giá bán của hàng hoá nhập khẩu trên thị trường
Việt Nam trừ đi các chi phí hợp lý phát sinh sau khi
nhập khẩu.
4.2. Giá hàng hóa nhập khẩu được xác định theo
nguyên tắc
a) Giá bán hàng hoá nhập khẩu là giá bán thực tế, nếu
không có giá bán thực tế của hàng hoá nhập khẩu
cần xác định trị giá tính thuế thì lấy giá bán thực tế
của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay hàng hoá
nhập khẩu tương tự còn nguyên trạng như khi nhập
khẩu được bán trên thị trường trong nước để xác
định giá bán thực tế;
b) Người nhập khẩu và người mua hàng trong nước
không có mối quan hệ đặc biệt;
c) Mức giá bán tính trên số lượng bán ra lớn nhất và
đủ để hình thành đơn giá;
d) Hàng hoá được bán ra vào ngày sớm nhất ngay sau
khi nhập khẩu, nhưng không chậm quá 90 ngày sau
ngày nhập khẩu lô hàng đó.
4.3. Các chi phí hợp lý phát sinh sau khi nhập khẩu
hàng hoá
a) Trường hợp người nhập khẩu mua hàng theo phương
thức mua đứt bán đoạn, các khoản được khấu trừ
gồm:
 Các chi phí về vận tải và chi phí mua bảo hiểm
cho hàng hoá khi tiêu thụ trên thị trường nội địa
 Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp ngân
sách nhà nước khi nhập khẩu và bán hàng nhập
khẩu
 Chi phí quản lý chung liên quan đến việc bán
hàng nhập khẩu
 Lợi nhuận bán hàng sau khi nhập khẩu
b) Trường hợp người nhập khẩu là đại lý bán hàng
cho thương nhân nước ngoài thì chi phí được trừ
là hoa hồng bán hàng.
c) Hàng hoá nhập khẩu qua quá trình gia công, chế
biến thêm ở trong nước thì cũng được xác định trị
giá tính thuế theo nguyên tắc này và trừ đi các chi
phí gia công, chế biến làm tăng thêm trị giá của
hàng hoá.
5. Phương pháp xác định TGTT theo trị giá
tính toán
5.1. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không
xác định được trị giá tính thuế theo các phương
pháp quy định trên thì trị giá tính thuế là trị giá
tính toán. Trị giá tính toán được xác định bao gồm
các khoản sau:
a) Giá thành hoặc trị giá của nguyên vật liệu, chi phí
của quá trình sản xuất hoặc quá trình gia công khác
của việc sản xuất hàng nhập khẩu
b) Chi phí, lợi nhuận để bán hàng hoá nhập khẩu
c) Các chi phí điều chỉnh cộng thêm:
- Chi phí vận tải, bốc hàng, dỡ hàng, chuyển hàng để
vận chuyển hàng đến cửa khẩu nhập
- Chi phí bảo hiểm để vận chuyển hàng hóa nhập khẩu
đến cửa khẩu nhập.
5.2. Việc xác định trị giá tính toán phải dựa trên các số
liệu của nhà sản xuất cung cấp và phù hợp với các
nguyên tắc kế toán của nước sản xuất hàng hoá
6. Phương pháp suy luận xác định TGTT
Phương pháp suy luận là áp dụng tuần tự, linh
hoạt các phương pháp xác định trị giá tính thuế và
dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá
tính thuế, với điều kiện việc áp dụng phải dựa vào
các tài liệu, số liệu, thông tin có sẵn tại thời điểm
xác định trị giá tính thuế.
c
IV. CÂU HỎI TÌNH HUỐNG
• Ví dụ 1: Người mua A ở Việt nam ký một hợp đồng
mua 500 tấn hoá chất của một công ty B ở Singapore.
Hàng hoá do người sản xuất ở Ấn độ, là bạn hàng của
công ty B, chuyển từ ấn độ đến Việt nam.
• Ví dụ 2: Người mua A ở Việt nam mua 200 thùng dầu
dừa của một người bán B cũng ở Việt nam. Hàng hoá
được chuyển đến cảng Sài gòn từ xí nghiệp sản xuất
của B ở Thái lan.
?: Giao dịch nào được coi là giao dịch bán để XK
đến VN để xem xét trị giá giao dịch.
• Người mua ở Việt nam mua của người bán ở
Indonesia 2.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật với điều
kiện người mua sẽ chỉ được bán lại số hàng trên ở
khu vực miền Bắc. Ngoài ra, do quy định của pháp
luật Việt nam, trước khi nhập khẩu số thuốc bảo vệ
thực vật thì người mua phải có giấy phép nhập khẩu
do Bộ Nông nghiệp phát hành.
• Người mua ở Việt nam mua 20.000 m2 gỗ ván ép của
một công ty Malaysia để sản xuất bàn văn phòng với
giá 5 USD/m2, với điều kiện sau khi sử dụng 20.000
m2 gỗ đó, người mua phải gửi miễn phí cho người
bán 200 chiếc bàn thành phẩm để người bán sử dụng
• Chi phí hoa hồng bán hàng do người mua thay người
bán trả cho đại lý bán, chi phí bản quyền do người
mua trả cho người giữ bản quyền hay người cấp
phép?
• Một người nhập khẩu cung cấp cho người sản xuất
một khuôn đúc để sử dụng trong việc sản xuất hàng
hoá nhập khẩu và ký hợp đồng mua 10.000 sản phẩm
với người sản xuất, thống nhất giao hàng làm nhiều
đợt. Cho đến thời điểm khi chuyến hàng đầu tiên
gồm 1.000 sản phẩm đến cảng nhập khẩu thì người
sản xuất đã làm ra được 4.000 sản phẩm. Khi xác
định trị giá hải quan cho hàng hoá nhập khẩu phân bổ
thế nào?
• ,
• Ví dụ: Một người nhập khẩu mua nguyên liệu thuốc
lá đã xử lý để sản xuất thuốc lá điếu. Ngoài ra, người
nhập khẩu còn mua thêm một số nguyên liệu thuốc lá
nội địa và trộn lẫn cả 2 loại không theo một tỷ lệ định
trước. Người nhập khẩu phải thanh toán tiền bản
quyền dựa trên cơ sở việc bán thuốc lá thành phẩm.
Tiền bản quyền sẽ được xem xét thế nào khi xác định
trị giá tính thuế?

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_nghiep_vu_hai_quan_chuong_4_thue_hai_quan_phan_thu.pdf