Bài giảng Ngân hàng phát triển - Bài 4: Tài trợ dự án tại ngân hàng phát triển

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên cần thực hiện được các việc sau:

• Trình bày được các bước tài trợ dự án.

• Biết được các nội dung chính của hợp đồng tín dụng.

NỘI DUNG

Thẩm định dự án

Tài trợ dự á

pdf 33 trang phuongnguyen 540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngân hàng phát triển - Bài 4: Tài trợ dự án tại ngân hàng phát triển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngân hàng phát triển - Bài 4: Tài trợ dự án tại ngân hàng phát triển

Bài giảng Ngân hàng phát triển - Bài 4: Tài trợ dự án tại ngân hàng phát triển
v1.0015105226
BÀI 4
TÀI TRỢ DỰ ÁN 
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
TS. Trương Thị Hoài Linh – ThS. Khúc Thế Anh – ThS. Phùng Thanh Quang
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
v1.0015105226
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Ngày 25/09/2007, tại Hà Nội, các ngân hàng thương mại nhà nước đã ký hợp đồng với Tập
đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tài trợ vốn cho dự án Nhà máy Thuỷ điện Sơn La. Dự án với
tổng vốn đầu tư 36.933 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay thi công), khoản vay các ngân hàng
thương mại trong nước là 17.500 tỷ đồng trong đó Vietcombank tài trợ 6.000 tỷ đồng;
Incombank 5.000 tỷ đồng; VBARD 3.500 tỷ đồng và BIDV 3.000 tỷ đồng. Thời hạn của
khoản vay là 15 năm, bao gồm 5 năm ân hạn được 4 ngân hàng tham gia cho vay uỷ
quyền cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam làm đầu mối giải
ngân. Dự án Nhà máy Thuỷ điện Sơn La với công suất 2400 MW, dự kiến khi đi vào vận
hành khoảng tháng 12/2010 sẽ tạo ra sản lượng điện bình quân 9,429 tỷ kWh/năm đảm
bảo đủ cung ứng nguồn điện cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước. Đến Ngày
7/10/2007 tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã ký với EVN hợp đồng tín
dụng cho vay ngoại tệ nhập khẩu thiết bị cho dự án thủy điện Sơn La, trị giá 400 triệu USD.
Tại sao dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La không chỉ nhận được vốn từ một
ngân hàng?
2
v1.0015105226
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên cần thực hiện được các việc sau:
• Trình bày được các bước tài trợ dự án.
• Biết được các nội dung chính của hợp đồng tín dụng.
3
v1.0015105226
NỘI DUNG
Thẩm định dự án
Tài trợ dự án
4
v1.0015105226
1. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
1.2. Tổ chức thẩm định của Ngân hàng phát triển
1.1. Khái niệm thẩm định dự án
1.3. Nội dung của thẩm định dự án
5
v1.0015105226
1.1. KHÁI NIỆM THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
Đó là quá trình phân tích, dự báo và đánh giá lại một cách
toàn diện nội dung kinh tế, kỹ thuật của dự án nhằm xác định
hiệu quả và khả năng hoàn trả vốn vay của dự án.
6
v1.0015105226
1.2. TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
Đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thẩm định
của ngân hàng
Quyết định thành công hay thất bại của quá trình
tài trợ dự án
7
v1.0015105226
1.2. TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
8
• Quy trình
Xây dựng quy trình, phương pháp thẩm định.
Tổ chức thu thập, xử lý thông tin.
Tổ chức bộ máy thẩm định đảm bảo tính khách quan, độc lập.
v1.0015105226
1.2. TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN (tiếp theo)
• Phương pháp thẩm định dự án
 Phương pháp so sánh:
 Với các dự án cũ theo chỉ tiêu đã chọn.
 Với các định mức kinh tế kỹ thuật được quy định.
 Phân tích hợp đồng giữa chủ đầu tư và bên thứ ba.
9
• Trình tự thẩm định dự án
 Thẩm định sơ bộ:
 Tiếp nhận, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và người lập.
 Tiếp xúc với chủ đầu tư và đơn vị liên quan.
 Thẩm định chính thức:
 Kiểm tra doanh nghiệp chủ dự án.
 Thẩm định nội dung dự án.
 Yêu cầu đảm bảo nguồn vốn để thanh toán.
 Phương thức thanh toán.
v1.0015105226
1.2. TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN (tiếp theo)
• Tổ chức thu thập và xử lý thông tin nhằm thẩm định nhanh chóng chính xác.
Thứ nhất, thu thập thông tin về dự án và chủ đầu tư.
Thứ hai, xử lý thông tin.
Thứ ba, phân tích – dự báo các nhân tố tác động để xác định rủi ro.
10
v1.0015105226
1.2. TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN (tiếp theo)
11
• Phương pháp thẩm định dự án
Tổ chức bộ máy thẩm định khoa học nhằm đảm bảo tính độc lập, trung thực của các kết
quả thẩm định. Gồm:
 Phòng thẩm định được thiết kế để thẩm định dự án.
 Thiết lập mối quan hệ với các cơ quan: Ngân hàng phát triển cần phải hiểu rõ chiến lược
phát triển quốc gia.
 Thuê chuyên gia và tư vấn: trong từng dự án cụ thể, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động của ngân hàng phát triển.
 Tính chuyên sâu cao của dự án phát triển đòi hỏi cán bộ thẩm định phải kết hợp sự hiểu
biết về các vấn đề kinh tế, kỹ thuật của dự án với khả năng dự báo, có khả năng phân
tích các yếu tố chính trị, xã hội của dự án.
v1.0015105226
1.3. NỘI DUNG CỦA THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
12
Thẩm định sự cần thiết tài trợ
Thẩm định các mục tiêu của dự án
Thẩm định hiệu quả xã hội; mối tương tác giữa hiệu quả tài chính và hiệu 
quả xã hội
v1.0015105226
1.3. NỘI DUNG CỦA THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
13
• Thẩm định sự cần thiết tài trợ
 Chủ đầu tư cần chứng minh cho ngân hàng thấy sự cần thiết phải đầu tư và được
phép đầu tư của các cấp có thẩm quyền.
 Các dự án được tài trợ bởi ngân hàng phát triển phải đáp ứng được mục tiêu hoạt
động của ngân hàng.
 Việc thẩm định sự cần thiết phải tài trợ sẽ định hướng cho ngân hàng phát triển
phương pháp tài trợ thích hợp.
v1.0015105226
1.3. NỘI DUNG CỦA THẨM ĐỊNH DỰ ÁN (tiếp theo)
• Thẩm định các mục tiêu của dự án
 Ngân hàng phát triển chỉ tài trợ ưu đãi cho một số mục
tiêu nhất định.
 Quá trình thẩm định mục tiêu của dự án là quá trình
sàng lọc các ý đồ của dự án.
14
v1.0015105226
1.3. NỘI DUNG CỦA THẨM ĐỊNH DỰ ÁN (tiếp theo)
15
• Thẩm định hiệu quả tài chính – xã hội của dự án
Thứ nhất, thẩm định thị trường. 
Thứ hai, thẩm định nguồn vốn.
Thứ ba, thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính.
Thứ tư, thẩm định hiệu quả xã hội và tác động tiêu cực của dự án.
Thứ năm, thẩm định rủi ro và xác định biện pháp đề phòng.
v1.0015105226
2. TÀI TRỢ DỰ ÁN
2.2. Tìm kiếm nguồn tài trợ thích hợp
2.1. Thẩm định trước khi tài trợ
2.3. Xác định phương thức tài trợ
2.4. Ký kết hợp đồng tín dụng
2.5. Giải ngân, thu nợ và điều chỉnh dự án
16
v1.0015105226
2.1. THẨM ĐỊNH TRƯỚC KHI TÀI TRỢ
• Lựa chọn và thẩm định dự án.
• Thẩm định người chịu trách nhiệm, người điều hành và cơ
chế quản lý:
 Khách hàng vay Ngân hàng phát triển: Các tổ chức tín
dụng, các tập đoàn kinh tế, Các bộ – chính quyền tỉnh.
 Xem xét cơ chế quản lý của chủ đầu tư.
• Xem xét các dự án liên quan chặt chẽ đến dự án mà ngân
hàng tài trợ.
• Xác định rủi ro và đặt hệ thống phát hiện các dấu hiệu rủi ro.
17
v1.0015105226
2.2. TÌM KIẾM NGUỒN TÀI TRỢ THÍCH HỢP
• Tính chất của dự án quyết định tính chất nguồn vốn.
• Nếu dự án có khả năng sinh lời thấp (chi phí cao hoặc giá
bán phải thấp) thì ngân hàng cần tìm nguồn có lãi suất hỗn
hợp (lãi suất thị trường và lãi suất ưu đãi).
• Ngược lại, các dự án có khả năng sinh lời cao, ngân hàng
cho vay với lãi suất cao thì có thể tìm nguồn trên thị trường.
• Những dự án có thời gian dài, ngân hàng phải căn cứ vào
khả năng chuyển hoán nguồn vốn để xác định thời hạn huy
động phù hợp.
18
v1.0015105226
2.2. TÌM KIẾM NGUỒN TÀI TRỢ THÍCH HỢP
19
Ngân hàng phát triển có thể tìm nguồn cho dự án thông qua:
• Huy động tiết kiệm trung và dài hạn.
• Phát hành giấy nợ trung và dài hạn.
• ODA và nguồn từ các tổ chức tài chính quốc tế.
• Tổ chức đồng tài trợ với các Ngân hàng thương mại khác.
• Thông qua bảo lãnh vay vốn nước ngoài.
• Ký hợp đồng hạn mức với các ngân hàng khác
v1.0015105226
2.3. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ
Cho vay toàn bộ nhu cầu vốn.
Tài trợ thông qua các ngân hàng thương mại.
Tổ chức đồng tài trợ với tư cách là ngân hàng đầu mối.
Cho vay một phần, phần còn lại là của các Tổ chức tín dụng khác.
Bảo lãnh.
20
v1.0015105226
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
• Đây là dự án phát triển với quy mô lớn, trọng điểm của quốc gia nên cần nhiều nguồn để
tài trợ.
• Thêm nữa, thời điểm đó, các ngân hàng thương mại trên vẫn do nhà nước chiếm 100%
vốn nên thực hiện tín dụng ưu đãi theo yêu cầu nhà nước.
21
v1.0015105226
2.4. KÝ KẾT HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 
Quy mô và cơ cấu
Lãi suất cho vay
Đảm bảo tiền vay
Thời hạn tính dụng và kỳ hạn nợ
22
v1.0015105226
2.4. KÝ KẾT HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 
23
• Quy mô và cơ cấu
 Nhu cầu vay vốn = Nhu cầu vốn đầu tư – Vốn tự có – Nguồn khác
 Nhu cầu vay Ngân hàng phát triển = Nhu cầu vay – Vay các tổ chức tín dụng khác
 Ngân hàng phát triển cho vay trong giới hạn về nguồn vốn. Tổng vốn đầu tư và
cơ cấu vốn đầu tư được xác định dựa trên dự toán đầu tư.
 Ngân hàng phát triển sẽ thỏa thuận với các tổ chức tín dụng khác tham gia tài trợ
(hoặc với ngân hàng đầu mối) về quá trình tài trợ, trong đó có qui mô và cơ cấu
tài trợ.
v1.0015105226
2.4. KÝ KẾT HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG (tiếp theo)
• Lãi suất cho vay
Thường thấp hơn lãi suất thị trường.
Phải bù đắp chi phí huy động vốn, chi phí khác và rủi ro.
Lãi suất khác nhau với đối tượng và thời kỳ.
24
v1.0015105226
2.4. KÝ KẾT HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG (tiếp theo)
25
• Đảm bảo tiền vay
 Khó khăn trong đảm bảo tiền vay:
 Chưa có tài sản đảm bảo với dự án mới.
 Tài sản đảm bảo khó giao dịch.
 Thuộc sở hữu của nhiều bên.
 Đảm bảo tiền vay trong dự án phát triển:
 Đảm bảo của chính phủ:
– Bù đắp một phần tổn thất;
– Mua lại khoản nợ;
– Bao tiêu sản phẩm;
– Ưu đãi...
 Đảm bảo của chủ đầu tư.
v1.0015105226
2.4. KÝ KẾT HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG (tiếp theo)
• Thời hạn tín dụng và kỳ hạn trả nợ
Xác định nguồn trả nợ.
Xác định thời điểm trả nợ, kỳ hạn nợ.
Xác định số tiền trả nợ mỗi kỳ và loại tiền trả.
Xác định điều kiện phát sinh nợ quá hạn.
26
v1.0015105226
2.4. KÝ KẾT HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG (tiếp theo)
• Thời hạn tín dụng và kỳ hạn trả nợ
27
Xác định nguồn trả nợ thường bằng:
 Thu nhập của dự án (Khấu hao tài sản cố định và
lợi nhuận sau thuế).
 Ngân sách nhà nước – nếu Ngân hàng phát triển
ứng trước.
 Phát triển các khoản nợ mới.
v1.0015105226
2.5. GIẢI NGÂN, THU NỢ VÀ ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN
• Giải ngân
Quá trình giải ngân là quá trình ngân hàng cung ứng
vốn cho chủ đầu tư tiến hành xây lắp hình thành TSCĐ
và thường dải ngân theo tiến độ.
• Thu nợ
 Thường gắn với quá trình sản xuất kinh doanh.
 Ngân hàng thường đánh giá từng bước tình hình
hoạt động của doanh nghiệp.
28
v1.0015105226
2.5. GIẢI NGÂN, GIÁM SÁT, THU NỢ VÀ ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN (tiếp theo)
• Đánh giá dự án
 Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu của dự án. Cả về hiệu quả tài chính và hiệu
quả xã hội.
 Phân tích các nhân tố tác động đến dự án.
 Rút kinh nghiệm cho dự án tiếp theo. Ví dụ như LĐQ tập hồ sơ của dự án chất đầy
khoảng 30 xe containner và được lưu trữ cẩn thận cho các dự án tiếp theo.
29
v1.0015105226
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Ngân hàng phát triển sẽ thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các dự án
thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất khi:
A. dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu khả thi.
B. dự án đã được phê duyệt và đang trong giai đoạn thực hiện đầu tư.
C. dự án đang trong giai đoạn vận hành và gặp khó khăn về vốn.
D. dự án đang hoàn thành và đã có doanh thu để trả nợ ngân hàng.
Trả lời: Đáp án D. dự án đang hoàn thành và đã có doanh thu để trả nợ ngân hàng.
30
v1.0015105226
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Ngân hàng phát triển thường làm gì đối với các dự án?
A. Tài trợ toàn bộ.
B. Đồng tài trợ.
C. Bảo lãnh vay vốn.
D. Tài trợ tùy từng trường hợp.
Trả lời:
• Đáp án: D. Tài trợ tùy từng trường hợp.
• Giải thích: Tùy vào từng dự án có khả năng sinh lời mà rủi ro khác nhau mà ngân
hàng có phương thức tài trợ khác nhau. Với dự án có khả năng sinh lời cao, NHPT
có thể kết hợp với các tổ chức tài chính khác để cấp tín dụng. Đối với dự án có rủi ro
cao, khả năng sinh lời thấp thì thường Ngân hàng phát triển sẽ tài trợ toàn bộ.
31
v1.0015105226
CÂU HỎI TỰ LUẬN
“Ngân hàng phát triển khi tìm kiếm nguồn tài trợ cho dự án thường phụ thuộc vào
tính chất của dự án.” Đúng hay sai? Giải thích.
Trả lời:
Đúng. Phụ thuộc vào khả năng sinh lời và rủi ro của dự án mà ngân hàng tìm kiếm nguồn
tài trợ thích hợp trên thị trường. Đối với những dự án có khả năng sinh lời cao, ngân hàng
tìm kiếm nguồn tài trợ hỗn hợp (thông qua các Ngân hàng thương mại khác, cho vay đồng
tài trợ...). Đối với những dự án có khả năng sinh lời không cao, thời gian dài... thì ngân
hàng có thể tự tài trợ bằng những nguồn vốn có lãi suất thấp, thời gian dài...
32
v1.0015105226
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Nội dung chính trước khi tài trợ là thẩm định dự án, thiết kế hợp đồng tài trợ, tìm nguồn
vốn thích hợp.
• Ngân hàng có thể tài trợ toàn bộ hoặc 1 phần nhu cầu vốn đầu tư. Trong quá trình tài trợ
ngân hàng thường giải ngân, kiểm soát, điều chỉnh hoạt động, thu hồi vốn.
33

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ngan_hang_phat_trien_bai_4_tai_tro_du_an_tai_ngan.pdf