Bài giảng Ngân hàng phát triển - Bài 1: Tổng quan về dự án phát triển

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau:

• Sinh viên nêu được 3 đặc điểm của DAPT.

• Sinh viên so sánh được dự án phát triển và dự án thương mại.

• Sinh viên phân tích được những ưu điểm và nhược điểm của 5 nguồn vốn

phù hợp với DAPT.

• Sinh viên phân tích được các rủi ro thường gặp phải đối với DAPT và đề xuất

giải pháp hạn chế những rủi ro đó

pdf 40 trang phuongnguyen 40
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngân hàng phát triển - Bài 1: Tổng quan về dự án phát triển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngân hàng phát triển - Bài 1: Tổng quan về dự án phát triển

Bài giảng Ngân hàng phát triển - Bài 1: Tổng quan về dự án phát triển
v1.0015105226
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
BỘ MÔN NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
1
v1.0015105226
GIỚI THIỆU HỌC PHẦN
I. Mục tiêu học phần:
• Sinh viên phân tích được khái niệm dự án phát triển (DAPT), các đặc điểm của
DAPT, các nguồn tài trợ cho DAPT và các rủi ro thường gặp đối với DAPT.
• Sinh viên phân tích được lý do ra đời của Ngân hàng phát triển (NHPT), khái niệm và
mục tiêu hoạt động của NHPT, các hoạt động cơ bản của NHPT.
• Sinh viên xác định được các nội dung phân tích tài chính dự án; sử dụng được các
chỉ tiêu tài chính để ra quyết định đầu tư vào dự án.
• Sinh viên phân tích được quy trình tài trợ cho dự án của NHPT.
II. Nội dung nghiên cứu
• Bài 1: Tổng quan về Dự án phát triển.
• Bài 2: Tổng quan về Ngân hàng phát triển.
• Bài 3: Phân tích dự án tài chính.
• Bài 4: Tài trợ dự án của Ngân hàng phát triển.
2
v1.0015105226
GIỚI THIỆU HỌC PHẦN (tiếp theo)
3
III. Tài liệu tham khảo
• Giáo trình “Ngân hàng Phát triển” (PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, NXB Lao động – Xã hội);
• Sách “Kinh tế và tài chính công” (Ths. Vũ Cương, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân);
• Giáo trình “Kinh tế đầu tư” (PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương,
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân);
• Sách ”Thẩm định tài chính dự án” (PGS.TS. Lưu Thị Hương, NXB Tài chính, Hà Nội).
v1.0015105226
BÀI 1
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
TS. Trương Thị Hoài Linh – ThS. Phùng Thanh Quang
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
4
v1.0015105226
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Xét 2 dự án dưới đây:
1. Dự án xây dựng cầu treo dân sinh:
• Tổng vốn đầu tư: 400 tỷ đồng.
• Nguồn tài trợ cho dự án: Ngân sách Trung ương.
• Chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải.
• Mục tiêu của dự án: Xây dựng 188 cầu treo dân sinh đảm bảo an toàn giao thông ở 28
tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên trong năm 2014 – 2015.
2. Dự án khu tổ hợp Goldmark City
• Tổng vốn đầu tư: 10.000 tỷ đồng.
• Nguồn tài trợ cho dự án: vốn của chủ đầu tư và vốn vay Ngân hàng thương mại.
• Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại – Quảng cáo – Xây dựng – Địa ốc Việt Hân.
• Mục tiêu của dự án: Tổ hợp nhà ở, văn phòng thương mại với tổng số 9 tòa chung cư
cao 40 tầng, quy mô 5.000 căn hộ, được đầu tư xây dựng trên khu đất trên 12ha.
Hãy nêu những khác biệt cơ bản của 2 dự án trên?
5
v1.0015105226
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau:
• Sinh viên nêu được 3 đặc điểm của DAPT.
• Sinh viên so sánh được dự án phát triển và dự án thương mại.
• Sinh viên phân tích được những ưu điểm và nhược điểm của 5 nguồn vốn
phù hợp với DAPT.
• Sinh viên phân tích được các rủi ro thường gặp phải đối với DAPT và đề xuất
giải pháp hạn chế những rủi ro đó.
6
v1.0015105226
NỘI DUNG
Khái niệm và đặc điểm của Dự án phát triển
Chu trình của Dự án phát triển
Nguồn tài trợ cho Dự án phát triển
Các rủi ro thường gặp đối với Dự án phát triển
7
v1.0015105226
1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
1.2. Đặc điểm của Dự án phát triển
1.1. Khái niệm Dự án phát triển
8
v1.0015105226
1.1. KHÁI NIỆM DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
• Dự án phát triển (DAPT) là các dự án trực tiếp tạo ra sản
phẩm chiến lược, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của
ngành, vùng, thúc đẩy quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế
hoặc cơ cấu thu nhập của nhiều bộ phận dân cư (Theo
Giáo trình Ngân hàng Phát triển).
• DAPT nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế của quốc gia.
• DAPT là đối tượng bỏ vốn của đầu tư phát triển. Đầu tư
phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc dùng vốn
trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng
thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất và tài sản trí tuệ
nhằm gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì
mục tiêu phát triển (Theo Giáo trình Kinh tế đầu tư).
9
v1.0015105226
1.1. KHÁI NIỆM DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
10
• Ít nhận được sự tham gia của các nhà đầu tư, doanh
nghiệp thông thường.
• Tại nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát
triển, Chính phủ quyết định và thực hiện hoạt động đầu
tư phát triển đối với các DAPT có khả năng sinh lời thấp
hoặc một số DAPT do các tập đoàn kinh tế thực hiện
nhưng có sự hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan quản
lý Nhà nước.
v1.0015105226
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
• DAPT là các dự án lớn, có vai trò quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế của một quốc gia.
Tác động của DAPT đối với nền kinh tế gồm:
 DAPT tạo ra các sản phẩm nhằm khuyến khích xuất khẩu;
 DAPT tạo ra các sản phẩm nhằm thay thế hàng nhập khẩu;
 DAPT tạo ra nguyên liệu, công cụ dụng cụ, máy móc thiết
bị cho các ngành kinh tế khác;
 DAPT tạo ra các sản phẩm sử dụng trong lĩnh vực an ninh
xã hội và quốc gia;
 Cải thiện đời sống của dân cư ở nông thôn và các vùng
kém phát triển.
11
v1.0015105226
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
12
• DAPT nhằm tới hai mục tiêu là hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội
 Hiệu quả tài chính (hay còn gọi là hiệu quả hạch toán kinh tế) là giá trị gia tăng mà
chủ đầu tư có được từ quá trình đầu tư vào dự án. Hiệu quả xã hội là giá trị gia tăng
mà xã hội có được từ quá trình đầu tư vào dự án.
 Phân tích hiệu quả xã hội không chỉ tính đến các khoản lợi ích và hao phí trực tiếp của
chủ đầu tư mà còn xem xét đến các khoản lợi ích đem lại cho xã hội và hao phí mà xã
hội phải hy sinh để đạt được lợi ích đó. Kết quả của phân tích loại hiệu quả này là giúp
cho tổ chức – mà chủ yếu là các nhà quản lý vĩ mô (các Chính phủ) – lựa chọn được
các cơ hội đầu tư tối đa hóa được phúc lợi xã hội.
Đối với nhiều DAPT, 2 mục tiêu trên là mâu thuẫn nhau, đòi hỏi chủ đầu tư phải có mục
tiêu đầu tư rõ ràng.
v1.0015105226
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN (tiếp theo)
• DAPT nhận được hỗ trợ trực tiếp từ các cơ quan
quản lý Nhà nước
Các hình thức hỗ trợ thông thường của Nhà nước
đối với DAPT:
 Sản phẩm của dự án được áp dụng giá độc
quyền (có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá thị
trường) để đảm bảo dự án có lãi hoặc để khuyến
khích việc sử dụng sản phẩm của dự án.
 Dự án được sử dụng nguồn tài nguyên quý
hiếm của quốc gia (có thể không phải trả thuế
tài nguyên).
 Dự án được hưởng các ưu đãi khi nhận tín dụng.
 Dự án được áp dụng tỷ giá chính thức giúp dự
án có hiệu quả cao.
 Dự án được miễn hoặc giảm thuế theo quy định.
13
v1.0015105226
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN (tiếp theo)
14
Những ưu đãi của Chính phủ Việt Nam đối với DAPT
Các DAPT của Việt Nam nhận được ưu đãi theo các phương
thức sau đây:
• Trợ giá: Ví dụ Nhà máy Đạm Phú Mỹ, ước tính hàng năm
được trợ giá trên 500 tỷ đồng.
• Thuế mềm: các ưu đãi về thuế (miễn, giảm, chưa thu
thuế) cho các sản phẩm đường, xi măng, cà phê
• Tín dụng mềm: lãi suất vay thấp, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư,
khoanh nợ.
v1.0015105226
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
• Dự án xây dựng cầu treo dân sinh là dự án phát triển.
• Dự án khu tổ hợp Goldmark City là dự án thương mại.
15
Chỉ tiêu Dự án cầu treo dân sinh Dự án Goldmark City
Về chủ đầu tư Bộ Giao thông vận tải Công ty TNHH Thương mại
– Quảng cáo – Xây dựng
Địa ốc Việt Hân
Về nguồn vốn đầu tư Vốn từ Ngân sách Nhà nước Vốn chủ sở hữu của chủ
đầu tư và vốn vay NHTM
Về mục tiêu của dự án Hiệu quả xã hội Hiệu quả tài chính
v1.0015105226
2. CHU TRÌNH CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
2.2. Giai đoạn Thực hiện đầu tư
2.1. Giai đoạn Chuẩn bị đầu tư
2.3. Giai đoạn Vận hành kết quả đầu tư
16
v1.0015105226
2.1. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ
• Là giai đoạn hình thành nên cơ sở pháp lý cho dự án.
• Bao gồm các hoạt động:
 Hình thành ý tưởng về dự án;
 Xuất phát từ các dự án đã và đang thực hiện, từ
nhu cầu của tổ chức, từ nhu cầu của nền kinh tế
 Nghiên cứu dự án: Gồm 2 bước là Nghiên cứu tiền
khả thi (nếu cần) và Nghiên cứu khả thi;
 Lập dự án;
 Duyệt dự án.
17
v1.0015105226
2.1. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ (tiếp theo)
Một số lưu ý:
• Phân tích nhu cầu về đầu ra của dự án thông qua:
 Xác định đối tượng sử dụng đầu ra của dự án;
 Đánh giá mức cầu đối với đầu ra của dự án (bằng
bao nhiêu);
 Đánh giá mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng
đối với đầu ra của dự án;
 Xác định các yếu tố làm thay đổi nhu cầu đối với
đầu ra của dự án.
→ Phân tích nhu cầu không chỉ nhằm xác định tính
cần thiết về mặt kinh tế của dự án mà còn giúp xác
định quy mô, vị trí và thời điểm đầu tư của dự án.
18
v1.0015105226
2.1. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ (tiếp theo)
19
Một số lưu ý:
• Nghiên cứu tiền khả thi và khả thi.
Mục tiêu chính là đánh giá tính vững mạnh của dự
án (mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí phát sinh từ
dự án).
Nội dung nghiên cứu:
 Phân tích thị trường.
 Phân tích kỹ thuật.
 Phân tích năng lực tổ chức.
 Phân tích tài chính.
 Phân tích kênh phân phối.
 Phân tích rủi ro.
 Đánh giá tác động của dự án đối với môi trường.
v1.0015105226
2.1. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ (tiếp theo)
20
TIỀN KHẢ THI
• Bước đầu tiên trong việc
đánh giá tính vững mạnh
tổng quan của dự án.
• Cần lưu ý:
 Sử dụng thông tin
thứ cấp.
 Đối với lợi ích nên sử
dụng ước lượng bị
thiên lệch xuống; đối
với chi phí nên sử
dụng ước lượng bị
thiên lệch lên.
KHẢ THI
• Sau khi nhận thấy dự án
đủ hấp dẫn để tiến hành
nghiên cứu chi tiết hơn.
• Cần lưu ý:
 Cải thiện độ chính
xác của các biến
chủ yếu.
 Tiến hành các điều
tra, khảo sát để tính
toán lại các phân
tích thị trường, tài
chính.
 Phân tích chi tiết về
rủi ro và các biện
pháp hạn chế.
Đưa ra quyết định
sau khi nghiên cứu
khả thi: tiếp tục,
điều chỉnh, hoãn
hoặc hủy bỏ dự án.
v1.0015105226
2.1. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ (tiếp theo)
21
• Duyệt Dự án:
 Dự án được duyệt thông qua kỹ thuật Thẩm định
dự án.
 Khái niệm: Thẩm định dự án là quá trình phân
tích, kiểm tra tính đúng đắn, khả thi, hiệu quả của
dự án để làm cơ sở ra quyết định đầu tư vào dự
án đó.
 Sau quá trình thẩm định. Nếu dự án được phê
duyệt đầu tư thì sẽ tiếp tục vào giái đoạn thứ 2.
v1.0015105226
2.2. GIAI ĐOẠN THỰC HiỆN ĐẦU TƯ
Đây là giai đoạn hình thành nên cơ sở hạ tầng cho quá
trình sản xuất của dự án.
Giai đoạn này bao gồm các công việc:
• Huy động vốn;
• Hình thành nên các tài sản của dự án;
• Ký kết các hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự để
chuẩn bị vận hành dự án.
22
v1.0015105226
2.3. GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH KẾT QUẢ ĐẦU TƯ
• Đây là giai đoạn dự án thực hiện quá trình sản xuất ra
sản phẩm, có doanh thu và thực hiện các nghĩa vụ đối
với các bên liên quan.
• Chủ đầu tư có thể tiếp tục quản lý dự án hoặc bàn giao
cho người sử dụng.
23
v1.0015105226
3. NGUỒN TÀI TRỢ CHO DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
3.2. Vốn từ các Chính phủ, tổ chức tài chính quốc tế
3.1. Vốn có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước
3.3. Vốn từ Ngân hàng Phát triển
3.4. Vốn từ Ngân hàng thương mại
3.5. Nguồn vốn khác
24
v1.0015105226
3.1. VỐN CÓ NGUỒN GỐC TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
• Là khoản chi NSNN cho đầu tư phát triển lấy từ các
khoản thu NSNN và phát hành trái phiếu Chính phủ.
• Đây là nguồn vốn có thời gian sử dụng dài nhưng chi
phí đa dạng:
 Các DAPT đem lại lợi ích xã hội cao nhưng khả
năng trả nợ thấp hoặc không có khả năng trả nợ sẽ
được tài trợ từ nguồn thu NSNN;
 Các DAPT vừa đem lại lợi ích xã hội cao vừa có khả
năng trả nợ sẽ được tài trợ từ nguồn phát hành trái
phiếu Chính phủ.
• Đây không phải là nguồn vốn lớn và dễ tiếp cận.
• Đặc biệt tại các nước kém phát triển hoặc đang phát
triển, nếu nguồn này tăng có thể có nguy cơ bội chi
NSNN và tăng nợ công.
25
v1.0015105226
3.1. VỐN CÓ NGUỒN GỐC TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
26
Ngân sách Nhà nước của Việt Nam
• Nhu cầu chi tiêu của Chính phủ Việt Nam đang tăng
nhanh hơn mức tăng của GDP: tỷ lệ chi tiêu của
Chính phủ so với GDP tăng lên từ mức 21,6% năm
1998 lên mức đỉnh 33,4% năm 2009 và 32,15% năm
2010 (theo IMF).
• Các khoản thu NSNN hàng năm của Chính phủ luôn
chiếm tỷ lệ thấp hơn trong GDP so với chi tiêu.
→ Chính phủ Việt Nam luôn phải gánh chịu bội chi NSNN
triền miên. Tỷ lệ bội chi NSNN đạt mức đỉnh điểm là gần
8,9% GDP trong năm 2009 khi Việt Nam đối mặt với tình
trạng suy giảm kinh tế.
v1.0015105226
3.1. VỐN CÓ NGUỒN GỐC TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (tiếp theo)
Nợ công của Việt Nam
• Bội chi NSNN cao và kéo dài trong nhiều năm trong khi
tăng trưởng kinh tế bình quân không cao là nguyên nhân
làm tỷ lệ nợ trên GDP của Chính phủ tăng.
• Năm 2010, tỷ lệ nợ công gộp trên GDP bình quân của
thế giới là 46,7%, của các nước đang phát triển và mới
nổi là 35,9%, của các nước đang phát triển ở Châu Á là
31,03% thì của Việt Nam là 52,85% (theo IMF).
• Trong cơ cấu nợ công của Việt nam thì nợ nước ngoài
chiến tỷ trọng lớn, đây là nguy cơ dẫn đến rủi ro tỷ giá.
27
v1.0015105226
3.1. VỐN CÓ NGUỒN GỐC TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (tiếp theo)
28
v1.0015105226
3.2. VỐN TỪ CÁC CHÍNH PHỦ, TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
• Nguồn vốn lớn, có thời gian sử dụng dài, thời gian ân hạn dài.
• Nguồn vốn có chi phí đa dạng, tùy thuộc vào mức độ ưu đãi và
viện trợ.
• Nguồn vốn có các điều kiện ràng buộc:
 Điều kiện chính trị;
 Điều kiện đối ứng;
 Điều kiện chỉ định trước.
• Các DAPT của Việt Nam thường tiếp nhận vốn song phương
từ các Chính phủ nước ngoài, từ WB, ADB
29
v1.0015105226
3.3. VỐN TỪ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
• NHPT là công cụ tài trợ của Chính phủ nên vốn từ NHPT
là nguồn vốn quan trọng, được xét đến đầu tiên khi lựa
chọn nguồn tài trợ cho các dự án loại này.
• Nguồn vốn có thời gian sử dụng dài, lãi suất ưu đãi, hình
thức đảm bảo đa dạng.
• Lượng vốn lớn hay nhỏ tùy thuộc vào hiệu quả hoạt động
của NHPT và tình hình NSNN.
• Các hình thức tài trợ của NHPT cho DAPT: cho vay, bảo
lãnh, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, cho thuê tài chính, chiết
khấu giấy tờ có giá
30
v1.0015105226
3.4. VỐN TỪ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
• Nguồn vốn lớn, nhận được sự giám sát chặt chẽ của
ngân hàng trong quá trình sử dụng vốn.
• Nguồn vốn có lãi suất cao và thời gian sử dụng ngắn.
• Ngân hàng chỉ tài trợ cho các DAPT đảm bảo đủ các
điều kiện cấp tín dụng.
• Thông thường vốn từ các NHTM sẽ kết hợp với các
nguồn vốn khác để tài trợ cho DAPT.
31
v1.0015105226
3.5. NGUỒN VỐN KHÁC
• Là nguồn từ những người hưởng lợi sản phẩm của dự án.
• Là nguồn vốn nhỏ, chi phí thấp.
• Là nguồn vốn giúp gắn kết quyền lợi và trách nhiệm của
người hưởng lợi đối với dự án.
32
v1.0015105226
4. CÁC RỦI RO THƯỜNG GẶP ĐỐI VỚI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
Căn cứ theo đặc điểm của DAPT, các rủi ro của DAPT
được chia thành 3 nhóm sau:
• Rủi ro do DAPT có quy mô lớn.
• Rủi ro do DAPT cần đạt được 2 mục tiêu là hiệu
quả xã hội và hiệu quả tài chính.
• Rủi ro do DAPT thường nhận được hỗ trợ từ
Nhà nước.
33
v1.0015105226
4. CÁC RỦI RO THƯỜNG GẶP ĐỐI VỚI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN (tiếp theo)
• Rủi ro do DAPT có quy mô lớn.
Chẳng hạn:
 Ngân sách sai lệch.
 Không đủ các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất.
 Khó điều chỉnh hay chuyển hướng kinh doanh.
 Mất khả năng trả nợ;
 
34
v1.0015105226
4. CÁC RỦI RO THƯỜNG GẶP ĐỐI VỚI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN (tiếp theo)
35
Thực trạng đội vốn của một số DAPT điển hình (tỷ đồng)
v1.0015105226
4. CÁC RỦI RO THƯỜNG GẶP ĐỐI VỚI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN (tiếp theo)
• Rủi ro do DAPT cần đạt được 2 mục tiêu là hiệu quả
xã hội và hiệu quả tài chính.
Chẳng hạn:
 Nhiều mục tiêu.
 Công nghệ không thích hợp với mục tiêu của dự án
hoặc trình độ của địa phương.
 Nhu cầu không phù hợp với sản lượng dự kiến.
 Chi phí xã hội và môi trường lớn.
36
• Rủi ro do DAPT thường nhận được hỗ trợ từ
Nhà nước.
Chẳng hạn:
 Thiếu cạnh tranh.
 Thiếu kinh nghiệm.
 Thiết kế quá tham vọng so với khả năng
nguồn vốn.
 
v1.0015105226
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm của dự án phát triển?
A. Các dự án ưu tiên đạt được hiệu quả xã hội.
B. Các dự án có vòng đời ngắn.
C. Các dự án tạo ra sản phẩm là yếu tố đầu vào của nhiều ngành.
D. Các dự án nhằm hỗ trợ nông nghiệp và nông thôn,
Trả lời:
• Đáp án đúng là: B. Các dự án có vòng đời ngắn.
• Giải thích: Các DAPT có vòng đời rất dài do quy mô của dự án lớn hoặc/và dự án có
nhiều hạng mục cần xây dựng hoặc/và dự án mất nhiều năm để thu hồi vốn.
37
v1.0015105226
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Đặc điểm nào KHÔNG phải là ưu điểm của nguồn chi Ngân sách Nhà nước cho đầu tư
phát triển?
A. Nguồn vốn lớn.
B. Nguồn vốn rẻ.
C. Nguồn vốn có thời gian sử dụng dài.
D. Nguồn vốn không có các điều kiện ràng buộc chặt chẽ.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: A. Nguồn vốn lớn.
• Giải thích: Nguồn NSNN có mục tiêu chủ yếu là để chi thường xuyên cho bộ máy
NSNN; thêm nữa, tại các nước đang phát triển thì thu NSNN thường nhỏ hẹp.
38
v1.0015105226
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Bình luận quan điểm cho rằng: “Vốn từ phát hành trái phiếu Chính phủ là nguồn vốn
phù hợp với các Dự án phát triển”.
Trả lời:
• Cần nêu thế nào là Dự án phát triển, vốn có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước.
• Quan điểm trên chưa đúng vì vốn từ phát hành trái phiếu Chính phủ là nguồn huy động
theo lãi suất thị trường, nguồn này không phù hợp với các Dự án phát triển có khả năng
trả nợ thấp.
39
v1.0015105226
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• DAPT là các dự án quan trọng đứng trên giác độ toàn bộ nền kinh tế.
• 3 đặc điểm quan trọng của DAPT gồm (1) quy mô lớn (2) hướng tới hiệu quả xã hội và
hiệu quả tài chính (3) thường nhận được các ưu đãi từ Nhà nước.
• Các nguồn vốn tài trợ cho DAPT rất đa dạng.
• Do những đặc điểm riêng có nên DAPT thường đối mặt với nhiều rủi ro, đe dọa mục
tiêu của dự án.
40

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ngan_hang_phat_trien_bai_1_tong_quan_ve_du_an_phat.pdf