Bài giảng Miễn dịch học ứng dụng

KHÁI NIỆM VỀ MIỄN DỊCH HỌC ỨNG DỤNG

 Miễn dịch học ứng dụng (Applied immunology) là một môn

khoa học nghiên cứu ứng dụng những kiến thức của miễn

dịch học vào Y học, Thú y học và nhiều lĩnh vực khoa học

khác nhằm mục đích phục vụ đời sống và bảo vệ sức khỏe của

con người.

 Nội dung chính của miễn dịch học ứng dụng:

1. Miễn dịch học ứng dụng trong phòng bệnh (vacxin)

2. Miễn dịch học ứng dụng trong điều trị đặc hiệu.

3. Miễn dịch học ứng dụng trong chẩn đoán.

4. Miễn dịch học ứng dụng trong nghiên cứu những biểu hiện

bệnh lý do rối loạn của quá trình miễn dịch

pdf 265 trang phuongnguyen 3600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Miễn dịch học ứng dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Miễn dịch học ứng dụng

Bài giảng Miễn dịch học ứng dụng
miÔn dÞch häc
øng dông
KHÁI NIỆM VỀ MIỄN DỊCH HỌC ỨNG DỤNG
Miễn dịch học ứng dụng (Applied immunology) là một môn
khoa học nghiên cứu ứng dụng những kiến thức của miễn
dịch học vào Y học, Thú y học và nhiều lĩnh vực khoa học
khác nhằm mục đích phục vụ đời sống và bảo vệ sức khỏe của
con người.
 Nội dung chính của miễn dịch học ứng dụng:
1. Miễn dịch học ứng dụng trong phòng bệnh (vacxin)
2. Miễn dịch học ứng dụng trong điều trị đặc hiệu.
3. Miễn dịch học ứng dụng trong chẩn đoán.
4. Miễn dịch học ứng dụng trong nghiên cứu những biểu hiện
bệnh lý do rối loạn của quá trình miễn dịch
VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA MIỄN DỊCH HỌC ỨNG DỤNG
1. Miễn dịch học ứng dụng trong phòng bệnh:
 Trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống các bệnh truyền nhiễm và
ký sinh trùng, việc nghiên cứu các vacxin phòng bệnh là một việc
làm cực kỳ cần thiết.
 Nhờ có vacxin mà nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với
con người và động vật đã được khống chế và từng bước bị loại
trừ.
VD:
• Nhờ có vacxin mà căn bệnh đậu mùa đã được thanh toán vào năm
1980.
• Các nước Châu Mỹ đã được tuyên bố thanh toán được căn bệnh bại liệt
vào năm 1994, sau đó là khu vực Tây Thái Bình Dương (2000) và châu
Âu (2002).
 Ngày nay, khái niệm về vacxin đã có sự thay đổi, nó
không còn là chế phẩm từ vi sinh vật dùng để phòng
bệnh, mà còn được làm từ vật liệu sinh học KHÔNG vi
sinh vật và được dùng với mục đích không phải phòng
bệnh.
Ví dụ:
 Vacxin chống khối u làm từ tế bào sinh khối u, dùng
để chống lại tế bào ác tính trong việc ngăn chặn sự
phát triển của khối u trong ung thư.
 Vacxin chống thụ thai làm từ receptor của trứng với
tế bào ở nội mạc tử cung.
 Vacxin kháng tinh trùng.
2. Miễn dịch học ứng dụng trong điều trị đặc hiệu:
 Song song với sự phát triển của vacxin thì việc dùng kháng huyết
thanh trong chẩn đoán và điều trị cũng ngày càng được phát triển và
ứng dụng rộng rãi
 Kể từ năm 1890, khi Behring và Kitasato phát hiện ra kháng thể
trung hòa độc tố của vi khuẩn, việc tìm hiểu về các yếu tố miễn dịch
dịch thể được tập trung nghiên cứu, người ta đã phát hiện ra phân tử
kháng thể dịch thể đặc hiệu (Immunoglobulin)
 Huyết thanh động vật chứa Immunoglobulin đặc hiệu được gọi là
huyết thanh miễn dịch hay kháng huyết thanh
 Ngày nay, huyết thanh miễn dịch đã được thay thế bởi
Immunoglobulin tinh chế và được sử dụng để:
 Điều trị hỗ trợ các nhiễm trùng nặng
 Điều trị thay thế tình trạng thiếu hụt Immunoglobulin tiên phát và
thứ phát
3. Miễn dịch học ứng dụng trong chẩn đoán:
Trong lĩnh vực chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm và
ký sinh trùng, miễn dịch học ứng dụng cũng đóng
một vai trò tích cực, cùng với các phương pháp chẩn
đoán khác như chẩn đoán dịch tễ học, chẩn đoán vi
sinh vật học  thì chẩn đoán huyết thanh học là
một phương pháp ưu việt vì cho kết quả nhanh và
chính xác
Chương I
KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI VACXIN
 Mục tiêu :
Nắm được đặc tính, thành phần và cách phân loại vacxin
 Kiến thức trọng tâm :
 Khái niệm và nguyên lý của vacxin
 Đặc tính cơ bản của vacxin
 Thành phần của vacxin
 Phân loại vacxin
Bảo quản và sử dụng vaccine
Nguyên lý sản xuất vaccine
I. LỊCH SỬ PHÁT HIỆN VÀ DANH PHÁP
• Vacxin có chức năng tạo MD cho cơ thể người và động vật
để chống lại các bệnh truyền nhiễm.
• Từ xa xưa, con người đã nhận thấy có những bệnh truyền
nhiễm chỉ gặp ở một số loài động vật và trong cùng một vụ
dịch có thể có cá thể mắc nặng, có cá thể mắc nhẹ.
• Mặt khác, có những bệnh sau khi bị bệnh qua khỏi thì vĩnh
viễn không bị mắc lại, tức là con người đã biết tới những gì
mà ngày nay chúng ta gọi là MD.
• Đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, con người đã có
một quá trình đấu tranh phòng chống để giành giật lấy sự
sống.
BÖnh d¹i
ĐẬU MÙA
Bệnh Lupus 
(Hệ miễn dịch tấn công các tế bào và mô của cơ 
thể, gây viêm và hủy hoại mô)
BÖnh phong
Uèn v¸n ë ng-êi lín
Jenner (1796)
Sử dụng các virus cường
độc của động vật gây
miễn dịch cho người.
LỊCH SỬ PHÁT HIỆN 
 Vắc-xin đầu tiên gắn với tên tuổi của Edward Jenner, một bác sĩ
người Anh.
 Năm 1796, châu Âu đang có dịch đậu mùa, Jenner đã thực hiện
thành công thử nghiệm vắc-xin ngừa căn bệnh này.
 Jenner chiết lấy dịch từ các vết đậu bò trên cánh tay của cô bệnh
nhân Sarah Nelmes rồi cấy dịch này vào cánh tay của cậu bé 8 tuổi
khỏe mạnh tên là James Phipps. Sau đó Phipps đã có những triệu
chứng của bệnh đậu bò. 48 ngày sau, Phipps khỏi hẳn bệnh đậu
bò, Jenner liền tiêm chất có chứa mầm bệnh đậu mùa cho Phipps,
nhưng Phipps không hề mắc căn bệnh này.
 Phương pháp này mang lại hiệu quả nhất định nhưng nguy hiểm là
không kiểm soát được liều lượng nên có thể gây chết người hoặc
tạo ra ổ dịch trong cộng đồng.
 Đây là phát minh quan trọng trong sự phát triển của MD học, mở
đầu cho nghiên cứu về khả năng bảo vệ đặc hiệu của cơ thể chống
lại các tác nhân gây bệnh.
L.Pasteur (1878)
• Louis Pasteur nghiên cứu bệnh dịch
tả gà.
• Tiêm vi khuẩn tả cho gà, gà chết hết
• Nhưng khi tiêm cho gà canh trùng
vi khuẩn GIÀ (đã bị biên tính, suy
yếu đi), gà chỉ bị bệnh rồi qua khỏi.
• Từ đó đến nay, chủng ngừa đã đẩy
lùi nhiều bệnh: triệt tiêu bệnh đậu
mùa trên toàn cầu, thanh toán gần
như hoàn toàn bệnh bại liệt, giảm
đáng kể các bệnh sởi, bạch hầu, ho
gà, bệnh ban đào, thủy đậu, quai bị,
thương hàn và uốn ván .
• Tuy nhiên, nhiều bệnh vẫn còn đang thách thức con người,
chưa có vắc-xin nào đủ hiệu quả để ngăn ngừa. Ví dụ bệnh
do ký sinh trùng (sốt rét, giun, sán), vi khuẩn (lao), virus
(cúm, sốt xuất huyết, AIDS ...)
• Để ghi nhận thành công của Jenner trong việc phòng chống
bệnh đậu mùa, trong hội nghị về danh pháp quốc tế, người
ta đề nghị gọi tất cả các chế phẩm sinh học có nguyên lý
phòng bệnh như vậy với một tên chung là vacxin xuất phát
từ từ vaccinia – tên của virus đậu bò.
• Danh pháp gồm 2 từ ghép: từ đầu: vacxin
từ sau: tên bệnh
II. Khái niệm về vacxin
 Theo quan điểm trước đây:
– Vacxin là một chế phẩm sinh học trong đó chứa chính mầm
bệnh hoặc kháng nguyên của mầm bệnh gây ra một bệnh
truyền nhiễm nào đó cần phòng (nếu là mầm bệnh thì phải
được giết hoặc làm nhược độc bởi các yếu tố vật lý, hóa học
và sinh vật học).
– Khi sử dụng cho động vật, vacxin tạo ra một đáp ứng miễn
dịch chủ động giúp động vật chống lại được sự xâm nhiễm
của mầm bệnh tương ứng.
Ví dụ: vacxin nhiệt thán được làm từ vi khuẩn nhiệt thán
nhược độc, vacxin phòng lao được làm từ vi khuẩn lao biến dị
(Bacille Calmette Guérin-BCG), vacxin tụ huyết trùng được
làm từ vi khuẩn tụ huyết trùng đã được vô hoạt, vacxin uốn
ván được làm từ ngoại độc tố đã được giải độc
 Ngày nay, khái niệm về vacxin đã có sự thay đổi.
– Nó không chỉ còn là chế phẩn từ vi sinh vật hoặc ký
sinh trùng được dùng để phòng bệnh mà còn được làm
từ các vật liệu sinh học khác (không vi sinh vật) và
được dùng với mục đích không phòng bệnh.
Ví dụ: vacxin chống khối u làm từ tế bào sinh khối u,
vacxin chống thụ thai làm từ receptor của trứng 
 Nhưng dù là vacxin được chế tạo từ vật liệu nào và được
dùng với mục đích gì thì thành phần buộc phải có vacxin
là kháng nguyên và khi đưa vào cơ thể, kháng nguyên sẽ
gây ra đáp ứng miễn dịch.
 Như vậy hiện nay vacxin được hiểu với
khái niệm rộng hơn:
–Vacxin là chế phẩm sinh học chứa kháng
nguyên có thể tạo cho cơ thể một đáp ứng
miễn dịch và được dùng với mục đích phòng
bệnh hoặc với mục đích khác.
2.1. Nguyên lý
• Vacxin tạo ra trong cơ thể sống một đáp ứng MD chủ
động.
• Hệ thống MD của cơ thể hoạt động, sinh ra những KT
đặc hiệu chống lại những Epitop của yếu tố gây bệnh.
• Cơ thể sử dụng vacxin xuất hiện trạng thái MD thu được
chủ động nhân tạo có khả năng chống lại sự xâm nhiễm
của yếu tố gây bệnh tương ứng.
2.2. Đặc tính cơ bản của một vacxin
Vacxin phải có 4 đặc tính cơ bản:
 Tính sinh MD hay tính mẫn cảm
(immunogenicity)
• Là khả năng của một kháng nguyên gây ra đáp ứng
MD dịch thể hoặc tế bào hay cả hai.
• Tính sinh MD phụ thuộc vào KN và cơ thể nhận
kích thích.
• Có nghĩa là phụ thuộc vào tính lạ của KN, đường
đưa của KN, và cơ địa của mỗi cá thể động vật.
. Tính KN hay tính sinh KT (antigenicity)
• Một vacxin khi đưa vào cơ thể phải có khả năng
kích thích cơ thể sinh ra KT.
• Yếu tố gây bệnh có thể có nhiều Epitop khác
nhau.
• Trong đó có thể có Epitop quá nhỏ (Hapten)
không có tính sinh KT, muốn chúng sinh KT cần
đổi chúng thành có tính KN, bằng cách kết hợp
chúng với một protein mang tải vô hại.
. Tính hiệu lực
• Là khả năng bảo hộ động vật sau khi được sử dụng
vacxin.
• Một vacxin đưa vào cơ thể, nhiều KT được tạo ra
nhưng không phải loại nào cũng có hiệu lực tức là
tiêu diệt được yếu tố gây bệnh.
• Do yếu tố gây bệnh có nhiều Epitop khác nhau nên
trong bào chế vacxin trước tiên phải làm sao cho đáp
ứng MD chống lại những Epitop thiết yếu
• Trong NC sản xuất vacxin hiện nay người ta cố
gắng phân lập những KN hay Epitop thiết yếu
để làm cho vacxin được thuần khiết và tiến tới
có thể tổng hợp được chúng.
– Ví dụ:
• Với virus Rotavirus: Protein VP7
• Virus cúm gia cầm : H và N
• Virus viêm gan B : HBS ( KN bề mặt )
• Virus cúm (Influenza) Rotavirus
• Hiệu lực của vacxin được đánh giá qua thực nghiệm
nhưng chủ yếu đánh giá trên thực địa sau khi tiêm
chủng.
Mức độ MD quần thể, có thể dựa vào lượng KT trung
bình trong huyết thanh và tỷ lệ bảo hộ trong quần thể.
• Trên ĐVTN: Đánh giá mức độ đáp ứng MD sau
tiêm chủng vacxin và hiệu lực bảo hộ là động vật
qua thử thách cường độc.
– Thử nghiệm thực địa: Vacxin được tiêm chủng cho
một quần thể ĐV, đánh giá khả năng bảo hộ khi mùa
dịch tới đồng thời thử thách cường độc 1 nhóm ngẫu
nhiên.
• Vacxin có hiệu lực là gây được MD ở mức độ cao
và bảo vệ cơ thể động vật lâu bền.
• Tuy nhiên, hiệu lực của 1 vacxin phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: bảo quản, vận chuyển và kỹ thuật
tiêm phòng.
• Vì vậy, người ta đã xây dựng 1 môn khoa học mới
gọi là vacxin học (vaccinology) mục đích là
nghiên cứu mọi biện pháp từ lúc sản xuất đến lúc
tiêu dùng để tăng tính hiệu lực của vacxin.
 Tính an toàn:
Đây là đặc tính rất quan trọng.
• Sau sản xuất vacxin phải được cơ quan kiểm định nhà
nước kiểm tra về: vô trùng, thuần khiết và vô độc.
– Vô trùng : Không được nhiễm các VSV khác.
– Thuần khiết: Không được lẫn các thành phần KN
khác có thể gây ra các phản ứng phụ.
– Vô độc : Liều sử dụng phải thấp hơn rất nhiều
so với liều gây độc.
• Vacxin phải được thử tính an toàn trong phòng TN, thực
địa, ở quy mô nhỏ và đại trà.
• Tần suất và mức độ nặng nhẹ của các phản ứng phụ nếu
có phải được xác định trước khi được đem ra dùng chung,
nhưng vẫn phải được theo dõi cẩn thận.
Các loại vacxin
 Có thể chia vacxin làm các loại sau:
 Vacxin sống nhược độc (Live, attenuated vaccine)
 Vacxin chết (vô hoạt) (Inactivated vaccines)
Vaccine dưới đơn vị (Subunit vaccines)
Vaccine giải độc tố (Toxoid vaccines)
 Vaccine tái tổ hợp có vector dẫn truyền (Recombinant
vector vaccine)- Hay còn gọi là Vacxin thế hệ mới sản
xuất bằng công nghệ gen
Vaccine ăn được (edible vaccine)
1. Vacxin chết (T3, Tiet 7-9)
• Là loại kinh điển nhất
• Nguyên tắc là làm chết yếu tố gây bệnh
(virus hoặc vi khuẩn) nhưng vẫn giữ được
tính mẫn cảm và tính kháng nguyên.
• Vacxin loại này chủ yếu gây đáp ứng MD
kiểu dịch thể.
 Phương pháp làm chết yếu tố gây bệnh
Có 2 phương pháp
 Phương pháp hóa học: Dùng các hóa chất
 Như formol để giết chết vi khuẩn.
Ví dụ: vacxin tụ huyết trùng lợn vô hoạt
 Với virus có thể dùng các chất khử có hoạt tính cao như
Ethylenamine,  propiolacton. Những hóa chất này vô
hoạt hoàn toàn virus nhưng không làm biến đổi protein
cấu trúc.
Ví dụ: vacxin bại liệt dạng tiêm ở người
vacxin dại bất hoạt dùng  propiolacton
vacxin LMLM dùng Ethylenamine
 Phương pháp vật lý: sức nóng, tia xạ (X, UV).
Ưu, nhược điểm của vacxin chết
 Ưu điểm: Không độc, không gây ô nhiễm môi trường,
tính an toàn cao.
 Nhược điểm:
Thời gian MD ngắn do lượng KN cố định và ít dần
Liều lượng tiêm lớn do đó khó tiêm và dễ gây áp xe.
MD xuất hiện chậm, gây MD tế bào kém.
Không can thiệp trực tiếp vào ổ dịch
Phải đưa vacxin nhiều lần, tăng nguy cơ dị ứng.
• Do là mầm bệnh cường độc, nếu bất hoạt không tốt sẽ có
nguy cơ phát dịch.
Ví dụ:
1 vụ dịch bại liệt ở Mỹ do sử dụng vacxin bại liệt
vô hoạt nhưng không triệt để.
2. Vacxin sống
• Là vacxin được sản xuất từ chủng virus hay vi khuẩn
còn sống, không còn tính gây bệnh cho động vật được
tiêm phòng
• Có khả năng gây đáp ứng MD mạnh, chúng nhân lên
trong cơ thể vật chủ và tạo ra sự kích thích của KN
trong một khoảng thời gian.
• Vacxin sống bao gồm:
• Vacxin nguyên độc
• Vacxin vô độc
• Vacxin nhược độc
 Vacxin nguyên độc:
• Dùng chủng virus nguyên độc có quan hệ từ loài động vật
khác.
Ví dụ: Dùng virus đậu bò làm vacxin phòng bệnh đậu ở
người.
 Vacxin vô độc (vacxin nhược độc tự nhiên):
Vacxin được sản xuất từ những chủng VSV vô độc phân lập
trong tự nhiên. VD: chủng LaSota
 Vacxin nhược độc:
Được sản xuất từ những chủng VSV sống có độc lực yếu,
không có khả năng gây bệnh cho động vật được tiêm chủng.
• Các chủng VSV này được làm giảm độc lực bằng các
phương pháp: vật lý, hóa học, sinh vật học và công nghệ gen.
Phương pháp làm giảm độc VSV
 Giảm độc bằng nhiệt độ:
• VSV gây bệnh thường nhậy cảm với t0; Nếu nuôi cấy chúng ở
nhiệt độ không phù hợp, VSV sẽ giảm độc lực nhưng vẫn giữ
được tính KN.
• Ví dụ:
– Vacxin nhiệt thán: nuôi VK ở 42 – 430C/15- 20 ngày, VK mất
khả năng hình thành giáp mô, độc lực giảm, sử dụng làm vacxin
– Vacxin Sabin dạng uống chống bại liệt:
Chọn các chủng virus bại liệt đã đột biến, cho nhân lên nhiều lần
trong tế bào thận khỉ, nuôi cấy ở T0 thấp.
Virus có thể nhân lên trong tuyến nước bọt đường tiêu hóa nhưng
không xâm nhập được vào mô thần kinh do đó không gây chứng
bại liệt nữa.
Giảm độc bằng yếu tố hóa học
– Ví dụ:
• Vacxin BCG (Bacterium Calmette Guerin)
• Là một chủng trực khuẩn lao bò M.T. bovinus
• Có độc lực cao, nuôi cấy trong môi trường có mật bò
trong 13 năm
• Sau 230 lần cấy chuyển, vi khuẩn đã không còn độc, 
được sử dụng để sản xuất vacxin BCG.
Giảm độc bằng phương pháp sinh vật học
 Phương pháp giảm độc VSV cổ điển
 Phần lớn vacxin virus sử dụng cho người, động vật
sản xuất theo phương pháp này.
 Người ta cấy chuyển VSV nhiều đời qua môi trường
ít cảm thụ (động vật thí nghiệm hoặc môi trường nuôi
tế bào)
 VSV không đủ điều kiện thực hiện đầy đủ chu kỳ
sống, gây thay đổi hệ gen thay đổi độc lực, khả
năng gây bệnh.
• Ví dụ:
– Virus cường độc dịch tả lợn tiêm truyền liên tục
155 đời qua thỏ sẽ thu được giống virus nhược độc
DTL.
– Virus dịch tả vịt chuyển 41 – 46 đời qua phôi gà.
– Virus viêm gan vịt typ I cấy chuyển 54 đời qua phôi
gà.
– Virus bại liệt được cấy chuyển nhiều đời qua môi
trường tế bào thận khỉ.
 Ưu điểm của vacxin sống:
- Tạo MD nhanh, mạnh; MD tồn tại lâu bền do
VSV vẫn có khả năng nhân lên và tồn tại lâu
trong cơ thể được tiêm chủng.
- Tạo miễn dịch tế bào cao hơn vacxin chết.
- Có thể dùng can thiệp trực tiếp vào ổ dịch.
- Liều lượng ít, dễ tiêm chủng.
Nhược điểm của vacxin sống :
- Mức độ  ... ều, liều lƣợng sử dụng
Ngày sản xuất, số kiểm nghiệm xuất xƣởng
Thời hạn sử dụng, quy cách bảo quản
Không dùng:
Lọ vacxin đã có thay đổi về trạng thái vật lý
Nút lỏng, đã có thay đổi về trạng thái vật lý
Lọ nứt
Thao tác sử dụng
– Khi pha vacxin: dụng cụ và nước cất phải được tiệt
trùng, để nguội
– Dụng cụ tiêm vacxin, tay người pha vacxin, vị trí
tiêm cũng phải được tiệt trùng
– Với vacxin sống: dụng cụ pha thuốc phải được tiệt
trùng và để nguội, không được rửa bằng thuốc sát
trùng
– Khi dùng xong, dụng cụ phải được tiệt trùng trở lại,
tránh để dây vacxin ra ngoài
– Khi dùng vacxin phải đưa thuốc đúng đường quy định.
V. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC TIÊM PHÒNG BẮT
BUỘC VACXIN CHO GIA SÚC VÀ GIA CẦM Ở
VIỆT NAM
5.1. Phạm vi, đối tƣợng áp dụng
1. Quy định này được áp dụng đối với gia súc, gia
cầm trong diện phải tiêm phòng tại các hộ gia đình,
cá nhân, cơ sở chăn nuôi động vật tập trung.
2. Tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài có hoạt
động chăn nuôi gia súc, gia cầm trên lãnh thổ Việt
Nam phải tuân theo qui định này.
2. Giải thích thuật ngữ
1. Gia súc, gia cầm thuộc diện tiêm phòng là gia súc, gia
cầm trong vùng quy định phải tiêm phòng và có đủ điều
kiện để tiêm phòng (không tính gia súc đang mắc bệnh,
có chửa kỳ cuối, gia súc mới sinh).
2. Tiêm phòng định kỳ là tiêm phòng vào thời gian nhất
định được quy định trong năm tùy theo từng bệnh.
3. Tiêm phòng bổ sung là tiêm phòng ngoài thời gian tiêm
định kỳ đối với gia súc mới sinh đến độ tuổi tiêm phòng,
gia súc mới nhập đàn, gia súc chưa được tiêm trong lần
tiêm định kỳ.
4. Tiêm phòng khẩn cấp là tiêm phòng khi xảy ra dịch bệnh.
 Các bệnh phải tiêm phòng, tỷ lệ tiêm phòng
1. Các bệnh phải tiêm phòng bắt buộc, bao gồm:
– Bệnh Lở mồm long móng
– Bệnh Dịch tả lợn
– Bệnh Nhiệt thán
– Bệnh Tụ huyết trùng trâu bò, lợn
– Bệnh Dại
– Bệnh Newcastle
– Bệnh Dịch tả vịt
• Khi tiêm phòng những bệnh trên đây, tỷ lệ tiêm phòng phải
đạt 100% cho gia súc, gia cầm trong diện tiêm.
2. Những bệnh khác: tiêm phòng để khống chế, thanh toán dịch
bệnh theo đề nghị của Cục Thú y.
Các phản ứng không mong muốn khi tiêm phòng
vacxin và cách khắc phục
• Khi tiêm phòng vacxin, những phản ứng không mong
muốn có thể xẩy ra là các tác dụng phụ của vacxin hay
những tai biến do việc sử dụng vacxin gây ra.
Nguyên nhân
• Phụ thuộc thuộc tính của vacxin.
• Bảo quản vacxin không tốt (để nhiễm khuẩn, để đông
băng với vacxin không được đông băng)
• Sai quy chế sử dụng (sai chỉ định, quá liều) và đặc biệt
do đánh giá chất lượng, cấp phép xuất xưởng, không
được thực hiện chu đáo, không đúng quy trình kỹ thuật.
 Phản ứng cục bộ tại nơi tiêm
• Thường là sưng đỏ, phù nề, ngứa chỗ tiêm, có khi dẫn
đến đau khớp, có khi gây ra những nốt loét thậm chí
tạo một cục cứng ngay tại nơi tiêm, một số ít trường
hợp còn thấy xuất hiện hiện tượng viêm hạch tại nơi
tiêm.
• Trường hợp nhẹ có thể không cần can thiệp, sau 24h
phản ứng sẽ mất.
• Trường hợp nơi tiêm sưng to và có thủy thũng dùng
dầu nóng xoa bóp nơi sưng 2-3 lần/ngày cho con vật
nghỉ ngơi ăn uống tốt, sau 2-3 ngày các triệu chứng sẽ
khỏi
 Một số phản ứng toàn thân
• Ở dạng nhẹ có thể gặp là sốt nhẹ từ 0.5 – 1oC có khi lên tới
1.5oC, con vật cảm thấy mệt mỏi, giảm ăn hoặc bỏ ăn nhiều
khi có phản ứng nôn ọe, trên bề mặt da thấy nổi mề đay hay
nổi các ban đỏ với nhiều kích thước và hình dạng khác nhau.
• Triệu chứng nặng hơn có thể gặp là co thắt phế quản, ngất,
hạ huyết áp, bệnh thần kinh, loạn thị, liệt...
• Nếu các phản ứng ở thể nhẹ chỉ cần để vật nuôi nghỉ ngơi nơi
thoáng mát, cho ăn thức ăn loãng, giàu đạm, tiêm các loại
vitamin và thuốc trợ sức (cafein natri benzoat 25%).
• Khi con vật sốt cao, các triệu chứng toàn thân nặng có thể
dùng kháng sinh kết hợp với các loại vitamin (B1, C) để tiêm
bắp, chăm sóc nuôi dưỡng tốt đến khi vật nuôi hết triệu
chứng, nếu con vật sốt quá cao phải dùng thuốc hạ sốt
 Những tai biến khi sử dụng vacxin
• Vacxin có thể gây ra những tai biến ngoài ý muốn.
Nguyên nhân là do:
+ Có các thành phần thừa trong chế phẩm vacxin
(không phải là thành phần kháng nguyên mang tính
quyết định) gây ra.
+ Do việc tiêm phòng vacxin trong lúc cơ thể vật nuôi
đang mắc một bệnh cấp tính hay một số bệnh mạn
tính nặng, gia súc đang sốt hay tiêu chảy, gia súc bị
suy dinh dưỡng...
+ Một số loại vacxin không sử dụng cho gia súc mang
thai, một số loại chỉ sử dụng cho vật nuôi ở một lứa
tuổi nhất định...
 Trong thú y, khi sử dụng vacxin thường gặp những
tai biến do
+ Quá liều lượng quy định
+ Tiêm vacxin khi cơ thể đang mang chính mầm bệnh
của kháng nguyên được đưa vào, vì vậy sau khi tiêm
vacxin có những bệnh sẽ nhanh bùng phát hơn và
nặng hơn so với khi không tiêm.
+ Lợi dụng đặc điểm này mà người ta có thể tiêm
vacxin cho vật nuôi để chẩn đoán sớm xem vật nuôi
có đang mang mầm bệnh nào đó không.
Những tai biến gồm có:
 Nhiễm bệnh
• Nguyên nhân do các thành phần kháng nguyên là vi sinh
vật bị giảm độc lực có thể hồi phục trở lại.
• Nguy cơ này ở vacxin ngừa bại liệt ở trẻ nhỏ là là 10-7,
nghĩa là cứ 10 triệu trẻ em uống vacxin Sabin thì có một
em tai nạn loại này. Điều này không ngăn cản được việc
sử dụng vacxin này bởi lẽ tỉ lệ đó được xem là chấp nhận
được.
• Nguy cơ trên cũng có thể xảy ra do chế phẩm vacxin
nhiễm các tác nhân gây bệnh khác vào. Điều này có thể
hạn chế bằng các quy trình sản xuất, bảo quản và sử dụng
chặt chẽ
 Bệnh miễn dịch
• Thử nghiệm vacxin phòng bệnh dại trên cừu cho thấy
có xác suất bệnh tự miễn trên hệ thần kinh khoảng
1/3000-1/10.000. Lý do có thể là do vacxin chiết xuất
từ não chó đã mang theo cả những mẩu protein của tế
bào thần kinh, khi tạo miễn dịch cơ thể (được tiêm)
đã tạo ra cả kháng thể chống lại cấu trúc thần kinh
của mình.
• Vacxin phòng ho gà có thể gây sốc kèm di chứng
thần kinh với xác suất 10-4 – 10-6. Việc tinh lọc
vacxin này sẽ làm tăng mức an toàn khi sử dụng
nhưng đồng nghĩa với việc làm giảm hiệu quả của nó.
 Sốc quá mẫn
• Thường xảy ra ngay sau khi tiêm vacxin do vacxin
chứa lượng độc tố cao chưa được vô hoạt triệt để.
• Biểu hiện của quá trình này thường là con vật khó
thở, niêm mạc mắt, mũi đỏ ửng, các cơ đặc biệt là
các cơ vân rung mạnh, các triệu chứng thần kinh
kèm theo như dãy dụa, kêu rống.
• Nặng hơn còn có thể gặp là hiện tượng ỉa đái lung
tung, sùi bọt mép, niêm mạc tím tái...
• Khi động vật sốc quá mẫn phải can thiệp khẩn
trương, kịp thời bằng cách
+ Đưa ngay động vật vào nơi thoáng mát yên tĩnh ở tư
thế đầu cao hơn đuôi cho động vật dễ thở.
+ Xoa bóp vùng ngực để tăng cường hô hấp và nhịp
tim.
+ Dùng các loại thuốc kháng Histamin như: Dimedron,
Ephedrin, Phenegan, Adrenalin..., kết hợp truyền
dung dịch sinh lý mặn hoặc sinh lý ngọt có trộn thêm
vitamin B1 hoặc vitamin C.
• Ở người, đã có một số thảm họa vacxin xảy ra trên
thế giới mà lịch sử phát triển vacxin đã phải ghi
nhận:
Thảm họa Mulkowal
Xảy ra vào tháng 10 năm 1902 ở Mulkowal, Ấn
Độ, 19 người chết vì uốn ván sau khi tiêm vacxin
dịch hạch bất hoạt toàn tế bào, đó là do vacxin
này bị nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất tại
cơ sở Haffkine ở Bombay Ấn Độ.
TIÊM PHÒNG ĐỐI VỚI TỪNG BỆNH
Theo hƣớng dẫn của Cục Thú Y
Bệnh Dịch tả lợn
1. Đối tượng tiêm phòng: tất cả các loại lợn trong diện tiêm
phòng
2. Phạm vi tiêm phòng: Các cơ sở chăn nuôi tập trung, chăn
nuôi hộ gia đình trong phạm vi cả nước.
3. Tiêm phòng định kỳ mỗi năm 2 lần vào tháng 3 - 4 và 9 -
10 hàng năm.
4. Tiêm phòng bổ sung đối với lợn mới sinh, mới nhập về
chưa được tiêm trong thời gian tiêm định kỳ.
5. Tiêm phòng khẩn cấp: khi có dịch xảy ra, tiêm thẳng vào
ổ dịch trong phạm vi xã có dịch.
6. Liều lượng, đường tiêm, lợn trong diện tiêm theo sự
hướng dẫn của nhà sản xuất vacxin.
Danh mục các bệnh phải công bố dịch
1. Bệnh thuộc danh mục bảng A của Luật Thú y thế giới
1.1. Bệnh Lở mồm long móng
1.2. Bệnh Cúm gia cầm chủng độc lực cao (HPAI)
1.3. Bệnh Dịch tả lợn
1.4. Bệnh Dịch tả trâu bò
1.5. Bệnh Lưỡi xanh
1.6. Bệnh newcastle
1.7. Bệnh Đậu cừu, Đậu dê
2. Bệnh thuộc danh mục bảng B của Luật Thú y thế giới
2.1. Bệnh Nhiệt thán
2.2. Bệnh Dại
2.3. Bệnh Tụ huyết trùng trâu bò
2.4. Bệnh Bò điên
Danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật
1. Bệnh Lở mồm long móng
2. Bệnh Cúm gia cầm chủng độc lực cao (HPAI)
3. Bệnh Dịch tả lợn
4. Bệnh Dịch tả trâu bò
5. Bệnh Lưỡi xanh
6. Bệnh newcastle
7. Bệnh Gumboro
8. Bệnh Đậu cừu, Đậu dê
9. Bệnh Nhiệt thán
10. Bệnh Dại
11. Bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò, lợn
12. Bệnh Lep tô (Xoắn khuẩn)
13. Bệnh Tiên mao trùng;
14. Bệnh Biên trùng;
15. Bệnh Lê dạng trùng;
16. Bệnh giả dại;
17. Bệnh Ung khí thán;
18. Bệnh Giun bao;
19. Bệnh Suyễn Lợn;
20. Bệnh Rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn;
21. Bệnh Bò điên;
22. Bệnh Dịch tả vịt;
23. Bệnh Viêm gan vịt;
24. Bệnh Xuất huyết ở thỏ;
LỊCH DUNG VACXIN CHO ĐÀN GÀ THƢƠNG 
PHẨM 
Ngày tuổi Vacxin sử dụng
1 Gumboro 1
7 Chủng đậu
Nhỏ Lasota lần 1
10 Gumboro 2
20 Gumboro 3
25 Lasota lần 2
40 Tiêm Newcastle Hệ I
Phần II
MIỄN DỊCH HỌC ỨNG DỤNG 
TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH
KHÁNG THỂ ĐẶC HIỆU
I. Khái niệm
 KT đặc hiệu là chất được cơ quan, tế bào miễn
dịch sản xuất ra khi có sự kích thích của KN
Chúng sẽ tương tác với KN theo nhiều cách khác
nhau
Mục đích cuối cùng là vô hiệu hoá và loại trừ KN
ra khỏi cơ thể
KT đặc hiệu gồm có: KT dịch thể đặc hiệu
KT tế bào
II. Ứng dụng của kháng thể đặc hiệu
 Trong chẩn đoán bệnh
 Trong điều trị bệnh
 Trong phòng bệnh
A). Ứng dụng trong chẩn đoán
 Trong chẩn đoán bệnh truyền nhiễm
 Các phản ứng huyết thanh học
 Chẩn đoán kháng nguyên
 Chẩn đoán kháng thể
Phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính
HT
KN
Nước sinh lý
- +
Phản ứng kết tủa trong môi trường lỏng
Phản ứng kết tủa trong môi trường đặc
Phản ứng ELISA
Kết quả phản ứng ELISA
Phản ứng huỳnh quang
Kết quả phản ứng huỳnh quang
 Chẩn đoán bệnh ung thư
Chẩn đoán Invitro
 Dùng KT đặc hiệu để xác định kháng nguyên ung thư
trên bề mặt tế bào ung thư (hóa mô miến dịch).
Dùng KT đơn dòng để chẩn đoán sớm tế bào ung thư
thông qua các dấu ấn đặc biệt có trên bề mặt tế bào ung
thư ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
 Dùng kháng kháng thể đánh dấu huỳnh quang để phát
hiện kháng thể có trong huyết thanh bệnh nhân ung thư
vòm họng (ung thư do nhiễm virus Epstein – Barr)
Chẩn đoán Invivo
 Xác định mô ung thư
 Dùng KT đặc hiệu với KN ung thư đánh dấu bằng đồng vị
phóng xạ để tiêm vào cơ thể.
 KT này sẽ tập trung tại nơi có KN ung thư.
 Theo dõi vị trí tập trung phóng xạ có thể xác định mô ung
thư.
 Xác định một số KN ung thư với số lượng rất ít trên tế
bào
 Dùng KT đơn dòng đã đánh dấu
 Rồi tiêm vào cơ thể để phát hiện một số ít tế bào di căn
hoặc còn sót sau phẫu thuật hoặc sau lý trị liệu.
B. Trong phòng bệnh
Trong phòng bệnh truyền nhiễm
 Dùng kháng huyết thanh
Ví dụ: Kháng độc tố uốn ván
 Những con vật bị thương đột ngột hoặc trước phẫu
thuật có thể tiêm kháng độc tố uốn ván vào dưới da với
liều.
 Kháng huyết thanh cần dùng sớm mới có hiệu quả,
không để quá 12 giờ sau khi bị thương.
C). Trong điều trị bệnh
Trong điều trị bệnh truyền nhiễm
 Dùng kháng huyết thanh
Nguyên lý:
 Khi mắc bệnh cấp tính, cơ thể động vật chưa có miễn
dịch
 Có thể đưa kháng huyết thanh vào cơ thể để tạo miễn
dịch bị động, giúp con vật thoát khỏi cơn nguy kịch
 kháng huyết thanh có các loại sau:
Kháng huyết thanh dị loài
 KHT s¶n xuÊt tõ ®éng vËt kh¸c loµi.
 Tr-íc ®©y sö dông ë d¹ng HT, nay th-êng ®-îc 
dïng ë d¹ng Immuno globulin (IgG) tinh sạch.
 KHT dÞ loµi khi sö dông dÔ g©y sèc ph¶n vÖ hay 
bÖnh huyÕt thanh, nguy hiÓm cho ng-êi sö dông
KHT cïng loµi: 
Tr¸nh ®-îc sèc ph¶n vÖ hay bÖnh huyÕt thanh
 Dùng kháng thể lòng đỏ trứng gà
 Kháng thể lòng đỏ kháng virus Gumboro
 Kháng thể lòng đỏ kháng virus Newcastle
 Kháng thể lòng đỏ kháng virus IB
Trong điều trị ung thư
Dùng kháng thể đơn dòng
III. Sản xuất kháng thể dịch thể đặc hiệu
 Những yếu tố đầu tiên cho việc sản xuất KT đạt hiệu
quả là:
 Có những quy trình thao tác chung viết bằng văn bản.
 Có hướng dẫn về sản xuất rõ ràng cho từng loại KT
được sản xuất.
 Sự tôn trọng triệt để các hướng dẫn trên trong quá
trình sản xuất.
Các bước sản xuất kháng thể
3.1. Lập kế hoạch
Mỗi loại KT được sản xuất trong một cơ sở phải
có kế hoạch sản xuất chi tiết mô tả các bước của
quy trình, số lượng sản phẩm cần sản xuất, thời
gian tiến hành...
 Kế hoạch được lập là tài liệu trong quy trình sản
xuất chuẩn được chi tiết hóa.
3.2. Tài liệu của quy trình sản xuất
 Quy trình kỹ thuật chi tiết là tài liệu sản xuất
cho mỗi loại KT.
 Tài liệu phải nêu rõ nguyên lý sản xuất, các
công đoạn sản xuất và phương pháp kiểm tra
sản phẩm sau mỗi công đoạn.
 Tài liệu nêu rõ
 Nguồn gốc của kháng nguyên để gây miễn dịch.
 Động vật và tiêu chuẩn của động vật dùng sản xuất
KT.
 Trình tự sản xuất.
 Kiểm nghiệm sản phẩm
Mỗi công đoạn đều phải mô tả chi tiết các thao tác kỹ
thuật, phương pháp đánh giá sản phẩm của từng công
đoạn.
3.3. Quá trình sản xuất KT đặc hiệu
3.3.1. Nguyên lý chung của quá trình tạo miễn dịch cao
cho động vật
 Để có hàm lượng KT cao phải gây tối MD cho động vật
theo nguyên lý chung:
- Dùng vacxin gây miễn dịch cơ sở
- Gây tối miễn dịch bằng cách
Tiêm nhắc lại vài lần bằng vacxin hoạc
Công cường độc với liều tăng dần
3.3.2. Yêu cầu về nguyên liệu, động vật
Nguyên vật liệu, hóa chất
Nguyên vật liệu, hóa chất được sử dụng trong quá
trình sản xuất KT phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
và phải được phê chuẩn của cơ quan cấp giấy
chứng nhận có thẩm quyền quốc gia.
Động vật dùng trong sản xuất và kiểm nghiệm
Động vật phải đạt tiêu chuẩn về các yêu cầu ký
thuật
QUY TRÌNH SẢN XUẤT KHÁNG 
HUYẾT THANH
Sơ đồ tóm tắt qui trình sản xuất kháng 
thể trên thỏ
 Bước 1: Gây miễn dịch cho thỏ
 Gây MD cơ sở: dùng KN là virus (VK) vô hoạt
 Gây tăng MD: dùng vacxin nhắc lại.
 Bước 2: Thu hoặch huyết thanh
Khi HT thỏ có nồng độ KT cao thì thu
Ví dụ: Trong sản xuất KHT tụ huyết trùng
hiệu giá phản ứng IHA đạt >1/160
Immunisation protocol
an example of a typical immunisation schedule for rabbit
 Bước 3: Chiết tách IgG
Phương pháp Caprylic axit - Amonium sulphat
(NH4)2SO4 (Attached PDF file)
 Bước 4: Kiểm tra độ tinh khiết và hiệu giá KT
Kiểm tra độ tinh khiết của IgG bằng phương pháp
chạy điện di trên gen Polyacrylamide gel (PAGE).
Kiểm tra hiệu giá của IgG bằng các phương pháp
huyết thanh học.
MỘT SỐ QUY TRÌNH SẢN XUẤT 
KHÁNG THỂ LÒNG ĐỎ
 Kháng thể lòng đỏ là trong lòng đỏ của trứng
gia cầm có KT dịch thể đặc hiệu
 Kháng thể được tạo ra bằng phương pháp gây
MD cao cho động vật, nên KT đặc hiệu chính là
lớp IgG.
 Gà được sử dụng phổ biến để chế KT lòng đỏ
 Ví dụ:
 KT lòng đỏ kháng virus Gumboro
 KT lòng đỏ kháng virus viêm gan vịt
 KT lòng đỏ kháng Mycoplasma galisepticum
Quy trình sản xuất KT lòng đỏ kháng virus viêm gan vịt
G©y MD cao cho gµ ®Î víi virus viªm gan vÞt 
Thu trøng 
Mæ trøng thu lßng ®á
Pha lo·ng lßng ®á víi dung m«i
KiÓm tra v« trïng KiÓm tra an toµn KiÓm tra hiÖu lùc 
Đãng chai B¶o qu¶n -200c

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_mien_dich_hoc_ung_dung.pdf