Bài giảng Miễn dịch học thú ý - Chương 5: Kháng thể dịch thể đặc hiệu
1- Khái niệm
Kháng thể dịch thể đặc hiệu là các phân
tử immunoglobulin (Ig), có bản chất glycoprotein.
Kháng thể do các tế bào plasma (biệt hóa từ
lympho B) tiết ra để hệ miễn dịch nhận biết và vô
hiệu hóa các tác nhân lạ (virus, vi khuẩn.).
Mỗi kháng thể chỉ có thể nhận diện
một epitope kháng nguyên duy nhất.
Trong huyết thanh, Ig chiếm khoảng 20% tổng
lượng protein
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Miễn dịch học thú ý - Chương 5: Kháng thể dịch thể đặc hiệu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Miễn dịch học thú ý - Chương 5: Kháng thể dịch thể đặc hiệu
(Veterinary Immunology) CHƢƠNG V Kháng thể dịch thể đặc hiệu 1- Khái niệm Kháng thể dịch thể đặc hiệu là các phân tử immunoglobulin (Ig), có bản chất glycoprotein. Kháng thể do các tế bào plasma (biệt hóa từ lympho B) tiết ra để hệ miễn dịch nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân lạ (virus, vi khuẩn..). Mỗi kháng thể chỉ có thể nhận diện một epitope kháng nguyên duy nhất. Trong huyết thanh, Ig chiếm khoảng 20% tổng lượng protein • Truyền thông tin KN sinh KT • San sinh KT từ B cell 2- Cấu trúc của kháng thể dịch thể đặc hiệu Kháng thể dịch thể đặc hiệu có nhiều lớp khác nhau: IgG, IgM, IgA, IgE, IgD. Mỗi phân tử Ig đều có 2 chuỗi polypeptit gọi là chuỗi nặng ký hiệu là H (Heavy) và 2 chuỗi polypeptit gọi là chuỗi nhẹ ký hiệu là L (light). Riêng: IgM có 10 chuỗi nhẹ và 10 chuỗi nặng IgA có 4 chuỗi nhẹ và 4 chuỗi nặng Trong mỗi phần tử Ig, chuỗi H và L bào giờ cũng có từng đôi và giống nhau hoàn toàn. CÁC LỚP GLOBULIN MIỄN DỊCH Sù kh¸c biÖt giữa c¸c ph©n tö Ig lµ chuçi nÆng Líp IgG cã chuçi nÆng lµ gamma (γ) Líp IgM cã chuçi nÆng lµ Muy (µ) Líp IgA cã chuçi nÆng lµ Alpha (α) Líp IgD cã chuçi nÆng lµ Delta (δ) Líp IgE cã chuçi nÆng lµ Epxilon (ε) SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC PHÂN TỬ Ig LÀ CHUỖI NẶNG Gamma (γ), Muy (µ), Alpha (α), Delta (δ), Epxilon (ε) 2.1. Cấu trúc của lớp phân tử Ig Đối với IgG, IgD, IgE: Gồm 4 chuỗi peptit (2 chuỗi nặng H và 2 chuỗi nhẹ L). Đối với IgA: Gồm 8 chuỗi peptit (4 chuỗi nặng và 4 chuỗi nhẹ). Đối với IgM: Gồm 20 chuỗi peptit (10 chuỗi nặng và 10 chuỗi nhẹ) Các chuỗi liên kết với nhau bằng cầu nối disunfua - S - S -. Chuỗi nhẹ L: (Light chain) • Cã träng l-îng ph©n tö thÊp 23.000 Dalton, cã 214 axit amin • Cã 2 lo¹i chuçi nhÑ chung cho tÊt c¶ c¸c líp Ig: chuçi nhÑ Kappa () chuçi nhÑ Lamda (). • Hai chuỗi nhẹ của mỗi phân tử immunoglobulin chỉ có thể cùng là κ hoặc cùng là λ Chuỗi nhẹ chia làm 2 vùng: Vùng thay đổi VL (Variable region Light): • Từ axit amin đầu tiên đến axit amin 107. • Trong vùng này có một số đoạn trình tự sắp xếp axit amin rất dễ thay đổi gọi là vùng siêu biến (Hypervariable region). Ví dụ: Chuỗi nhẹ lamđa có các vùng siêu biến là các đoạn axit amin: 24 - 34; 50 - 56; 89 - 97. Vùng hằng định CL (Constant region-Light) • Từ axit amin 108 đến 214 • Trinh tự sắp xếp các a.a vùng này ít thay đổi vi vậy vùng này gọi là vùng hằng định. Cấu trúc của kháng thể lơp IgG Chuỗi nặng H: (Heavy chain) • Có trọng lượng phân tử 50.000 Dalton • Mỗi chuỗi nặng có khoảng 440 - 446 a.a được chia làm 2 vùng. Vùng thay đổi: VH (Variable heavy) • Có khoảng 116 a.a, trong đó có những đoạn rất dễ thay đổi (vùng siêu biến) như: a.a 31 37, 51 68, 86 91. Vùng hằng định: CH (Constant Heavy) • Có khoảng 330 a.a được chia làm 3 vùng, mỗi vùng có 110 a.a và ký hiệu CH1, CH2, CH3. Cấu trúc của kháng thể lơp IgG Vùng giáp ranh giữa đoạn CH1 và CH2 gọi là vùng bản lề, có đặc điểm mềm mại giúp cho 2 cánh của phần tử Ig có thể mở ra khép vào từ 0 - 1800, nhờ đó nó dễ dàng kết hợp với kháng nguyên. Vùng bản lề là nơi dễ bị tác động của các enzym tiêu protein. Vùng thay đổi của chuỗi nặng và chuỗi nhẹ nằm kề nhau, tham gia hinh thành vị trí kết hợp với kháng nguyên gọi là trung tâm hoạt động của kháng thể hay còn gọi là (Paratop). Paratop kh«ng ph¶i lµ mét ®o¹n peptit liªn tôc, dµi mµ chØ lµ mét hoÆc mét sè axit amin n»m c¸ch qu·ng. Đã lµ những ®iÓm tiÕp xóc víi Epitop của kháng nguyên. Cấu trúc của kháng thể lớp IgG Fab: F: fragment ab: antigen binding Fc : F: fragment c: cristallisable Cấu trúc của kháng thể lớp IgG (Vùng bản lề) Kháng thể Các mảnh của phân tử Ig. Vùng bản lề của phần tử Ig ngoài đặc tính mềm mại, còn dễ bị các enzym tiêu protein tác động, phân cắt Ig thành các mảnh khác nhau. Tác động bởi enzyme papain: Phân tử IgG được phân cắt thành 3 mảnh: 2 mảnh Fab (Antigen binding fragment) giống nhau - Mỗi mảnh gồm toàn bộ 1 chuỗi nhẹ và một phần chuỗi nặng gồm các đoạn VH, CH1. - Mảnh này có trọng lượng phân từ 50.000 Dalton, Có 1 vị trí kết hợp với kháng nguyên Một mảnh Fc (Crystallizable fragment). - Gồm các đoạn CH2, CH3, của 2 chuỗi nặng. - Mảnh này có trọng lượng phân tử 60.000 Dalton. Dễ kết tinh, không có hoạt tính KT nhưng có một số tính chất sinh học: (1) Có tính KN khi đưa vào cơ thể khác loài; (2) Có vị trí kết hợp với bổ thể; (3) phần Fc của IgG gắn với Receptor của ĐTB,Mast..) Fc và Fab Enzyme Papain Tác động bởi Enzyme pepsin • Phân tử IgG được phân cắt thành 2 mảnh: Mảnh lớn gần giống 2 mảnh Fab. o Trọng lượng phân tử khoảng 100.000 Dalton o Có 2 vị trí kết hợp với kháng nguyên, nên hoạt tính của nó giống như một kháng thể hoàn toàn Điều này có ý nghĩa lớn trong trường hợp : - Cần sử dụng tính kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên - Bỏ phản ứng phụ không cần thiết do mảnh Fc gây ra. Ví dụ: Dùng kháng huyết thanh trong điều trị Mảnh nhỏ còn lại Fc có trọng lượng phân tử 50.000 Dalton Fc và Fab Enzyme Pepsin 3. Đặc tính và chức năng của kháng thể dịch thể đặc hiệu Đặc tính • Có bản chất là protein • Trọng lượng phân tử lớn: 16.000 Dalton 1.00.000 Dalton • Dễ bị tác động của nhiệt độ, axit, kiềm,... phá huỷ. • Có khả năng nhận biết KN và kết hợp đặc hiệu với KN đã kích thích sinh ra chúng. • Vị trí KT kết hợp với KN gọi là paratop. Tổng số paratop là hoá trị của kháng thể. • Th-êng 1 kh¸ng thÓ cã 2 ho¸ trÞ (trừ IgM có 10 hoá trị). • Kháng thể có tính kháng nguyên cao khi đưa nó vào cơ thể khác loài, KT sinh ra trong trường hợp này gọi là KKT • Để bảo quản KT trong thời gian dài. Giữ ở nhiệt độ < 00C. Chức năng của kháng thể dịch thể • Phân tử Ig có khả năng nhận biết KN và kết hợp đặc hiệu với nó dẫn đến KN mất khả năng gây bệnh. • Thông qua vai trò của mảnh Fc làm cho KN bị loại trừ mạnh mẽ và có hiệu quả do: Lớp IgM, IgG có khả năng hoạt hoá bổ thể Sự kết hợp KN + KT + Bổ thể làm tế bào vi khuẩn bị tan. Tương tác với các tế bào khác. - Trên bề mặt của bạch cầu ái kiềm, Mast có Receptor với phần Fc của IgE, IgG. - Khi có sự kết hợp của KN với KT IgE, màng tế bào vỡ , phóng thích các bọc chứa các chất hoạt mạch Histamin, Steronin làm tăng tính thấm của mao mạch, co cơ trơn , bạch cầu dễ vượt qua thành mạch tới nơi có KN xâm nhập. • Trên bề mặt ĐTB, bạch cầu trung tính có thụ thể với Fc của IgM, IgG. Nếu KN là vi khuẩn đã được phủ bởi kháng thể: IgM, IgG thi dễ bị ĐTB và bạch cầu trung tính bắt nuốt. 4. Các lớp của kháng thể dịch thể Kháng thể dịch thể có 5 lớp: IgG, IgM, IgA, IgD, IgE. 4.1. Lớp IgG • Lớp IgG chiếm số lượng lớn trong tổng số Ig. • Ở người nó chiếm đến 80%. • Phần lớn kháng thể lưu động thuộc lớp này. • IgG có trọng lượng phần tử 150.000 Dalton • Căn cứ vào sự khác biệt tính kháng nguyên của mảnh Fc, lớp IgG được chia làm 4 dưới lớp: - IgG1 - IgG2 - IgG3 - IgG4. Lớp IgG Cấu trúc IgG: • Gồm 2 chuỗi nặng gamma và 2 chuỗi nhẹ lamda hoặc Kappa. Đặc tính sinh học: • IgG là loại immunoglobulin monomer (mono=1). • Là kháng thể phổ biến nhất trong máu và các dịch mô • Là kháng thể duy nhất có thể xuyên qua nhau thai • Vai trò chính của IgG là hoạt hóa bổ thể và opsonine hóa. Có 4 thứ lớp: IgG1 (66%), IgG2 (23%), IgG3 (7%) và IgG4 (4%) trong đó IgG4 không có chức năng hoạt hóa bổ thể. • Hoạt hoá bổ thể theo con đường cổ điển • Trên bề mặt tế bào ĐTB, bạch cầu trung tính, bạch cầu ái kiềm, Mast Có Receptor với Fc. • Là lớp kháng thể chủ yếu trong đáp ứng miễn dịch thứ phát • Kháng thể IgG sinh sau lớp IgM nên gọi là lớp kháng thể muộn. IgM IgG 7 (ngµy) Thêi gian Hµm l-îng kh¸ng thÓ Sù xuÊt hiÖn cña IgM vµ IgG 4.2. Lớp IgM • Chiếm 5 - 10% trong tổng số Ig của huyết thanh • Là lớp có trọng lượng phân tử lớn nhất: 900.000 Dalton • Về cấu trúc: IgM do 5 đơn vị cơ bản tạo thành, như một hinh sao 5 cánh (gồm 10 chuỗi nặng Muy và 10 chuỗi nhẹ lamda hoặc kappa). 5 đơn vị nối với nhau bởi chuỗi J (Join). • Chuỗi J là một polypeptide có trọng lượng phân tử 20.000 Dalton gồm 118 - 125 a.a. • Chuỗi J có tính KN, trong phân tử IgM nó bị che lấp, khi IgM bị biến đổi các quyết định KN mới được hở ra. • IgM có khả năng kết hợp thuận lợi với KN do có 10 mảnh Fab chĩa ra 5 phía, có khả năng hoạt hoá bổ thể mạnh nhất. • Là lớp KT xuất hiện đầu tiên sau khi có kích thích của KN. Sau đó IgG sẽ thay thế • Thời gian tồn tại của IgM thường ngắn 5 - 6 ngày. Nhưng có trường hợp tồn tại lâu trong trường hợp Kháng nguyên là gluxit, hoặc loại kháng nguyên không phụ thuộc tuyến ức. IgM IgG 7 (ngµy) Thêi gian Hµm l-îng kh¸ng thÓ Sù xuÊt hiÖn cña IgM vµ IgG (penta = 5) 4.3. Lớp IgA • Có 2 loại: - IgA trong huyết thanh - IgA tiết ra ngoài niêm mạc (kháng thể cục bộ). IgA huyết thanh Chiếm khoảng 15 - 20% tổng số Ig trong huyết thanh. Có trọng lượng phân tử: 160.000 Dalton Trong huyết thanh IgA thường tồn tại dưới dạng monomer (hơn 80%). Một số ít tồn tại dưới dạng polymer do 2 - 3 monome nối với nhau bằng chuỗi J. Các polyme thường tăng cao trong bệnh nhiễm trùng. IgA trong dịch tiết • Có trong nước bọt, nước mắt, nước mũi, sữa, dịch tiết của phổi, dịch tiết của ruột,... - Về cấu tạo: • IgA có dạng dimer (di=2), nối với nhau bằng hai chuỗi phụ Chuỗi J là một polypeptide có trọng lượng phân tử 1,5 kDa Chuỗi thứ 2 có tên “mảnh tiết” (secretory component), là một chuỗi polypeptide có trọng lượng phân tử 1,5 kDa • “Mảnh tiết” ngoµi chøc năng nèi 2 monomer víi nhau cßn gióp IgA tiÕt chèng l¹i ®-îc t¸c ®éng cña enzym ®-êng tiªu ho¸. • IgA còn tồn tại dưới dạng trimer (tri = 3) và tetramer (tetra = 4). IgA Đặc tính sinh học: IgA tiết là kháng thể tại chỗ, nó ngăn cản sự xâm nhập của kháng nguyên (vi khuẩn, virus,...) vào cơ thể. IgA tiết chịu được độ pH thấp của dạ dày vi vậy trẻ em bú được hưởng một lượng lớn IgA từ sữa mẹ. IgA tiết ngăn cản vi khuẩn, virus 4.4. Lớp IgE Lớp IgE chiếm tỷ lệ thấp: 0,01% tổng số Ig của huyết thanh Trọng lượng phân tử: 190.000 Dalton Dễ biến tính bởi nhiệt VD: ở 560C/30' bị biến tính về cấu trúc IgE gồm 2 chuỗi nặng Epsilon, và 2 chuỗi nhẹ lamda hoặc Kappa. IgE là lớp kháng thể ái tế bào, trên bề mặt tế bào bạch cầu ái kiềm, Mast có thụ thể giành cho phần Fc của lớp kháng thể này. Đây là lớp kháng thể dễ gây dị ứng 4.5. Lớp IgD Lớp IgD chiếm tỷ lệ thấp: 0,1 - 0,2% trong tổng số Ig của huyết thanh. Trọng lượng phân tử: 170.000 - 200.000 Dalton Phân tử IgD có 2 chuỗi nặng delta và 2 chuỗi nhẹ Lamda hoặc kappa tạo thành. IgD có bản chất là protein Đây là lớp kháng thể dễ bị tác động bởi enzym tiêu protein. Cho đến này chức năng sinh học của lớp IgD còn chưa xác định rõ. Người ta thường thấy nó tăng trong bệnh nhiễm khuẩn mạn tính nhưng không đặc hiệu cho loại nào. Sự tổng hợp KT ở bào thai: Bào thai có khả năng tổng hợp kháng thể rất sớm Vào khoảng tuần thứ 10 có thể tổng hợp IgM Tuần thứ 12 có thể tổng hợp IgG nhưng rất ít Bào thai không có khả năng tổng hợp IgA, IgE, IgD Bảng tóm tắt tính chất của các lớp immunoglobulin khác nhau 5. Quy luật hinh thành kháng thể dịch thể đặc hiệu Khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, kháng thể chưa sinh ra ngay lập tức mà phải sau 1 thời gian (thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc nhiều vào KN, vào lần KN xâm nhập lần đầu hay lần 2, lần 3,...) Sau đó kháng thể mới được sinh ra Lượng KT tăng dần đạt mức cao nhất sau 2 - 3 tuần Kháng thể cũng giảm dần và biến mất sau vài tháng hoặc vài năm. KN vào cơ thể lần đầu, đáp ứng miễn dịch gọi là đáp ứng miễn dịch sơ cấp hay miễn dịch tiên phát. KN vào cơ thể lần hai, đáp ứng miễn dịch gọi là đáp ứng miễn dịch thứ cấp hay miễn dịch thứ phát. Đƣờng biểu diễn sự hình thành kháng thể sau khi tiêm vacxin Khi KN vào lần 2, lượng KT sản xuất ra nhiều hơn, và thời gian xuất hiện KT sớm hơn. Sự khác biệt giữa đáp ứng miễn dịch sơ cấp và thứ cấp là do vai trò của các tế bào nhớ miễn dịch: lympho T "nhớ", lympho B "nhớ". Ở miễn dịch thứ phát các tế bào "nhớ" miễn dịch phát triển nhanh mạnh tạo ra 1 lớp tế bào sản xuất KT đặc hiệu vi thế KT xuất hiện sớm hơn, cường độ đáp ứng miễn dịch dài hơn, mạnh hơn. Đây là cơ sở khoa học cho việc tiêm phòng vacxin nhắc lại, tạo miễn dịch cao cho cơ thể. 6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hinh thành kháng thể đặc hiệu Sự hinh thành KT đặc hiệu của cơ thể bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố đặc biệt như: KN, thể trạng cơ thể, điều kiện ngoại cảnh,... Anh hưởng của kháng nguyên: • Ảnh hưởng của bản chất kháng nguyên KN có bản chất là protein, có tính KN cao, kích thích cơ thể sinh KT nhiều hơn so với các KN khác: Gluxit, lipit. • Ảnh hưởng của đường xâm nhập KN vào cơ thể KN vào cơ thể bằng nhiều đường, nếu đưa KN vào cơ thể bằng đường đưa thích hợp nhất, lượng KT sẽ sinh ra nhiều nhất. Sử dụng vacxin, thường tiêm dưới da vi: KN qua da vào mạch bạch huyết tổ chức hạch lympho Đưa KN qua đường tiêu hoá ít sử dụng vi: độ PH của dạ dày thấp, các enzym của đường tiêu hoá tác động KN bị phân giải hay thay đổi cấu trúc, lượng KT sinh ra ít. Đưa KN bằng đường tiêu hoá, lượng KN gấp 10 - 100 lần liều KN khi tiêm dưới da + Liều lượng kháng nguyên • Liều lượng KN đưa vào cơ thể nhiều lượng KTsinh ra nhiều. Nhưng lượng KN đưa vào chỉ có một giới hạn nhất định vi nếu lượng KN nhiều quá sẽ: - gây độc cho cơ thể - hoặc gây tê liệt miễn dịch, có thể dung nạp miễn dịch, kháng thể không được sản xuất ra. Ảnh hƣởng của các lần đƣa kháng nguyên • Đưa KN vào cơ thể, sau một thời gian đưa KN nhắc lại 1 hoặc vài lần KT xuất hiện sớm hơn, lượng KT nhiều hơn so với lần trước. • Có hiện tượng này là do vài trò của các tế bào nhớ miễn dịch. • Hiện tượng này được ứng dụng trong việc tiêm nhắc lại vacxin, tạo miễn dịch cao cho cơ thể. Ảnh hƣởng của việc dùng nhiều loại kháng nguyên • Cùng một lúc đưa nhiều loại KN vào cơ thể với tỷ lệ thích hợp, các loại KT được tạo ra ngang bằng hay nhiều hơn khi đưa KN riêng từng loại. hiện tượng này là sự công lực kháng nguyên. • Nhưng nếu đưa nhiều loại KN vào cơ thể với liều không thích hợp kết quả sẽ ngược lại. • Hiện tượng công lực KN được ứng dụng vào việc chế tạo vacxin đa giá phòng bệnh cho người và gia súc. Ảnh hƣởng của chất bổ trợ • Chất bộ trợ là chất cho thêm vào trong vacxin, làm hiệu lực của vacxin cao hơn. • Chất bộ trợ có 3 loại chính: Bộ trợ là chất vô cơ: Hydroxide aluminium (keo phèn), Canxiphotphat. Bộ trợ là chất hữu cơ: Dầu động vật, dầu thực vật, dầu khoáng (dầu khoáng parafin) Bộ trợ là sinh vật: VD: Xác vi khuẩn lao, vi khuẩn Salmonella typhimurium, LPS Tác dụng của bổ trợ: Chất bổ trợ gây 1 phản ứng viêm nhẹ , có tác dụng kích thích miễn dịch. Bổ trợ vô cơ, bổ trợ dầu có tác dụng hấp phụ KN làm KN khó đồng hoá trong cơ thể và tồn tại lâu kích thích cơ thể lâu hơn lượng KT sinh ra nhiều hơn. Bổ trợ vi sinh vật có tác dụng kích thích các tế bào miễn dịch: • Xác vi khuẩn lao làm tăng sự tương tác giữa tế bào lympho T và đại thực bào, tăng đáp ứng miễn dịch tế bào. • LPS tác động mạnh lên tế bào ĐTB và lympho B. • LPS hoạt hoá đại thực bào là thực bào hoàn chỉnh. • LPS tăng phân bào lympho B tăng tương bào tăng tiết KT dịch thể. Ảnh hưởng của cơ thể và điều kiện ngoại cảnh - Cơ thể trưởng thành hệ thống cơ quan, tế bào miễn dịch hoàn thiện cho đáp ứng miễn dịch mạnh lượng KT sinh ra nhiều hơn. - Cơ thể già cơ quan miễn dịch suy giảm đáp ứng miễn dịch giảm, đặc biệt là giảm miễn dịch tế bào lượng KT giảm. - Cơ thể khoẻ mạnh sản sinh KT nhiều hợn có thể ốm, bệnh tật. • Cơ thể có chế độ dinh dưỡng tốt cho lượng KT nhiều hơn so với cơ thể có chế độ dinh dưỡng kém. • Ở những cơ thể suy dinh dưỡng, hoạt động của cơ quan lympho giảm, rối loạn đáp ứng miễn dịch: miễn dịch tế bào giảm, thực bào giảm, miễn dịch dịch thể giảm,... Ví dụ: - Thiếu protein lượng kháng thể giảm. - Thiếu kẽm (Zn) giảm yếu tố dịch thể của tuyến ức giảm miễn dịch tế bào,... KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG ( Monoclonal antibody) Khái niệm: KT đơn dòng là KT chỉ do 1 dòng (clon) lympho bào sản xuất ra để chống lại 1 Epitop kháng nguyên. KT đơn dòng giống nhau hoàn toàn về cấu trúc, paratop, mức độ đặc hiệu. KT đơn clon không có trong điều kiện tự nhiên. Người ta đã N/C và sản xuất được KT đơn dòng trong điều kiện nhân tạo Đây là một đóng góp lớn cho MD học về nghiên cứu, ứng dụng trong chẩn đoán và trị liệu. Năm 1975, Milstein và Kohler đưa ra phương pháp sản xuất kháng thể đơn dòng bằng kỹ thuật lai (fusion) 2 loại tế bào: - Tế bào Myeloma - Tế bào lympho B đã hoạt hoá KN của chuột. Nguyên tắc của phương pháp sản xuất KT đơn dòng: Dùng hai loại tế bào: • Tế bào u tuỷ (tế bào Myeloma) • Tế bào lympho B đã hoạt hoá bởi kháng nguyên của chuột (lách, hạch) Dùng kỹ thuật trong phòng thí nghiệm để lai (fusion) giữa 2 tế bào trên để tạo tế bào lai (hybridoma) có khả năng nuôi cấy trong môi trường nhân tạo, và đặc biệt là có khả năng tiết kháng thể đơn dòng đặc hiệu. QUY TRÌNH SẢN XUẤT KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG Chuột BALb/c được gây miễn dịch Tế bào MyelomaTế bào lympho B Tế bào lai Hybridoma Lai (fusion) 2 tế bào Kháng thể đơn dòngNuôi cấy tế bào lai trong môi trường chọn lọc HAT Nguyên lý Trong môi trường nuôi cấy tế bào Myeloma có chứa Aminopterin (A) thì A sẽ ức chế quá trình tổng hợp các bazơ nitơ cần thiết cho sự sao chép của phân tử ADN Vì vậy tế bào sẽ không thể sống được trong loại môi trường này. Tuy nhiên nếu ta bổ sung thêm Hypoxanthin (H) và Thymidin (T) thì các tế bào có enzyme HPRT (hypoxanthin phosphoribosyl transferase) vẫn sống được do chuyển hóa H và T thành các bazơ nitơ cần thiết cho sự sao chép của phân tử ADN. NHƯNG, tế bào Myeloma KHÔNG có khả năng tự tổng hợp enzyme HPRT nên không chuyển hóa H và T thành các bazơ nitơ KHÔNG nuôi cấy được trên môi trường nuôi cấy có bổ sung chất HAT (Hypoxanthin - Aminopterin - Thymidin) Tế bào lympho B tiết kháng thể có khả năng tự tổng hợp enzyme HPRT có khả năng phát triển trong trường nuôi cấy có bổ sung chất HAT, NHƯNG tế bào không NHÂN lên được vi nó là tế bào tận cùng của sự biệt hoá. Tế bào lai Hybridoma có có enzyme HPRT nên phát triển được trong môi trường nuôi cấy có bổ sung chất HAT, có khả năng tiết KTĐD. QUY TRÌNH SẢN XUẤT KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG Chuột BALb/c được gây miễn dịch Tế bào MyelomaTế bào lympho B Tế bào lai Hybridoma Lai (fusion) 2 tế bào Kháng thể đơn dòngNuôi cấy tế bào lai trong môi trường chọn lọc HAT Để tạo tế bào lai hybridoma, Polyethylenglycol (PEG) được dùng để dung hợp hai tế bào lympho B/Myeloma PEG làm thay đổi màng tế bào để 2 tế bào kết hợp với nhau Sau đó nuôi hỗn hợp tế bào lai trong môi trường có HAT. Có 3 trƣờng hợp xảy ra: Tế bào Myeloma Tế bào lympho B Tế bào lai Hybridoma Sản xuất kháng thể đơn dòng trong xoang phúc mạc của chuột Môi trƣờng nuôi cấy tế bào Ƣu điểm của phƣơng pháp SX kháng thể đơn dòng • Không cần một lượng lớn ĐV vẫn có thể SX nhiều KT trong invitro • KT tinh khiết, tính đặc hiệu cao. • Khi gây miễn dịch để tạo lympho B hoạt hoá không cần KN thật tinh khiết • Phương pháp SX kháng thể đơn dòng cho phép phát hiện nhiều KN chưa biết trên bề mặt tế bào. • Sử dụng KT đơn dòng trong chẩn đoán làm giảm hiện tượng dương tính giả Tương lai nếu việc lai tế bào Myeloma + tế bào lympho B hoạt hoá KN của người được tiến hành, thì có thể SX KT đơn dòng của người. Thuận lợi cho việc dùng KTĐD đăc hiệu trong điều trị, chẩn đoán bệnh.
File đính kèm:
- bai_giang_mien_dich_hoc_thu_y_chuong_5_khang_the_dich_the_da.pdf