Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ - Bài 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ

Nội dung

Bài này có 3 vấn đề chính cần hiểu rõ: quá trình cung ứng tiền tệ đơn giản, chức năng và

hoạt động của NHTW, chính sách tiền tệ.

 Trước hết, để hiểu được quá trình tạo tiền đơn giản, chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa bảng

cân đối tiền tệ rút gọn của NHTW (NHTW), cách thức làm thay đổi cơ số tiền tệ, và

thông qua hoạt động nhận tiền gửi và cho vay của hệ thống NHTM, lượng tiền cung

ứng sẽ thay đổi như thế nào.

 Đối với hoạt động của NHTW, sinh viên cần hiểu và giải thích được các chức năng

của NHTW, các hoạt động gắn với các chức năng đó, và giải thích được sự khác biệt

cơ bản về chức năng và hoạt động giữa NHTW với NH thương mại.

 Đối với vấn đề chính sách tiền tệ, ngoài việc hiểu và giải thích ý nghĩa mục tiêu của

chính sách tiền tệ, sinh viên cần hiểu cơ chế sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ

để điều tiết lượng tiền cung ứng nhằm đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ.

pdf 14 trang phuongnguyen 560
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ - Bài 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ - Bài 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ

Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ - Bài 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ
 Bài 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ 
FIN101_Bai5_v1.0013105223 61 
BÀI 5 NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Hướng dẫn học 
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: 
 Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia 
thảo luận trên diễn đàn. 
 Đọc tài liệu: 
1. Giáo trình Lý thuyết Tài chính Tiền tệ, PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài chủ biên, NXB 
Đại học KTQD. 
2. Tiền tệ, ngân hàng và Thị trường tài chính, Frederic S. Mishkin, NXB Khoa học 
Kỹ thuật, 2001. 
 Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.
 Trang Web môn học. 
Nội dung 
Bài này có 3 vấn đề chính cần hiểu rõ: quá trình cung ứng tiền tệ đơn giản, chức năng và 
hoạt động của NHTW, chính sách tiền tệ. 
 Trước hết, để hiểu được quá trình tạo tiền đơn giản, chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa bảng 
cân đối tiền tệ rút gọn của NHTW (NHTW), cách thức làm thay đổi cơ số tiền tệ, và 
thông qua hoạt động nhận tiền gửi và cho vay của hệ thống NHTM, lượng tiền cung 
ứng sẽ thay đổi như thế nào. 
 Đối với hoạt động của NHTW, sinh viên cần hiểu và giải thích được các chức năng 
của NHTW, các hoạt động gắn với các chức năng đó, và giải thích được sự khác biệt 
cơ bản về chức năng và hoạt động giữa NHTW với NH thương mại. 
 Đối với vấn đề chính sách tiền tệ, ngoài việc hiểu và giải thích ý nghĩa mục tiêu của 
chính sách tiền tệ, sinh viên cần hiểu cơ chế sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ 
để điều tiết lượng tiền cung ứng nhằm đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ. 
Mục tiêu 
Sau khi học xong bài này, sinh viên cần thực hiện được các việc sau: 
 Phân tích nội dung bảng cân đối tiền tệ rút gọn của NHTW. 
 Mô tả quá trình tạo tiền đơn giản trong hệ thống ngân hàng và công thức mô hình tạo 
tiền đơn giản. 
 Phân tích các chức năng của NHTW và các hoạt động gắn với các chức năng đó. 
 Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa NHTW với NHTM. 
 Phân tích cơ chế hoạt động của chính sách tiền tệ. 
 Phân tích các mục tiêu của chính sách tiền tệ và mối liên hệ giữa các mục tiêu đó. 
 Phân tích các công cụ của chính sách tiền tệ và việc sử dụng các công cụ đó trong quá 
trình thực thi chính sách tiền tệ. 
 Bài 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ 
62 FIN101_Bai5_v1.0013105223 
Tình huống dẫn nhập 
Lựa chọn định hướng thực thi chính sách tiền tệ 
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như các NHTW ở nhiều nước luôn phải đứng trước những 
sự lựa chọn: ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay ưu tiên kiểm soát lạm phát vì 2 mục tiêu 
này thường xung đột nhau và số liệu kinh tế trên thực tế cho thấy, không phải lúc nào cũng dễ 
dàng để ra quyết định là nghiêng về tăng trưởng kinh tế hay là hạn chế lạm phát. 
Năm 2012 khép lại đối với Việt Nam với tốc độ tăng trưởng kinh tế là 5,03% (thấp hơn mục tiêu 
của Quốc hội là 6,25%) và tỷ lệ lạm phát là 6,81% (cũng thấp hơn mục tiêu của Quốc hội là 
10%). Số liệu quí I/2013 về tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (4,89%) và lạm phát (6,64%) trong đều thấp 
hơn so với các các mục tiêu mà Quốc hội đặt ra (tăng trưởng kinh tế 5,5% và kiểm soát lạm phát 
ở mức 8%). 
Với những số liệu cơ bản nêu trên, theo Anh (Chị), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 
nên thực thi chính sách tiền tệ như thế nào để đạt được mục tiêu do Quốc hội đặt ra? 
Gợi ý: 
1. NHNN nên thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt hay nới lỏng? 
2. Để thực thi chính sách tiền tệ theo ý kiến của Anh (Chị), các công cụ của chính 
sách tiền tệ nên được sử dụng như thế nào? 
 Bài 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ 
FIN101_Bai5_v1.0013105223 63 
5.1. Bảng CĐ tiền tệ rút gọn của NHTW và quá trình thay đổi cơ số tiền tệ 
5.1.1. Bảng cân đối tiền tệ rút gọn của NHTW 
Bảng cân đối tiền tệ rút gọn của NHTW có các khoản mục sau đây: 
NHTW 
Tài sản Nợ 
Chứng khoán Tiền lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng (C) 
Tiền cho vay chiết khấu Dự trữ của các NHTM (R) 
 Cơ số tiền tệ (MB = C + R) 
Các khoản mục bên Nợ: 
 Tiền lưu hành ngoài ngân hàng: đây là số tiền giấy do NHTW phát hành và hiện 
tại đang được các tổ chức, cá nhân không phải là ngân hàng nắm giữ. Đây là khoản 
nợ của NHTW vì nếu là trong chế độ bản vị vàng, NHTW có nghĩa vụ chuyển đổi 
các đồng tiền giấy đó ra vàng cho người nắm giữ tiền giấy khi họ có yêu cầu 
chuyển đổi. Trong chế độ bản vị tiền giấy, NHTW không có nghĩa vụ chuyển đổi 
tiền giấy ra vàng, nhưng họ có trách nhiệm bảo vệ giá trị của đồng tiền giấy mà họ 
phát hành. 
 Tiền dự trữ của các NHTM. Tiền dự trữ bao gồm tiền mặt ở trong két của các 
NHTM và tiền gửi của NHTM tại NHTW. Đây là khoản nợ của NHTW vì khi các 
NHTM có tiền gửi ở NHTW yêu cầu rút tiền mặt ra thì NHTW có trách nhiệm đáp 
ứng yêu cầu đó. 
Các khoản mục bên Tài sản: 
 Chứng khoán: đây là các loại tài sản tài chính do NHTW nắm giữ. Các loại chứng 
khoản chủ yếu là các loại trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc và một số loại 
giấy tờ có giá khác. Các tài sản này đem lại thu nhập cho NHTW. 
 Tiền cho vay chiết khấu: đây là khoản tiền mà NHTW cho các NHTM vay. Các 
khoản vay chiết khấu thuần túy là các khoản tiền ứng trước, không cần tài sản đảm 
bảo, được NHTW cho vay và trừ đi ngay tiền lãi của khoản vay (vì vậy được gọi là 
chiết khấu). 
5.1.2. Quá trình thay đổi cơ số tiền tệ 
NHTW có thể thay đổi cơ số tiền tệ thông qua 2 nghiệp vụ: 
Thứ nhất là nghiệp vụ thị trường mở. Đó là việc NHTW mua, bán các chứng khoán 
với các NHTM, từ đó làm thay đổi cơ số tiền tệ. 
Ví dụ, NHTW mua 100 tỷ tín phiếu kho bạc từ ngân hàng Đệ Nhất. Như vậy, ta sẽ có 
thay đổi trong bảng CĐKT của NHTW và ngân hàng Đệ Nhất như sau: 
NHTW 
Chứng khoán + 100 tỷ Dự trữ + 100 tỷ 
 Bài 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ 
64 FIN101_Bai5_v1.0013105223 
Ngân hàng Đệ Nhất 
Dự trữ 
Chứng khoán 
+ 100 tỷ 
- 100 tỷ 
Kết quả của nghiệp vụ này là làm dự trữ của NHTM tăng 100 tỷ và cơ số tiền tệ tăng 
100 tỷ. 
Thứ hai, nghiệp vụ cho vay chiết khấu. Ví dụ, NHTW cho Ngân hàng Đệ nhất vay 
100 tỷ. Như vậy, ta sẽ có thay đổi trong bảng CĐKT của NHTW và Ngân hàng Đệ 
Nhất như sau: 
NHTW 
Cho vay chiết khấu + 100 tỷ Dự trữ + 100 tỷ 
Ngân hàng Đệ Nhất 
Dự trữ + 100 tỷ Vay từ NHTW + 100 tỷ 
Kết quả của nghiệp vụ này là làm dự trữ của NHTM tăng 100 tỷ và cơ số tiền tệ tăng 
100 tỷ. 
5.2. Quá trình tạo tiền đơn giản trong hệ thống ngân hàng 
 Quá trình tạo tiền trong hệ thống NHTM 
Hệ thống các NHTM có một chức năng rất quan trọng đó là chức năng tạo tiền. Sự 
thật là toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể làm được điều mà từng ngân hàng riêng 
lẻ không thể thực hiện được. Hệ thống ngân hàng có thể nới rộng việc cho vay nợ 
từ đó mở rộng khối lượng các phương tiện thanh toán trong nền kinh tế lên nhiều 
lần so với số dự trữ mới được tạo ra. 
Để hiểu được bản chất của quá trình tạo tiền gửi qua các ngân hàng, ta sẽ làm rõ 
các vấn đề sau: 
o Mức cung tiền tệ M bao gồm tiền giấy ngoài ngân hàng (C) và những tiền gửi 
có thể rút bằng séc trong ngân hàng (D). M = C + D 
o Giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% và các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng 
cho vay hết số dự trữ có thể cho vay, tức là dự trữ vượt mức bằng không. 
Cơ chế của quá trình tạo ra tiền gửi cho các NHTM như sau: 
NHTW mua vào 100 tỷ TPKB từ Ngân hàng Đệ Nhất. Như vậy, ta sẽ có thay đổi 
trong bảng CĐKT của NHTW và Ngân hàng Đệ Nhất như sau: 
NHTW 
Chứng khoán + 100 tỷ Dự trữ + 100 tỷ 
 Bài 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ 
FIN101_Bai5_v1.0013105223 65 
Ngân hàng Đệ Nhất 
Dự trữ 
Chứng khoán 
+ 100 tỷ 
- 100 tỷ 
Kết quả của nghiệp vụ này là làm dự trữ của ngân hàng Đệ Nhất tăng 100 tỷ và cơ số 
tiền tệ tăng 100 tỷ. Ngân hàng Đệ Nhất chưa phải tăng dự trữ bắt buộc nên cho ông 
An nào đó vay hết 100 tỷ, ông An đem tiền gửi vào ngân hàng An Bình. Bảng CĐKT 
của ngân hàng An Bình có dạng như sau: 
Ngân hàng An Bình 
Dự trữ + 100 tỷ Tiền gửi + 100 tỷ 
Ngân hàng An Bình phải thực hiện dự trữ bắt buộc tăng thêm 10 tỷ, ngân hàng này 
cho ông Bảo nào đó vay 90 tỷ, ông Bảo đem tiền gửi vào ngân hàng Bảo Việt. Bảng 
CĐKT của ngân hàng Bảo Việt thay đổi như sau: 
Ngân hàng Bảo Việt 
Dự trữ + 90 tỷ Tiền gửi + 90 tỷ 
Ngân hàng Bảo Việt phải dự trữ bắt buộc tăng thêm 9 tỷ vào cho ông Công nào đó vay 
81 tỷ, ông Công lại đem tiền gửi vào ngân hàng Công thương. Bảng CĐKT của ngân 
hàng Công thương thay đổi như sau: 
Ngân hàng Công Thương 
Dự trữ + 81 tỷ Tiền gửi + 81 tỷ 
Quá trình này được lặp lại cho tới ngân hàng thứ n trong hệ thống NHTM. Lượng tiền 
cung ứng tăng lên trong hệ thống ngân hàng bằng tổng số dư tiền gửi tăng thêm trong 
hệ thống NHTM. Ta có phương trình sau: 
 M =  D = 100 + 90 + 81 +  = 100 × 1/0,1 = 1.000 tỷ 
Như vậy, lượng tiền cung ứng tăng lên 1.000 tỷ. Đây được gọi là quá trình tạo tiền 
đơn giản trong hệ thống ngân hàng. 
 Số nhân tiền đơn giản 
Chúng ta thấy rằng có một số nhân tiền khi có số tiền dự trữ mới tăng lên. Tỷ lệ 
của lượng tiền cung ứng tăng thêm so với mức tăng thêm của tiền dự trữ gọi là số 
nhân của mức cung tiền tệ. Trong trường hợp đơn giản được phân tích như ở đây, 
số nhân của mức cung tiền tệ là: 
1/0.1 = 10 = 1/ tỷ lệ dự trữ bắt buộc = 1/ rD 
 Bài 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ 
66 FIN101_Bai5_v1.0013105223 
 Hai hạn chế của mô hình tạo tiền đơn giản 
Mô hình tạo tiền đơn giản chỉ đúng với 2 giả thiết sau đây: 
o Các ngân hàng không nắm giữ dự trữ vượt mức. Nếu một ngân hàng nào đó 
duy trì dự trữ vượt mức làm cho số tiền cho vay giảm xuống thì sẽ làm giảm số 
nhân tiền. Trên thực tế các NHTM đều duy trì dự trữ vượt mức để đáp ứng yêu 
cầu thanh khoản hàng ngày của ngân hàng, vì vậy số nhân tiền trên thực tế sẽ 
nhỏ hơn số nhân tiền của mô hình đơn giản. 
o Giả thiết thứ hai là một người vay từ ngân hàng lại đem số tiền đó gửi vào 
ngân hàng tiếp theo. Giả thiết này không hoàn toàn phù hợp trên thực tế. 
Hai vấn đề trên làm cho số nhân tiền trên thực tế thấp hơn số nhân tiền trong mô 
hình đơn giản. 
5.3. Chức năng và các hoạt động chủ yếu của NHTW 
Phát hành giấy bạc ngân hàng và điều tiết lượng 
tiền cung ứng: đi liền với sự ra đời của NHTW thì, 
toàn bộ việc phát hành tiền được tập trung vào 
NHTW theo chế độ nhà nước độc quyền phát hành 
tiền và nó trở thành trung tâm phát hành tiền của 
cả nước. 
Giấy bạc ngân hàng do NHTW phát hành là phương 
tiện thanh toán hợp pháp, làm chức năng phương tiện thanh toán. Do đó, việc phát 
hành tiền của NHTW có tác động trực tiếp đến tình hình lưu thông tiền tệ của đất 
nước. NHTW không chỉ độc quyền phát hành tiền tệ, mà còn quản lý và điều tiết 
lượng tiền cung ứng, thực hiện chính sách tiền tệ, bảo đảm ổn định giá trị đối nội và 
giá trị đối ngoại của đồng bản tệ. 
NHTW là ngân hàng của các ngân hàng, NHTW thực hiện một số nghiệp vụ sau đây: 
Mở tài khoản nhận tiền gửi cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Các ngân 
hàng và các tổ chức tín dụng đều mở tài khoản tiền gửi gồm có hai loại sau: 
Tiền gửi thanh toán: Đây là khoản tiền gửi của các ngân hàng tại NHTW nhằm bảo 
đảm nhu cầu chi trả trong thanh toán giữa các ngân hàng và cho khách hàng. 
Tiền gửi dự trữ bắt buộc: Khoản tiền dự trữ này áp dụng đối với các ngân hàng và các 
tổ chức tín dụng có huy động tiền gửi của công chúng. Mức tiền dự trữ này được 
NHTW quy. Đây là một công cụ của NHTW trong việc thực thi chính sách tiền tệ. Do 
vậy, dự trữ bắt buộc này sẽ thay đổi theo yêu cầu của chính sách tiền tệ trong từng 
thời kỳ. 
Cho vay đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng: NHTW cấp tín dụng cho ngân 
hàng và các tổ chức tín dụng nhằm bảo đảm cho nền kinh tế đủ phương tiện thanh 
toán cần. Mặt khác, thông qua việc cấp vốn và lãi suất tín dụng để điều tiết lượng tiền 
cung ứng trong nền kinh tế theo yêu cầu của chính sách tiền tệ. NHTW cho vay qua 
nghiệp vụ tái cấp vốn cho các NHTM và các tổ chức tín dụng, nghiệp vụ chiết khấu 
hoặc tái chiết khấu. 
NHTW còn là trung tâm thanh toán của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng. 
Với trung tâm này, NHTW thực hiện các nghiệp vụ thanh toán như: 
 Bài 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ 
FIN101_Bai5_v1.0013105223 67 
Thanh toán từng lần: Mỗi khi có nhu cầu thanh toán, các ngân hàng gửi các chứng từ 
thanh toán đến NHTW, yêu cầu trích tiền từ tài khoản của mình để trả cho ngân hàng 
thụ hưởng. 
Thanh toán bù trừ: NHTW là trung tâm tổ chức 
thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng, kể cả kho bạc 
nhà nước. Việc thanh toán bù trừ được tiến hành 
giữa các ngân hàng theo định kỳ hoặc cuối mỗi 
ngày làm việc. Việc thanh toán được dựa trên cơ sở 
trao đổi các chứng từ thanh toán nợ kèm theo bảng 
kê khai thanh toán bù trừ của các ngân hàng hoặc 
thực hiện bù trừ thông qua hệ thống vi tính, số dư 
cuối cùng được thanh toán bằng cách trích tài khoản của người phải trả nợ tại NHTW. 
NHTW là cơ quan quản lý các hoạt động của cả hệ thống ngân hàng: 
 Xem xét và cấp và thu hồi giấy phép hoạt động cho các ngân hàng và các tổ chức 
tín dụng. 
 Kiểm soát tín dụng thông qua cơ chế tái cấp vốn và tỷ lệ dự trữ bắt buộc. 
 Quy định các thể chế nghiệp vụ, các hệ số an toàn trong quá trình hoạt động cho 
các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. 
 Thanh tra và kiểm soát các hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. áp dụng các 
chế tài trong các trường hợp vi phạm pháp luật, nhằm bảo đảm cho cả hệ thống 
ngân hàng hoạt động ổn định, an toàn và có hiệu quả. 
 Quyết định đình chỉ hoạt động hoặc giải thể đối với các ngân hàng và các tổ chức 
tín dụng trong các trường hợp vi phạm nghiêm trọng pháp luật hoặc mất khả năng 
thanh toán. 
NHTW có trách nhiệm đối với kho bạc nhà nước: 
 Mở tài khoản, nhận và trả tiền gửi của kho bạc nhà nước. 
 Tổ chức thanh toán cho kho bạc nhà nước trong quan hệ thanh toán với các ngân 
hàng; Làm đại lý cho kho bạc nhà nước trong một số nghiệp vụ. 
 Bảo quản dự trữ quốc gia về ngoại hối, các chứng từ có giá. 
 Cho ngân sách nhà nước vay khi cần thiết... 
NHTW thay mặt cho nhà nước trong quan hệ với nước ngoài trên lĩnh vực tiền 
tệ, tín dụng và ngân hàng: 
 Ký kết các hiệp định về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng với nước ngoài. 
 Đại diện cho nhà nước tại các tổ chức tài chính quốc tế mà nước đó là thành 
viên như IMF, WB, ADB... 
5.4. Chính sách tiền tệ 
5.4.1. Khái niệm và phân loại 
Khái niệm: 
Chính sách tiền tệ là việc NHTW sử dụng các công cụ và phương pháp để làm thay 
đổi dự trữ của các NHTM, từ đó làm thay đổi lượng tiền cung ứng nhằm đạt được các 
mục tiêu của chính sách tiền tệ. 
 Bài 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ 
68 FIN101_Bai5_v1.0013105223 
Phân loại chính sách tiền tệ: 
 Chính sách tiền tệ mở rộng (còn gọi là bành trướng hay nới lỏng) là việc NHTW 
tác động để làm tăng lượng tiền cung ứng. 
 Ngược lại là chính sách tiền tệ thắt chặt (thu hẹp) là việc NHTW tác động để làm 
giảm lượng tiền cung ứng. 
5.4.2. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ 
NHTW điều hành chính sách tiền tệ để tác động vào nền kinh tế nhằm đạt được các 
mục tiêu đã xác định từ trước. Chính sách tiền tệ mở rộng là việc NHTW tác động làm 
tăng lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế. Ngược lại với nó ... tệ được bảo đảm. nếu giá cả tăng lên sẽ gây 
ra lạm phát tạo nên những méo mó trong đời sống 
kinh tế và gây nên sự không chắc chắn trong việc 
lập kế hoạch hoạt động của cá nhân và các hãng. 
Lạm phát ổn định được coi là mục tiêu quan trọng 
nhất đối với các NHTW. Bởi vì nếu mục tiêu này 
không đạt được thì khó có thể đạt được tăng trưởng 
kinh tế và mức công ăn việc làm cao. 
Ổn định của thị trường tài chính và thị trường ngoại hối: NHTW tồn tại để hạn 
chế các cuộc khủng hoảng tài chính và ngăn chặn những tác động tiêu cực tới nền 
kinh tế. Khủng hoảng tài chính có thể làm cho luồng vốn giữa người cho vay và người 
vay giảm sút và làm thu hẹp đáng kể quy mô của nền kinh tế. 
Sự ổn định của thị trường tài chính thể hiện ở sự ổn định của lãi suất. Lãi suất thay đổi 
lên xuống thất thường cũng sẽ làm cho việc tính toán, lập các dự án đầu tư khó khăn 
và độ rủi ro cao hơn. NHTW có thể can thiệp để ổn định mức lãi suất trên thị trường 
ổn định tại một mức nào đó. 
Sự ổn định trên thị trường ngoại hối được thiết lập dựa trên sự ổn định của tỷ gía hối 
đoái. Tỷ giá tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu, tới sức cạnh tranh của hàng hoá 
nội địa, tới lãi suất trên thị trường. Do vậy tỷ giá ổn định sẽ giúp các cá nhân và công 
ty lập kế hoạch sản suất và mua bán hàng hoá với nước ngoài dễ dàng hơn. 
 Bài 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ 
FIN101_Bai5_v1.0013105223 69 
5.4.3. Cơ chế hoạt động của chính sách tiền tệ 
Quá trình NHTW kiểm soát dự trữ ngân hàng qua đó kiểm soát việc cung ứng tiền tệ 
và tín dụng có tác động đến nền kinh tế như sau: 
1) Bước đầu tiên, NHTW làm tăng dự trữ hiện có tại các ngân hàng để làm tăng mức 
cung tiền tệ. Hành động này được thực hiện thông qua nghiệp vụ thị trường mở 
hoặc nghiệp vụ cho vay chiết khấu. 
2) Mỗi đồng tăng lên trong dự trữ ngân hàng làm cho tổng số tiền gửi có thể phát séc 
tăng lên nhanh chóng (như phần trên là gấp 10 lần số dự trữ tăng thêm). Mức cung 
tiền tệ tăng lên. 
3) Việc mở rộng mức cung tiền tệ làm cho tiền tệ trở nên dồi dào hơn hơn và việc vay 
tiền trở nên dễ hơn (lãi suất thấp hơn) và làm tăng số lượng tín dụng đối với các 
khu vực kinh tế. 
4) Lãi suất giảm và việc tăng mức tín dụng sẵn có làm cho chi tiền của cá nhân và 
công cộng đặc biệt là đầu tư có xu hướng tăng lên. Các quyết định về xây dựng 
nhà máy mới, đặt mua máy mới hay tăng dự trữ hàng tồn kho sẽ gia tăng khi lãi 
suất trở nên thấp đi. 
5) Sức ép của việc mở rộng tiền tệ, làm tăng mức tổng cầu sẽ làm tăng sản lượng, 
công ăn việc làm, tăng thu nhập và lạm phát. 
Một quá trình ngược lại sẽ xảy ra khi NHTW thực hiện việc thắt chặt cung ứng tiền tệ. 
5.4.4. Các công cụ của chính sách tiền tệ 
5.4.4.1. Nghiệp vụ thị trường mở 
Nghiệp vụ thị trường mở là việc NHTW mua và bán các chứng khoán có giá, mà chủ 
yếu là tín phiếu kho bạc, nhằm làm thay đổi lượng tiền cung ứng. Sở dĩ NHTW tiến 
hành đại bộ phận nghiệp vụ thị trường mở của mình với tín phiếu kho bạc là vì, thị 
trường tín phiếu kho bạc có dung lượng lớn, tính lỏng cao, rủi ro thấp. 
NHTW mua bán chứng khoán trên thị trường sẽ làm 
thay đổi cơ số tiền tệ (tiền đang lưu hành ngoài hệ 
thống ngân hàng và tiền dự trữ trong hệ thống ngân 
hàng). Đó là nguồn gốc chính gây nên sự biến động 
trong cung ứng tiền tệ. 
Khi NHTW mua chứng khoán, làm tăng cơ số tiền 
tệ, qua đó làm tăng lượng tiền cung ứng. 
Khi NHTW bán chứng khoán, thu hẹp cơ số tiền tệ, 
qua đó giảm lượng tiền cung ứng. 
Thị trường mở là công cụ quan trọng nhất của NHTW trong việc điều tiết lượng tiền 
cung ứng, bởi những ưu thế vốn có của nó: 
NHTW có thể kiểm soát được hoàn toàn lượng nghiệp vụ thị trường tự do. 
Linh hoạt và chính xác, có thể được sử dụng ở bất cứ mức độ nào, điều chỉnh một 
lượng tiền cung ứng lớn hay nhỏ. 
NHTW dễ dàng đảo ngược lại tình thế của mình. 
Thực hiện nhanh chóng, ít tốn kém về chi phí và thời gian... 
 Bài 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ 
70 FIN101_Bai5_v1.0013105223 
5.4.4.2. Chính sách chiết khấu 
Chính sách chiết khấu là công cụ của NHTW trong việc thực thi chính sách tiền tệ, 
bằng cách cho vay tái cấp vốn cho các NHTM. Khi NHTW cho vay các ngân hàng 
làm tăng thêm tiền dự trữ cho hệ thống ngân hàng, từ đó làm tăng thêm lượng tiền 
cung ứng. 
NHTW kiểm soát công cụ này chủ yếu bằng cách tác động đến giá cả khoản vay (lãi 
suất cho vay tái chiết khấu). 
Khi NHTW nâng lãi suất tái chiết khấu, tức làm cho giá của khoản vay tăng, hạn chế 
cho vay các ngân hàng kinh doanh, làm cho khả năng cho vay đối với nền kinh tế của 
các ngân hàng kinh doanh giảm xuống, lượng tiền cung ứng giảm. 
Ngược lại, khi NHTW giảm lãi suất cho vay tái chiết khấu, giá của khoản vay rẻ hơn, 
khuyến khích cho vay các ngân hàng kinh doanh, làm cho khả năng cho vay của ngân 
hàng kinh doanh đối với nền kinh tế tăng lên, lượng tiền cung ứng tăng lên. 
NHTW quản lý các món cho vay chiết khấu bằng nhiều cách để khoản vốn cho vay 
của mình khỏi bị sử dụng không đúng và hạn chế việc vay đó. Các ngân hàng đến vay 
chiết khấu ở NHTW thường phải chịu ba khoản chi phí: lãi suất chiết khấu, phí về 
việc phải làm đúng theo các điều tra của NHTW về khả năng thanh toán của ngân 
hàng khi đến vay chiết khấu, phí về việc rất có thể bị NHTW từ chối cho vay chiết 
khấu vì NHTW đang theo đuổi một chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm chống lạm phát. 
Các NHTM cũng khá dè dặt khi đi vay chiết khấu từ NHTW bởi hai lý do: thứ nhất, 
nếu nó quá lạm dụng vay chiết khấu, đến khi thực sự cần vay từ NHTW có thể bị 
NHTW từ chối vì đã vay quá nhiều rổi, và không thể vay được từ nguồn nào khác 
nữa, rất có thể sẽ xảy ra khủng hoảng về tính thanh khoản dẫn tới ngân hàng bị phá 
sản. Thứ hai, nếu thông tin về một ngân hàng phải vay từ NHTW thì đó có thể là biểu 
hiện của sự yếu kém, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng đi vay trên thị trường. 
Ngoài việc sử dụng làm một công cụ để ảnh 
hưởng đến cơ số tiền tệ và cung ứng tiền tệ, 
chính sách chiết khấu còn quan trọng ở chỗ 
nhằm tránh khỏi những cơn hoảng loạn tài chính 
cho các NHTM. Bởi vì, tiền dự trữ bắt buộc 
được lập tức điều đến các ngân hàng nào cần 
thêm tiền dự trữ hơn cả. NHTW sử dụng công cụ 
chiết khấu để tránh những cơn sụp đổ tài chính 
bằng cách thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng, là một yêu cầu cực kỳ quan 
trọng để tiến hành chính sách tiền tệ thành công. Ví dụ, như ngân hàng dự trữ liên 
bang Hoa Kỳ cho vay chiết khấu đối với ngân hàng Franklin National tháng 5 năm 
1974, với số tiền 1,75 tỷ đôla (khoảng 5% tổng số dự trữ trong hệ thống ngân hàng), 
đã tránh cho ngân hàng này khỏi sụp đổ. Hay, ngân hàng dự trữ liên bang Hoa Kỳ cho 
vay chiết khấu đối với ngân hàng Continental Illinois năm 1984, với số tiền trên 5 tỷ 
đôla, đã ngăn chặn được sự sụp đổ của ngân hàng này. 
Chính sách chiết khấu là một công cụ rất quan trọng trong việc thực thi chính sách tiền 
tệ của NHTW. Nó không chỉ điều tiết lượng tiền cung ứng, mà còn để thực hiện vai 
 Bài 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ 
FIN101_Bai5_v1.0013105223 71 
trò người cho vay cuối cùng đối với các tổ chức tín dụng và tác động đến việc điều 
chỉnh cơ cấu đầu tư đối với nền kinh tế. 
Tuy nhiên, với công cụ này, NHTW thường bị động trong việc điều tiết lượng tiền 
cung ứng. Bởi vì, NHTW chỉ có thể thay đổi lãi suất chiết khấu nhưng không thể bắt 
buộc các NHTM phải vay chiết khấu ở NHTW. 
5.4.4.3. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc 
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải giữ lại, mà không được dùng 
để cho vay hoặc đầu tư, mức dự trữ này do NHTW quy định và bằng một tỷ lệ nhất 
định so với tổng số tiền gưỉ của khách hàng tại các tổ chức tín dụng. Chế độ dự trữ bắt 
buộc ở các nước khác nhau, ở các thời kỳ khác nhau thì có thể khác nhau. Song nhìn 
chung, dự trữ bắt buộc đều mang tính pháp luật, được gửi ở NHTW và không được 
hưởng lãi. 
NHTW sử dụng dự trữ bắt buộc để tác động đến lượng tiền cung ứng trên hai phương diện: 
Thứ nhất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến cơ chế tạo tiền gửi của các NHTM. Theo 
thuyết tạo tiền, từ một lượng tiền dự trữ ban đầu, hệ thống NHTM có thể tạo ra một 
lượng tiền gửi lớn gấp nhiều lần, với công thức tổng quát: 
Tiền gửi mới được tạo ra = Tiền dự trữ ban đầu × 1/rD 
Trong đó 1/rD là số nhân tiền tệ, với hai giả thiết: 
Các NHTM không có tiền dự trữ dư thừa so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà NHTW 
yêu cầu. 
Các khoản tiền gửi do các NHTM tạo ra đều được giữ lại trong hệ thống ngân hàng. 
Do vậy, nếu NHTW quyết định tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm cho hệ số 
tạo tiền thu hẹp hoặc tăng lên. Ví dụ, nếu tỷ lệ dự rữ bắt buộc là 10%, thì với một 
lượng tiền dự trữ ban đầu, hệ thống NHTM tạo ra một lượng tiền gửi lớn gấp 10 lần. 
Tương tự như vậy, nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên 20% thì lượng tiền gửi mới do hệ 
thống NHTM tạo ra tăng 5 lần; nếu dự trữ bắt buộc giảm xuống 5% thì, lượng tiền gửi 
mới do hệ thống NHTM tạo ra tăng 20 lần... 
Thứ hai, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến lãi 
suất cho vay của hệ thống NHTM. Như đã nói ở 
trên, tiền dự trữ bắt buộc đều phải mở tài khoản 
và gửi ở NHTW và không được hưởng lãi, cho 
dù các NHTM vẫn phải trả lợi tức cho các khoản 
tiền gửi ở ngân hàng mình. Vì vậy, khi mức dự 
trữ tăng lên, đòi hỏi các NHTM phải tăng lãi suất 
cho vay đối với nền kinh tế, giá các khoản vay 
đắt hơn, khả năng cho vay các NHTM giảm 
xuống và theo đó lượng tiền cung ứng cũng giảm xuống. Ngược lại, khi tỷ lệ dự trữ 
bắt buộc giảm xuống, các NHTM có cơ hội giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, 
giá các khoản vay rẻ hơn, tăng khả năng cho vay của các NHTM và theo đó lượng tiền 
cung ứng tăng lên. 
Hiện nay, công cụ dự trữ bắt buộc đóng vai trò kém phần quan trọng trong quá trình 
thực thi chính sách tiền tệ của NHTW, bởi nó phức tạp, kém linh hoạt, ảnh hưởng đến 
lợi nhuận các ngân hàng kinh doanh... 
 Bài 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ 
72 FIN101_Bai5_v1.0013105223 
Ba công cụ trên đây của chính sách tiền tệ thường được các nước phát triển theo cơ 
chế thị trường sử dụng có hiệu quả. ở các nước chưa phát triển, khi mà các công cụ 
chính sách tiền tệ trên đây được sử dụng còn nhiều hạn chế thì, trong quá trình thực 
thi chính sách tiền tệ, các nước đó có thể sử dụng một số công cụ bổ trợ khác như: 
kiểm soát hạn mức tín dụng, kiểm soát lãi suất của các NHTM... 
5.4.4.4. Kiểm soát hạn mức tín dụng 
Hạn mức tín dụng được xác định trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chỉ tiêu lạm 
phát dự kiến hàng năm, ngoài ra còn dựa vào một số tín hiệu thị trường khác: tỷ lệ thất 
nghiệp, tỷ giá, thâm hụt ngân sách nhà nước, tốc độ lưu thông tiền tệ... Trên cơ sở đó, 
hạn mức tín dụng được phân bổ cho các NHTM, cho từng thời kỳ phù hợp với mục 
tiêu chính sách tiền tệ. 
Để hạn chế việc tạo tiền quá mức của NHTM làm tăng tổng khối lượng tiền tệ trong 
nền kinh tế, NHTW quy định hạn mức tín dụng tối đa cho từng NHTM. Trong phần 
lớn các trường hợp, những hạn mức riêng này được xác định căn cứ vào tỷ trọng cho 
vay của nó trong quá khứ so với tổng mức cho vay của hệ thống ngân hàng. NHTM 
chỉ được cấp tín dụng cho nền kinh tế tối đa bằng hạn mức tín dụng được quy định. 
Hạn mức tín dụng được NHTW sử dụng như một công cụ quan trọng của chính sách 
tiền tệ, khi mà các công cụ truyền thống kém hiệu quả. Tuy nhiên, khống chế hạn mức 
tín dụng có thể làm cho lãi suất thị trường tăng lên, làm giảm cạnh tranh giữa các 
NHTM, làm lệch lạc cơ cấu đầu tư của các NHTM, làm phát sinh các thị trường tài 
chính “ngầm” ngoài sự kiểm soát của NHTW, gây khó khăn về vốn cho các doanh 
nghiệp nhỏ... 
5.4.4.5. Quản lý lãi suất của các NHTM 
Khi sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của NHTW 
(thị trường mở, chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn 
mức tín dụng) đều có tác động đến lãi suất cho vay của 
các NHTM đối với nền kinh tế. Trong đó, đặc biệt là 
lãi suất chiết khấu của NHTW tác động mạnh đến lãi 
suất cho vay của các NHTM. Song, khi các công cụ 
trên đây hoạt động chưa có hiệu quả, thì NHTW có thể 
trực tiếp quy định khung lãi suất hoặc trần lãi suất cho 
vay và lãi suất tiền gửi của các NHTM. thông thường đó là mức lãi suất đối với tiền 
cho vay và tiền gửi. 
Tuy nhiên, kiểm soát lãi suất của các NHTM sẽ triệt tiêu cạnh tranh trong quá trình 
hoạt động của nó. Hiện nay các nước phát triển và đang phát triển đã và đang chuyến 
sang quá trình tự do hoá lãi suất ngân hàng. 
 Bài 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ 
FIN101_Bai5_v1.0013105223 73 
Tóm lược cuối bài 
Hệ thống NHTM có thể tạo ra tiền thông qua nghiệp vụ nhận tiền gửi và cho vay. Thông qua 
việc kiểm soát cơ số tiền tệ, NHTW có thể làm thay đổi lượng tiền cung ứng để đạt được mục 
tiêu của chính sách tiền tệ. 
NHTW có 5 chức năng cơ bản trong nền kinh tế. NHTW là cơ quan thực thi chính sách tiền tệ và 
họ có thể sử dụng 5 công cụ để làm thay đổi lượng tiền cung ứng, trong đó nghiệp vụ thị trường 
mở là công cụ quản trọng nhất. 
 Bài 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ 
74 FIN101_Bai5_v1.0013105223 
Câu hỏi ôn tập 
1. Cơ số tiền tệ là gì? NHTW có thể thay đổi cơ số tiền tệ như thế nào? Dùng tài khoản chữ T 
để minh họa. 
2. Quá trình tạo tiền đơn giản trong hệ thống ngân hàng diễn ra như thế nào? Hãy mô tả các 
bước của quá trình tạo tiền và minh họa bằng tài khoản chữ T. 
3. Mô hình tạo tiền đơn giản có những hạn chế gì? 
4. Mô tả các chức năng của NHTW và hoạt động gắn với các chức năng đó? 
5. Sự khác biệt cơ bản giữa NHTW và NHTM là gì? 
6. Phân tích các mục tiêu của chính sách tiền tệ và mối liên hệ giữa các mục tiêu đó. 
7. Chính sách tiền tệ hoạt động như thế nào? 
8. Phân tích các công cụ của chính sách tiền tệ. 
Bài tập thực hành 
1. Khi một NHTM rút tiền ra khỏi NHTW để đưa về nắm giữ trong két của ngân hàng, tiền dự 
trữ của ngân hàng đó thay đổi như thế nào? 
2. Nếu NHTW cho ngân hàng Đệ nhất vay 100 tỷ đồng và ngân hàng Đệ nhất dùng tiền đó để 
mua chứng khoán từ NHTW thì dự trữ của ngân hàng Đệ Nhất thay đổi như thế nào? Dùng 
tài khoản chữ T để minh họa. 
3. Giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 5%, và các ngân hàng cho vay hết số tiền có thể cho vay. 
Lượng tiền cung ứng thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau đây, minh họa bằng việc 
sử dụng các tài khoản chữ T: 
a. NHTW cho ngân hàng Đệ nhất vay bổ sung 100 tỷ đồng. 
b. NHTW bán cho cho ngân hàng Đệ nhất 200 tỷ tín phiếu kho bạc. 
c. NHTW mua 100 tỷ chứng khoán từ ngân hàng Đệ nhất và ngân hàng này cùng các 
ngân hàng khác trong hệ thống dùng tiền dự trữ tăng thêm để mua chứng khoán mà 
không cho vay. 
d. NHTW cho ngân hàng Đệ nhất vay bổ sung 100 tỷ đồng, nhưng có một tỷ lệ bổ sung 5% 
dự trữ vượt mức cho bất kỳ một khoản dự trữ bắt buộc tăng thêm. 
4. Trong trường hợp NHTW cần thực thi một chính sách tiền tệ nới lỏng, các công cụ của chính 
sách tiền tệ được sử dụng như thế nào? 
5. Hãy so sánh việc sử dụng 3 công cụ của chính sách tiền tệ là nghiệp vụ thị trường mở, cho 
vay chiết khấu, thay đổi dự trữ bắt buộc theo những tiêu chuẩn sau: tính linh hoạt, có thể đảo 
ngược được, chính xác và tốc độ thực hiện nghiệp vụ. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ly_thuyet_tai_chinh_tien_te_bai_5_ngan_hang_trung.pdf