Bài giảng Luật lao động - Bài 7: Tiền lương

2. Tiền lương tối thiểu

Lương tối thiểu là mức lương trả công cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh họat. Khi chỉ số giá sinh họat tăng lên làm cho tiền lương thực tế của người lao động bị giảm sút thì mức lương tối thiểu phải được điều chỉnh để đảm bảo tiền lương thực tế.

Theo quy định của Điều 56 BLLĐ, Có 3 mức lương tối thiểu là: Lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng và lương tối thiểu ngành.

 

ppt 33 trang phuongnguyen 11680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật lao động - Bài 7: Tiền lương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Luật lao động - Bài 7: Tiền lương

Bài giảng Luật lao động - Bài 7: Tiền lương
BÀI 7TIỀN LƯƠNG 
1 
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG 
2 
1. Định nghĩa tiền lương 
Tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi người lao động hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định, hoặc do hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng lao động. 
Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. 
 	 Lương được trả bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản ngân hàng 
2. Tiền lương tối thiểu 
3 
Lương tối thiểu là mức lương trả công cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. 
Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh họat. Khi chỉ số giá sinh họat tăng lên làm cho tiền lương thực tế của người lao động bị giảm sút thì mức lương tối thiểu phải được điều chỉnh để đảm bảo tiền lương thực tế. 
Theo quy định của Điều 56 BLLĐ, Có 3 mức lương tối thiểu là: Lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng và lương tối thiểu ngành. 
4 
Theo quy định của Nghị định 33/CP 2009, Mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với: 
- Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; 
- Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; 
- Công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước; 
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; 
5 
LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG 
2008. Mức lương tối thiểu của lao động ở doanh nghiệp trong nước lần lượt là: là 620.000; 580.000 và 540.000 đồng một tháng; của lao động ở doanh nghiệp FDI lần lượt là: 1.000.000; 900.000 và 800.000 đồng một tháng. 
2009. Mức lương tối thiểu của lao động ở doanh nghiệp trong nước sẽ lần lượt là: 800.000; 740.000; 690.000 và 650.000 đồng một tháng. Mức lương tối thiểu của lao động ở doanh nghiệp FDI lần lượt là: 1.200.000; 1.080.000; 950.000 và 920.000 đồng một tháng. 
6 
1. Vùng I, gồm các địa bàn: 
- Các quận và thành phố Hà Đông thuộc thành phố Hà Nội; 
 - Các quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh; 
Vùng II gồm các địa bàn là: các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai và thị xã Sơn Tây thuộc Tp Hà Nội; 
- Các huyện thuộc Tp Hồ Chí Minh; các quận, huyện thuộc Tp Đà Nẵng, các quận thuộc Tp Cần Thơ; Các quận, huyện Thuỷ Nguyên, An Dương, An Lão thuộc Tp Hải Phòng; 
Tp Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; Tp Biên Hoà, thị xã Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; Thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; Tp Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 
.. 
7 
 Từ ngày 1/1/2010, mức lương tối thiểu vùng mới sẽ được áp dụng đối với những lao động tại các loại hình doanh nghiệp nói trên.Mức lương tối thiểu sẽ được chia thành bốn vùng. Đối với các doanh nghiệp trong nước lần lượt là: vùng 1 (980.000 đồng/tháng), vùng 2 (880.000 đồng), vùng 3 (810.000 đồng), vùng 4 (730.000 đồng).Đối với lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lần lượt là: vùng 1 (1.340.000 đồng/tháng), vùng 2 (1.190.000 đồng), vùng 3 (1.040.000 đồng), vùng 4 (1.000.000 đồng).Như vậy, mức lương tối thiểu vùng sắp tới sẽ cao hơn mức hiện nay từ 80.000-180.000 đồng/tháng  
3. Tiền lương cơ bản 
8 
Tiền lương cơ bản, còn gọi là tiền lương chính hay tiền lương tiêu chuẩn, là tiền lương được xác định trên cơ sở tính đủ các nhu cầu cơ bản về sinh học, xã hội học, về độ phức tạp và mức độ tiêu hao lao động trong những điều kiện lao động trung bình của từng ngành nghề, công việc. 
Khái niệm tiền lương cơ bản chỉ tồn tại trên thực tế khi ngoài tiền lương còn có các loại phụ cấp đi theo. 
4. Trả lương khi làm thêm giờ 
9 
Người lao động làm thêm giờ được trả lương làm thêm giờ theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả của công việc đang làm như sau: 
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; 
b) Vào ngày nghỉ hàng tuần quy định tại Điều 72 của Bộ luật Lao động, ít nhất bằng 200%; 
c) Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày 
Người lao động làm việc vào ban đêm quy định tại Điều 70 của Bộ luật Lao động, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% 
Nghỉ bù 
Nghị định 45/CP (2013): 3. Thời gian nghỉ bù theo Điểm c Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật lao động được quy định như sau: 
a) Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ; 
b) Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động. 
10 
Bài tập áp dụng 
11 
1. Tiền lương và các khoản thu nhập khác thực trả trong tháng 10/2013 của anh A (làm việc trong điều kiện lao động bình thường với số ngày làm việc thực tế là 24 ngày/tháng) là 1.013.600 đồng (trong đó tiền thưởng là 150.000 đồng; tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm là 57.600 đồng; tiền ăn giữa ca là 180.000 đồng; tiền hỗ trợ phương tiện đi lại là 50.000 đồng). Hãy xác định tiền lương làm thêm một giờ vào ngày thường của anh A là bao nhiêu ? (trong cả hai trường hợp, anh A sau khi làm thêm thì được nghỉ bù giờ làm thêm và không được nghỉ bù giờ làm thêm) 
12 
2. Dữ kiện như trên, hãy xác định tiền lương làm thêm một giờ vào ngày nghỉ hàng tuần và tiền lương làm thêm một giờ vào ngày nghỉ lễ (xác định trong cả hai trường hợp sau khi làm thêm anh được nghỉ bù và sau khi làm thêm anh không được nghỉ bù giờ làm thêm) 
Trả lương làm việc vào ban đêm 
13 
Thời giờ làm việc vào ban đêm theo quy định của BLLĐ 2012 được xác định từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau 
Tiền lương thực trả của công việc đang làm vào ban ngày 1 giờ là 2.000 đồng, nếu người lao động làm việc vào ban đêm thì tiền lương 1 giờ vào ban đêm được trả là: 
2.000 đồng x 130% x 1 giờ = 2.600 đồng. 
Công thức tính TLLT ban đêm 
Giả sử đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm ngày bình thường của người lao động là A thì đối với lao động hưởng lương tháng, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất sẽ là: 300%A + 30% A + 20% x (300%A) = 390%A 
14 
15 
1. Tiền lương thực trả của công việc đang làm vào ban ngày 1 giờ là 2.000 đồng, nếu người lao động làm thêm vào ban đêm thì tiền lương 1 giờ làm thêm vào ban đêm được trả là bao nhiêu? 
2. Bài tập áp dụng tổng hợp: 
Chị B làm việc cho doanh nghiệp X đóng trên địa bàn TPHCM. Trong tháng 9/2009 chị làm thêm vào hai ngày nghỉ hàng tuần mà sau đó không được nghỉ bù, ngòai ra chị còn làm tăng ca liên tục trong 5 ngày (từ 6h sáng đến 6 giờ tối). Hãy xác định tổng tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho chị trong tháng 9, biết tiền lương bình quân tháng làm việc bình thường của chị là 1.664.000đồng. 
5.Phụ cấp lương 
16 
Phụ cấp lương là tiền trả công lao động ngoài tiền lương để bù đắp thêm do có những yếu tố không ổn định, hoặc vượt quá điều kiện bình thường nhằm khuyến khích người lao động yên tâm làm việc. 
Các chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước 
1. Phụ cấp khu vực: áp dụng đối với người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu. 
Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung. 
17 
2. Phụ cấp trách nhiệm công việc : áp dụng đối với thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và những người làm một số công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo. 
Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung. 
3. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm : áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm, đặc biệt độc hại, nguy hiểm mà chưa được xác định trong mức lương. 
Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung. 
18 
4. Phụ cấp lưu động : áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở. 
Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung. 
5. Phụ cấp thu hút : áp dụng đối với người đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn. 
 Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương cấp bậc, chức vụ hoặc lương chuyên môn, nghiệp vụ. 
Thời gian hưởng từ 3 đến 5 năm. 
6. Hệ thống thang lương, bảng lương: 
19 
Việc xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương và xác định hợp lý các mức phụ cấp lương phải xuất phát từ đặc điểm lao động khác nhau trong từng ngành nghề và trong điều kiện lao động cụ thể 
Việc xây dựng thang bảng lương trong doanh nghiệp được tiến hành theo các bước sau: 
B1. Tiến hành thống kê đầy đủ các công việc theo từng chức danh đang sử dụng trong doanh nghiệp; 
-B2. Trên cơ sở phân tích công việc, tiến hành đánh giá giá trị công việc để xác định những vị trí công việc tương tự nhau có thể được tập hợp thành nhóm làm cơ sở xác định thang lương, bảng lương cho mỗi nhóm. 
20 
- B3. Phân ngạch công việc . 
Sau khi phân tích, đánh giá giá trị từng công việc, tiến hành nhóm các công việc có chức năng và yêu cầu kiến thức, kĩ năng tương tự nhau. Mỗi nhóm công việc được qui định thành một ngạch công việc tuỳ theo tầm quan trọng của nhóm công việc. 
- B4. Thiết lập thang lương, bảng lương cho từng ngạch công việc. (1.Xác định số ngạch lương trong doanh nghiệp thông qua việc lấy thông tin từ khâu phân ngạch công việc, 2.Xác định số bậc lương trong mỗi ngạch, 3.Quyết định mức lương theo ngạch và theo bậc./. 
21 
Lưu ý: Người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả lương cho người lao động đầy đủ, đúng thời hạn theo qui định. Trong trường hợp đặc biệt phải trả chậm thì thì không được chậm quá 1 tháng và người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng tiền lãi suất tiền gửi tiết kiệm do ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm trả lương. 
II. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRONG VIỆC TRẢ LƯƠNG: 
22 
1. Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động 
2. Chống chủ nghĩa bình quân trong việc trả lương 
3. Trả lương bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ 
4. Trả lương theo sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định. 
III. HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG 
23 
Người sử dụng lao động có quyền chọn các hình thức trả lương theo thời gian (giờ, ngày, tuần, tháng) , theo sản phẩm , theo khoán nhưng phải duy trì hình thức trả lương đã chọn trong một thời gian nhất định và phải thông báo cho người lao động biết. 
Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc ấy hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần. 
Người lao động hưởng lương tháng được trả lương cả tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. 
24 
Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động; 
Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần; 
Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp, cơ quan lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày; 
Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ tiêu chuẩn quy định tại Điều 68 của Bộ luật Lao động. 
IV. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG VIỆC TRẢ LƯƠNG 
25 
1. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động 
a. Quyền lựa chọn hình thức trả lương 
b. Nghĩa vụ trả lương đầy đủ, trực tiếp và đúng thời hạn (Trong trường hợp đặc biệt phải trả lương chậm, thì không được chậm quá một tháng ) 
26 
2. Quyền của người lao động 
a. Quyền được biết lý do mọi khoản khấu trừ vào lương 
Do vậy, pháp luật lao động quy định người lao động có quyền được biết lý do mọi khoản khấu trừ vào tiền lương của mình, trong trường hợp phải khấu trừ thì cũng không được khấu trừ quá 30% tiền lương hàng tháng. Khi khấu trừ người sử dụng lao động phải thảo luận với ban chấp hành công đoàn cơ sở. 
Những khoản khấu trừ theo Bộ luật Lao động chủ yếu là khoản tiền bồi thường trong những trường hợp người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp mà thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất, phải bồi thường nhiều nhất ba tháng lương và bị khấu trừ dần vào lương. 
27 
b. Quyền được tạm ứng lương 
Khi bản thân hoặc gia đình gặp khó khăn, người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận. Trong trường hợp gặp khó khăn đột xuất ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của bản thân và gia đình, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để tạm ứng tiền lương. Quy định này nhằm giúp người lao động khả năng khắc phục khó khăn, ổn định đời sống. 
V. VIỆC TRẢ LƯƠNG TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT 
28 
1. Trả lương khi làm ra sản phẩm không đảm bảo chất lượng 
Khi công nhân làm ra sản phẩm không đảm bảo chất lượng (không đạt quy cách kỹ thuật) thì: 
- Trường hợp do nguyên nhân khách quan như thời tiết, nguyên vật liệu, kỹ thuật thiết bị... thì tùy chất lượng sản phẩm và tùy từng trường hợp cụ thể mà người lao động được trả đủ hoặc với tỷ lệ nhất định. 
- Nếu do lỗi của người lao động gây nên thì tùy từng trường hợp mà người lao động được trả lương một phần hoặc không được trả lương. 
- Do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc do vi phạm kỷ luật lao động thì ngoài việc không được trả lương hoặc trả lương ít, người lao động có thể phải bồi thường thiệt hại 
2. Trả lương khi ngừng việc 
29 
Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau: 
- Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động phải được trả đủ tiền lương. 
- Do nguyên nhân khách quan như sự cố về điện, nước, kỹ thuật, máy móc, hoặc vì những nguyên nhân bất khả kháng mà phải ngừng việc thì tiền lương do hai bên thỏa thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu. 
- Trường hợp do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương, những người lao động khác trong cùng một đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu. 
30 
3. Trả lương khi người lao động nghỉ chế độ theo quy định của pháp luật 
Thời gian nghỉ lễ, tết và nghỉ hàng năm người lao động được hưởng nguyên lương. 
Trong trường hợp vì lý do thôi việc hoặc vì công việc mà người lao động chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được trả lương những ngày chưa nghỉ. 
4. Trả lương khi đi học 
31 
- Trường hợp do nhu cầu công việc và yêu cầu của người sử dụng thì trong thời gian đi học, người lao động có thể hưởng nguyên lương hoặc theo tỷ lệ nhất định do hai bên thỏa thuận hoặc đã được quy định trong thỏa ước lao động tập thể 
- Trường hợp theo nguyện vọng cá nhân, người lao động có thể được nghỉ việc để đi học nhưng không được hưởng lương (do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận). 
VI. TIỀN THƯỞNG 
32 
1. Khái niệm và quá trình hình thành chế độ tiền thưởng 
Tiền thưởng là một loại thù lao lao động bổ sung cho lương theo thời gian hoặc lương theo sản phẩm, nhằm tăng thêm thu nhập cho người lao động, kích thích người lao động nỗ lực thường xuyên, là một hình thức khuyến khích vật chất có tác dụng tích cực. 
33 
Các chế độ phụ cấp, tiền thưởng, nâng bậc lương, các chế độ khuyến khích khác có thể được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước tập thể hoặc quy định trong quy chế của doanh nghiệp. 
Căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động, người sử dụng lao động thưởng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp. 
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định sau khi tham khảo ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_luat_lao_dong_bai_7_tien_luong.ppt