Bài giảng Luật lao động - Bài 10: Bảo hiểm xã hội

I. NHỮNG NHẬN THỨC CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Các khái niệm về Bảo hiểm xã hội

Thuật ngữ “bảo hiểm xã hội” được hiểu không giống nhau giữa các nước về mức độ phạm vi rộng hẹp của nó. Tuy nhiên, về cơ bản thì BHXH được hiểu với nghĩa là sự bảo đảm an toàn của xã hội dành cho thành viên của nó thông qua các quy trình của hệ thống công cộng, nhằm giải toả những lo âu về kinh tế và xã hội cho thành viên.

Dưới góc độ pháp lý, bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội (khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2006) .

 

ppt 89 trang phuongnguyen 8160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật lao động - Bài 10: Bảo hiểm xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Luật lao động - Bài 10: Bảo hiểm xã hội

Bài giảng Luật lao động - Bài 10: Bảo hiểm xã hội
BÀI 10 BẢO HIỂM XÃ HỘI 
1 
I. NHỮNG NHẬN THỨC CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 
2 
Các khái niệm về Bảo hiểm xã hội 
Thuật ngữ “bảo hiểm xã hội” được hiểu không giống nhau giữa các nước về mức độ phạm vi rộng hẹp của nó. Tuy nhiên, về cơ bản thì BHXH được hiểu với nghĩa là sự bảo đảm an toàn của xã hội dành cho thành viên của nó thông qua các quy trình của hệ thống công cộng, nhằm giải toả những lo âu về kinh tế và xã hội cho thành viên. 
Dưới góc độ pháp lý, b ảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội (khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2006) . 
3 
BHXH khác các chế độ bảo hiểm khác. 
BHXH cũng khác với khái niệm về an sinh xã hội. Khái niệm an sinh xã hội có phạm vi rộng hơn so với bảo hiểm xã hội, những chế định cơ bản của hệ thống an sinh xã hội bao gồm: bảo hiểm xã hội, cứu tế xã hội, trợ cấp gia đình, trợ cấp do các quỹ công cộng tài trợ, quỹ dự phòng và sự bảo vệ được giới chủ và các tổ chức xã hội cung cấp 
2. Mục đích của Bảo hiểm xã hội 
4 
 Mục đích chủ yếu của BHXH là tạo cho mọi cá nhân và gia đình họ một niềm tin vững chức rằng mức sống và điều kiện sống của họ, trong một chừng mực có thể, không bị suy giảm đáng kể bởi bất kỳ hậu quả kinh tế hay xã hội nào. 
chính sách bảo hiểm xã hội nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác. 
3. Những đặc trưng của bảo hiểm xã hội 
5 
Hệ thống bảo hiểm xã hội ở các nước khác nhau có nhiều điểm khác biệt nhau, tuy vậy đều có những nét chung sau : 
- Tài chính của bảo hiểm xã hội là do sự đóng góp của hai bên: người lao động và người sử dụng lao động, ngoài ra còn có sự hỗ trợ của Nhà nước. 
-Về nguyên tắc việc tham gia bảo hiểm xã hội là bắt buộc trừ một số ngoại lệ. 
- Số tiền được các bên đóng góp được tập hợp thành một loại quỹ riêng dùng để chi trả trợ cấp nhưng chỉ chi đối với những trường hợp cần bảo hiểm xã hội, số tiền nhàn rỗi được đầu tư để làm tăng thêm nguồn quỹ. 
4. Các nguyên tắc bảo hiểm xã hội 
6 
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. 
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung. 
3. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp. 
4. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội. 
5. Các bên trong quan hệ bảo hiểm xã hội 
7 
- Bên thực hiện bảo hiểm 
Bên thực hiện bảo hiểm là cơ quan bảo hiểm xã hội do Nhà nước thành lập. 
- Bên tham gia bảo hiểm xã hội 
Bên tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật là người sử dụng lao động, người lao động, và trong một chừng mực nào đó là Nhà nước. 
- Bên được bảo hiểm xã hội 
Bên được bảo hiểm xã hội là người lao động hoặc thành viên gia đình họ khi hội đủ các điều kiện bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. 
6. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội 
8 
Theo quy định của Điều 2 Luật BHXH, đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội gồm: 
* Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc: 
- Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm: 
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; 
b) Cán bộ, công chức, viên chức; 
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an; 
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; ... 
đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; 
e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. 
9 
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động. 
10 
* Đối với bảo hiểm thất nghiệp: 
1. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động có sử dụng từ mười lao động trở lên. 
2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc nhưng chỉ áp dụng đối với trường hợp có sử dụng từ mười lao động trở lên. 
* Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện: 
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc đối tượng áp dụng chế độ BHXH bắt buộc. 
7. Các loại hình bảo hiểm xã hội 
11 
CÁC LỌAI HÌNH BHXH Ở VIỆT NAM 
BHXH BẮT BUỘC 
BHXH TỰ NGUYỆN 
BH THẤT NGHIỆP 
Ốm đau 
Thai sản 
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 
Hưu 
 trí 
Tử tuất 
Hưu trí 
Tử tuất 
Trợ cấp thất nghiệp 
Hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm 
II. QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI 
12 
1. Nguồn tài chính hình thành quỹ bảo hiểm xã hội 
Hiện tại có các quỹ thành phần sau: 
- Quỹ ốm đau và thai sản. 
- Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 
Quỹ hưu trí và tử tuất 
Các nguồn hình thành quỹ được xác định như sau : 
13 
Đối với BHXH bắt buộc 
Nguồn hình thành quỹ từ các nguồn sau đây: 
1. Người sử dụng lao động đóng theo quy định sau đây: 
Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau: 
- 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội; 
- 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 
- 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%. 
2. Người lao động đóng theo quy định sau đây: 
Hằng tháng, người lao động đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%. 
14 
3. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ. 
4. Hỗ trợ của Nhà nước. 
5. Các nguồn thu hợp pháp khác. 
b) Đối với BHXH tự nguyện 
Nguồn hình thành quỹ 
1. Người lao động đóng theo quy định sau đây:. 
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động 
Mức đóng hằng tháng bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%. 
Mức thu nhập làm cơ sở để tính đóng bảo hiểm xã hội được thay đổi tuỳ theo khả năng của người lao động ở từng thời kỳ, nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung. 
15 
2. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ. 
3. Hỗ trợ của Nhà nước. 
4. Các nguồn thu hợp pháp khác. 
c) Đối với bảo hiểm thất nghiệp 
Nguồn hình thành quỹ 
1. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. 
2. Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. 
3. Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần. 
4. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ. 
5. Các nguồn thu hợp pháp khác. 
2. Quản lý quỹ bảo hiểm xã hội 
16 
Cơ quan quản lý cao nhất của bảo hiểm xã hội là Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội. 
Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội do Chính phủ thành lập, có trách nhiệm chỉ đạo và giám sát hoạt động của tổ chức bảo hiểm xã hội. 
Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội gồm đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, tổ chức bảo hiểm xã hội và một số thành viên khác do Chính phủ quy định. 
17 
 Nhiệm vụ của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội 
1. Thẩm định kế hoạch hoạt động hằng năm, giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của tổ chức bảo hiểm xã hội. 
2. Quyết định hình thức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội theo đề nghị của tổ chức bảo hiểm xã hội. 
3. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, chiến lược phát triển của ngành, kiện toàn hệ thống tổ chức của tổ chức bảo hiểm xã hội, cơ chế quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội. 
4. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh lãnh đạo của tổ chức bảo hiểm xã hội. 
III. BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC 
18 
Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây: 
- Ốm đau; 
- Thai sản; 
- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 
- Hưu trí; 
- Tử tuất. 
1. Chế độ ốm đau 
19 
1.1. Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau 
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; 
b) Cán bộ, công chức, viên chức; 
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an; 
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan 
1.2. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau 
1. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế. 
2. Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế. 
20 
1.3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau 
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau: 
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày (đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên; 
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên. 
21 
2. Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau: 
a) Tối đa không quá 180 ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần; 
b) Hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn. 
22 
1.4 Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau 
Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là hai mươi ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là mười lăm ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi. 
Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ theo quy định như nêu ở đoạn trên. 
23 
1.5. Mức hưởng chế độ ốm đau 
1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định chung thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công. 
2. Đối với trường hợp người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành trong trường hợp hết thời hạn một trăm tám mươi ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn,cụ thể: 
a) Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ ba mươi năm trở lên; 
b) Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; 
c) Bằng 45% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm. 
Mức hưởng chế độ ốm đau nếu thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng mức lương tối thiểu chung. 
24 
1.6. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau 
Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm. 
Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung. 
2. Chế độ thai sản 
25 
2.1. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động gồm: 
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; 
b) Cán bộ, công chức, viên chức; 
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an; 
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân. 
26 
2.2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản 
Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 
a) Lao động nữ mang thai; 
b) Lao động nữ sinh con (phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con); 
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi (phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi nhận nuôi con nuôi); 
d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản. 
27 
2.3. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai 
Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai. 
2.4. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu 
Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 10 ngày nếu thai dưới 01 tháng; 20 ngày nếu thai từ 01 tháng đến dưới 03 tháng; 40 ngày nếu thai từ 03 tháng đến dưới 06 tháng; 50 ngày nếu thai từ 06 tháng trở lên. 
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trong trường hợp này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. 
28 
2.5. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con 
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định sau đây: 
a) Bốn tháng, nếu l ... hà nước quy định (giả sử tiền lương giai đoạn này là 2.400.000d). 
Ông Q hưởng lương hưu từ tháng 10/2008. 
Hãy tính tỷ lệ hưởng lương hưu, mức bình quân tiền lương làm căn cứ trả trợ cấp hưu trí cho ông với diễn tiến như trên. 
5. Chế độ tử tuất 
61 
 5.1. Trợ cấp mai táng 
Các đối tượng sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng: 
a) Tất cả người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đang đóng bảo hiểm xã hội; 
b) Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; 
c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc. 
5.2. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng 
62 
Các đối tượng nêu ở mục 5.1 trên nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng: 
a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ mười lăm năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần; 
b) Đang hưởng lương hưu; 
c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 
d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. 
63 
Thân nhân của các đối tượng này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm: 
a) Con chưa đủ mười lăm tuổi; con chưa đủ mười tám tuổi nếu còn đi học; con từ đủ mười lăm tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; 
b) Vợ từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ sáu mươi tuổi trở lên; vợ dưới năm mươi lăm tuổi, chồng dưới sáu mươi tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; 
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ sáu mươi tuổi trở lên đối với nam, từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên đối với nữ; 
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu dưới sáu mươi tuổi đối với nam, dưới năm mươi lăm tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. 
Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung. 
64 
Mức trợ cấp tuất hằng tháng 
Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương tối thiểu chung; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung. 
Số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá bốn người; trường hợp có từ hai người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng hai lần mức trợ cấp. 
65 
5.3. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần 
Người lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần: 
1. Người lao động không thuộc các trường hợp nếu chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng như nêu ở mục 5.2 trên; 
2. Không có thân nhân đủ điều kiện hưởng tiền tuất hàng tháng. 
Mức trợ cấp tuất một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội; mức thấp nhất bằng ba tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng. 
V- BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN 
66 
1. Chế độ hưu trí 
1.1. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí 
Bảo hiểm xã hội tự nguyện áp dụng đối với người lao động là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. 
1.2. Điều kiện hưởng lương hưu 
Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây: 
a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi; 
b) Đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. 
Trường hợp nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá năm năm thì được đóng tiếp cho đến khi đủ hai mươi năm. 
67 
1.3. Mức lương hưu hằng tháng 
Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. 
1.4. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu 
Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trên ba mươi năm đối với nam, trên hai mươi lăm năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. 
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ ba mươi mốt trở đi đối với nam và năm thứ hai mươi sáu trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. 
68 
1.5. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng 
Người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 
1. Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội (trừ trường hợp nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá năm năm so với thời gian quy định thì được đóng tiếp cho đến khi đủ hai mươi năm); 
2. Không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội; 
3. Ra nước ngoài để định cư. 
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần 
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. 
69 
1.6. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội 
Người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội. 
1.7. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội 
Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. 
2. Chế độ tử tuất 
70 
2.1. Trợ cấp mai táng 
Các đối tượng sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng: 
a) Người lao động đã có ít nhất năm năm đóng bảo hiểm xã hội; 
b) Người đang hưởng lương hưu. 
Trường hợp đối tượng nêu trên bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp 
Trợ cấp mai táng bằng mười tháng lương tối thiểu chung. 
2.2. Trợ cấp tuất 
 Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần. 
71 
Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. 
VI. BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 
72 
1.Đối tượng áp dụng bảo hiểm thất nghiệp 
Bảo hiểm thất nghiệp áp dụng bắt buộc đối với: 
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp .. . 
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau: 
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; 
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; 
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. 
Người lao động đang hưởng lương hưu hoặc giúp việc gia đình không thuộc đối tượng tham gia BHTN 
73 
2. Các chế độ BHTN 
1. Trợ cấp thất nghiệp. 
2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm. 
3. Hỗ trợ Học nghề. 
4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động 
74 
75 
2. Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp 
Người thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: 
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây: 
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; 
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; 
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc 
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm; 
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp 
76 
3. Trợ cấp thất nghiệp 
Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp ( nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định 
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng 
77 
78 
4. Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp 
Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định. 
 Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn còn thời gian được hưởng theo quyết định thì tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định. 
79 
5. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp 
Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây: 
a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp; 
b) Tìm được việc làm; 
c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; 
d) Hưởng lương hưu hằng tháng; 
đ) Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng; 
e) Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục; 
g) Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; 
h) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; 
i) Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp; 
k) Chết; 
l) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; 
m) Bị tòa án tuyên bố mất tích; 
n) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù. 
80 
81 
Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp lần sau. 
82 
6. Hỗ trợ học nghề 
Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ học nghề với thời gian không quá sáu tháng. Mức hỗ trợ bằng mức chi phí học nghề ngắn hạn theo quy định của pháp luật về dạy nghề. 
7. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm 
Người lao động đ ang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà có nhu cầu tìm kiếm việc làm được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí. 
8. Bảo hiểm y tế 
Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế. 
Tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. 
9. H ỗ trợ học nghề 
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện sau đây: 
1. Đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 49 của Luật này; 
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật 
83 
Bài tập 
84 
1. Công ty may X tại TPHCM bố trí lịch làm việc cho công nhân theo 2 ca, mỗi ca 12 tiếng. Ca 1 từ 6g30 đến 18g30, ca 2 từ 18g30 đến 6g30 sáng hôm sau. Đơn giá tiền lương mỗi giờ làm việc của người lao động là 7.000đ. Hãy xác định mức tiền lương của công nhân trong từng ca làm việc nói trên. (lưu ý, thời giờ làm đêm được xác định trong tình huống này là từ 22g ngày hôm trước đến 6g ngày hôm sau) 
Giải 
85 
Ca 1: từ 6h30 đến 18h30 
Tlgngày làm việc = 8h x 7000 + (4h x 7000 x 150%) = 56.000 + 42.000 = 98.000 đ 
Ca 2: 18h30 đến 6h30 
TLg ngày làm việc = (7000 x 3,5) + (7000 x 4,5 x 130%) + {(7000x 150%x 3,5) + (7000 x 30% x 3,5)+ 20% (7000 x 150% x3,5)} + (7000 x 150% x 0,5 ) = 24.500 + 40.950 + 51450 + 5250= 122.150 đ 
86 
2. Anh Ngọc làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, công việc là bảo vệ, mức lương 4 triệu/ tháng, phụ cấp 1 triệu/tháng. Ngày 1/1/2008 bảo vệ công ty lập biên bản phát hiện trong cốp xe của anh có túi đồ trong đó có 2 chiếc áo thành phẩm của công ty thuộc kho anh quản lý (trước khi lập biên bản anh Ngọc đi công tác liên tục 3 ngày và xe anh vẫn ở bãi xe của công ty. Trước khi đưa xe vào bãi đã kiểm tra cốp xe hòan tòan không chứa đồ). Kho thành phẩm có hai người có chìa khóa là anh Ngọc và anh An. 
15 ngày sau đó công ty ra quyết định sa thải đối với anh vì lý do trộm cắp tài sản của công ty sau khi đã họp xét kỷ luật với đầy đủ thành phần tham dự theo quay định của pháp luật. Anh Ngọc khởi kiện yêu cầu nhận anh quay trở lại làm việc và bồi thường 55 triệu (11 tháng 8 ngày không được làm việc) cộng với bồi thường 10 triệu (2 tháng tiền lương và phụ cấp). 
Hãy cho biết, quyết định xử lý kỷ luật của công ty có phù hợp với các quy định của pháp luật hay không ? Giải quyết như thế nào với các yêu cầu của anh Ngọc? 
87 
3. Khi xin vào làm việc tại doanh nghiệp Sao Mai, theo yêu cầu của doanh nghiệp, chị A phải cam kết làm việc 5 năm, đặt cọc 10 triệu đồng phí đào tạo, nộp bằng ĐH gốc cho doanh nghiệp. Hết 4 tháng thử việc, chị được ký hợp đồng lao động thời hạn 2 năm. Được 2 tháng, chị A chuyển cơ quan khác, báo lãnh đạo doanh nghiệp Sao Mai trước 4 ngày. Giám đốc doanh nghiệp không chấp nhận, bắt chị phải làm đủ 5 năm mới trả bằng. Tranh chấp xảy ra. 
 Hãy phân tích và giải quyết tranh chấp 
88 
4. Năm 2006 chị X có ký hợp đồng lao động với CTY A (HĐ LĐ có thời gian từ 01.01.2006 đến 31.12.2006), chức danh trợ lý - mức lương là 4.8 triệu/ tháng. Sang năm 2007 hợp đồng này không được ký lại, nhưng chị A vẫn làm việc và lãnh lương cho hết tháng 03.2007. Đến tháng 4.2007 CTY không có bất cứ quyết định gì liên quan đến việc chấm dứt HĐLD này , nhưng CTY đã lấy lại bàn làm việc và không trả lương cho chị. Hỏi, việc thôi không trả lương cho chị trong trường hợp này có đồng nghĩa với việc chấm dứt HĐLĐ hay không ? Nếu có thì Việc chấm dứt HĐLĐ trường hợp này tương ứng với trường hợp nào do pháp luật quy định ? 
Có vi phạm pháp luật lao động hay không ? Tại sao ?  
89 
5. Chị M giao kết HĐLĐ có thời hạn 12 tháng (từ 1/1/2007 đến 31/12/2007). Sang tháng 1/2008 chị vẫn làm việc bình thường. Đến ngày 25/1/2008 sau khi trả lương cho chị tháng làm việc này thì công ty thông báo chấm dứt HĐLĐ với chị. Hỏi việc chấm dứt trong trường hợp này có trái luật hay không ? Tại sao ? 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_luat_lao_dong_bai_10_bao_hiem_xa_hoi.ppt