Bài giảng Luật kinh tế - Chương 8: Pháp luật về hợp đồng - Bùi Huy Tùng
CHƯƠNG VIII. PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG
Nội dung nghiên cứu:
I. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG Ở VIỆT NAM
II. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
III. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
IV. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
V. HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật kinh tế - Chương 8: Pháp luật về hợp đồng - Bùi Huy Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Luật kinh tế - Chương 8: Pháp luật về hợp đồng - Bùi Huy Tùng
CHƯƠNG VIII. PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG I. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG Ở VIỆT NAM II. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ III. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI IV. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA V. HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ Nội dung nghiên cứu: I. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG Ở VIỆT NAM 1. Khái niệm hợp đồng 2. Phân loại hợp đồng 3. Nguồn pháp luật điều chỉnh hợp đồng 1. Khái niệm hợp đồng Trong nền KTTT, mỗi cá nhân hay tổ chức tham gia vào nhiều QHXH phong phú, đa dạng, trong đó có các GDDS. Căn cứ chủ yếu làm phát sinh các quyền và NVDS là hợp đồng. Khái niệm hợp đồng được hiểu một cách chung nhất là HĐDS. Hợp đồng là hình thức thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên đạt được thông qua sự thỏa thuận. 1. Khái niệm hợp đồng (tt) Khái niệm hợp đồng và HĐDS: Hợp đồng được hiểu theo nghĩa rộng là sự thỏa thuận giữa các bên về một vấn đề nhất định làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ. “HĐDS là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và NVDS” (Đ388 BLDS2005). 1. Khái niệm hợp đồng (tt) Dấu hiệu của HĐDS: Là sự thỏa thuận giữa các bên Nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt HĐDS Các quyền và NVDS 2. Phân loại hợp đồng 2.1. Theo nội dung của hợp đồng 2.2. Theo tính chất đặc thù của hợp đồng 2.3. Theo sự tương xứng về quyền và nghĩa vụ của các bên hợp đồng 2.4. Theo hình thức hợp đồng 2.5. Theo lĩnh vực áp dụng của hợp đồng 2.6. Theo tính thông dụng của hợp đồng 2.1. Theo nội dung của hợp đồng Hợp đồng không có tính chất kinh doanh (HĐDS theo nghĩa hẹp): nhằm thỏa mãn mục đích sinh hoạt, tiêu dùng. Hợp đồng KD,TM : Giữa các chủ thể có ĐKKD thực hiện các hoạt động KD,TM. HĐLĐ : Giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả công, về điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong QHLĐ. 2.2. Theo tính chất đặc thù của hợp đồng Hợp đồng chính : Hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ. Hợp đồng phụ : Hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính; nếu hợp đồng chính không có hiệu lực thì hợp đồng phụ cũng không có hiệu lực. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba : các chủ thể hợp đồng thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của người thứ ba. Hợp đồng có điều kiện : Hiệu lực của hợp đồng phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định do các bên thỏa thuận. 2.3. Theo sự tương xứng về quyền và nghĩa vụ của các bên hợp đồng Hợp đồng song vụ : các bên chủ thể đều có quyền và nghĩa vụ tương xứng nhau, quyền của bên này tương xứng với nghĩa vụ của bên kia, và ngược lại. Hợp đồng đơn vụ : Chỉ có một bên có nghĩa vụ. 2.4. Theo hình thức hợp đồng Hợp đồng bằng văn bản, kể cả bằng thông điệp dữ liệu. Hợp đồng bằng lời nói. Hợp đồng bằng hành vi cụ thể. Hợp đồng có công chứng, chứng thực hay phải đăng ký. 2.5. Theo lĩnh vực áp dụng của hợp đồng Hợp đồng thương mại: Hợp đồng giữa các thương nhân. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất: chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, góp vốn, thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Hợp đồng chuyển giao quyền tài sản của quyền tác giả: Hợp đồng chuyển giao công nghệ: Hợp đồng giao thầu: Các hợp đồng cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh đặc thù khác. 2.6. Theo tính thông dụng của hợp đồng Hợp đồng mua bán tài sản: “Là sự thỏa thuận, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán” (Đ248). Hợp đồng trao đổi tài sản: “Là sự thỏa thuận, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu cho nhau” (K1 Đ463). Hợp đồng tặng cho tài sản: “Là sự thỏa thuận, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho và không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận” (Đ465). Hợp đồng vay tài sản: “Là sự thỏa thuận, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định” (Đ471). 2.6Theo tính thông dụng của hợp đồng (tt) Hợp đồng thuê tài sản: “Là sự thỏa thuận, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê, còn bên thuê phải trả tiền thuê” (Đ480). Hợp đồng mượn tài sản: “Là sự thỏa thuận, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn mà bên mượn không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được” (Đ512). Hợp đồng dịch vụ: “Là sự thỏa thuận, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ” (Đ518). 2.6Theo tính thông dụng của hợp đồng (tt) Hợp đồng vận chuyển: Hợp đồng vận chuyển hành khách: “Là sự thỏa thuận, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định còn hành khách phải thanh toán cước phí” (Đ527). Hợp đồng vận chuyển tài sản: “Là sự thỏa thuận, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển tài sản đến địa điểm đã định và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, còn bên thuê có nghĩa vụ trả cước phí” (Đ535). 2.6Theo tính thông dụng của hợp đồng (tt) Hợp đồng gia công: “Theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, còn bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công” (Đ547). Hợp đồng gửi giữ tài sản: “Theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó khi hết hạn, còn bên gửi phải trả tiền công, trừ tr.hợp gửi giữ không phải trả tiền công” (Đ559). Hợp đồng bảo hiểm: “Theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm” (Đ567). Hợp đồng ủy quyền: “Theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định” (Đ581). 2.6Theo tính thông dụng của hợp đồng (tt) Hứa thưởng và thi có giải: Hứa thưởng: “Người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng. Công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không trái pháp luật, đạo đức” (Đ590). Thi có giải: “Người tổ chức cuộc thi văn hóa, nghệ thuật, thể thao, khoa học, kỹ thuật và các cuộc thi khác không trái pháp luật, đạo đức thì phải công bố điều kiện dự thi, thang điểm, các giải thưởng và mức thưởng của mỗi giải. Việc thay đổi điều kiện dự thi phải được thực hiện theo cách thức đã công bố trong một thời gian hợp lý trước khi diễn ra cuộc thi. Người đoạt giải có quyền yêu cầu người tổ chức cuộc thi trao giải thưởng đúng mức đã công bố” (Đ593). 3. Nguồn pháp luật điều chỉnh hợp đồng 3.1. Khái quát qúa trình phát triển của pháp luật hợp đồng ở VN 3.2. Hệ thống VBPL hiện hành về hợp đồng 3.1. Khái quát qúa trình phát triển của pháp luật hợp đồng ở VN Pháp luật hợp đồng trong cơ chế KHHTT Pháp luật hợp đồng trong cơ chế KTTT Pháp luật hợp đồng trong cơ chế KHHTT Năm 1956, NN ban hành Điều lệ tạm thời số 735/TTg về chế độ hợp đồng kinh doanh, điều chỉnh các quan hệ giữa hai hay nhiều chủ thể cam kết thực hiện kế hoạch của NN. Nghị định 004/TTg/1960 ban hành Điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế giữa các XNQD và CQNN. Điều lệ này quy định một kiểu hợp đồng mới – hợp đồng được ký kết trên cơ sở và nhằm thực hiện kế hoạch NN đồng thời thực hiện các n.tắc của chế độ hạch toán kinh tế. Như vậy, các CQNN, các XNQD xác lập và thực hiện hợp đồng không phải vì lợi ích riêng mà nhằm để thực hiện kế hoạch của NN. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của hợp đồng kinh tế trong cơ chế KTKHHTT. HĐCP đã ban hành Nghị định số 54/CP/1975, ban hành Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế. Đây là bản điều lệ chính thức đầu tiên về chế độ hợp đồng và có hiệu lực thi hành đến năm 1989. Để thực hiện hai nghị định trên, NN ta đã ban hành hàng loạt văn bản hướng dẫn như: Quyết định số 113-TTg/1965 và Chỉ thị số 17-TTg/1967 của TTg Pháp luật hợp đồng trong cơ chế KHHTT (tt) Đặc điểm của PL về hợp đồng trong cơ chế KHHTT Một là, pháp luật hợp đồng chỉ là công cụ pháp lý của việc thực hiện kế hoạch NN. Do kế hoạch NN được coi là pháp lệnh cho nên việc ký kết và thực hiện hợp đồng là kỷ luật của NN đối với các đơn vị kinh tế. Hai là, hợp đồng kinh tế là hình thức pháp lý của các quan hệ mang tính chất tổ chức – kế hoạch, còn yếu tố tài sản chỉ là thứ yếu. Nội dung chủ yếu của hợp đồng đã được xác định trong chỉ tiêu kế hoạch NN, ý chí của các bên thể hiện qua việc thỏa thuận chỉ là việc cụ thể hóa ý chí của NN. Ba là, chủ thể của hợp đồng chỉ là các đơn vị, tổ chức được giao chỉ tiêu, kế hoạch. Pháp luật hợp đồng trong cơ chế KTTT Đại hội VI (1986) chuyển đổi cơ chế KHHTT sang cơ chế thị trường. Cơ chế kinh tế mới đòi hỏi phải có sự thay đổi về chính sách và pháp luật, trong đó có pháp luật về hợp đồng. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế của HĐNN (1989) và sau đó là một loạt các VB như NĐ/17/HĐBT, QĐ/18/HĐBT/1990 và nhiều văn bản hướng dẫn khác đã được ban hành. BLDS1995 được QH ban hành trong đó có nhiều quy định về HĐDS. LTM1997 cũng có những quy định mới về hợp đồng cho một số hành vi thương mại. Nhưng thực tế, các QHHĐ trong KDTM vẫn lấy Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 làm căn cứ áp dụng chủ yếu. Nội dung cụ thể của chế độ pháp lý về hợp đồng quy định trong các VBPL nêu trên có nhiều điểm không thống nhất. Pháp luật hợp đồng trong cơ chế KTTT (tt) Khi cơ chế kinh tế thay đổi một cách mạnh mẽ, Pháp lệnh HĐKT1989 đã không còn phù hợp nữa. Việc hoàn thiện, đổi mới các quy định của pháp luật về hợp đồng là vấn đề đặt ra hết sức cấp thiết cho giao lưu kinh tế và cho hội nhập. Thực tiễn pháp luật về hợp đồng không thống nhất, các quy định còn nằm rãi rác, chồng chéo, mâu thuẫn, loại trừ nhau, tạo ra nhiều lỗ hổng pháp lý khiến cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật gặp nhiều khó khăn. BLDS2005 được ban hành, trong đó chế định hợp đồng là nền tảng thống nhất và đồng bộ để điều chỉnh các QHHĐ. Ngoài ra, NN còn ban hành các VBPL riêng để điều chỉnh các QHHĐ trong các lĩnh vực cụ thể. 3.2. Hệ thống VBPL hiện hành về hợp đồng BLDS2005 LTM2005 Các VBPL chuyên ngành Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế BLDS2005 Là VBPL điều chỉnh tất cả các loại hợp đồng nói chung và hợp đồng trong KDTM nói riêng. Nó có tính n.tắc về các chủ thể, GDDS, NVDS, HĐDS (nghĩa chung) được áp dụng cho các quan hệ HĐDS (nghĩa hẹp), QHHĐ KDTM, quan hệ HĐLĐ. Trên cơ sở chế độ pháp lý của HĐDS (nghĩa chung), có các văn bản cho riêng từng loại hợp đồng như LTM, BLLĐ, LDN2005 Pháp lệnh HĐKT1989 hết hiệu lực khi BLDS2005 có hiệu lực. LTM2005 Việc xác lập và thực hiện các QHHĐ trong các hoạt động KDTM giữa các thương nhân trước hết phải căn cứ vào LTM2005. Trong quan hệ giữa BLDS2005 và LTM2005 thì LTM2005 là luật riêng còn BLDS2005 là luật chung. Những nội dung liên quan đến thương mại không được quy định trong LTM2005 và các luật khác thì áp dụng BLDS2005 (K3 Đ4 LTM2005). Đối với các quy định khác nhau giữa LTM2005 và BLDS2005 thì áp dụng quy định của LTM2005. Các VBPL chuyên ngành Trong những lĩnh vực KDTM, có những lĩnh vực mang tính chuyên ngành, đặc thù, và tương ứng với nó là các VBPL chuyên ngành để quy định những nội dung cụ thể của QHHĐ trong từng lĩnh vực đó, như: LDK; LKDBH; LĐL; BLHH; LXD; LĐThầu; LKDBĐS; LCK LTM2005 quy định, hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó (K2 Đ4 LTM2005). Áp dụng ĐƯQT, PL nước ngoài và TQTMQT Đối với các QHHĐ KDTM có các yếu tố nước ngoài, bên cạnh áp dụng PL trong nước, còn áp dụng ĐƯQT, PL nước ngoài và tập TQTMQT. “Tr.hợp ĐƯQT mà CHXHCNVN là thành viên có quy định áp dụng PL nước ngoài, TQTMQT hoặc có quy định khác với LTM2005 thì áp dụng ĐƯQT đó. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thỏa thuận áp dụng luật nước ngoài, TQTMQT nếu chúng không trái với các n.tắc cơ bản của PLVN” (Đ5 LTM2005). II. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ Các GDDS thông qua hình thức chủ yếu là HĐDS. Chế độ pháp lý của HĐDS quy định trong BLDS2005 thể hiện trực tiếp trong các phần GDDS, NVDS và HĐDS. Chế độ pháp lý về HĐDS được nghiên cứu theo các phần: Giao kết hợp đồng, thực hiện, thay đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng, trách nhiệm dân sự và giải quyết tranh chấp. II. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ (tt) 1. Giao kết HĐDS 2. Chế độ thực hiện HĐDS 3. TNPL do vi phạm HĐDS 1. Giao kết HĐDS 1.1 Khái niệm 1.2 N.tắc giao kết HĐDS 1.3 Chủ thể của HĐDS 1.4 Nội dung của HĐDS 1.5 Hình thức của HĐDS 1.6 Trình tự giao kết HĐDS 1.7 Thời điểm giao kết hợp đồng 1.8 Thời điểm có hiệu lực của HĐDS 1.9 Điều kiện có hiệu lực của HĐDS 1.10 HĐDS vô hiệu 1.1 Khái niệm Giao kết HĐDS là quá trình thương lượng giữa các bên theo những n.tắc và trình tự nhất định theo PL để đạt được thỏa thuận nhằm xác lập quyền và NVDS của các bên. 1.2 N.tắc giao kết HĐDS Tự do do giao kết nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực, hợp tác và ngay thẳng 1.2 N.tắc giao kết HĐDS (tt) Tự do do giao kết nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội Các chủ thể có quyền tự do ký kết với ai, như thế nào, với nội dung, hình thức nào xuất phát từ ý chí và lợi ích của mình. Con người sống trong xã hội, nên sự tự do thỏa thuận phải phù hợp với pháp luật và đạo đức của xã hội đó. Lợi ích của người khác, của cộng đồng, của xã hội được coi là giới hạn ý chí tự do của mỗi chủ thể. 1.2 N.tắc giao kết HĐDS (tt) Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực, hợp tác và ngay thẳng Tự nguyện giữa các chủ thể chứ không có ép buộc, bắt buộc, đe họa, cưỡng bức. Bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chủ thể: bình đẳng về địa vị pháp lý, về quyền và nghĩa vụ. Thiện chí hợp tác là nhằm thực hiện hiệu quả hợp đồng và mang lại lợi ích tối đa cho các bên. Hợp đồng phải phản ánh khách quan, trung thực, ngay thẳng những mong muốn bên trong của các bên thì việc giao kết mới được coi là tự nguyện. Sự trung thực, ngay thẳng mới có thể trở thành các đối tác lâu dài trong quan hệ dân sự. → Nếu được giao kết do bị nhầm lẫn, lừa dối hoặc đe dọa thì đều trái pháp luật và bị coi là vô hiệu. 1.3 Chủ thể của HĐDS Các bên tham gia vào quan hệ HĐDS bao gồm: Cá nhân (CDVN, người nước ngoài, người không quốc tịch), pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Muốn tham gia giao kết và trở thành chủ thể của HĐDS, thì các bên phải có đủ tư cách chủ thể (NLPL và NLHV). 1.3 Chủ thể của HĐDS (tt) Cá nhân Pháp nhân Hộ gia đình Tổ hợp tác Cá nhân Cá nhân có đủ tư cách chủ thể có thể tự mình giao kết hợp đồng. Quyền độc lập trong giao kết hợp đồng được quy định đối với các cá nhân từ đủ 18t có đủ NLPL và NLHV. Người không có NLHVDS (dưới 6t), người mất NLHVDS không được giao kết và thực hiện các HĐDS; đều phải do người đại diện xác lập, thực hiện. Người bị hạn chế NLHVDS thì chỉ được xác lập và thực hiện các HĐDS trong phạm vi nhất định. Người có NLHVDS không đầy đủ (từ đủ 6t đến dưới 18t): khi xác lập, thực hiện giao dịch t ... . Đối với mua bán hàng hóa quốc tế: Trong tr.hợp cần thiết, để bảo vệ an ninh quốc gia và các lợi ích quốc gia khác phù hợp với PLVN và ĐƯQT mà VN là thành viên, Thủ tướng quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp nhất định (Đ31 LTM2005). 1.2 Nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Nhãn HH là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên HH, bao bì, thương thẩm của HH hoặc trên các chất liệu khác được gắn lên HH, bao bì, thương phẩm của HH (K1 Đ32). HH lưu thông trong nước, HH xuất khẩu, nhập khẩu phải có nhãn HH, trừ tr.hợp do pháp luật quy định (K2 Đ32). Nội dung cần ghi trên nhãn HH và trách nhiệm của thương nhân trong việc ghi nhãn hàng được quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP. Xuất xứ HH là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng trong tr.hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia (K14 Đ3 LTM2005). 1.2 Nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (tt) GCN xuất xứ hàng hóa và quy tắc xuất xứ hàng hóa (Đ33): Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có GCN xuất xứ trong các tr.hợp sau: Hàng hóa được hưởng ưu đãi về thuế hoặc ưu đãi khác; Theo quy định của PLVN hoặc các ĐƯQT mà VN là thành viên. 2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa (Đ34) Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng (Đ44) Quyền sở hữu hàng hóa và thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa Xác định giá và thanh toán Thời điểm chuyển rủi ro Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa (Đ34) Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác của hợp đồng. Nếu không có thỏa thuận thì phải thực hiện theo LTM2005. Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa (Đ34) Địa điểm giao hàng (Đ35 LTM2005) Giao hàng có liên quan đến người vận chuyển (Đ36 LTM2005) Thời hạn giao hàng (Đ37 LTM2005) Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng (Đ39 LTM2005) Giao chứng từ liên quan đến hàng hóa (Đ42 LTM2005) Kiểm tra hàng trước khi giao hàng (Đ44) Tr.hợp các bên có thỏa thuận bên mua kiểm tra hàng trước khi giao thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua kiểm tra. Trừ tr.hợp có thỏa thuận khác, bên mua phải kiểm tra hàng trong thời gian ngắn nhất. Nếu bên mua không tiến hành kiểm tra hàng trước khi giao nh ư thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng. Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa mà bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán biết sau khi kiểm tra. Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa nếu các khiếm khuyết đó không thể phát hiện được bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua. Quyền sở hữu hàng hóa và thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hóa (Đ45) Bên bán phải bảo đảm: Quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi bên thứ ba; Hàng hóa phải hợp pháp; Việc chuyển giao hàng hóa là hợp pháp. Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa (Đ62) Trừ tr.hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao. Xác định giá và thanh toán Xác định giá (Đ52) Nghĩa vụ thanh toán và quyền ngừng thanh toán Địa điểm thanh toán (Đ54) Thời hạn thanh toán (Đ55) Thời điểm chuyển rủi ro (tt) Chuyển rủi ro khi có địa điểm giao hàng xác định (Đ57) Chuyển rủi ro khi không có địa điểm giao hàng xác định (Đ58) Chuyển rủi ro trong tr.hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển (Đ59) Chuyển giao rủi ro trong tr.hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển (Đ60) Chuyển rủi ro trong các tr.hợp khác (Đ61) 3. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch là một hoạt động nhằm bảo hiểm các rủi ro do việc biến động giá cả, nhằm mục đích hình thành và phát triển thị trường, đặc biệt là thị trường hàng nông sản. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận việc mua bán theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai (Đ63 LTM2005). Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng, bao gồm: Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn (K1 Đ64 LTM2005). 3. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa (tt) Chức năng của Sở giao dịch hàng hóa (Đ67) Cung cấp các điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết để giao dịch, mua bán; Điều hành các hoạt động giao dịch; Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm. Hợp đồng kỳ hạn Khái niệm Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng (K2 Đ64 LTM2005). Là loại hợp đồng theo mức giá hiện tại nhưng việc giao hàng lại thực hiện trong tương lai. Mục đích của loại hợp đồng kỳ hạn là nhằm hưởng một khoản tiền do sự biến động về giá hàng, vì vậy người ta còn gọi loại hợp đồng này là hình thức đầu cơ về giá hoặc hình thức bảo hiểm trong tr.hợp có biến động về giá. Hợp đồng kỳ hạn (tt) Quyền và nghĩa vụ của các bên: Nếu bên bán thực hiện việc giao hàng thì bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán. Nếu các bên có thỏa thuận là bên mua hoặc bên bán có thể thanh toán khoản chênh lệch giá (giá thỏa thuận trong hợp đồng và giá thị trường do Sở giao dịch công bố vào lúc hợp đồng được thực hiện) cho bên kia thay vì giao hàng và nhận hàng. Nếu các bên có thỏa thuận bên mua thanh toán bằng tiền và không nhận hàng thì bên mua phải thanh toán cho bên bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá trong hợp đồng (cao) và giá thị trường hiện tại (thấp). Nếu các bên có thỏa thuận bên bán thanh toán bằng tiền và không giao hàng thì bên bán phải thanh toán cho bên mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường hiện tại (cao) và giá trong hợp đồng (thấp). Hợp đồng quyền chọn Khái niệm Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó (K3 Đ64 LTM2005). Hợp đồng quyền chọn (tt) Quyền và nghĩa vụ của các bên Bên mua quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán phải trả tiền mua quyền chọn; số tiền mua quyền chọn do các bên thỏa thuận; Bên giữ quyền chọn mua có quyền mua nhưng không có nghĩa vụ mua; nếu quyết định mua thì bên bán có nghĩa vụ phải bán; nếu bên bán không có hàng để giao thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giá thỏa thuận trong hợp đồng (thấp) và giá thị trường hiện tại (cao). Bên giữa quyền chọn bán có quyền bán nhưng không có nghĩa vụ mua; nếu quyết định bán thì bên mua phải mua; nếu bên mua không mua hàng thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường hiện tại (thấp) và giá trong hợp đồng (cao). 4. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 4.1 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của LTM2005 4.2 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của Công ước Viên 1980 4.3 Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 4.1 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của LTM2005 HĐMBHHQT trước hết là một HĐMBHH nên nó mang đầy đủ các đặc điểm của HĐMBHH. Ngoài ra, nó còn có yếu tố quốc tế là yếu tố vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia nên nó phải thỏa mãn một số yêu cầu do yếu tố này đòi hỏi. LTM2005 tuy không trực tiếp đưa ra khái niệm HĐMBHHQT, nhưng ta có thể hiểu khái niệm này qua quyết định gián tiếp sau: “Mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu (Đ27 LTM2005). Trong HĐMBHHQT, các bên có quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng, đó có thể là luật quốc gia, ĐƯQT, tập quán TMQT, án lệ Một số n.tắc lựa chọn luật quốc gia Thứ nhất, khi được quy định trong hợp đồng, c ó hai cách quy định: Một là, các bên quy định về luật áp dụng ngay từ giai đoạn đàm phán, ký kết, bằng cách chỉ rõ trong hợp đồng luật của một nước nào đó sẽ được áp dụng. Hai là, các bên thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng sau khi ký kết hợp đồng, thậm chí là sau khi có tranh chấp phát sinh. Một số n.tắc lựa chọn luật quốc gia Thứ hai, khi Tòa án hoặc trọng tài quyết định “Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, HĐTT áp dụng luật do các bên lựa chọn (). Trong tr.hợp các bên không lựa chọn được luật áp dụng thì HĐTT quyết định”. Một số n.tắc lựa chọn luật quốc gia Thứ ba, khi hợp đồng mẫu quy định Để tiết kiệm thời gian, các bên hợp đồng thường chỉ quy định những nội dung cơ bản. Những nội dung còn lại, các bên thường thỏa thuận dẫn chiếu đến hợp đồng mẫu. Đây là loại hợp đồng thường được các tập đoàn, các tổ chức nghề nghiệp soạn thảo. Những hợp đồng mẫu này chỉ có giá trị khi được các bên tham chiếu bằng cách chỉ rõ trong hợp đồng của mình. Và nó có giá trị bắt buộc đối với các bên, kể cả điều khoản về luật áp dụng (nếu có). 4.2 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của Công ước Viên 1980 Một trong những ĐƯQT đóng vai trò quan trọng trên phương diện là cơ sở pháp lý cho các giao dịch mua bán HHQT là Công ước Viên 1980. Công ước gồm 101 điều khoản được chia thành bốn phần: Phần 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung. Phần 2: Ký kết hợp đồng Phần 3: Mua bán hàng hóa. Phần 4: Những quy định cuối cùng. 4.3 Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Công ước quy định về việc ký kết hợp đồng (Đ14 đến Đ24), bao gồm các giai đoạn cháo hàng, chấp nhận chào hàng và giao kết hợp đồng. 4.3 Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (tt) Chào hàng Chào hàng là giai đoạn trong đó một bên “đề nghị về việc ký kết hợp đồng được gửi đích danh cho một vài người” (Đ14 Công ước). Chào hàng có thể là bất kỳ một lời đề nghị nào “đủ rõ ràng” và “chỉ rõ tên hàng, xác định một cách trực tiếp hoặc ngầm định về số lượng và giá cả”. Chào hàng chỉ phát sinh hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng (K1 Đ15). Chào hàng có thể bị hủy nếu thông báo của người chào hàng về việc hủy chào hàng gửi tới nơi người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng (K2 Đ15). Chào hàng sẽ mất hiệu lực khi người chào hàng nhận được thông báo về việc từ chối chào hàng (Đ17 Công ước). 4.3 Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (tt) Chấp nhận chào hàng Người nhận được chào hàng có một lời tuyên bố hay một hành vi khác biểu lộ sự đồng ý với chào hàng. Nếu nhận được chào hàng nhưng im lặng hoặc không hành động thì không được coi là chấp nhận chào hàng (K1 Đ18). Người đã chấp nhận chào hàng cũng có thể hủy chấp nhận mà mình gửi đi nếu thông báo về việc hủy chấp nhận tới nơi người chào hàng trước hoặc cùng thời điểm chấp nhận có hiệu lực (Đ22 Công ước). Nếu bên nhận chào hàng có khuynh hướng chấp nhận nhưng có bổ sung, bớt đi hay thêm vào hay sửa đổi thì được coi là từ chối chào hàng và tạo thành một chào hàng mới. 4.3 Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (tt) Chấp nhận chào hàng Nếu những điểm bổ sung, sửa đổi hay đề nghị này không làm biến đổi nội dung chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng, trừ tr.hợp người chào hàng gửi thông báo ngay lập tức thể hiện sự phản đối. Chấp nhận chào hàng chỉ có giá trị nếu nó được gửi đến cho người chào hàng trong thời hạn chấp nhận. Thời hạn chấp nhận do người chào hàng quy định, bắt đầu tính từ thời điểm người được chào hàng nhận được chào hàng. Hợp đồng được coi là đã được giao kết kể từ thời điểm sự chấp nhận chào hàng có hiệu lực (Đ23 Công ước). Bắt đầu từ thời điểm này các bên có những quyền và nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng. V. HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ 1. Khái niệm hợp đồng dịch vụ 2. Phân loại hợp đồng dịch vụ 3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ 1. Khái niệm hợp đồng dịch vụ Cung ứng dịch vụ là một bên (bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận (K9 Đ3 LTM2005). Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền (Đ518 BLDS2005). BLDS2005 đưa ra những quy định mang tính n.tắc cho hợp đồng dịch vụ. Trên cơ sở đó, LTM2005 ban hành những quy định chung đối với hoạt động cung ứng dịch vụ. LTM2005 có nhiều quy định về nội dung cụ thể của các dịch vụ liên quan đến mua bán hàng hóa thông thường. Dịch vụ trong các lĩnh vực kinh doanh đặc thù phải căn cứ vào VBPL chuyên ngành. 2. Phân loại hợp đồng dịch vụ Căn cứ vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Hợp đồng dịch vụ pháp lý; Hợp đồng dịch vụ kế toán, kiểm toán; Hợp đồng dịch vụ thông tin, liên lạc; Hợp đồng dịch vụ xây dựng; Hợp đồng dịch vụ phân phối; đại lý; Hợp đồng dịch vụ tài chính, ngân hàng; Hợp đồng dịch vụ môi trường; Hợp đồng dịch vụ giáo dục, đào tạo; Hợp đồng dịch vụ vận tải; Hợp đồng dịch vụ du lịch; Hợp đồng dịch vụ giải trí; Hợp đồng dịch vụ y tế.v.v 2. Phân loại hợp đồng dịch vụ (tt) Căn cứ vào dịch vụ quy định trong LTM2005 Hợp đồng dịch vụ khuyến mại; Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại; Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ; Hợp đồng đại diện cho thương nhân; Hợp đồng ủy thác; Hợp đồng đại lý; Hợp đồng gia công; Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa; Hợp đồng dịch vụ quá cảnh; Hợp đồng nhượng quyền thương mại. 3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ: Trừ tr.hợp có thỏa thuận khác, bên cung ứng dịch vụ có các nghĩa vụ: Cung ứng dịch vụ và công việc liên quan theo thỏa thuận và theo LTM2005 (K1 Đ78); Hợp tác giữa các bên cung ứng dịch vụ (Đ81 LTM2005); Nghĩa vụ về thời gian hoàn thành dịch vụ (Đ82 LTM2005); Nghĩa vụ tuân thủ những yêu cầu hợp lý của khách hàng liên quan đến những thay đổi trong quá trình cung ứng dịch vụ (Đ83 LTM2005); Bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao (K2 Đ78); Thông báo ngay cho khách hàng nếu thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không đảm bảo (K3 Đ78); Giữ bí mật về thông tin mà mình biết được (K4 Đ78). 3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ Nghĩa vụ của khách hàng (Đ85 LTM2005). Trừ tr.hợp có thỏa thuận khác, khách hàng có nghĩa vụ: Thanh toán tiền cung ứng dịch vụ; Cung cấp kịp thời các kế hoạch, chỉ dẫn và những chi tiết khác; Hợp tác trong tất cả những vấn đề cần thiết khác; Khách hàng có nghĩa vụ điều phối hoạt động của các bên, nếu dịch vụ do nhiều bên cung ứng.
File đính kèm:
- bai_giang_luat_kinh_te_chuong_8_phap_luat_ve_hop_dong_bui_hu.ppt