Bài giảng Luật kinh tế - Chương 5: Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước - Bùi Huy Tùng

1. KHÁI QUÁT VỀ DNNN

1. Kinh tế NN và DNNN

2. Khái niệm DNNN

3. Đặc điểm DNNN

4. DNNN hoạt động công ích

5. Phân loại DNNN

6. Luật điều chỉnh đối với DNNN

ppt 91 trang phuongnguyen 4020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật kinh tế - Chương 5: Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước - Bùi Huy Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Luật kinh tế - Chương 5: Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước - Bùi Huy Tùng

Bài giảng Luật kinh tế - Chương 5: Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước - Bùi Huy Tùng
CHƯƠNG V. PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 
 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 
I. KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 
II. CÔNG TY NHÀ NƯỚC 
III. TỔNG CÔNG TY DO CÁC CÔNG TY TỰ ĐẦU TƯ VÀ THÀNH LẬP (TỔNG CÔNG TY THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON) 
IV. CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY NHÀ NƯỚC 
1. KHÁI QUÁT VỀ DNNN 
1. Kinh tế NN và DNNN 
2. Khái niệm DNNN 
3. Đặc điểm DNNN 
4. DNNN hoạt động công ích 
5. Phân loại DNNN 
6. Luật điều chỉnh đối với DNNN 
1. Kinh tế NN và DNNN 
	Các mô hình kinh tế chủ yếu: 
Mô hình kinh tế tự do cạnh tranh 
Mô hình KTKHHTT 
Mô hình KTTT có sự quản lý của NN 
1. Kinh tế NN và DNNN (tt) 
	 Ở bất kỳ quốc gia nào thuộc bất kỳ một chế độ xã hội nào, NN đều tham gia vào đời sống kinh tế theo hai tư cách: 
Với tư cách là chủ nhân của quyền lực công cộng , NN như người điều tiết chung mọi sự vận động và phát triển của toàn bộ đời sống kinh tế. 
Với tư cách là chủ sở hữu những nguồn lực vật chất , NN tham gia vào thương trường với tư cách là nhà đầu tư sản xuất hoặc người tiêu dùng. 
1. Kinh tế NN và DNNN (tt) 
	Khi tham gia với tư cách là người sản xuất cung cấp các HH-DV, NN tham gia với hai cách thức: 
NN đầu tư vốn để thành lập DN, không nhất thiết phải vì lợi nhuận, tổ chức và quản lý theo hình thức pháp lý công . Đó là những lĩnh vực mà tư nhân không thể hoặc không muốn tham gia. Đây là cách thức hoạt động thể hiện bản chất NN. 
Tham gia thương trường với tư cách là nhà đầu tư, bình đẳng như các nhà đầu tư khác. NN sẽ thành lập các DN vì mục tiêu lợi nhuận và hoạt động theo luật tư . 
1. Kinh tế NN và DNNN (tt) 
DNNN là DN do NN nắm toàn bộ hoặc một phần sở hữu và NN kiểm soát tới một mức độ nhất định quá trình ra quyết định của DN, mà theo quy định của LDNNN2003 là việc NN nắm cổ phần chi phối hay cổ phần đặc biệt. 
DNNN có hai dấu hiệu đặc trưng: 
Về mức độ sở hữu vốn : NN là chủ sở hữu toàn bộ hoặc đa số cổ phần, hoặc thiểu số cổ phần cho phép nắm quyền chi phối DN. 
Sự kiểm soát của NN đối với quá trình ra quyết định : sự kiểm soát được vốn là tiền đề cho kiểm soát hoạt động. 
1. Kinh tế NN và DNNN (tt) 
Không một NN nào từ bỏ hoàn toàn quyền kiểm soát đối với các quyết định của DNNN. Điều này không có nghĩa là NN lại can thiệp trực tiếp vào hoạt động của DNNN, bởi vì DNNN là pháp nhân thì có tư cách pháp lý độc lập. 
Mức độ và phạm vi kiểm soát của NN đối với DNNN tuỳ theo loại hình DN. Đối với loại hình DNNN mang tính chất dịch vụ công, NN thực hiện kiểm soát toàn diện và chặt chẽ so với các DNNN mang tính kinh doanh. 
2. Khái niệm DNNN 
DNNN lần đầu tiên được ghi nhận với tên gọi là DNQG tại Sắc lệnh số 104/SL (1948): “DNQG là một DN thuộc quyền sở hữu quốc gia và do quốc gia điều khiển”. 
Trong thời kỳ KTKHHTT, DNNN cùng với HTX là hai loại hình TCKT cơ bản, chủ yếu của kinh tế XHCN, với tên gọi thường gắn với hai chữ “quốc doanh” như: XNQD, cửa hàng thương nghiệp quốc doanh, HTX mua bán quốc doanh, 
2. Khái niệm DNNN (tt) 
Thuật ngữ DNNN xuất hiện khi NN thực hiện công cuộc đổi mới, cùng với sự thừa nhận chế độ sở hữu tư nhân trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với các hình thức tổ chức SXKD đa dạng vận hành theo cơ chế thị trường có sự QLNN 
Khái niệm DNNN lần đầu tiên được quy định tại Đ1 NĐ 388/HĐBT (1991); và sau đó là tại Đ1 LDNNN1995: “DNNN là một TCKT do NN đầu tư toàn bộ VĐL và thành lập, tổ chức quản lý với tư cách chủ sở hữu để thực hiện các mục tiêu KT-XH của NN”. 
2. Khái niệm DNNN (tt) 
Tiếp tục đổi mới HTPL. Đ1 LDNNN2003, quy định: “DNNN là TCKT do NN sở hữu toàn bộ VĐL hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức CTNN, CTCP, CTTNHH”. 
Điểm khác cơ bản về KN DNNN giữa LDNNN2003 so với LDNNN1995 là: hình thức pháp lý của DNNN được đa dạng hơn trước (bao gồm cả CTTNHHNN và CTCPNN); thủ tục thành lập DNNN trong nhiều tr.hợp cũng được tiến hành theo quy chế pháp lý thống nhất như các DN khác. 
Các DNNN là CTCPNN, CTTNHHNN thì ĐKHĐ theo LDN. 
Riêng CTNN (DN 100% vốn NN) thì được thành lập và hoạt động theo LDNNN2003. 
2. Khái niệm DNNN (tt) 
Có sự tồn tại đồng thời của các DNNN hoạt động theo “luật chung” (Luật DN) và DNNN hoạt động theo “luật riêng” (LDNNN2003). 
LDN2005 (chung, thống nhất) thay thế cho LDN1999, LDNNN2003. LDN2005 quy định: “DNNN là DN trong đó NN sở hữu trên 50% VĐL” (K22 Đ4). 
Theo đó, các DNNN do NN thành lập trước 1/7/2006 phải đăng ký theo LDN2005 bắt đầu từ ngày 1/7/2006 đến ngày 1/7/2010 (Đ166 LDN2005). Hình thức CTNN được bãi bỏ theo lộ trình từ 1/7/2006 đến ngày 1/7/2010. Và từ ngày 1/7/2010, tất cả các DNNN nói chung và CTNN nói riêng phải hoạt động theo LDN dưới hình thức CTTNHH, CTCP. Trong quá trình chuyển đổi, các CTNN vẫn tiếp tục hoạt động theo LDNNN2003. 
3. Đặc điểm DNNN 
DNNN là TCKT nên phải lấy HĐSXKD làm chủ yếu. DNNN chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình với tư cách là một thực thể pháp lý độc lập. 
NN là chủ sở hữu đối với toàn bộ hoặc đa số vốn, vì thế NN chi phối hoạt động DN. 
	Cho đến trước LDNNN2003 thì chỉ có NN là chủ sở hữu duy nhất của DNNN. 
NN kiểm soát việc ra quyết định của DNNN bằng việc nắm giữ > 50% VĐL. Song, không có nghĩa là NN can thiệp trực tiếp vào các hoạt động DN. Bởi lẽ, NN và DNNN là những chủ thể pháp lý tách bạch và độc lập với nhau. 
3. Đặc điểm của DNNN (tt) 
Về bản chất, DNNN thuộc sở hữu toàn dân, NN chỉ là đại diện chủ sở hữu. Các cơ quan, cá nhân được giao thực hiện quyền chủ sở hữu, bao gồm: CP; TTg; Bộ quản lý ngành; BTC; UBND cấp tỉnh; HĐQT (là đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại CTNN có HĐQT và công ty do mình đầu tư toàn bộ VĐL); CTNN là đại diện phần vốn do công ty đầu tư tại DN khác. Như vậy, quyền sở hữu được thực hiện một cách phân tán từ TW đến ĐP, từ CQNN đến DN. Vì vậy, nếu không sự phân biệt giữa chức năng thực hiện quyền chủ sở hữu và chức năng điều hành, quản lý kinh doanh thì có thể rất khó, thậm chí chưa thể hạn chế và loại bỏ được sự can thiệp mang tính chính trị vào các quyết định bổ nhiệm người điều hành, quản lý hay các quyết định về đầu tư, kinh doanh của DNNN. 
3. Đặc điểm của DNNN (tt) 
Về hình thức, theo LDNNN2003, DNNN tồn tại dưới nhiều hình thức: CTNN, CTCP và CTTNHH. Còn theo LDN2005, DNNN tồn tại dưới hai hình thức: CTCP và CTTNHH. Theo quy định của các VBPL trước đây và cho đến LDNNN2003, đều không quy định DNNN tồn tại dưới hình thức CTTNHH và CTCP, nhưng bản chất pháp lý của nó là CTTNHH. 
DNNN có tư cách pháp nhân (đa số DNNN có tư cách pháp nhân). Trong DNNN có sự tách bạch giữa tài sản của chủ DN là NN với tài sản của người kinh doanh là DN. Các DNNN được quyền chủ động, nhân danh mình trong các HĐKD mà không phụ thuộc vào ý chí chủ sở hữu. 
4. DNNN hoạt động công ích 
DNNN là công cụ quan trọng trong quản lý và điều hành vĩ mô. DNNN vừa phải thực hiện các nhiệm vụ xã hội, vừa phải hoạt động kinh tế với mục tiêu lợi nhuận. 
Chức năng kinh tế và chức năng xã hội của DNNN gắn bó, đan xen nhau nhưng có thể phân biệt được chúng. 
Về chức năng kinh tế , DNNN là một TCKT, có chức năng hoạt động kinh tế. 
Về chức năng xã hội , DNNN thuộc sở hữu NN, nên buộc nó phải có trách nhiệm thực hiện những nghĩa vụ xã hội do NN giao. Nhiệm vụ mà về phía lợi ích của DN là không có lãi. 
4. DNNN hoạt động công ích (tt) 
Trong cơ chế KTKHHTT, không cho phép tách bạch một cách rõ ràng chức năng kinh tế và chức năng xã hội. Nếu có thì là đề cao quá mức chức năng xã hội, mà không chú trọng đúng mức chức năng kinh tế. 
Trong KTTT, DNNN cũng như các DN khác, cạnh tranh bình đẳng và vì lợi nhuận. Nhưng, DNNN không thể lãng tránh cung cấp các SP-DV công cộng theo chính sách NN hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh. Vì ngoài NN, không cá nhân, tổ chức nào có thể và thậm chí được phép làm. 
4. DNNN hoạt động công ích (tt) 
Những lý do và điều kiện trên chia tách một cách tương đối DNNN thành 2 loại: DNNN HĐKD và DNNN HĐCI. 
Hai chức năng này không bị tách rời một cách tuyệt đối, không có quan hệ tác động qua lại. Ngược lại, việc phân chia này làm cho việc thực hiện các chức năng cơ bản của DNNN một cách có hiệu quả hơn. Trên n.tắc, bất kỳ DNNN nào cũng có hai chức năng cơ bản này. Sự khác nhau có thể là ở chỗ việc thực hiện chức năng nào là chủ yếu. Hơn nữa, NN sẽ có cơ chế, chính sách thích hợp đối với từng loại hình DNNN. 
5. Phân loại DNNN 
 Căn cứ theo hình thức tổ chức 
 Căn cứ theo mức độ đầu tư vốn NN tại DN 
 Căn cứ vào mục đích hoạt động, chia DNNN thành 
 Dựa vào cơ cấu tổ chức quản lý, chia DNNN thành 
 Căn cứ vào quy chế và thành lập và hoạt động của DNNN 
 Căn cứ theo hình thức tổ chức 
DNNN là TCKT do NN sở hữu toàn bộ VĐL hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức CTNN, CTCP, CTTNHH (Đ1 LDNNN 2003) . 
DNNN được phân thành ba loại (Đ1 LDNNN 2003) : 
CTNN; 
CTCP; 
CTTNHH. 
 Căn cứ theo hình thức tổ chức (tt) 
CTNN là DN do NN sở hữu toàn bộ VĐL, được thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo LDNNN2003. 
CTNN được tổ chức dưới hình thức CTNN độc lập và TCTNN. 
 Căn cứ theo hình thức tổ chức (tt) 
CTCP với tư cách là một loại hình DNNN có 2 loại: 
CTCPNN là công ty mà toàn bộ cổ đông là các CTNN hoặc tổ chức được NN ủy quyền đầu tư vốn, được tổ chức và hoạt động theo LDN2005. 
CTCP có cổ phần chi phối của NN là CTCP mà cổ phần của NN chiếm trên 50% VĐL, được tổ chức và hoạt động theo LDN2005. 
 Căn cứ theo hình thức tổ chức (tt) 
CTTNHH: 
CTTNHHNN 1TV là CTTNHH do NN sở hữu toàn bộ VĐL được tổ chức hoạt động theo LDN2005. 
CTTNHHNN có 2TV trở lên trong đó tất cả các thành viên đều là CTNN hoặc tổ chức được NN ủy quyền đầu tư vốn, được tổ chức và hoạt động theo LDN2005. 
CTTNHH có từ 2TV trở lên có phần vốn góp chi phối của NN là CTTNHH mà vốn góp của NN chiếm trên 50% VĐL, được tổ chức và hoạt động theo LDN2005. 
 Căn cứ theo mức độ đầu tư vốn NN 
DN 100% vốn NN : là DN mà NN đầu tư toàn bộ VĐL, dưới các hình thức: CTNN, CTCPNN và CTTNHHNN 1TV, CTTNHHNN có từ 2TV trở lên. 
DN có cổ phần, vốn góp chi phối của NN : là DN mà NN đầu tư trên 50% VĐL và NN giữ quyền chi phối, tồn tại dưới hình thức: CTCP, CTTNHH, DNLD. 
 Căn cứ vào mục đích hoạt động 
DNNN HĐKD 
DNNN hoạt động công ích 
 Dựa vào cơ cấu tổ chức quản lý 
CTNN có HĐQT 
CTNN không có HĐQT 
 Căn cứ vào quy chế và thành lập và hoạt động của DNNN 
DNNN được thành lập và hoạt động theo LDNNN2003, được gọi là CTNN. 
DNNN được thành lập và hoạt động theo LDN2005, gồm: CTTNHHNN 1TV; CTTNHHNN có từ 2TV; CTNHHH có phần vốn góp chi phối của NN; CTCPNN; CTCP có cổ phần chi phối của NN. 
6. Luật điều chỉnh đối với DNNN 
LDNNN2003 điều chỉnh việc thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu, tổ chức quản lý và hoạt động của CTNN; điều chỉnh quan hệ giữa chủ sở hữu NN với người đại diện phần vốn góp của NN tại DN do NN sở hữu toàn bộ VĐL và DN có cổ phần, vốn góp chi phối của NN. 
CTNN hoạt động theo LDNNN2003 và các VBPL khác có liên quan (luật chuyên ngành). Tr.hợp có sự khác nhau giữa LDNNN2003 với luật chuyên ngành thì áp dụng luật đó. 
6. Luật điều chỉnh đối với DNNN (tt) 
Tr.hợp có sự khác nhau giữa LDNNN2003 với pháp luật có liên quan về quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu NN đối với CTNN hoặc quy định về quan hệ của chủ sở hữu NN với người được ủy quyền đại diện phần vốn góp của NN có sự khác nhau giữa LDNNN2003 và LDN2005, LĐT2005 hoặc pháp luật tương ứng với DN có vốn góp của NN thì áp dụng LDNNN2003. 
CTCPNN, CTTNHHNN; các CTCP, CTTNHH có cổ phần, vốn góp chi phối của NN hoạt động theo LDN2005 và các VBPL có liên quan. 
LDNNN2003 chủ yếu điều chỉnh việc thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu, tổ chức quản lý và hoạt động của CTNN. 
	Trong chương này chỉ nghiên cứu về CTNN thành lập và hoạt động theo LDNNN2003, còn các loại hình DNNN khác do LDN2005 điều chỉnh. 
II. CÔNG TY NHÀ NƯỚC 
Khái niệm CTNN 
2. Đặc điểm của CTNN 
3. Phân loại công ty NN 
4.Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của CTNN 
5. Quyền và nghĩa vụ của CTNN 
6. Tổ chức quản lý CTNN 
1. Khái niệm CTNN 
	 CTNN là DN do NN sở hữu toàn bộ VĐL, thành lập, tổ chức quản lý, ĐKHĐ. CTNN được tổ chức dưới hình thức CTNN độc lập và TCT (K1 Đ3 LDNNN2003). 
2. Đặc điểm của CTNN 
	Ngoài những đặc điểm chung của DNNN thì CTNN có những đặc điểm: 
100% VĐL của công ty thuộc sở hữu NN; 
Là công cụ để NN điều tiết kinh tế và thực hiện các chức năng xã hội. 
Về mặt tổ chức, quản lý, NN quy định mô hình cơ cấu, tổ chức; NN quy định về thẩm quyền, trình tự bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ quan trọng; quy định chức năng, nhiệm vụ. 
CTNN là DN có tư cách pháp nhân (có tài sản độc lập với tài sản của NN). 
3. Phân loại CTNN 
 Dựa vào cách thức tổ chức hoạt động 
 D ựa vào quy mô kinh doanh và mô hình quản lý được áp dụng 
 Dựa vào sự phân cấp về thẩm quyền quyết định thành lập công ty 
 Dựa vào mục tiêu thành lập 
 Dựa vào cách thức tổ chức hoạt động 
CTNN độc lập : là CTNN không thuộc cơ cấu, tổ chức của TCTNN; 
TCT do NN đầu tư và thành lập : là hình thức liên kết các công ty thành viên (hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân); 
Công ty thành viên hạch toán độc lập : là đơn vị thành viên của TCT, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân. CTTV chịu sự ràng buộc của TCT trong việc thực hiện kế hoạch chung của TCT. 
	Lưu ý: 
LDNNN2003 còn quy định loại TCT do các công ty tự đầu tư và thành lập. Đó là TCTNN theo mô hình công ty mẹ - công ty con, là hình thức liên kết thông qua đầu tư, góp vốn giữa các DN có tư cách pháp nhân, trong đó công ty mẹ là CTNN có quy mô lớn, giữ quyền chi phối các công ty con. 
Loại TCT này không phải là CTNN, không có tư cách pháp nhân mà chỉ là một tổ hợp các CTTV có liên kết về vốn, công nghệ, thị trường, chiến lược phát triển, 
 D ựa vào quy mô kinh doanh và mô hình quản lý được áp dụng 
CTNN có HĐQT: 
Tổng công ty do NN đầu tư và thành lập 
CTNN độc lập có quy mô lớn 
CTNN không có HĐQT: 
CTNN độc lập có quy mô nhỏ 
Công ty thành viên hạch toán độc lập 
 Dựa vào sự phân cấp về thẩm quyền quyết định thành lập công ty 
CTNN thuộc trung ương : do TTg hoặc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP quyết định thành lập. 
CTNN thuộc địa phương : do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập. 
 Dựa vào mục tiêu thành lập 
TCT đầu tư và kinh doanh vốn NN : là CTNN được thành lập để: Đầu tư và kinh doanh vốn NN; Thực hiện Q&NV của chủ sở hữu đối với: 
Các CTTNHHNN 1TV chuyển đổi từ các CTNN độc lập và các CTTNHHNN 1TV do chính TCT thành lập; 
Cổ phần, vốn góp của NN tại các DN đã chuyển đổi sở hữu từ các CTNN độc lập. 
CTNN đặc biệt : được thành lập để thực hiện mục tiêu chủ yếu là cung cấp các SP-DV thiết yếu; đảm bảo quốc phòng, an ninh. Loại CTNN này có quy chế riêng về thi hành LPS do CP ban hành. 
CTNN khác : được thành lập trong những ngành nghề lĩnh vực then chốt, cần thiết theo định hương, chiến lược phát triển của NN. 
 Lưu ý: 
Nhằm xóa bỏ độc quyền, LDNNN2003 không quy định loại DNNN HĐCI, mà trực tiếp điều chỉnh HĐCI theo n.tắc: NN đặt hàng, giao kế hoạch hoặc đấu thầu các SP-DV công ích; mọi DN thuộc các thành phần đều có thể tham gia. 
Đối với CTNN đặc biệt được thiết kế, đầu tư thành lập với mục tiêu chủ yếu là cung cấp SP-DV công ích thì NN sẽ đầu tư vốn cho các CTNN đó. 
4. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của CTNN 
 CTNN  ... n lực khác do chủ sở hữu đầu tư. 
Quyết định các vấn đề: 
Chiến lược, kế hoạch, ngành, nghề kinh doanh của công ty và của các DN do công ty sở hữu toàn bộ VĐL; 
Quyết định hoặc phân cấp cho TGĐ quyết định các dự án đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, bán tài sản có giá trị đến 50% tổng giá trị còn lại trên sổ kế toán hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn do ĐLCT quy định; các hợp đồng vay, cho vay, thuê, cho thuê và các hợp đồng khác vượt quá mức VĐL; 
Phương án tổ chức quản lý, kinh doanh, biên chế và sử dụng bộ máy quản lý, quy hoạch, đào tạo; quyết định lập CN, VPĐD; phê duyệt ĐL của CTTNHHNN 1TV do công ty là chủ sở hữu; 
 Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐQT (Đ30)(tt) 
Tuyển chọn, ký hợp đồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lương TGĐ sau khi có sự chấp thuận của người quyết định thành lập; tuyển chọn, ký hợp đồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lương PTGĐ, KTT theo đề nghị của TGĐ; thông qua việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lương đối với GĐ và KTT các công ty thành viên và các định nghĩa sự nghiệp để TGĐ quyết định; tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lương đối với CTHĐQT, thành viên HĐQT CTTNHHNN 1TV do công ty nắm giữ toàn bộ VĐL; quyết định cử người đại diện vốn góp công ty ở các DN khác; 
Thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ của chủ sở hữu các CTTNHH, CTCP mà công ty là chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu; quyết định tiếp nhận DN tham gia làm thành viên của TCT; 
 Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐQT (Đ30)(tt) 
Đầu tư và điều chỉnh vốn do công ty đầu tư giữa các đơn vị thành viên và công ty do mình sở hữu toàn bộ VĐL theo ĐLCT; 
Quyết định hoặc phân cấp cho TGĐ quyết định phương án huy động vốn nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu; 
Thông qua BCTC hàng năm; phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế hoặc xử lý các khoản lỗ do TGĐ đề nghị; Thông báo BCTC hàng năm của CTTV thuộc TCT; 
Kiểm tra, giám sát TGĐ, GĐ đơn vị thành viên; 
Quyết định thành lập đơn vị thành viên do công ty sở hữu toàn bộ VĐL nhưng không được vượt quá mức vốn đầu tư thuộc thẩm quyền của HĐQT tại điểm b K2 Đ30; quyết định giải thể, chuyển đổi sở hữu đối với các đơn vị này. 
Yêu cầu TGĐ nộp đơn yêu cầu phá sản khi lâm vào tình trạng phá sản. 
Các quyền và nhiệm vụ khác. 
 Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐQT (Đ30)(tt) 
Kiến nghị người quyết định thành lập công ty: 
Phê duyệt ĐLCT, sửa đổi ĐLCT; 
Quyết định dự án đầu tư vượt quá mức phân cấp và phương án huy động vốn dẫn đến thay đổi chủ sở hữu; 
Bổ sung, thay thế, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các thành viên HĐQT; 
Quyết định đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, bán tài sản có giá trị trên 50% tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ kế toán hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn theo ĐLCT; 
Quyết định thành lập đơn vị thành viên do công ty sở hữu toàn bộ VĐL vượt quá mức vốn thuộc thẩm quyền của HĐQT tại điểm b K2 Đ30; kiến nghị người thành lập công ty giải thể, chuyển đổi sở hữu các đơn vị này. 
 Chế độ làm việc của HĐQT (Đ34) 
Làm việc theo chế độ tập thể; họp ít nhất một lẫn trong một quý, hoặc có thể lấy ý kiến bằng văn bản nếu không bắt buộc triệu tập họp; có thể họp bất thường do CTHĐQT, TGĐ hoặc trên 50% TVHĐQT đề nghị. 
CTHĐQT hoặc TVHĐQT được CTHĐQT ủy quyền triệu tập và chủ trì họp HDQT. 
Cuộc họp hoặc lấy ý kiến hợp lệ của HĐQT khi có ít nhất 2/3 thành viên tham dự; Nghị quyết, quyết định của HĐQT được thông qua khi có trên 50% thành viên biểu quyết tán thành. Tr.hợp có số phiếu ngang nhau thì bên có CTHĐQT là quyết định. TVHĐQT có quyền bảo lưu ý kiến của mình. 
Cuộc họp HĐQT phải được ghi thành biên bản; Chủ tọa và thư ký phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của biên bản họp; Nghị quyết của HĐQT có tính bắt buộc đối với toàn công ty. 
TVHĐQT có quyền yêu cầu những người quản lý cung cấp các thông tin, tài liệu về hoạt động của công ty. 
Chi phí hoạt động của HĐQT, kể cả tiền lương, phụ cấp, thù lao được tính vào người quản lý. 
 Chủ tịch HĐQT (Đ33) 
CTHĐQT không kiêm nhiệm chức vụ TGĐ. 
CTHĐQT có nhiệm vụ và quyền hạn: 
Thay mặt HĐQT ký nhận các nguồn lực do chủ sở hữu giao; 
Quản lý công ty theo quyết định của HĐQT; 
Nghiên cứu chiến lược, kế hoạch, dự án đầu tư, phương án đổi mới tổ chức nhân s ự trình HĐQT; 
Lập chương trình, kế hoạch của HĐQT; quyết định chương trình, nội dung và tài liệu họp; triệu tập và chủ trì cuộc họp HĐQT; 
Thay mặt HĐQT ký các nghị quyết, quyết định của HĐQT; 
Theo dõi, giám sát thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT; đình chỉ các quyết định của TGĐ trái với nghị quyết, quyết định của HĐQT; 
Các quyền khác được phân cấp, ủy quyền của HĐQT, người quyết định thành lập công ty. 
 TGĐ, các PTGĐ, KTT và bộ máy giúp việc (Đ38) 
TGĐ là người đại diện, điều hành hàng ngày theo nghị quyết của HĐQT và theo ĐLCT; Chịu trách nhiệm trước HĐQT. 
PTGĐ giúp việc cho TGĐ theo sự phân công và ủy quyền của TGĐ, chịu trách nhiệm trước TGĐ. 
KTT thực hiện công tác kế toán; Giúp TGĐ giám sát tài chính; chịu trách nhiệm trước TGĐ. 
Văn phòng và các phòng, ban chuyên môn tham mưu, giúp HĐQT, TGĐ quản lý, điều hành. 
 Nhiệm vụ, quyền hạn của TGĐ (Đ41) 
Xây dựng kế hoạch hàng năm, phương án huy động vốn, dự án đầu tư, phương án liên doanh, đề án tổ chức, quy chế quản lý, quy hoạch đào tạo, phương án phối hợp kinh doanh giữa các công ty, đơn vị thành viên hoặc với các công ty khác để trình HĐQT, CTHĐQT. 
Xây dựng các định mức kinh tế-kỹ thuật để trình HĐQT phê duyệt; kiểm tra các đơn vị phụ thuộc trong việc thực hiện các định mức trên. 
Đề nghị HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật, mức lương của PTGĐ, KTT; quyết định cử người đại diện phần vốn góp của công ty ở đơn vị khác. 
	GĐ và kê toán trưởng của các đơn vị thành viên và các đơn vị sự nghiệp do TCT sở hữu toàn bộ VĐL do TGĐ tuyển chọn, bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng sau khi được HĐQT thông qua. 
Quyết định dự án đầu tư, hợp đồng mua bán, hợp đồng vay, cho vay, thuê, cho thuê, giá mua, giá bán SP-DV của công ty theo phân cấp, ủy quyền của HĐQT và ĐLCT. 
 Nhiệm vụ, quyền hạn của TGĐ (Đ41)(tt) 
Ký kết các hợp đồng theo quy định tại điểm b K2 Đ30 và các hợp đồng khác, 
Quyết định tuyển chọn, ký hợp đồng, kết thúc hợp đồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, mức lương và phụ cấp đối với các chức danh quản lý dưới quyền. 
Thực hiện kế hoạch kinh doanh, điều hành công ty nhằm thực hiện nghị quyết của HĐQT. 
Báo cáo HĐQT kết quả HĐKD; thực hiện việc công bố công khai các BCTC. 
Chịu sự kiểm tra, giám sát của HĐQT, BKS, các CQQLNN có thẩm quyền. 
Được áp dụng các biện pháp cần thiết trong tr.hợp khẩn cấp và phải bản chất với HĐQT và CQQLNN có thẩm quyền. 
Được hưởng lương thưởng theo năm tùy thuộc vào hiệu quả kinh doanh trên cơ sở quyết định của HĐQT hoặc hợp đồng đã ký. 
Các quyền và nhiệm vụ khác. 
 Quan hệ giữa HĐQT và TGĐ trong quản lý, điều hành (Đ42) 
Khi thực hiện nghị quyết HĐQT, nếu phát hiện vấn đề không có lợi thì TGĐ phải báo cáo HĐQT. Tr.hợp HĐQT không điều chỉnh thì TGĐ vẫn phải thực hiện nhưng có quyền kiến nghị lên người quyết định thành lập công ty. 
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc tháng, quý và năm, TGĐ phải gửi báo cáo cho HĐQT về tình hình HĐKD và phương hướng trong thời gian tới. 
CTHĐQT tham dự hoặc cử đại diện tham dự các cuộc họp giao ban, các cuộc họp chuẩn bị đề án trình HĐQT do TGĐ chủ trì. TGĐ không là TVHĐQT được mời tham dự các cuộc họp HĐQT. 
Việc phân cấp, ủy quyền của HĐQT, CTHĐQT cho TGĐ quy định tại các Đ30, 33, 41 phải được ghi vào ĐLCT. 
 Nghĩa vụ, trách nhiệm của CTHĐQT, TVHĐQT, TGĐ (Đ43) 
TGĐ chịu trách nhiệm trước HĐQT. 
Các TVHĐQT phải chịu trách nhiệm trước người bổ nhiệm. 
CTHĐQT, TVHĐQT, TGĐ có nghĩa vụ: 
Thực hiện trung thực các quyền và nhiệm vụ; 
Không được tư lợi; không được tiết lộ bí mật khi còn đương nhiệm và sau 3 năm kể từ khi từ nhiệm hoặc trong một thời gian khác do ĐLCT quy định, trừ khi HĐQT chấp thuận; 
Khi công ty không thanh toán được các khoản nợ đến hạn thì TGĐ phải báo cho HĐQT biết, tìm biện pháp khắc phục và báo cáo cho chủ nợ biết; không được tăng lương và trích thưởng; nếu không chấp hành thì phải chịu trách nhiệm; 
VPPL, vi phạm ĐLCT mà gây thiệt hại thì phải bồi thường; 
 Nghĩa vụ, trách nhiệm của CTHĐQT, TVHĐQT, TGĐ (Đ43)(tt) 
Khi vi phạm một trong các tr.hợp sau nhưng chưa đến mức truy cứu TNHS, thì không được thưởng, không được nâng lương và phải chịu kỷ luật: 
Công ty thua lỗ; 
Mất vốn NN; 
Đầu tư không hiệu quả, không thu hồi được vốn, không trả được nợ; 
Không bảo đảm tiền lương và các chế độ khác cho NLĐ; 
Để xảy ra các vi phạm về quản lý tài chính. 
CTHĐQT vi phạm K2 Đ33 mà dẫn đến vi phạm K3 Đ43 thì bị miễn nhiệm và phải bồi thường thiệt hại. 
Khi công ty lâm vào điểm a K3 Đ25 thì tùy mức độ mà CTHĐQT, TGĐ bị hạ lương hoặc cách chức và bồi thường. 
Nếu công ty lâm vào tình trạng phá sản mà TGĐ không nộp đơn thì bị miễn nhiệm, chấm dứt hợp đồng; Nếu HĐQT không yêu cầu TGĐ nộp đơn thì CTHĐQT, các TVHĐQT và TGĐ bị miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng. 
CTNN thuộc diện tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu mà không thực hiện thì CTHĐQT, các TVHĐQT, TGĐ bị miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng. 
 Ban kiểm soát (Đ37) 
HĐQT lập BKS để giúp HĐQT kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác, trung thực trong quản lý, điều hành HĐKD, trong chấp hành ĐLCT, quyết định của HĐQT và của CTHĐQT. 
BKS thực hiện nhiệm vụ do HĐQT giao, báo cáo và chịu trách nhiệm trước HĐQT. 
BKS gồm trưởng ban, là TVHĐQT và một số thành viên khác do HĐQT quyết định. 
Công đoàn có quyền cử 1 người làm thành viên BKS. 
Tiêu chuẩn của thành viên BKS (K4 Đ37). 
Chi phí hoạt động, tiền lương và điều kiện làm việc của BKS do công ty bảo đảm. 
III. TỔNG CÔNG TY DO CÁC CÔNG TY TỰ ĐẦU TƯ VÀ THÀNH LẬP (TỔNG CÔNG TY THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON) 
1. Các tr.hợp áp dụng quy định về TCT do các công ty tự đầu tư và thành lập (Đ54) 
2. Cơ cấu của TCT do các công ty tự đầu tư và thành lập 
3. CTNN giữ quyền chi phối DN khác (Đ56) 
4. Quan hệ giữa CTNN với CT do mình đầu tư và nắm giữ toàn bộ VĐL (Đ57) 
5. Quan hệ của CTNN giữ quyền chi phối với công ty có vốn chi phối của CTNN (Đ58) 
6. Quan hệ giữa CTNN và DN có một phần vốn góp của CTNN (Đ59) 
1. Các tr.hợp áp dụng quy định về TCT do các công ty tự đầu tư và thành lập (Đ54) 
TCT quy định tại Mục 1 Chương V được tổ chức lại hoặc tự đầu tư vào các DN khác, đáp ứng các yêu cầu về cơ cấu thành viên quy định tại Đ55. 
CTNN quy mô lớn đáp ứng các yêu cầu về cơ cấu thành viên quy định tại Đ55. 
2. Cơ cấu của TCT do các công ty tự đầu tư và thành lập (Đ55) 
CTNN giữ quyền chi phối DN khác (Công ty mẹ); 
Các công ty thành viên (Công ty con): 
CTTNHHNN 1TV do CTNN nắm giữ toàn bộ VĐL; 
Các công ty có vốn góp chi phối của CTNN gồm CTTNHH có từ 2TV, CTCP, CT liên doanh với nước ngoài, công ty ở nước ngoài; công ty có vốn góp chi phối của CTNN hoạt động theo pháp luật tương ứng với loại hình công ty đó; 
Các công ty có một phần vốn góp không chi phối của CTNN (công ty liên kết), tổ chức dưới hình thức CTTNHH có từ 2TV, CTCP, CT liên doanh với nước ngoài. 
3. CTNN giữ quyền chi phối DN khác (Đ56) 
CTNN giữ quyền chi phối DN khác có quyền, nghĩa vụ của CTNN quy định tại Chương III. 
Bộ máy quản lý của CTNN giữ quyền chi phối là bộ máy của TCT, có cơ cấu quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ theo quy định tại Mục 2 Chương IV. 
4. Quan hệ giữa CTNN với CT do mình đầu tư và nắm giữ toàn bộ VĐL (Đ57) 
CTTNHH 1TV do CTNN đầu tư toàn bộ VĐL hoạt động theo LDN2005. 
CTNN là chủ sở hữu đối với CTTNHH 1TV, thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với CTTNHH 1TV theo LDN2005. 
5. Quan hệ của CTNN giữ quyền chi phối với công ty có vốn chi phối của CTNN (Đ58) 
	 CTNN giữ quyền chi phối DN khác thực hiện việc quản lý cổ phần, vốn góp chi phối như sau: 
Thực hiện quyền, nghĩa vụ thông qua đại diện tại DN theo quy định của LDN2005, luật pháp của nước mà công ty đưa vốn đến đầu tư và ĐLDN bị chi phối; 
Cử, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật, quyết định lợi ích của người đại diện công ty; 
Yêu cầu người đại diện báo cáo HĐSXKD của DN có vốn góp; 
Giao nhiệm vụ và yêu cầu người đại diện xin ý kiến về những vấn đề quan trọng của DN bị chi phối trước khi biểu quyết; báo cáo việc sử dụng cổ phần, vốn góp chi phối; 
Thu lợi tức và chịu rủi ro từ phần vốn góp; 
Giám sát, kiểm tra việc sử dụng phần vốn góp; 
Tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển phần vốn góp. 
6. Quan hệ giữa CTNN và DN có một phần vốn góp của CTNN (Đ59) 
DN có một phần vốn góp của CTNN thực hiện quyền chủ động kinh doanh. Quan hệ giữa CTNN và DN có phần vốn góp được thực hiện theo pháp luật. 
CTNN thực hiện quyền, nghĩa vụ của bên góp vốn thông qua đại diện, phù hợp với pháp luật và ĐL của DN có một phần vốn góp. 
IV. CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY NHÀ NƯỚC 
1. Các hình thức chuyển đổi sở hữu (Đ80) 
2. Loại CTNN chuyển đổi sở hữu (Đ81) 
3. Mục tiêu chuyển đổi sở hữu CTNN (Đ82) 
4. Thẩm quyền lựa chọn công ty, phê duyệt phương án chuyển đổi sở hữu, phê duyệt giá trị công ty và quyết định chuyển đổi sở hữu (Đ83) 
5. Quyền của công ty chuyển đổi (Đ84) 
6. Quyền của NLĐ trong CTNN chuyển đổi sở hữu (Đ85) 
1. Các hình thức chuyển đổi sở hữu (Đ80) 
Cổ phần hóa CTNN 
Bán toàn bộ một CTNN 
Bán một phần CTNN để thành lập CTTNHH có từ 2TV, trong đó một thành viên là NN 
Giao CTNN cho tập thể NLĐ để chuyển thành CTCP hoặc HTX 
2. Loại CTNN chuyển đổi sở hữu (Đ81) 
CTNN mà NN không cần giữ 100% VĐL. 
CP quy định tiêu chí xác định danh mục ngành, lĩnh vực mà NN giữ 100% VĐL; giữ vốn góp, cổ phần chi phối; giữ một phần vốn; không giữ vốn; giao, bán CTNN cho NLĐ. 
Thủ tướng quyết định danh mục phân loại, kế hoạch và hình thức chuyển đổi. 
3.Mục tiêu chuyển đổi sở hữu CTNN (Đ82) 
Cơ cấu lại sở hữu các CTNN mà NN không cần trực tiếp giữ 100% VĐL để sử dụng có hiệu quả vốn NN; 
Huy động thêm các nguồn lực khác, nâng cao trình độ quản lý, đổi mới công nghệ, nâng tính cạnh tranh; 
Tạo điều kiện cho NLĐ làm chủ công ty. 
4. Thẩm quyền lựa chọn công ty, phê duyệt phương án chuyển đổi sở hữu, phê duyệt giá trị công ty và quyết định chuyển đổi sở hữu (Đ83) 
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP, Chủ tịch UNND cấp tỉnh lựa chọn và quyết định hình thức chuyển đổi. 
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP, Chủ tịch UNND cấp tỉnh tổ chức xác định, quyết định giá trị công ty; phê duyệt phương án chuyển đổi công ty thuộc quyền quản lý 
Trình tự thủ tục chuyển đổi do CP quy định. 
5. Quyền của công ty chuyển đổi (Đ84) 
Được hưởng ưu đãi đối với công ty thành lập mới; 
Được miễn thuế trước bạ chuyển quyền sở hữu; 
Được tiếp tục các hợp đồng thuê đất; 
Được tiếp tục vay vốn tại các TCTD của NN; 
Người mua CTNN thua lỗ kéo dài được giảm giá nếu tiếp tục kinh doanh, đảm bảo việc làm. 
Các quyền và ưu đãi khác. 
6. Quyền của NLĐ trong CTNN chuyển đổi (Đ85) 
Duy trì và phát triển quỹ phúc lợi dưới dạng hiện vật thuộc sở hữu tập thể NLĐ do công đoàn quản lý; 
Được sử dụng quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng để mua cổ phần; 
Được ưu tiên mua công ty, mua cổ phần; 
Các quyền lợi khác. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_luat_kinh_te_chuong_5_phap_luat_ve_doanh_nghiep_nh.ppt