Bài giảng Luật hành chính - Bài 6: Quyết định quản lý nhà nước

Định nghĩa Quyết định

 - “Quyết định” hiện nay có nhiều cách tiếp cận: có thể là một hành động, là một quá trình hoặc kết quả của hành động, quá trình.

 Ví dụ: - Ban hành ra một Quyết định: hành động

 - Sản phẩm của hoạt động ban hành quyết định là “Quyết định” là kết quả của hành động

 - Vậy cách hiểu nào là hợp lý: Quyết định là kết quả của một hành động, quá trình.

 

ppt 39 trang phuongnguyen 11480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật hành chính - Bài 6: Quyết định quản lý nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Luật hành chính - Bài 6: Quyết định quản lý nhà nước

Bài giảng Luật hành chính - Bài 6: Quyết định quản lý nhà nước
LUẬT HÀNH CHÍNH 
Khoa Luật Hành chính – Nhà nước 
11/27/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Bài 6:QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ N ƯỚC 
11/27/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Mục tiêu bài giảng 
Hiểu được quyết định QLNN là gì, vai trò của nó trong hoạt động QLNN. 
Nắm được thẩm quyền, thủ tục ban hành quyết định QLNN 
Phân tích được tính hợp pháp và hợp lý của quyết định QLNN 
11/27/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Những nội dung chính 
Khái niệm, đặc điểm, phân loại QĐQLNN 
Thủ tục ban hành các loại QĐQLNN 
 Tính hợp pháp và tính hợp lý của QĐQLNN 
11/27/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Tài liệu tham khảo 
Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam – Đại học Luật TP Hồ Chí Minh. 
Sách tham khảo: Luật Hành chính Việt Nam – Những vấn đề cơ bản, câu hỏi, tình huống và văn bản quy phạm pháp luật, Nxb Lao động, 2015. 
11/27/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Văn bản pháp luật 
Luật Ban hành Văn bản Quy phạm pháp luật 2015 
Các Luật về tổ chức bộ máy nhà nước và một số luật chuyên ngành như: Luật Tổ chức Chính phủ 2015, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015, Luật Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 
11/27/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Khái niệm, đặc điểm, phân loại QĐHC 
Khái niệm 
	* Định nghĩa Quyết định 
	- “Quyết định” hiện nay có nhiều cách tiếp cận: có thể là một hành động, là một quá trình h oặc kết quả của hành động, quá trình. 
	Ví dụ: - Ban hành ra một Quyết định: hành động 
	 - Sản phẩm của hoạt động ban hành quyết định là “Quyết định” là kết quả của hành động 
	- Vậy c ách hiểu nào là hợp lý: Quyết định là kết quả của một hành động, quá trình. 
	* Định nghĩa Quyết định pháp luật: là kết quả sự thể hiện ý chí của Nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước 
	- Có thể hiểu Quyết định pháp luật là kết quả của hoạt động quản lý nhà nước theo nghĩa rộng 
Các loại Quyết định pháp luật: 
Quyết định nhằm thực hiện chức năng của Quốc hội: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết 
Quyết định pháp luật của Chủ tịch nước: Lệnh, Quyết định 
Quyết định pháp luật nhằm thực hiện chức năng của cơ quan hành chính nhà nước: hoạt động QLNN như Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng 
Quyết định pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ: Thông tư, Quyết định, Chỉ thị 
Quyết định pháp luật nhằm thực hiện chức năng xét xử của Tòa án: Bản án 
Quyết định pháp luật của HĐND các cấp: Nghị quyết 
Quyết định pháp luật của UBND các cấp: Quyết định, Chỉ thị 
Quyết định pháp luật của các cơ quan nhà nước khác: Quyết định 
11/27/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
	 * Định nghĩa Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp (còn gọi là Quyết định hành chính): 
	- Về phạm vi tiếp cận: có ba quan điểm khác nhau về phạm vi của QĐHC: 
	+ Quan điểm 1: QĐHC là Quyết định pháp luật nói chung 
	+ Quan điểm 2: QĐH C là Quyết định do cơ quan hành chính nhà nước ban hành 
	+ Quan điểm 3: QĐHC là Quyết định do chủ thể hoạt động hành chính nhà nước ban hành 
- Định nghĩa QĐQLNN (theo quan điểm 3) như sau: Quyết định hành chính là một loại quyết định pháp luật do chủ thể hoạt động hành chính nhà nước ban hành nhằm thực hiện chức năng hoạt động hành chính nhà nước. 
	 + Với QĐPL do Quốc hội ban hành; 
Ví dụ: Nghị định về Xử phạt vi phạm hành chính khác gì với Luật Xử phạt vi phạm hành chính 
	+ Với Quyết định của Tòa án nhân dân các cấp; 
Ví dụ: Quyết định của UBND cấp Huyện khác gì với một bản án của TAND 
	+ Với Quyết định hành chính được dùng trong các luật như Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; Luật Tố tụng hành chính); 
	+ Với các VB hành chính (công văn HC , báo cáo, văn bằng, chứng nhận, biên bản) 
* Phân biệt QĐQLNN với các Quyết định pháp luật khác 
Các căn cứ phân biệt: 
Chủ thể ban hành; 
Mục đích ban hành; 
Thủ tục ban hành; 
Cơ sở pháp lý ban hành; 
Kết quả (hình thức) ban hành. 
Các đặc điểm chung giống như các quyết định pháp luật khác: 
QĐ QLNN mang tính ý chí 
QĐ QLNN mang tính quyền lực nhà nước. 
QĐHC mang tính pháp lý. Vì hai lý do: 
Được pháp luật quy định chặt chẽ 
Có khả năng làm thay đổi cơ chế điều chỉnh pháp luật. 
2. Đặc điểm của QĐQLNN 
* Các đặc điểm riêng của QĐQLNN: 
QĐ QLNN có tính dưới “luật” => Các quyết định pháp luật khác có mang tính dưới “luật” không? 
Ví dụ: Thông Tư số 07/2016/ TT – BCA hướng dẫn thi hành Luật Căn cước công dân có tính “dưới” Luật Căn cước công dân như thế nào? 
Vậy những QĐQLNN không nhằm quy định chi tiết hay hướng dẫn thi hành một Luật cụ thể nào đó thì có mang tính dưới luật không? 
QĐ QLNN được ban hành bởi rất nhiều chủ thể có thẩm quyền được pháp luật quy định, trong đó chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước. Vì sao? 
- QĐ QLNN có phạm vi tác động là hoạt động hành chính nhà nước 
QĐ QLNN có nhiều tên gọi khác nhau theo quy định của pháp luật. 
Ví dụ: Nghị định, Nghị quyết, Thông tư, Quyết định, Chỉ thị 
11/27/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
a. Theo hình thức thể hiện: 
- QĐ QLNN thể hiện dưới dạng văn bản: 
- QĐ QLNN thể hiện dưới các dạng phi văn bản như: mật hiệu, còi hiệu, biển báo, lệnh miệng, hành vi công vụ 
3. Phân loại Quyết định QLNN 
b. Căn cứ vào nội dung pháp lý: có thể chia QĐ QLNN là văn bản làm ba loại : 
- Quyết định hành chính chủ đạo; 
- Quyết định hành chính quy phạm; 
Quyết định hành chính cá biệt (văn bản áp dụng quy phạm pháp luật); 
Ví dụ: Xem xét các QĐ QLNN sau: 
	+ Nghị Quyết 30C/NQ-CP ngày 08/11/2011của Chính phủ về chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020 
	+ Quyết định số 25/2012/QĐ-UBND ngày 22/6/2012 của UBND Tp.HCM về ban hành Chương trình CCHC trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2011-2020 
c . Căn cứ vào chủ thể ban hành Quyết định QLNN 
	+ Quyết định QLNN do Chính phủ ban hành: Nghị quyết, Nghị định 
	+ Quyết định QLNN do Thủ tướng Chính phủ ban hành: Quyết định, Chỉ thị 
	+ Quyết định QLNN do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án TAND TC , V iện trưởng V KSND TC : Quyết định, Chỉ thị, Thông tư 
	+ Quyết định QLNN do Tổng kiểm toán NN ban hành: Quyết định 
+ Quyết định QLNN do các chủ thể liên tịch ban hành : 
- Nghị quyết LT: UBTVQH/CP – Đoàn chủ tịch UBT W MTTQVN 
Thông tư LT: CATANDTC – VTVKSNDTC – Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ 
+ Quyết định QLNN do UBND và Chủ tịch UBND các cấp ban hành: Quyết định, chỉ thị 
+ Quyết định QLNN của các chủ thể khác có thẩm quyền hoạt động hành chính nhà nước: các quyết định QLNN mang tính cá biệt 
Ví dụ: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là một trong các Quyết định QLNN được nhiều chủ thể có thẩm quyền khác nhau ban hành. 
* Thứ nhất , sáng kiến ban hành; 
* Thứ hai, chuẩn bị dự thảo; 
* Thứ ba, trình dự thảo lên cơ quan có thẩm quyền ban hành; 
* Thứ tư, thảo luận và thông qua dự thảo; 
* Thứ năm, truyền đạt đến cơ quan và người có trách nhiệm thi hành; 
II. Quy trình xây dựng – ban hành quyết định hành chính 
Lưu ý: Việc ban hành Quyết định QLNN theo “thủ tục rút gọn” 
Các trường hợp được ban hành QĐQLNN quy phạm theo thủ tục rút gọn (Điều 146 Luật BHVBQPPL 2015); 
Các Chủ thể được ban hành QĐQLNN theo thủ tục rút gọn: 
Chủ tịch nước 
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 
UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương 
11/27/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Yêu cầu về tính hợp pháp của Quyết định QLNN: 
	Gồm ba yêu cầu cơ bản: 
+ QĐ QLNN phải được ban hành đúng thẩm quyền về tên gọi và nội dung. 
+ QĐQLNN phải ban hành đúng thể thức 
III. Tính hợp pháp và tính hợp lý của Quyết định QLNN 
+ QĐ QLNN phải được ban hành dựa trên cơ sở pháp lý là văn bản của các cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. 
+ QĐ QLNN phải được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. 
11/27/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
 Xem xét các ví dụ: 
	- UBND ban hành “ Thông báo nhập ngũ ” thay vì là “ Quyết định nhập ngũ ” ; 
	- Ban hành Công văn về việc xử lý các trường hợp lợi dụng trẻ em đi ăn xin thay vì là “ Chỉ thị (Công văn số 2865/CV-UB-TM của UBND TP.Hồ Chí Minh). 
	- Trong m ẫu biên bản vi phạm hành chính có phần: "biện pháp xử lý: ...phạt.....đồng ” 
11/27/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Ban giám đốc Lâm trường Duyên Hải thực hiện xử phạt vi phạm hành chính (phạt tiền, tịch thu tang vật, phương tiện...) đối với những người chặt tràm của lâm trường 
- Công văn số 7696/UB-ĐT, ra ngày 14/12/2003 của UBND TP, về tăng cường kiểm tra xử phạt vi phạm đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông (không chỉ phạt tiền, đối tượng vi phạm còn bị tạm giữ xe trong 10 ngày). Thế nhưng, theo khoản 1 điều 10, Nghị định số 15/2003/NĐ-CP ngày 19.2.2003 của Chính phủ quy định: Chỉ áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền, chứ không quy định phải giam xe 
11/27/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Quyết định 113/2004/QĐ-UB xử lý hình sự đối với các trường hợp "không trung thực trong việc cam kết bảo lãnh người hồi gia về đi làm, đi học ”. 
Quyết định số 3756/2008/ QĐ-UBND ngày 17/10/2008 của UBND huyện Tiên Lãng, trong đó quy định việc “Thu hồi diện tích đất bãi bồi, ven sông ven biển đã hết thời hạn giao ..." là không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 67, khoản 10 Điều 38 và Điều 80 Luật Đất đai 
Năm 2009, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định 58/2009 quy định nếu có diện tích đất dưới 30m2 sẽ không được tách thửa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất  trái với quy định Luật đất đai 
11/27/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Công văn 5058/UB-VX của UBND TP.Hồ Chí Minh về việc xử lý quảng cáo trái phép nơi công cộng, quy định áp dụng biện pháp cắt số điện thoại thuê bao của đối tượng vi phạm  trái với quy định của Bộ Luật dân sự về hợp đồng dịch vụ; 
11/27/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
2. Yêu cầu về tính hợp lý của QĐ QLNN: 
	Gồm 4 yêu cầu cơ bản: 
	+ QĐ QLNN được ban hành phải có khả năng thi hành trong thực tiễn cuộc sống. 
	+ QĐ QLNN được ban hành phải đảm bảo sự phù hợp lợi ích giữa nhà nước và nhân dân. 
	 + QĐ QLNN được ban hành phải có ngôn ngữ, văn phong chuẩn mực, đáp ứng được yêu cầu về tính chính xác, tính dễ hiểu, tính khách quan, tính lịch sự và tính khuôn mẫu của văn bản. 
	+ Quyết định quản lý NN phải được ban hành kịp thời, đúng lúc, đáp ứng nhu cầu được điều chỉnh của các quan hệ xã hội. 
11/27/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Thông tư số 33/2012 – NNPTNT Quy định điều kiện vệ sinh bảo đảm an toàn thực phẩm, có quy định “chỉ được bán thịt tươi sống trong vòng 8 giờ kể từ khi giết mổ” 
Quyết định số 3131/QĐ-UB của UBND Thành phố "về việc các điểm vui chơi, giải trí, hàng quán ăn uống chấm dứt hoạt động kinh doanh lúc 23 giờ 30 trong ngày 
UBND Quận Hai Bà Trưng TP HN ra quyết định thu phí vào chợ mỗi người là 5.000 đ. 
11/27/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
	 * Tương quan t ính hợp pháp và tính hợp lý của một QĐ QLNN : 
 - Những biểu hiện của tính hợp pháp được pháp luật quy định khá rõ ràng và dễ thấy nhưng tính hợp lý thì không 
- Tính hợp pháp và tính hợp lý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng không thể đồng nhất với nhau , cụ thể: 
	+ QĐ QLNN hợp pháp, không hợp lý => vẫn có hiệu lực pháp lý 
	+ QĐ QLNN hợp lý, không hợp pháp => không có hiệu lực pháp lý 
- Xét trên phương diện pháp chế hay pháp quyền thì tính hợp pháp cần được bổ sung kịp thời bởi tính hợp lý; 
11/27/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
3. Hậu quả của việc không tuân thủ các yêu cầu về tính hợp pháp và hợp lý của QĐ QLNN . 
a. Hậu quả không tuân thủ các yêu cầu hợp pháp. 
	 Một quyết định QLNN không được ban hành đúng pháp luật về nội dung, hình thức, thủ tục, thẩm quyền thì tùy mức độ vi phạm có thể bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ. 
	* QĐ QLNN có thể được xử lý như sau: 
	- Đình chỉ QĐ QLNN được ban hành 
	- Sửa đổi QĐ QLNN được ban hành (tự sửa đổi); 
	- Bãi bỏ QĐ QLNN được ban hành. 
	- Ngoài các hậu quả pháp lý trên, có thể có các biện pháp khác kèm theo như: khôi phục lại tình trạng cũ, bồi thường thiệt hại,hoặc truy cứu trách nhiệm đối với người có lỗi 
	 b. Hậu quả của việc không tuân thủ các yêu cầu hợp lý 
	 - Bãi bỏ ngay hoặc sửa đổi quyết định 
	- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, khôi phục tình trạng cũ, truy cứu trách nhiệm cá nhân người có lỗi 
  * Lưu ý: 
- Với quyết định ban hành không hợp lý thường rất khó truy cứu trách nhiệm cá nhân 
- Cần phân biệt tính không hợp lý của quyết định hành chính tại thời điểm được ban hành với sự bất hợp lý do “phản ứng” tự nhiên của vận động xã hội. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_luat_hanh_chinh_bai_6_quyet_dinh_quan_ly_nha_nuoc.ppt