Bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân

CHƯƠNG 1

ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

MÔN HỌC LỊCH SỬ KINH TẾ QUỐC DÂN

1.1. Khái niệm, vị trí của môn học

1.1.1. Khái niệm

Kinh tế quốc dân là tổng thể các ngành kinh tế của đất nước, liên hệ với nhau

trong hệ thống phân công lao động xã hội. Bao gồm những ngành sản xuất vật chất và

phi vật chất như nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp, tín dụng ngân hàng phục

vụ cho ngành đó.

Lịch sử kinh tế quốc dân là bộ môn khoa học xã hội, nghiên cứu sự phát triển

tổng hợp nền kinh tế quốc dân của một nước hoặc của một khối nước trong một giai

đoạn lịch sử nhất định. Cần phân biệt kinh tế quốc dân và lịch sử kinh tế quốc dân.

Kinh tế quốc dân là tổng thế các ngành, các bộ phận trong nền kinh tế quốc dân, còn

lịch sử kinh tế quốc dân là quá trình phát triển nền kinh tế của một quốc gia.

pdf 126 trang phuongnguyen 11040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân

Bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA KINH TẾ 
BÀI GIẢNG 
LỊCH SỬ KINH TẾ QUỐC DÂN 
(Dùng cho đào tạo tín chỉ) 
Lưu hành nội bộ - Năm 2016 
Người biên soạn: Nguyễn Mạnh Hiếu 
 Lê Trần Hoài Thương 
 - 1 - 
CHƯƠNG 1 
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
MÔN HỌC LỊCH SỬ KINH TẾ QUỐC DÂN 
1.1. Khái niệm, vị trí của môn học 
1.1.1. Khái niệm 
Kinh tế quốc dân là tổng thể các ngành kinh tế của đất nước, liên hệ với nhau 
trong hệ thống phân công lao động xã hội. Bao gồm những ngành sản xuất vật chất và 
phi vật chất như nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp, tín dụng ngân hàng phục 
vụ cho ngành đó. 
Lịch sử kinh tế quốc dân là bộ môn khoa học xã hội, nghiên cứu sự phát triển 
tổng hợp nền kinh tế quốc dân của một nước hoặc của một khối nước trong một giai 
đoạn lịch sử nhất định. Cần phân biệt kinh tế quốc dân và lịch sử kinh tế quốc dân. 
Kinh tế quốc dân là tổng thế các ngành, các bộ phận trong nền kinh tế quốc dân, còn 
lịch sử kinh tế quốc dân là quá trình phát triển nền kinh tế của một quốc gia. 
1.1.2. Vị trí môn học 
Lịch sử kinh tế quốc dân giữ một vị trí quan trọng trong cơ cấu kiến thức của 
sinh viên chuyên ngành kinh tế. Đây là một môn học kinh tế cơ sở, trang bị những kiến 
thức kinh tế chung, tổng hợp, làm nền tảng cho việc học tập các môn thuộc khối ngành 
kinh tế.Đồng thời giúp, sinh viên tiếp thu kiến thức chuyên ngành. 
1.2. Đối tượng, nhiệm vụ môn học 
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu của lịch sử kinh tế quốc dân là sự phát triển của quan hệ 
sản xuất và lực lượng sản xuất, mối quan hệ giữa LLSX và QHSX trong quá trình phát 
triển lịch sử của nó. 
Lịch sử kinh tế quốc dân nghiên cứu sự phát triển của quan hệ sản xuất vì 
QHSX là cơ sở hạ tầng của chế độ xã hội. Quan hệ sản xuất là cơ sở kinh tế của một 
hình thái kinh tế - xã hội và biểu hiện tính chất xã hội của nền kinh tế. Nó cũng là tiêu 
thức để phân biệt sự khác nhau giữa các hình thái kinh tế - xã hội. Nghiên cứu QHSX 
bằng phương pháp lịch sử cụ thể, QHSX được biểu hiện bằng những hiện tượng cụ 
thể, những sự kiện rõ ràng. 
Đồng thời môn học nghiên cứu một số yếu tố của kiến trúc thượng tầng (đường 
lối chính sách, pháp luật) vì những yếu tố này tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của 
các nền kinh tế. 
 - 2 - 
Kinh tế chính trị nghiên cứu QHSX bằng phương pháp trừu tượng hóa. Mục 
đích rút ra bản chất, tính quy luật của sự vận động. 
Lịch sử nghiên cứu những sự kiện diễn ra trong quá khứ một cách có hệ thống, 
nghiên cứu sự phô diễn hoạt động lịch sử của con người trong mối quan hệ giữa các 
hoạt động: Văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội. 
1.2.2. Nhiệm vụ của môn học 
Lịch sử kinh tế quốc dân có nhiệm vụ phản ánh thực tiễn sự phát triển kinh tế 
của các nước một cách khoa học và trung thực, vẽ một cách chân thực thực trạng kinh 
tế của một quốc gia trong một giai đoạn lịch sử nhất định. 
Lịch sử kinh tế quốc dân phải tìm ra những đặc điểm, tổng kết một cách khái 
quát, cô đọng, tìm nguyên nhân của sự phát triển, rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ 
sự nghiệp phát triển kinh tế. Nói chung nghiên cứu lịch sử để phục vụ sự phát triển 
kinh tế. 
1.3. Phương pháp nghiên cứu môn học 
1.3.1. Cơ sở phương pháp luận 
Lịch sử kinh tế quốc dân lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật 
lịch sử làm cơ sở phương pháp luận, coi phương thức sản xuất là cơ sở quyết định, là 
nền tảng của kiến trúc thượng tầng. 
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu 
+ Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic 
Phương pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu sự phát triển kinh tế gắn với 
các sự kiện, hiện tượng kinh tế theo tiến trình thời gian và trong hoàn cảnh cụ thể. 
Phương pháp lô-gic là phương pháp nghiên cứu bỏ qua những hiện tượng kinh tế ngẫu 
nhiên, đi vào bản chất của hiện tượng kinh tế, từ đó khái quát lý luận về tiến trình phát 
triển kinh tế. Thực tế nghiên cứu cho thấy, mỗi phương pháp đều có những ưu và 
nhược điểm riêng. Do đó, trong nghiên cứu lịch sử kinh tế cần kết hợp chặt chẽ cả hai 
phương pháp để tránh thiên về mô tả các sự kiện một cách tự nhiên chủ nghĩa, hoặc 
thiên về khái quát lý luận và suy diễn chủ quan, không coi trọng thực tế lịch sử. 
+ Phương pháp phân kỳ lịch sử 
Trong nghiên cứu, lịch sử kinh tế phân chia quá trình phát triển kinh tế thành 
các thời kỳ và giai đoạn khác nhau. Phương pháp này nhằm làm rõ đặc trưng trong 
phát triển kinh tế của từng thời kỳ và giai đoạn cụ thể. 
+ Các phương pháp khác 
 - 3 - 
Ngoài các phương pháp trên, lịch sử kinh tế còn sử dụng các phương pháp 
nghiên cứu khác như: phương pháp toán kinh tế, phương pháp phân tích, so sánh, 
thông kê, xã hội học v.v 
 - 4 - 
CHƯƠNG 2 
KINH TẾ CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA 
2.1. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản 
2.1.1. Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. Sự ra đời của 
thành thị phong kiến Châu Âu. 
Đến thế kỷ XI lực lượng sản xuất trong nông nghiệp và thủ công nghiệp trong 
phạm vi lãnh địa đã đạt được một khối lượng sản phẩm lớn. Nhiều nghề thủ công 
nghiệp được chuyên môn hóa, tách khỏi nông nghiệp. Thủ công nghiệp không còn là 
cái đuôi của nông nghiệp như trước nữa. Giữa hai khu vực đó hình thành mối quan hệ 
trao đổi, thúc đẩy nhau phát triển, thúc đẩy sự ra đời của những thành thị phong kiến. 
Thành thị xuất hiện từ thời cổ đại nhưng dần dần bị mai một do kinh tế kém 
phát triển và chiến tranh giữa các quốc gia. Đến thế kỷ XIII- XIV ở Đức có 700 thành 
phố mới. Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII, thành thị phong kiến châu Âu phát triển 
mạnh mẽ. 
Thành thị phong kiến là những thành phố tự do, không phụ thuộc sự khống chế 
của lãnh chúa phong kiến. Thủ công nghiệp là ngành sản xuất chính. Bên cạnh đó còn 
có các ngành thương mại và cho vay nặng lãi. 
Thành thị phong kiến Châu Âu là tụ điểm của những người hành nghề thủ công. 
Mới đầu những người thợ thủ công vừa sản xuất, vừa tự trao đổi sản phẩm trên thị 
trường. Nhưng khi thị trường được mở rộng ra, chính những thợ thủ công tách bán 
hàng ra thành nghề riêng. Từ đó xuất hiện các thương nhân. Thương nhân Châu Âu đi 
khắp lục địa và sang cả Ấn Độ để hành nghề buôn bán. Họ kết thành từng đoàn, dọc 
đường tụ họp lại với nhau để trao đổi hàng hoá. 
Để mua hàng thương nhân cần nhiều tiền, những người thừa tiền cho vay, về 
sau trong số họ có một bộ phận phát triển thành những người cho vay nặng lãi. 
Một bộ phận thương nhân tích luỹ được nhiều tiền lập ra xưởng thợ, thuê công 
nhân, tự sản xuất hàng hoá để bán theo nhu cầu thị trường. Như vậy dần dần thành thị 
xuất hiện một lớp người vừa có tiền, vừa có xưởng thợ, không lao động mà vẫn giàu 
có. Một xu hướng khác, chính quan hệ thợ cả, thợ bạn trong các công trường thủ công 
cũng thay dần dần thay đổi thành người chủ và người làm thuê. Cả hai con đường nói 
trên đã làm cho chủ nghĩa tư bản xuất hiện ngay trong lòng chế độ phong kiến. 
2.1.2. Những phát kiến địa lý vĩ đại 
2.1.2.1. Các cuộc thám hiểm 
Ở Tây Âu vào thế kỷ XV, nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển nhưng các 
quốc gia phong kiến lại không có đủ tiền, vàng để thanh toán các khoản chi phí xa xỉ 
 - 5 - 
trong triều đình. Vua chúa nợ thương nhân đã nhiều, ngân khố Nhà nước vẫn thiếu hụt. 
“Khát vàng” là động lực thúc đẩy các quốc gia phong kiến tìm con đường sang phương 
Đông để kiếm vàng, nhưng con đường quen thuộc trên Địa Trung Hải để sang Ấn Độ 
đã bị đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ chiếm giữ. Nhà nước phong kiến Tây Ban Nha (đã đi đến 
giai đoạn phong kiến tập quyền, đang hùng cường nhất) đã tổ chức tìm kiếm những 
con đường mới sang phương Đông. 
Năm 1492, Christopher Columbus đi vào vùng Ca-ri-bê, khám phá ra châu Mỹ; 
năm 1497, Vasco da Gama đi sâu vào lục địa châu Phi, rồi cuối cùng đến Ấn Độ; năm 
1519-1521, Ferdinand Magellan kế thừa thành tựu của các cuộc thám hiểm trên, tìm ra 
con đường vong quanh thế giới. Hành trình đó chứng minh là người ta có thể đi buôn 
bán bất cứ từ đâu, có thể đến bất cứ nơi nào, mà vẫn có thể trở lại chỗ cũ được. 
2.1.2.2. Ảnh hưởng của các cuộc thám hiểm đến sự ra đời chủ nghĩa tư bản 
Những phát kiến địa lý vào thế kỷ XVI đã góp phần thúc đẩy sự ra đời nền kinh 
tế tư bản chủ nghĩa. Mở ra một thời đại mới của nền kinh tế thế giới. Đó là: 
- Thị trường thế giới hình thành: Trước năm 1500 diện tích quả đất mà con 
người biết được chỉ rộng 50 triệu km2 đến năm 1600 là 310 triệu km2. Với diện tích 
đó, thị trường đã mở rộng. Ở Châu Âu, hàng hoá được đem bán ở các lục địa khác. 
Thương nhân Châu Âu mua về những sản phẩm nhiệt đới mà trước đó lục địa này 
chưa biết đến. Đó là cao su, thuốc lá, ca cao, cà phê, chè, hồ tiêu. Lục địa Châu Âu lại 
dấy lên khát vọng tìm vàng. 
- Các tổ chức thương mại mang tính quốc tế xuất hiện. Đầu thế kỷ XVI hình 
thành công ty Đông Ấn của Anh và Hà Lan kết hợp. 
- Con đường thương mại trước đây qua Địa Trung Hải ngày nay qua Đại Tây 
Dương đến Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương... 
- Xuất hiện cuộc cách mạng giá cả ở Châu Âu, bắt đầu từ giá lương thực tăng, 
cuối cùng đến giá các cổ phiếu. Cuộc cách mạng giá cả kéo dài một thế kỷ. Nguyên 
nhân do vàng bạc nhiều lên; sức mua đồng tiền giảm, giá cả lăng lên. Nhờ đó giai cấp 
tư sản có thêm nhiều lợi nhuận, tích luỹ tư bản tăng lên. Tầng lớp phong kiến vì thu tô 
bằng tiền bị phá sản. Cuộc cách mạng này đã làm tan vỡ cơ sở kinh tế của chế độ 
phong kiến, tạo tiền đề cho sự ra đời kinh tế tư bản chủ nghĩa. 
- Xuất hiện chế độ bóc lột thuộc địa 
Những vùng đất mới lần lượt bị xâm chiếm, cướp bóc, khai thác tài nguyên, bóc 
lột lao động và buôn bán không sòng phẳng, trước hết là thuộc địa của Tây Ban Nha 
và Bồ Đào Nha. Hai nước này có ý định thoả thuận chia đôi thế giới, lấy theo đường 
kinh tuyến chạy qua Đại- Tây Dương, phía Đông của Bồ Đào Nha, phía Tây của Tây 
Ban Nha. Hệ thống thuộc địa đã tạo nên những điều kiện để thúc đẩy sự ra đời của chủ 
nghĩa tư bản. 
 - 6 - 
2.1.3. Tích lũy nguyên thủy tư bản 
“Bản anh hùng ca phát kiến địa lý vĩ đại đã mở ra thời đại tích luỹ nguyên thuỷ 
tư bản” (Các- Mác, Tư bản quyển I, tập I). 
Đó là quá trình dùng bạo lực để tách người lao động ra khỏi tư liệu sản xuất của 
hội, trở thành người làm thuê, đồng thời tích lũy tiền của vào trong tay các nhà tư bản. 
Quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản ở mỗi nước diễn ra ở các thời điểm khác 
nhau và có những nét riêng biệt. Ở nước Anh, quá trình này diễn ra sớm, tàn khốc với 
nhiều biện pháp điển hình như: tước đoạt ruộng đất của nông dân bằng bạo lực, buôn 
bán nô lệ và cướp biển, xâm chiếm thuộc địa, phát hành công trái, thực hiện chế độ 
bảo hộ công nghiệp, độc quyền ngoại thương Bằng các biện pháp đó, đến cuối thế 
kỷ XVI, tự bản Anh đã tích lũy được khoảng 1 triệu Pound vàng, bạc và có một nguồn 
lao động làm thuê khá lớn. 
2.1.4. Những phát triển kỹ thuật thế kỷ XV, XVI 
Thế kỷ XV- XVI kỹ thuật về năng lượng, luyện kim, cơ khí xuất hiện. Đó là sử 
dụng sức gió sức nước trong việc khai thác than, xay bột. 
- Công nghiệp luyện gang thành thép tạo ra sự đột phá trong ngành cơ khí. Cuối 
thế kỷ XVI chế tạo đồng hồ xách tay, máy chữ. Đúc được những mẻ thép lớn để làm 
vũ khí. 
- Sử dụng năng lượng của sức gió, sức nước chạy các máy xay, máy sợi. 
- Có nhiều cải tiến công cụ lao động: Máy bào, máy tiện thô sơ, sử dụng máy 
dệt lắp bàn đạp thay cho quay tay. 
- Trong nông nghiệp tăng diện tích gieo trồng nhờ biết làm thủy lợi, cải tiến kỹ 
thuật nông nghiệp, tạo giống mới có năng suất cao. 
Nhìn chung, trong giai đoạn này, lực lượng sản xuất và phân công lao động xã 
hội phát triển ngày càng mâu thuẫn với phạm vi chật hẹp của nền sản xuất nhỏ trong 
các thành phố trung cổ. Thị trường mở rộng, vốn và lao động làm thuê tăng lên, cơ sở 
kỹ thuật được cải tiến đã tạo điều kiện để tổ chức sản xuất với quy mô lớn hơn. Công 
trường thủ công tư bản chủ nghĩa ra đời, đó là hình thức quá độ từ sản xuất nhỏ lên sản 
xuất lớn tư bản chủ nghĩa, giữ vai trò thống trị ở châu Âu từ thế kỷ XVI đến 1/3 cuối 
thế kỷ XVIII. 
2.2. Kinh tế TBCN thời kỳ trước độc quyền (1640 - 1870) 
2.2.1. Cách mạng tư sản và sự thiết lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa 
“Mặc dù ngay trong thế kỷ XIV và XV những mầm móng đầu tiên của nền sản 
xuất tư bản chủ nghĩa đã có rải rác một số thành phố lẻ tẻ vùng Địa Trung Hải nhưng 
 - 7 - 
thời đại tư bản chủ nghĩa chỉ bắt đầu từ thế kỷ XVI mà thôi” (Mác - Ăngghen, Nhà 
xuất bản sự thật, tập 3, trang 524). 
Nền kinh tế phong kiến dựa trên sở hữu tiểu nông, phường hội tỏ ra lỗi thời kìm 
hãm lực lượng sản xuất. Sự xung đột giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất 
phong kiến đã dẫn đến những cuộc cách mạng tư sản (CMTS). Châu Âu thế kỷ XVI 
cách mạng tư sản đã diễn ra rầm rộ. Mở đầu là CMTS Hà Lan (1556), tiếp đó là 
CMTS Anh (1640 - 1660); CMTS Pháp (1789 - 1794); CMTS Mỹ (1864- 1865); 
CMTS Nga (1861); CMTS Nhật (1868); sau cùng là CMTS Trung Quốc (1911). 
- Sự phát triển CNTB theo những mô hình khác nhau: 
Theo Mác, CNTB ở Anh và Hà Lan thuộc loại cổ điển nhất. Ở đó cách mạng 
ruộng đất bắt đầu sớm. Nhà nước phong kiến có tác dụng thúc đẩy sự ra đời CNTB. 
CNTB ở Mỹ, Ca-na-đa, Úc đã phát triển theo hướng trang trại, không có chế độ phong 
kiến. Gợi lên con đường “kiểu Mỹ”. 
CNTB Pháp phát triển từ nông nghiệp, nhưng thuận lợi hơn Anh vì CMTS Pháp 
hết sức triệt để đã quét sạch giai cấp phong kiến. 
Theo Lê nin, CNTB ở Nga, Đức, Áo, Hung, Ba Lan là con đường “kiểu Phổ”. 
Ở đây CNTB trong nông nghiệp phát triển chậm chạp vì giai cấp quý tộc cố duy trì tàn 
dư của chế độ phong kiến nông nô. CBTB phát triển trong nông nghiệp dựa trên chế 
độ cưỡng bức lao động. Cách mạng tư sản gặp phải sự chống đối quyết liệt của thế lực 
phong kiến quý tộc. 
CNTB ở Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Inđônêxia và các nước Mỹ la tinh 
phát triển theo con đường thuộc địa. Chủ nghĩa thực dân đã tác động làm thay đổi chế 
độ xã hội, chuyển chế độ phong kiến sang chế độ TBCN. Chủ nghĩa đế quốc đã du 
nhập CNTB phương Tây bằng con đường thuộc địa. Ở đây cuộc cách mạng tư sản tỏ 
ra yếu ớt, chỉ hiện ra dưới hình thức cải cách. 
Tóm lại, QHSX TBCN ra đời bằng các cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ 
phong kiến, song đó mới chỉ là bước đầu. Để có CNTB với tư cách là một hình thái 
kinh tế xã hội phải thông qua cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất biến công 
trường thủ công thành nền đại công nghiệp cơ khí. 
2.2.2. Cách mạng công nghiệp 
Cách mạng công nghiệp (CMCN) thực chất là cuộc cách mạng kỹ thuật bao 
hàm việc biến lao động thủ công thành lao động cơ khí, biến công trường thủ công 
thành công xưởng TBCN. 
2.2.2.1. Cách mạng công nghiệp ở nước Anh (1733 - 1825). 
* Tiền đề 
 - 8 - 
Cách mạng công nghiệp dựa trên những điều kiện tiền đề nhất định, nhưng điều 
kiện đó không giống nhau giữa các nước. Ở nước Anh, những điều kiện của cách 
mạng công nghiệp xuất hiện sớm và thuận lợi hơn nhiều so với ở các nước khác: 
Nhờ phát triển mạnh ngoại thương mà thương nhân Anh đã vơ vét được của cải 
của các nước Ấn Độ, Bắc Mỹ, Đức. Nước Anh đã tranh giành được nhiều thuộc địa từ 
tay Tây Ban Nha, Pháp. Cho đến đầu thế kỷ XIX, Anh là nước có nhiều thuộc địa nhất. 
Dựa vào ... ớc”, NXB ĐH 
Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006; 
[3] Trương Thị Tiến. Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam (1945 - 
2000),Hà Nội, 2014; 
[4] Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư. Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III. NXB 
Giáo dục Việt Nam, 7/2010. 
[5] Nghị quyết của hội nghị trung ương lần thứ XVI (4/1959) về vấn đề hợp tác 
hóa nông nghiệp, ban chấp hành trung ương Đảng Lao Động Việt Nam. XB 1959; 
[6] Ngô Đăng Tri, Đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam, Hà Nội, 
2012; 
[7] Viện Khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tình hình kinh tế Miền 
Nam1955 - 1975 qua các chỉ tiêu thống kê, Tài liệu tham khảo; 
[8] Văn kiện đại hội Đảng, Ban chấp hành trung ương Đảng Lao Động Việt 
Nam, XB, 1960; 
[9] Văn kiện đại hội Đảng các khóa V, VI, VII, VII, IX, X, BCH Trung ương 
Đảng Cộng Sản Việt Nam; 
[10] Nguyễn Đăng Bằng, Lịch sử kinh tế Quốc dân Phần 1&2, ĐH Vinh, 2011. 
 - 121 - 
MỤC LỤC 
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................... 0 
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 1 
MÔN HỌC LỊCH SỬ KINH TẾ QUỐC DÂN ............................................................... 1 
1.1. Khái niệm, vị trí của môn học .............................................................................. 1 
1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 1 
1.1.2. Vị trí môn học ................................................................................................ 1 
1.2. Đối tượng, nhiệm vụ môn học .............................................................................. 1 
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 1 
1.2.2. Nhiệm vụ của môn học .................................................................................. 2 
1.3.1. Cơ sở phương pháp luận ................................................................................ 2 
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 2 
CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................... 4 
KINH TẾ CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA ............................................................ 4 
2.1. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ............................................................................. 4 
2.1.1. Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. Sự ra đời của 
thành thị phong kiến Châu Âu. ................................................................................ 4 
2.1.2. Những phát kiến địa lý vĩ đại ........................................................................ 4 
2.1.3. Tích lũy nguyên thủy tư bản .......................................................................... 6 
2.1.4. Những phát triển kỹ thuật thế kỷ XV, XVI ................................................... 6 
2.2. Kinh tế TBCN thời kỳ trước độc quyền (1640 - 1870) ........................................ 6 
2.2.1. Cách mạng tư sản và sự thiết lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ... 6 
2.2.2. Cách mạng công nghiệp ................................................................................ 7 
2.3. Kinh tế TBCN thời kỳ độc quyền (1871 đến nay) ............................................. 10 
2.3.1. Thời kỳ độc quyền hóa (1871 - 1913) ......................................................... 10 
2.3.2. Thời kỳ từ 1914 – 1945 ............................................................................... 11 
2.3.3. Đặc điểm kinh tế thời kỳ sau Thế chiến 2 (từ 1945 đến nay) ..................... 12 
CHƯƠNG 3 ................................................................................................................... 16 
KINH TẾ HOA KỲ ....................................................................................................... 16 
3.1. Đặc điểm KT-XH Bắc Mỹ dưới thời cai trị của thực dân Anh (trước 1776) ..... 16 
3.1.1. Chính sách cai trị của thực dân Anh tại Bắc Mỹ ......................................... 16 
3.1.2. Đặc điểm kinh tế .......................................................................................... 17 
 - 122 - 
3.1.3. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Bắc Mỹ .................................. 17 
3.2. Kinh tế Hoa Kỳ thời kỳ trước độc quyền (1776 - 1865) .................................... 18 
3.2.1. Công cuộc di thực, bành trướng đất đai mở rộng thị trường ....................... 18 
3.2.2. Cách mạng công nghiệp và sự phát triển kinh tế ........................................ 18 
3.2.3. Cuộc nội chiến ở Mỹ (1861-1865) .............................................................. 19 
3.3. Kinh tế Hoa Kỳ thời kỳ độc quyền (1865 đến nay) ........................................... 20 
3.3.1. Thời kỳ “bùng nổ” kinh tế (1865 - 1913) .................................................... 20 
3.3.2. Thời kỳ từ 1914 – 1945 ............................................................................... 21 
3.3.3. Kinh tế Hoa Kỳ giai đoạn 1945 – 1990 ....................................................... 23 
3.3.4. Kinh tế Hoa Kỳ giai đoạn từ 1990 đến nay ................................................. 26 
CHƯƠNG 4 ................................................................................................................... 29 
KINH TẾ NHẬT BẢN .................................................................................................. 29 
4.1. Đặc điểm KT-XH Nhật Bản trước cách mạng Minh Trị (trước 1868) .............. 29 
4.1.1. Thiết chế phong kiến Tokugawa ................................................................. 29 
4.1.2. Nội chiến ở Nhật Bản (1862 – 1867) .......................................................... 30 
4.2. Kinh tế Nhật Bản từ cách mạng Minh Trị đến hết Thế chiến II (1868-1945).... 31 
4.2.1. Cách mạng Minh Trị (1868) ........................................................................ 31 
4.2.2. Đặc điểm cách mạng công nghiệp Nhật Bản .............................................. 32 
4.3. Kinh tế Nhật Bản từ sau Thế chiến II (từ 1945 đến nay) ................................... 34 
4.3.1. Thời kỳ khôi phục kinh tế (1945 - 1951) .................................................... 34 
4.3.2. Giai đoạn phát triển “thần kỳ” (1952 – 1973) ............................................. 35 
4.3.3. Kinh tế Nhật Bản từ 1974 đến nay .............................................................. 39 
CHƯƠNG 5 ................................................................................................................... 44 
KINH TẾ TRUNG QUỐC ............................................................................................ 44 
5.1. Đặc điểm kinh tế Trung Quốc trước 01/10/1949 ............................................... 44 
5.1.1. KT-XH Trung Quốc trước cách mạng Tân Hợi (1911) .............................. 44 
5.1.2. KT-XH Trung Quốc giai đoạn 1911-1949 .................................................. 45 
5.2. Đặc điểm kinh tế Trung Quốc trước cải cách và mở cửa (1949 – 1978) ........... 45 
5.2.1. Thời kỳ khôi phục kinh tế (1949 – 1952) .................................................... 45 
5.2.2. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 - 1957) ................................................ 46 
5.2.3. Kinh tế Trung Quốc giai đoạn 1958 – 1978 ................................................ 46 
5.3. Kinh tế Trung Quốc thời kỳ cải cách và mở cửa kinh tế (sau 1978).................. 48 
 - 123 - 
5.3.1. Nguyên nhân cải cách và mở cửa ................................................................ 48 
5.3.2. Thành tựu kinh tế Trung Quốc từ 1979 đến nay ......................................... 50 
CHƯƠNG 6 ................................................................................................................... 54 
KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN ............................................................. 54 
6.1. Sự hình thành các nước đang phát triển ............................................................. 54 
6.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 54 
6.1.2. Quá trình trở thành thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc .................................. 54 
6.1.3. Sự hình thành các nước đang phát triển ...................................................... 55 
6.2.2. Các con đường phát triển kinh tế................................................................. 56 
6.3. Những chính sách và biện pháp xây dựng kinh tế .............................................. 57 
6.3.1. Trên bình diện quốc tế ................................................................................. 57 
6.3.2. Trong phạm vi từng nước ............................................................................ 59 
CHƯƠNG 7: KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN ............................................................. 65 
7.1. Sự thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á ................................................... 65 
7.2. Quá trình phát triển kinh tế ................................................................................. 65 
7.2.1. Chiến lược phát triển công nghiệp .............................................................. 65 
7.2.2. Cách mạng xanh và sự phát triển của nông nghiệp .................................... 66 
7.2.3. Tài chính tiền tệ và kinh tế dịch vụ ............................................................. 67 
7.2.4. Quan hệ kinh tế đối ngoại ............................................................................ 67 
CHƯƠNG 8 ................................................................................................................... 71 
KINH TẾ THỜI KỲ PHONG KIẾN VIỆT NAM ........................................................ 71 
8.1. Đặc điểm kinh tế thời kỳ tiền phong kiến .......................................................... 71 
8.1.1. Kinh tế thời kỳ nguyên thủy ........................................................................ 71 
8.1.2. Kinh tế thời kỳ đầu dựng nước .................................................................... 72 
8.2. Kinh tế thời kỳ phong kiến ................................................................................. 73 
8.2.1. Kinh tế thời kỳ phong kiến phương Bắc đô hộ (trước năm 938) ................ 73 
8.2.2. Kinh tế thời kỳ phong kiến dân tộc (từ năm 938 – 1858) ........................... 75 
CHƯƠNG 9 ................................................................................................................... 86 
KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ THỰC DÂN PHÁP THỐNG TRỊ .......................... 86 
9.1. Kinh tế trong giai đoạn Pháp khai thác (lần 1 và lần 2) ..................................... 86 
9.1.1. Chính sách kinh tế của Pháp ở Việt Nam .................................................... 86 
9.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế .......................................................................... 86 
 - 124 - 
9.2. Kinh tế trong giai đoạn Pháp – Nhật thống trị (1940 - 1945) ............................ 89 
9.2.1. Chính sách “kinh tế chỉ huy” ...................................................................... 89 
9.2.2. Đặc điểm kinh tế thời chiến ......................................................................... 90 
CHƯƠNG 10 ................................................................................................................. 92 
KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP .......................... 92 
(1945 – 1954)................................................................................................................. 92 
10.1. Kinh tế những năm đầu sau cách mạng Tháng tám (1945 - 1946) .................. 92 
10.1.1. Khẩn trương mở chiến dịch cứu đói .......................................................... 92 
10.1.2. Đấu tranh xây dựng nền tài chính và tiền tệ độc lập ................................. 93 
10.1.3. Phục hồi công thương nghiệp và chuyển dần nền kinh tế sang thời chiến 94 
10.2. Kinh tế kháng chiến trong vùng tự do (1947 - 1954) ....................................... 96 
10.2.1. Chính sách kinh tế kháng chiến ................................................................. 96 
10.2.2. Đặc điểm kinh tế giai đoạn 1947-1950 ..................................................... 97 
10.3. Đặc điểm kinh tế trong vùng bị tạm chiếm ...................................................... 97 
10.3.1. Chính sách kinh tế của dịch ở vùng tạm chiếm ......................................... 97 
10.3.2. Đặc điểm tình hình kinh tế vùng tạm chiếm ............................................. 98 
CHƯƠNG 11 ............................................................................................................... 100 
KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ ............................ 100 
(1955 – 1975)............................................................................................................... 100 
11.1. Kinh tế miền Bắc ............................................................................................ 100 
11.1.1. Đặc điểm tình hình và nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc ........................... 100 
11.1.2. Quá trình xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc ................ 100 
11.2. Kinh tế miền Nam .......................................................................................... 104 
11.2.1. Bối cảnh lịch sử ....................................................................................... 104 
11.2.2. Biến đổi kinh tế miền Nam giai đoạn (1955 – 1975) .............................. 104 
CHƯƠNG 12 ............................................................................................................... 109 
KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ TỪ 1976 ĐẾN NAY ............................................. 109 
12.1. Đặc điểm kinh tế ............................................................................................. 109 
12.1.1. Thời kỳ 1976-1986 ...................................................................................... 109 
12.1.2. Thời kỳ 1986-2005 ...................................................................................... 110 
12.1.3. Giai đoạn 2005 đến nay ............................................................................... 111 
12.2. Những thành tựu đạt được .............................................................................. 112 
 - 125 - 
12.2.1. Thời kỳ 1976-1986 ...................................................................................... 112 
12.2.2. Thời kỳ 1986-2005 ...................................................................................... 113 
12.2.3. Giai đoạn 2005 đến nay ............................................................................... 116 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 120 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_lich_su_kinh_te_quoc_dan.pdf