Bài giảng Lập trình Java 1 - Bài 5: ArrayList
Kết thúc bài học này bạn có khả năng
Hiểu và ứng dụng ArrayList
Hiểu và ứng dụng các hàm tiện ích của Collections
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lập trình Java 1 - Bài 5: ArrayList", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lập trình Java 1 - Bài 5: ArrayList
LẬP TRÌNH JAVA 1 BÀI 5: ARRAYLIST MỤC TIÊU Kết thúc bài học này bạn có khả năng Hiểu và ứng dụng ArrayList Hiểu và ứng dụng các hàm tiện ích của Collections ARRAYLIST LÀ GÌ? Mảng có số phần tử cố định. Vì vậy có các nhược điểm sau: Không thể bổ sung thêm hoặc xóa bớt các phần tử. Lãng phí bộ nhớ Nếu khai báo mảng với kích thước lớn để nắm giữ một vài phần tử. Khai báo mảng với kích thước nhỏ thì không đủ chứa ArrayList giúp khắc phục nhược điểm nêu trên của mảng. ArrayList có thể được xem như mảng động, có thể thêm bớt các phần tử một cách mềm dẻo. ArrayList còn cho phép thực hiện các phép toán tập hợp như hợp, giao, hiệu ARRAYLIST ArrayList a = new ArrayList(); a.add(“Cường”); a.add(true); a.add(1); a.add(2.5) Integer x = (Integer)a.get(2); Object Object Object Object a.add(Object) a.get(index) (type) ArrayList + Khi add thêm số nguyên thủy thì tự động chuyển sang đối tượng kiểu wrapper + Khi truy xuất các phần tử, cần ép về kiểu gốc của phần tử để xử lý ARRAYLIST ĐỊNH KIỂU ArrayList ArrayList (Không định kiểu) ArrayList (Có định kiểu) ArrayList có thể chứa các phần tử bất kể loại dữ liệu gì. + Các phần tử trong ArrayList được đối xử như một tập các đối tượng (kiểu Object) + Khi truy xuất các phần tử, cần ép về kiểu gốc của phần tử để xử lý ArrayList chỉ chứa các phần tử có kiểu đã chỉ định. + Khi truy xuất các phần tử không cần ép về kiểu gốc của phần tử để xử lý + Chặt chẽ, tránh rũi ro lập trình nhầm dữ liệu + Hiệu suất xử lý nhanh hơn ARRAYLIST ĐỊNH KIỂU ArrayList a = new ArrayList(); a.add(“Cường”); a.add(“Tuấn”); a.add(“Phương”); a.add(“Hạnh”) String s = a.get(2); String String String String a.add(String) a.get(index) ArrayList + Khi truy xuất các phần tử không cần ép về kiểu gốc của phần tử để xử lý Chú ý: là kiểu dữ liệu không phải kiểu nguyên thủy (phải sử dụng wrapper) THAO TÁC THƯỜNG DÙNG PHƯƠNG THỨC MÔ TẢ boolean add(Object) Thêm vào cuối void add(int index, Object elem) Chèn thêm phần tử vào vị trí boolean remove(Object) Xóa phần tử Object remove(int index) Xóa và nhận phần tử tại vị trí void clear() Xóa sạch Object set(int index, Object elem) Thay đổi phần tử tại vị trí Object get(int index) Truy xuất phần tử tại vị trí int size() Số phần tử boolean contains(Object) Kiểm tra sự tồn tại boolean isEmpty() Kiểm tra rỗng int indexOf(Object elem) Tìm vị trí phần tử THAO TÁC ARRAYLIST ArrayList a = new ArrayList(); a.add(“Cường”); a.add(“Tuấn”); a.add(“Phương”); a.add(“Hồng”); a.add(1, “Hạnh”); a.set(0, “Tèo”); a.remove(3) [Cường] [Cường, Tuấn] [Cường, Tuấn, Phương] [Cường, Tuấn, Phương, Hồng] [Cường, Hạnh, Tuấn, Phương, Hồng] [Tèo, Hạnh, Tuấn, Phương, Hồng] [Tèo, Hạnh, Tuấn, Hồng] TRẮC NGHIỆM ArrayList a = new ArrayList(); a.add(“Cường”); a.add(“Tuấn”); a.add(“Phương”); a.add(“Hồng”); a.add(1, “Hạnh”); a.set(0, “Tèo”); a.remove(3); a.remove(“Phương”); int x = a.size() – a.indexOf(“Hồng”); 1. Biến x có giá trị bằng bao nhiêu? A. 0 B. 1 C. 2 D. 3 E. 4 2. Nếu thay a.indexOf(“Hồng”) bằng a.indexOf(“Phương”) thì kết quả x có giá trị là bao nhiêu DUYỆT ARRAYLIST Duyệt theo chỉ số với for hoặc sử dụng for-each. Với ArrayList for-each thường được sử dụng hơn ArrayList a = new ArrayList(); a.add(5); a.add(9); a.add(4); a.add(8) for(int i=0;i<a.size();i++){ Integer x = a.get(i); > } for(Integer x : a){ > } DEMO Nhập vào danh sách số thực ArrayList. Tính tổng và xuất ra màn hình ĐỀ MÔ: QL SVPOLY Sử dụng ArrayList để nắm giữ danh sách sinh viên. Thông tin mỗi sinh viên gồm họ tên và điểm trung bình. Viết chương trình thực hiện việc quản lý như menu sau: 1. Nhập danh sách sinh viên 2. Xuất danh sách sinh viên đã nhập 3. Xuất danh sách sinh viên theo khoảng điểm 4. Tìm sinh viên theo họ tên 5. Tìm và sửa sinh viên theo họ tên 6. Tìm và xóa theo họ tên 7. Kết thúc public class SVPoly{ public String hoTen; public Double diemTB; } THAO TÁC TẬP HỢP PHƯƠNG THỨC MÔ TẢ addAll(Collection) Hợp 2 tập hợp removeAll(Collection) Hiệu 2 tập hợp retainAll(Collection) Giao 2 tập hợp boolean containsAll(Collection) Kiểm tra sự tồn tại toArray(T[]) Chuyển đổi sang mảng ArrayList a1 = new ArrayList(); a1.add(3); a1.add(4); ArrayList a2 = new ArrayList(); a2.add(4); a2.add(5); a1.addAll(a2) a1=[3,4,4,5] a1.retainAll(a2) a1=[4] a1.removeAll(a2) a1=[3] a1.containsAll(a2) false THAO TÁC ARRAYLIST NÂNG CAO Lớp tiện ích Collections cung cấp các hàm tiện ích hỗ trợ việc xử lý ArrayList PHƯƠNG THỨC MÔ TẢ int binarySearch (List list, Object key) Tìm kiếm theo thuật toán chia đôi void fill (List list, Object value) Gán giá trị cho tất cả phần tử void shuffle (List list) Hoán vị ngẫu nhiên void sort (List list) Sắp xếp tăng dần void reverse (List list) Đảo ngược void rotate (List list, int distance) Xoay vòng void swap(List list, int i, int j) Tráo đổi THAO TÁC ARRAYLIST NÂNG CAO ArrayList a = new ArrayList(); a.add(3); a.add(9); a.add(8); a.add(2); Collections.swap(a, 0, 2); Collections.shuffle(a); Collections.sort(a); Collections.reverse(a); [3, 9, 8, 2] [8, 9, 3, 2] [X, X, X, X] [2, 3, 8, 9] [9, 8, 3, 2] DEMO Nhập danh sách 5 câu hỏi. Tráo ngẫu nhiên và xuất danh sách câu hỏi đã tráo SẮP XẾP NÂNG CAO Có 2 cách sử dụng Collections.sort() để sắp xếp ArrayList Cách 1: Collections.sort(ArrayList) đối với các phần tử có khả năng so sánh (Integer, Double, String) Cách 2: Collections.sort(ArrayList, Comparator) bổ sung tiêu chí so sánh cho các phần tử. Cách này thường áp dụng cho các lớp do người dùng định nghĩa (NhanVien, SinhVienPoly) CÁCH 2 Tiêu chí so sánh được chỉ ra để thực hiện việc sắp xếp. Trong bài này tiêu chí so sánh 2 SVPoly là so sánh theo điểm. ArrayList list = new ArrayList(); Comparator comp = new Comparator() { @Override public int compare(SVPoly o1, SVPoly o2) { return o1.diemTB.compareTo(o2.diemTB); } }; Collections.sort(list, comp); Kết quả của compare() được sử dụng để sắp xếp o1 và o2. Có 3 trường hợp xảy ra: = 0: o1 = o2 > 0: o1 > o2 < 0: o1 < o2 DEMO Bổ sung vào đề mô QL SVPoly 8. Sắp xếp theo điểm 9. Sắp xếp theo họ và tên TỔNG KẾT NỘI DUNG BÀI HỌC Giới thiệu ArrayList ArrayList có định kiểu Thao tác ArrayList Lớp tiện ích Collections
File đính kèm:
- bai_giang_lap_trinh_java_1_bai_5_arraylist.pdf