Bài giảng Lập trình hướng đối tượng C - Chương 9: Thừa kế

Chương 9. Thừa kế

Trong thực tế hầu hết các lớp có thể kế thừa từ các lớp có trước mà không cần

định nghĩa lại mới hoàn toàn. Ví dụ xem xét một lớp được đặt tên là RecFile

đại diện cho một tập tin gồm nhiều mẫu tin và một lớp khác được đặt tên là

SortedRecFile đại diện cho một tập tin gồm nhiều mẫu tin được sắp xếp. Hai

lớp này có thể có nhiều điểm chung. Ví dụ, chúng có thể có các thành viên

hàm giống nhau như là Insert, Delete, và Find, cũng như là thành viên dữ liệu

giống nhau. SortedRecFile là một phiên bản đặc biệt của RecFile với thuộc tính

các mẫu tin của nó được tổ chức theo thứ tự được thêm vào. Vì thế hầu hết

các hàm thành viên trong cả hai lớp là giống nhau trong khi một vài hàm mà

phụ thuộc vào yếu tố tập tin được sắp xếp thì có thể khác nhau. Ví dụ, hàm

Find có thể là khác trong lớp SortedRecFile bởi vì nó có thể nhờ vào yếu tố

thuận lợi là tập tin được sắp để thực hiện tìm kiếm nhị phân thay vì tìm tuyến

tính như hàm Find của lớp RecFile

pdf 20 trang phuongnguyen 7320
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lập trình hướng đối tượng C - Chương 9: Thừa kế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lập trình hướng đối tượng C - Chương 9: Thừa kế

Bài giảng Lập trình hướng đối tượng C - Chương 9: Thừa kế
 Chương 9. Thừa kế 
Trong thực tế hầu hết các lớp có thể kế thừa từ các lớp có trước mà không cần 
định nghĩa lại mới hoàn toàn. Ví dụ xem xét một lớp được đặt tên là RecFile 
đại diện cho một tập tin gồm nhiều mẫu tin và một lớp khác được đặt tên là 
SortedRecFile đại diện cho một tập tin gồm nhiều mẫu tin được sắp xếp. Hai 
lớp này có thể có nhiều điểm chung. Ví dụ, chúng có thể có các thành viên 
hàm giống nhau như là Insert, Delete, và Find, cũng như là thành viên dữ liệu 
giống nhau. SortedRecFile là một phiên bản đặc biệt của RecFile với thuộc tính 
các mẫu tin của nó được tổ chức theo thứ tự được thêm vào. Vì thế hầu hết 
các hàm thành viên trong cả hai lớp là giống nhau trong khi một vài hàm mà 
phụ thuộc vào yếu tố tập tin được sắp xếp thì có thể khác nhau. Ví dụ, hàm 
Find có thể là khác trong lớp SortedRecFile bởi vì nó có thể nhờ vào yếu tố 
thuận lợi là tập tin được sắp để thực hiện tìm kiếm nhị phân thay vì tìm tuyến 
tính như hàm Find của lớp RecFile. 
 Với các thuộc tính được chia sẻ của hai lớp này thì việc định nghĩa chúng 
một cách độc lập là rất dài dòng. Rõ ràng điều này dẫn tới việc phải sao chép 
lại mã đáng kể. Mã không chỉ mất thời gian lâu hơn để viết nó mà còn khó có 
thể được bảo trì hơn: một thay đổi tới bất kỳ thuộc tính chia sẻ nào có thể 
phải được sửa đổi tới cả hai lớp. 
 Lập trình hướng đối tượng cung cấp một kỹ thuật thuận lợi gọi là thừa 
kế để giải quyết vấn đề này. Với thừa kế thì một lớp có thể thừa kế những 
thuộc tính của một lớp đã có trước. Chúng ta có thể sử dụng thừa kế để định 
nghĩa những thay đổi của một lớp mà không cần định nghĩa lại lớp mới từ 
đầu. Các thuộc tính chia sẻ chỉ được định nghĩa một lần và được sử dụng lại 
khi cần. 
 Trong C++ thừa kế được hỗ trợ bởi các lớp dẫn xuất (derived class). 
Lớp dẫn xuất thì giống như lớp gốc ngoại trừ định nghĩa của nó dựa trên một 
hay nhiều lớp có sẵn được gọi là lớp cơ sở (base class). Lớp dẫn xuất có thể 
chia sẻ những thuộc tính đã chọn (các thành viên hàm hay các thành viên dữ 
liệu) của các lớp cơ sở của nó nhưng không làm chuyển đổi định nghĩa của 
bất kỳ lớp cơ sở nào. Lớp dẫn xuất chính nó có thể là lớp cơ sở của một lớp 
dẫn xuất khác. Quan hệ thừa kế giữa các lớp của một chương trình được gọi 
là quan hệ cấp bậc lớp (class hierarchy). 
 Lớp dẫn xuất cũng được gọi là lớp con (subclass) bởi vì nó trở thành cấp 
thấp hơn của lớp cơ sở trong quan hệ cấp bậc. Tương tự một lớp cơ sở có thể 
được gọi là lớp cha (superclass) bởi vì từ nó có nhiều lớp khác có thể được 
dẫn xuất. 
Chương 9: Thừa kế 148 
9.1. Ví dụ minh họa 
Chúng ta sẽ định nghĩa hai lớp nhằm mục đích minh họa một số khái niệm 
lập trình trong các phần sau của chương này. Hai lớp được định nghĩa trong 
Danh sách 9.1 và hỗ trợ việc tạo ra một thư mục các đối tác cá nhân. 
Danh sách 9.1 
1 
 2 
3 
4 
5 
6 
7 
8 
9 
10 
11 
12 
13 
14 
15 
16 
17 
18 
19 
20 
21 
22 
23 
24 
25 
26 
27 
28 
29 
#include 
#include 
class Contact { 
 public: 
 Contact(const char *name, const char *address, const char *tel); 
 ~Contact (void); 
 const char* Name (void) const {return name;} 
 const char* Address(void) const {return address;} 
 const char* Tel(void) const {return tel;} 
 friend ostream& operator << (ostream&, Contact&); 
 private: 
 char *name; // ten doi tac 
 char *address; // dia chi doi tac 
 char *tel; // so dien thoai 
}; 
//------------------------------------------------------------------- 
class ContactDir { 
 public: 
 ContactDir(const int maxSize); 
 ~ContactDir(void); 
 void Insert(const Contact&); 
 void Delete(const char *name); 
 Contact* Find(const char *name); 
 friend ostream& operator <<(ostream&, ContactDir&); 
 private: 
 int Lookup(const char *name); 
 Contact **contacts; // danh sach cac doi tac 
 int dirSize; // kich thuoc thu muc hien tai 
 int maxSize; // kich thuoc thu muc toi da 
}; 
Chú giải 
3 Lớp Contact lưu giữ các chi tiết của một đối tác (nghĩa là, tên, địa chỉ, và 
số điện thoại). 
18 Lớp ContactDir cho phép chúng ta thêm, xóa, và tìm kiếm một danh sách 
các đối tác. 
22 Hàm Insert xen một đối tác mới vào thư mục. Điều này sẽ viết chồng lên 
một đối tác tồn tại (nếu có) với tên giống nhau. 
23 Hàm Delete xóa một đối tác (nếu có) mà tên của đối tác trùng với tên đã 
cho. 
Chương 9: Thừa kế 149 
24 Hàm Find trả về một con trỏ tới một đối tác (nếu có) mà tên của đối tác 
khớp với tên đã cho. 
27 Hàm Lookup trả về chỉ số vị trí của một đối tác mà tên của đối tác khớp 
với tên đã cho. Nếu không tồn tại thì sau đó hàm Lookup trả về chỉ số của 
vị trí mà tại đó mà một đầu vào như thế sẽ được thêm vào. Hàm Lookup 
được định nghĩa như là riêng (private) bởi vì nó là một hàm phụ được sử 
dụng bởi các hàm Insert, Delete, và Find. 
Cài đặt của hàm thành viên và hàm bạn như sau: 
Contact::Contact (const char *name, 
 const char *address, const char *tel) 
{ 
 Contact::name = new char[strlen(name) + 1]; 
 Contact::address = new char[strlen(address) + 1]; 
 Contact::tel = new char[strlen(tel) + 1]; 
 strcpy(Contact::name, name); 
 strcpy(Contact::address, address); 
 strcpy(Contact::tel, tel); 
} 
Contact::~Contact (void) 
{ 
 delete name; 
 delete address; 
 delete tel; 
} 
ostream& operator << (ostream &os, Contact &c) 
{ 
 os << "(" << c.name << " , " 
 << c.address << " , " << c.tel << ")"; 
 return os; 
} 
ContactDir::ContactDir (const int max) 
{ 
 typedef Contact *ContactPtr; 
 dirSize = 0; 
 maxSize = max; 
 contacts = new ContactPtr[maxSize]; 
}; 
ContactDir::~ContactDir (void) 
{ 
 for (register i = 0; i < dirSize; ++i) 
 delete contacts[i]; 
 delete [] contacts; 
} 
void ContactDir::Insert (const Contact& c) 
{ 
 if (dirSize < maxSize) { 
 int idx = Lookup(c.Name()); 
 if (idx > 0 && 
 strcmp(c.Name(), contacts[idx]->Name()) == 0) { 
 delete contacts[idx]; 
Chương 9: Thừa kế 150 
 } else { 
 for (register i = dirSize; i > idx; --i) // dich phai 
 contacts[i] = contacts[i-1]; 
 ++dirSize; 
 } 
 contacts[idx] = new Contact(c.Name(), c.Address(), c.Tel()); 
 } 
} 
void ContactDir::Delete (const char *name) 
{ 
 int idx = Lookup(name); 
 if (idx < dirSize) { 
 delete contacts[idx]; 
 --dirSize; 
 for (register i = idx; i < dirSize; ++i) // dich trai 
 contacts[i] = contacts[i+1]; 
 } 
} 
Contact *ContactDir::Find (const char *name) 
{ 
 int idx = Lookup(name); 
 return (idx < dirSize && 
 strcmp(contacts[idx]->Name(), name) == 0) 
 ? contacts[idx] 
 : 0; 
} 
int ContactDir::Lookup (const char *name) 
{ 
 for (register i = 0; i < dirSize; ++i) 
 if (strcmp(contacts[i]->Name(), name) == 0) 
 return i; 
 return dirSize; 
} 
ostream &operator << (ostream &os, ContactDir &c) 
{ 
 for (register i = 0; i < c.dirSize; ++i) 
 os << *(c.contacts[i]) << '\n'; 
 return os; 
} 
 Hàm main sau thực thi lớp ContactDir bằng cách tạo ra một thư mục nhỏ 
và gọi các hàm thành viên: 
int main (void) 
{ 
 ContactDir dir(10); 
 dir.Insert(Contact("Mary", "11 South Rd", "282 1324")); 
 dir.Insert(Contact("Peter", "9 Port Rd", "678 9862")); 
 dir.Insert(Contact("Jane", "321 Yara Ln", "982 6252")); 
 dir.Insert(Contact("Jack", "42 Wayne St", "663 2989")); 
 dir.Insert(Contact("Fred", "2 High St", "458 2324")); 
 cout << dir; 
 cout << "Find Jane: " << *dir.Find("Jane") << '\n'; 
 dir.Delete("Jack"); 
Chương 9: Thừa kế 151 
 cout << "Deleted Jack\n"; 
 cout << dir; 
 return 0; 
}; 
Khi chạy nó sẽ cho kết quả sau: 
(Mary , 11 South Rd , 282 1324) 
(Peter , 9 Port Rd , 678 9862) 
(Jane , 321 Yara Ln , 982 6252) 
(Jack , 42 Wayne St , 663 2989) 
(Fred , 2 High St , 458 2324) 
Find Jane: (Jane , 321 Yara Ln , 982 6252) 
Deleted Jack 
(Mary , 11 South Rd , 282 1324) 
(Peter , 9 Port Rd , 678 9862) 
(Jane , 321 Yara Ln , 982 6252) 
(Fred , 2 High St , 458 2324) 
9.2. Lớp dẫn xuất đơn giản 
Chúng ta muốn định nghĩa một lớp gọi là SmartDir ứng xử giống như là lớp 
ContactDir và theo dõi tên của đối tác mới vừa được tìm kiếm gần nhất. Lớp 
SmartDir được định nghĩa tốt nhất như là một dẫn xuất của lớp ContactDir như 
được minh họa bởi Danh sách 9.2. 
Danh sách 9.2 
1 
 2 
3 
4 
5 
6 
7 
8 
class SmartDir : public ContactDir { 
 public: 
 SmartDir(const int max) : ContactDir(max) {recent = 0;} 
 Contact* Recent (void); 
 Contact* Find (const char *name); 
 private: 
 char * recent; // ten duoc tim gan nhat 
}; 
Chú giải 
1 Phần đầu của lớp dẫn xuất chèn vào các lớp cơ sở mà nó thừa kế. Một 
dấu hai chấm (:) phân biệt giữa hai phần. Ở đây, lớp ContactDir được đặc 
tả là lớp cơ sở mà lớp SmartDir được dẫn xuất. Từ khóa public phía trước 
lớp ContactDir chỉ định rằng lớp ContactDir được sử dụng như một lớp cơ 
sở chung. 
3 Lớp SmartDir có hàm xây dựng của nó, hàm xây dựng này triệu gọi hàm 
xây dựng của lớp cơ sở trong danh sách khởi tạo thành viên của nó. 
4 Hàm Recent trả về một con trỏ tới đối tác được tìm kiếm sau cùng (hoặc 0 
nếu không có). 
5 Hàm Find được định nghĩa lại sao cho nó có thể ghi nhận đầu vào được 
tìm kiếm sau cùng. 
7 Con trỏ recent được đặt tới tên của đầu vào đã được tìm sau cùng. 
Chương 9: Thừa kế 152 
Các hàm thành viên được định nghĩa như sau: 
Contact* SmartDir::Recent (void) 
{ 
 return recent == 0 ? 0 : ContactDir::Find(recent); 
} 
Contact* SmartDir::Find (const char *name) 
{ 
 Contact *c = ContactDir::Find(name); 
 if (c != 0) 
 recent = (char*) c->Name(); 
 return c; 
} 
 Bởi vì lớp ContactDir là một lớp cơ sở chung của lớp SmartDir nên tất cả 
thành viên chung của lớp ContactDir trở thành các thành viên chung của lớp 
martDir. Điều này nghĩa là chúng ta có thể triệu gọi một hàm thành viên như là 
Insert trên một đối tượng SmartDir và đây là một lời gọi tới ContactDir::Insert. 
Tương tự, tất cả các thành viên riêng của lớp ContactDir trở thành các thành 
viên riêng của lớp SmartDir. 
 Phù hợp với các nguyên lý ẩn thông tin, các thành viên riêng của lớp 
ContactDir sẽ không thể được truy xuất bởi SmartDir. Vì thế, lớp SmartDir sẽ 
không thể truy xuất tới bất kỳ thành viên dữ liệu nào của lớp ContactDir cũng 
như là hàm thành viên riêng Lookup. 
 Lớp SmartDir định nghĩa lại hàm thành viên Find. Điều này không nên 
nhầm lẫn với tái định nghĩa. Có hai định nghĩa phân biệt của hàm này: 
ContactDir::Find và SmartDir::Find (cả hai định nghĩa có cùng dấu hiệu dẫu cho 
chúng có thể có các dấu hiệu khác nhau nếu được yêu cầu). Triệu gọi hàm 
Find trên đối tượng SmartDir thứ hai sẽ được gọi. Như được minh họa bởi định 
nghĩa của hàm Find trong lớp SmartDir,hàm thứ nhất có thể vẫn còn được triệu 
gọi bằng cách sử dụng tên đầy đủ của nó. 
 Đoạn mã sau minh họa lớp SmartDir cư xử như là lớp ContactDir nhưng 
cũng theo dõi đầu vào được tìm kiếm được gần nhất: 
SmartDir dir(10); 
dir.Insert(Contact("Mary", "11 South Rd", "282 1324")); 
dir.Insert(Contact("Peter", "9 Port Rd", "678 9862")); 
dir.Insert(Contact("Jane", "321 Yara Ln", "982 6252")); 
dir.Insert(Contact("Fred", "2 High St", "458 2324")); 
dir.Find("Jane"); 
dir.Find("Peter"); 
cout << "Recent: " << *dir.Recent() << '\n'; 
Điều này sẽ cho ra kết quả sau: 
Recent: (Peter , 9 Port Rd , 678 9862) 
 Một đối tượng kiểu SmartDir chứa đựng tất cả dữ liệu thành viên của 
ContactDir cũng như là bất kỳ dữ liệu thành viên thêm vào được giới thiệu bởi 
Chương 9: Thừa kế 153 
SmartDir. Hình 9.1 minh họa việc tạo ra một đối tượng ContactDir và một đối 
tượng SmartDir. 
Hình 9.1 Các đối tượng lớp cơ sở và lớp dẫn xuất. 
contacts
dirSize
maxSize
contacts
dirSize
maxSize
recent
ContactDir object SmartDir object
9.3. Ký hiệu thứ bậc lớp 
Thứ bậc lớp thường được minh họa bằng cách sử dụng ký hiệu đồ họa đơn 
giản. Hình 9.2 minh họa ký hiệu của ngôn ngữ UML mà chúng ta sẽ đang sử 
dụng trong giáo trình này. Mỗi lớp được biểu diễn bằng một hộp được gán 
nhãn là tên lớp. Thừa kế giữa hai lớp được minh họa bằng một mũi tên có 
hướng vẽ từ lớp dẫn xuất đến lớp cơ sở. Một đường thẳng với hình kim 
cương ở một đầu miêu tả composition (tạm dịch là quan hệ bộ phận, nghĩa là 
một đối tượng của lớp được bao gồm một hay nhiều đối tượng của lớp khác). 
Số đối tượng chứa bởi đối tượng khác được miêu tả bởi một nhãn (ví dụ, n). 
Hình 9.2 Một thứ bậc lớp đơn giản 
ContactDir
SmartDir
Contactn
 Hình 9.2 được thông dịch như sau. Contact, ContactDir, và SmartDir là các 
lớp. Lớp ContactDir gồm có không hay nhiều đối tượng Contact. Lớp SmartDir 
được dẫn xuất từ lớp ContactDir. 
9.4. Hàm xây dựng và hàm hủy 
Lớp dẫn xuất có thể có các hàm xây dựng và một hàm hủy. Bởi vì một lớp 
dẫn xuất có thể cung cấp các dữ liệu thành viên dựa trên các dữ liệu thành 
viên từ lớp cơ sở của nó nên vai trò của hàm xây dựng và hàm hủy là để khởi 
tạo và hủy bỏ các thành viên thêm vào này. 
 Khi một đối tượng của một lớp dẫn xuất được tạo ra thì hàm xây dựng 
của lớp cơ sở được áp dụng tới nó trước tiên và theo sau là hàm xây dựng của 
lớp dẫn xuất. Khi một đối tượng bị thu hồi thì hàm hủy của lớp dẫn xuất được 
áp dụng trước tiên và sau đó là hàm hủy của lớp cơ sở. Nói cách khác thì các 
hàm xây dựng được ứng dụng theo thứ tự từ gốc (lớp cha) đến ngọn (lớp con) 
Chương 9: Thừa kế 154 
và các hàm hủy được áp dụng theo thứ tự ngược lại. Ví dụ xem xét một lớp C 
được dẫn xuất từ lớp B, mà lớp B lại được dẫn xuất từ lớp A. Hình 9.3 minh 
họa một đối tượng c thuộc lớp C được tạo ra và hủy bỏ như thế nào. 
class A { /* ... */ } 
class B : public A { /* ... */ } 
class C : public B { /* ... */ } 
Hình 9.3 Thứ tự xây dựng và hủy bỏ đối tượng của lớp dẫn xuất. 
A::A
B::B
C::C
A::~A
B::~B
C::~C.........
c being constructed c being destroyed
 Bởi vì hàm xây dựng của lớp cơ sở yêu cầu các đối số, chúng cần được 
chỉ định trong phần định nghĩa hàm xây dựng của lớp dẫn xuất. Để làm công 
việc này, hàm xây dựng của lớp dẫn xuất triệu gọi rõ ràng hàm xây dựng lớp 
cơ sở trong danh sách khởi tạo thành viên của nó. Ví dụ, hàm xây dựng 
SmartDir truyền đối số của nó tới hàm xây dựng ContactDir theo cách này: 
SmartDir::SmartDir (const int max) : ContactDir(max) 
{ /* ... */ } 
Thông thường, tất cả những gì mà một hàm xây dựng lớp dẫn xuất yêu cầu là 
một đối tượng từ lớp cơ sở. Trong một vài tình huống, điều này thậm chí có 
thể không cần tham khảo tới hàm xây dựng lớp cơ sở: 
extern ContactDir cd; // được định nghĩa ở đâu đó 
SmartDir::SmartDir (const int max) : cd 
{ /* ... */ } 
Mặc dù các thành viên riêng của một lớp lớp cơ sở được thừa kế bởi một lớp 
dẫn xuất nhưng chúng không thể được truy xuất. Ví dụ, lớp SmartDir thừa kế 
tất cả các thành viên riêng (và chung) của lớp ContactDir nhưng không được 
phép tham khảo trực tiếp tới các thành viên riêng của lớp ContactDir. Ý tưởng 
là các thành viên riêng nên được che dấu hoàn toàn sao cho chúng không thể 
bị can thiệp vào bởi các khách hàng (client) của lớp. 
 Sự giới h ... 
5 Hàm Lookup được khai báo lại như là ảo để cho phép bất kỳ lớp nào được 
dẫn xuất từ lớp SortedDir định nghĩa lại nó. 
Định nghĩa mới của hàm Lookup như sau: 
int SortedDir::Lookup (const char *name) 
{ 
 int bot = 0; 
 int top = dirSize - 1; 
Chương 9: Thừa kế 158 
 int pos = 0; 
 int mid, cmp; 
 while (bot <= top) { 
 mid = (bot + top) / 2; 
 if ((cmp = strcmp(name, contacts[mid]->Name())) == 0) 
 return mid; 
 else if (cmp < 0) 
 pos = top = mid - 1; // gioi han tim tren nua thap hon 
 else 
 pos = bot = mid + 1; // gioi han tim tren nua cao hon 
 } 
 return pos < 0 ? 0 : pos; 
} 
Đoạn mã sau minh họa rằng hàm SortedDir::Lookup được gọi bởi hàm 
ContactDir::Insert khi được triệu gọi thông qua đối tượng SortedDir: 
SortedDir dir(10); 
dir.Insert(Contact("Mary", "11 South Rd", "282 1324")); 
dir.Insert(Contact("Peter", "9 Port Rd", "678 9862")); 
dir.Insert(Contact("Jane", "321 Yara Ln", "982 6252")); 
dir.Insert(Contact("Jack", "42 Wayne St", "663 2989")); 
dir.Insert(Contact("Fred", "2 High St", "458 2324")); 
cout << dir; 
Nó sẽ cho ra kết quả sau: 
(Fred , 2 High St , 458 2324) 
(Jack , 42 Wayne St , 663 2989) 
(Jane , 321 Yara Ln , 982 6252) 
(Mary , 11 South Rd , 282 1324) 
(Peter , 9 Port Rd , 678 9862) 
Chương 9: Thừa kế 159 
9.7. Đa thừa kế 
Các lớp dẫn xuất mà chúng ta đã bắt gặp đến thời điểm này trong chương này 
chỉ là biểu diễn đơn thừa kế, bởi vì mỗi lớp thừa kế các thuộc tính của nó từ 
một lớp cơ sở đơn. Một tiếp cận có thể khác, một lớp dẫn xuất có thể có nhiều 
lớp cơ sở. Điều này được biết đến như là đa thừa kế (multiple inheritance). 
 Ví dụ, chúng ta phải định nghĩa hai lớp tương ứng để biểu diễn các danh 
sách của các tùy chọn và các cửa sổ điểm ảnh: 
class OptionList { 
 public: 
 OptionList (int n); 
 ~OptionList (void); 
 //... 
}; 
class Window { 
 public: 
 Window (Rect &bounds); 
 ~Window (void); 
 //... 
}; 
Một menu là một danh sách của các tùy chọn được hiển thị ở bên trong cửa sổ 
của nó. Vì thế nó có thể định nghĩa Menu bằng cách dẫn xuất từ lớp OptionList 
và lớp Window: 
class Menu : public OptionList, public Window { 
 public: 
 Menu (int n, Rect &bounds); 
 ~Menu (void); 
 //... 
}; 
 Với đa thừa kế, một lớp dẫn xuất thừa kế tất cả các thành viên của các 
lớp cơ sở của nó. Như trước, mỗi thành viên của lớp cơ sở có thể là riêng, 
chung, hay là được bảo vệ. Áp dụng cùng các nguyên lý truy xuất thành viên 
lớp cơ sở. Hình 9.4 minh họa thứ bậc lớp cho Menu.. 
Hình 9.4 Thứ bậc lớp cho Menu 
OptionList Window
Menu
 Vì các lớp cơ sở của lớp Menu có các hàm xây dựng yêu cầu các đối số 
nên hàm xây dựng cho lớp dẫn xuất nên triệu gọi những hàm xây dựng trong 
danh sách khởi tạo thành viên của nó: 
Menu::Menu (int n, Rect &bounds) : OptionList(n), Window(bounds) 
{ 
 //... 
} 
Thứ tự mà các hàm xây dựng được triệu gọi cùng với thứ tự mà chúng được 
đặc tả trong phần đầu của lớp dẫn xuất (không theo thứ tự mà chúng xuất hiện 
trong danh sách khởi tạo thành viên của các hàm xây dựng lớp dẫn xuất). Ví 
dụ, với Menu hàm xây dựng cho lớp OptionList được triệu gọi trước khi hàm 
xây dựng cho lớp Window, thậm chí nếu chúng ta chuyển đổi thứ tự trong hàm 
xây dựng: 
Menu::Menu (int n, Rect &bounds) : Window(bounds), OptionList(n) 
{ 
 //... 
} 
Các hàm hủy được ứng dụng theo thứ tự ngược lại: ~Menu, kế đó là ~Window, 
và cuối cùng là ~OptionList. 
Chương 9: Thừa kế 160 
 Sự cài đặt rõ ràng của đối tượng lớp dẫn xuất là chứa đựng một đối tượng 
từ mỗi đối tượng của các lớp cơ sở của nó. Hình 9.5 minh họa mối quan hệ 
giữa một đối tượng lớp Menu và các đối tượng lớp cơ sở. 
Hình 9.5 Các đối tượng lớp dẫn xuất và cơ sở. 
OptionList object
OptionList
data members
Window object
Window
data members
Menu object
OptionList
data members
Window
data members
Menu
data members 
 Thông thường, một lớp dẫn xuất có thể có số lượng các lớp cơ sở bất kỳ, 
tất cả chúng phải phân biệt: 
class X : A, B, A { // không hợp qui tắc: xuất hiện hai lần 
 //... 
}; 
9.8. Sự mơ hồ 
Đa thừa kế làm phức tạp thêm nữa các qui luật để tham khảo tới các thành 
viên của một lớp. Ví dụ, giả sử cả hai lớp OptionList và Window có một hàm 
thành viên gọi là Highlight để làm nổi bậc một phần cụ thể của kiểu đối tượng 
này hay kiểu kia: 
class OptionList { 
 public: 
 //... 
 void Highlight (int part); 
}; 
class Window { 
 public: 
 //... 
 void Highlight (int part); 
}; 
Lớp dẫn xuất Menu sẽ thừa kế cả hai hàm này. Kết quả là, lời gọi 
m.Highlight(0); 
(trong đó m là một đối tượng Menu) là mơ hồ và sẽ không biên dịch bởi vì nó 
không rõ ràng, nó tham khảo tới hoặc là OptionList::Highlight hoặc là 
Window::Highlight. Sự mơ hồ được giải quyết bằng cách làm cho lời gọi rõ 
ràng: 
Chương 9: Thừa kế 161 
m.Window::Highlight(0); 
Một khả năng chọn lựa khác, chúng ta có thể định nghĩa một hàm thành viên 
Highlight cho lớp Menu gọi các thành viên Highlight của các lớp cơ sở: 
class Menu : public OptionList, public Window { 
 public: 
 //... 
 void Highlight (int part); 
}; 
void Menu::Highlight (int part) 
{ 
 OptionList::Highlight(part); 
 Window::Highlight(part); 
} 
9.9. Chuyển kiểu 
Đối với bất kỳ lớp dẫn xuất nào có một sự chuyển kiểu không tường minh từ 
lớp dẫn xuất tới bất kỳ lớp cơ sở chung của nó. Điều này có thể được sử dụng 
để chuyển một đối tượng lớp dẫn xuất thành một đối tượng lớp cơ sở như là 
một đối tượng thích hợp, một tham chiếu, hoặc một con trỏ: 
Menu menu(n, bounds); 
Window win = menu; 
Window &wRef = menu; 
Window *wPtr = &menu; 
Những chuyển đổi như thế là an toàn bởi vì đối tượng lớp dẫn xuất luôn chứa 
đựng tất cả các đối tượng lớp cơ sở của nó. Ví dụ, phép gán đầu tiên làm cho 
thành phần Window của menu được gán tới win. 
 Ngược lại, không có sự chuyển đổi từ lớp cơ sở thành lớp dẫn xuất. Lý 
do một sự chuyển kiểu như thế có khả năng nguy hiểm vì thực tế đối tượng 
lớp dẫn xuất có thể có các dữ liệu thành viên không có mặt trong đối tượng 
lớp cơ sở. Vì thế các thành viên dữ liệu phụ kết thúc bởi các giá trị không thể 
tiên toán. Tất cả chuyển kiểu như thế phải được ép kiểu rõ ràng để xác nhận ý 
định của lập trình viên: 
Menu &mRef = (Menu&) win; // cẩn thận! 
Menu *mPtr = (Menu*) &win; // cẩn thận! 
Một đối tượng lớp cơ sở không thể được gán tới một đối tượng lớp cơ sở trừ 
phi có một hàm xây dựng chuyển kiểu trong lớp dẫn xuất được định nghĩa 
cho mục đích này. Ví dụ, với 
class Menu : public OptionList, public Window { 
public: 
 //... 
 Menu (Window&); 
}; 
Chương 9: Thừa kế 162 
thì câu lệnh gán sau là hợp lệ và có thể sử dụng hàm xây dựng để chuyển đổi 
win thành đối tượng Menu trước khi gán: 
menu = win; // triệu gọi Menu::Menu(Window&) 
9.10.Lớp cơ sở ảo 
Trở lại lớp Menu và giả sử rằng hai lớp cơ sở của nó cũng được dẫn xuất từ 
nhiều lớp khác: 
class OptionList : public Widget, List { /*...*/ }; 
class Window : public Widget, Port { /*...*/ }; 
class Menu : public OptionList, public Window { /*...*/ }; 
 Vì lớp Widget là lớp cơ sở cho cả hai lớp OptionList và Window nên mỗi 
đối tượng menu sẽ có hai đối tượng widget (xem Hình 9.6a). Điều này là 
không mong muốn (bởi vì một menu được xem xét là một widget đơn) và có 
thể dẫn đến mơ hồ. Ví dụ, khi áp dụng hàm thành viên widget tới một đối 
tượng menu, thật không rõ ràng như áp dụng tới một trong hai đối tượng 
widget. Vấn đề này được khắc phục bằng cách làm cho lớp Widget là một lớp 
cơ sở ảo của lớp OptionList và Window. Một lớp cơ sở được làm cho ảo bằng 
cách đặt từ khóa virtual trước tên của nó trong phần đầu lớp dẫn xuất: 
class OptionList : virtual public Widget, List { /*...*/ }; 
class Window : virtual public Widget, Port { /*...*/ }; 
Điều này đảm bảo rằng một đối tượng Menu sẽ chứa đựng vừa đúng một đối 
tượng Widget. Nói cách khác, lớp OptionList và lớp Window sẽ chia sẻ cùng đối 
tượng Widget. 
 Một đối tượng của một lớp mà được dẫn xuất từ một lớp cơ sở ảo không 
chứa đựng trực tiếp đối tượng của lớp cơ sở ảo mà chỉ là một con trỏ tới nó 
(xem Hình 9.6b và 9.6c). Điều này cho phép nhiều hành vi của một lớp ảo 
trong một hệ thống cấp bậc được ghép lại thành một (xem Hình 9.6d). 
 Nếu ở trong một hệ thống cấp bậc lớp một vài thể hiện của lớp cơ sở X 
được khai báo như là ảo và các thể hiện khác như là không ảo thì sau đó đối 
tượng lớp dẫn xuất sẽ chứa đựng một đối tượng X cho mỗi thể hiện không ảo 
của X, và một đối tượng đơn X cho tất cả sự xảy ra ảo của X. 
 Một đối tượng lớp cơ sở ảo không được khởi tạo bởi lớp dẫn xuất trực 
tiếp của nó mà được khởi tạo bởi lớp dẫn xuất xa nhất dưới hệ thống cấp bậc 
lớp. Luật này đảm bảo rằng đối tượng lớp cơ sở ảo được khởi tạo chỉ một lần. 
Ví dụ, trong một đối tượng menu, đối tượng widget được khởi tạo bởi hàm 
Chương 9: Thừa kế 163 
xây dựng Menu (ghi đè lời gọi hàm của hàm xây dựng Widget bởi OptionList 
hoặc Window): 
Menu::Menu (int n, Rect &bounds) : Widget(bounds), 
 OptionList(n), 
 Window(bounds) 
{ //... } 
Không quan tâm vị trí nó xuất hiện trong một hệ thống cấp bậc lớp, một đối 
tượng lớp cơ sở ảo luôn được xây dựng trước các đối tượng không ảo trong 
cùng hệ thống cấp bậc. 
Hình 9.6 Các lớp cơ sở ảo và không ảo 
(a) Menu object
Widget data members
List data members
OptionList data members
Widget data members
Port data members
Window data members
Menu data members
(b) OptionList object with Widget as virtual
Widget data members
List data members
OptionList data members
Widget data members
Port data members
Window data members
(c) Window object with Widget as virtual
Menu data members
(d) Menu object with Widget as virtual
Widget data members
List data members
OptionList data members
Port data members
Window data members
 Nếu trong một hệ thống cấp bậc lớp một cơ sở ảo được khai báo với các 
phạm vi truy xuất đối lập (nghĩa là, bất kỳ sự kết hợp của riêng, được bảo vệ, 
và chung) sau đó khả năng truy xuất lớn nhất sẽ thống trị. Ví dụ, nếu Widget 
được khai báo là một lớp cơ sở ảo riêng của lớp OptionList và là một lớp cơ sở 
ảo chung của lớp Window thì sau đó nó sẽ vẫn còn là một lớp cơ sở ảo chung 
của lớp Menu. 
Chương 9: Thừa kế 164 
9.11.Các toán tử được tái định nghĩa 
Ngoại trừ toán tử gán, một lớp dẫn xuất thừa kế tất cả các toán tử đã tái định 
nghĩa của lớp cơ sở của nó. Toán tử được tái định nghĩa bởi chính lớp dẫn 
xuất che giấu đi việc tái định nghĩa của cùng toán tử bởi các lớp cơ sở (giống 
như là các hàm thành viên của một lớp dẫn xuất che giấu đi các hàm thành 
viên của các lớp cơ sở). 
 Phép gán và khởi tạo memberwise (xem Chương 7) mở rộng tới lớp dẫn 
xuất. Đối với bất kỳ lớp Y dẫn xuất từ X, khởi tạo memberwise được điều 
khiển bởi một hàm xây dựng phát ra tự động (hay do người dùng định nghĩa) 
ở hình thức: 
Y::Y (const Y&); 
Tương tự, phép gán memberwise được điều khiển bởi tái định nghĩa toán tử = 
được phát ra tự động (hay do người dùng định nghĩa): 
Y& Y::operator = (Y&) 
Khởi tạo memberwise (hoặc gán) của đối tượng lớp dẫn xuất liên quan đến 
khởi tạo memberwise (hoặc gán) của các lớp cơ sở của nó cũng như là các 
thành viên đối tượng lớp của nó. 
 Cần sự quan tâm đặc biệt khi một lớp dẫn xuất nhờ vào tái định nghĩa các 
toán tử new và delete cho lớp cơ sở của nó. Ví dụ, trở lại việc tái định nghĩa 
hai toán tử này cho lớp Point trong Chương 7, và giả sử rằng chúng ta muốn 
sử dụng chúng cho một lớp dẫn xuất: 
class Point3D : public Point { 
 public: 
 //... 
 private: 
 int depth; 
}; 
Bởi vì sự cài đặt của Point::operator new giả sử rằng khối được cần sẽ có kích 
thước của đối tượng Point, việc thừa kế của nó bởi lớp Point3D dẫn tới một vấn 
đề: không thể giải thích tại sao dữ liệu thành viên của lớp Point3D (nghĩa là, 
depth) lại cần không gian phụ. 
 Để tránh vấn đề này, tái định nghĩa của toán tử new cố gắng cấp phát vừa 
đúng tổng số lượng lưu trữ được chỉ định bởi tham số kích thước của nó hơn 
là một kích thước giới hạn trước. Tương tự, tái định nghĩa của delete nên chú ý 
vào kích cỡ được chỉ định bởi tham số thứ hai của nó và cố gắng giải phóng 
vừa đúng các byte này. 
Chương 9: Thừa kế 165 
Bài tập cuối chương 9 
9.1 Xem xét lớp Year chia các ngày trong năm thành các ngày làm việc và các 
ngày nghỉ. Bởi vì mỗi ngày có một giá trị nhị phân nên lớp Year dễ dàng được 
dẫn xuất từ BitVec: 
 enum Month { 
Jan, Feb, Mar, Apr, May, Jun, Jul, Aug, Sep, Oct, Nov, Dec 
 }; 
 class Year : public BitVec { 
 public: 
Year (const short year); 
void WorkDay (const short day); // dat ngay nhu ngay lam viec 
void OffDay (const short day); // dat ngay nhu ngay nghi 
Bool Working (const short day); // true neu la ngay lam viec 
short Day (const short day, // chuyen date thanh day 
 const Month month, const short year); 
 protected: 
short year; // nam theo lich 
 }; 
Các ngày được đánh số từ điểm bắt đầu của năm, bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 
năm 1. Hoàn tất lớp Year bằng cách thi công các hàm thành viên của nó. 
9.2 Các bảng liệt kê được giới thiệu bởi một khai báo enum là một tập con nhỏ 
của các số nguyên. Trong một vài ứng dụng chúng ta có thể cần xây dựng các 
tập hợp của các bảng liệt kê như thế. Ví dụ, trong một bộ phân tích cú pháp, 
mỗi hàm phân tích có thể được truyền một tập các ký hiệu mà sẽ được bỏ qua 
khi bộ phân tích cú pháp cố gắng phục hồi từ một lỗi hệ thống. Các ký hiệu 
này thông thường được dành riêng những từ của ngôn ngữ: 
enum Reserved {classSym, privateSym, publicSym, protectedSym, 
 friendSym, ifSym, elseSym, switchSym,...}; 
 Với những thứ đã cho có thể có nhiều nhất n phần tử (n là một số nhỏ) tập 
hợp có thể được trình bày có hiệu quả như một vectơ bit của n phần tử. Dẫn 
xuất một lớp đặt tên là EnumSet từ BitVec để làm cho điều này dễ dàng. Lớp 
EnumSet nên tái định nghĩa các toán tử sau: 
• Toán tử + để hợp tập hợp. 
• Toán tử - để hiệu tập hợp. 
• Toán tử * để giao tập hợp. 
• Toán tử % để kiểm tra một phần tử có là thành viên của tập hợp. 
• Các toán tử = để kiểm tra một tập hợp có là một tập con của tập 
khác hay không. 
• Các toán tử >> và << để thêm một phần tử tới tập hợp và xóa một phần tử 
từ tập hợp. 
9.3 Lớp trừu tượng là một lớp mà không bao giờ được sử dụng trực tiếp nhưng 
cung cấp một khung cho các lớp khác được dẫn xuất từ nó. Thông thường, tất 
Chương 9: Thừa kế 166 
cả các hàm thành viên của một lớp trừu tượng là ảo. Bên dưới là một ví dụ 
đơn giản của một lớp trừu tượng: 
class Database { 
 public: 
 virtual void Insert (Key, Data) {} 
 virtual void Delete (Key) {} 
 virtual Data Search (Key) {return 0;} 
}; 
Nó cung cấp một khung cho các lớp giống như cơ sở dữ liệu. Các ví dụ của 
loại lớp có thể được dẫn xuất từ cơ sở dữ liệu gồm: danh sách liên kết, cây 
nhị phân, và B-cây. Trước tiên dẫn xuất lớp B-cây từ lớp Database và sau đó 
dẫn xuất lớp B*-cây từ lớp B-cây: 
class BTree : public Database { /*...*/ }; 
class BStar : public BTree { /*...*/ }; 
Trong bài tập này sử dụng kiểu có sẵn int cho Key và double cho Data. 
Chương 9: Thừa kế 167 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_lap_trinh_huong_doi_tuong_c_chuong_9_thua_ke.pdf