Bài giảng Lâm sản ngoài gỗ - Phạm Thị Thủy

BÀI 1 KHÁI NIỆM VỀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ (3t)

Mục đích:

 + Kiến thức: Giúp sinh viên có những kiến thức nhất định về lâm sản ngoài gỗ và giá trị của LSNG.

 + Kỹ năng: Sinh viên có thể tự nhận biết và sử dụng LSNG vào cuộc sống.

 + Thái độ: Sinh viên có thái độ nghiêm túc hơn khi nhìn nhận về rừng và những giá trị của rừng nói chung cũng như về LSNG nói riêng.

Yêu cầu: Sinh viên cần có tính tự giác, photo tài liệu, lắng nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ.

* Lý do phát triển môn học Lâm sản ngoài gỗ:

Lâm sản ngoài gỗ là một nguồn tài nguyên có giá trị, đóng góp vào việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Vấn đề quản lý lâm sản ngoài gỗ chưa được chú trọng ở cấp độ vĩ mô, cộng đồng và trong chương trình đào tạo.

Phát triển LSNG sẽ góp phần tăng thu nhập cho cộng đồng nông thôn miền núi, tạo thêm việc làm, từ đó thúc đẩy việc quản lý rừng bền vững.

Thực tế đồi hỏi các cán bộ ngành lâm nghiệp cần được cung cấp những kiến thức về quản lý LSNG.

 

doc 34 trang phuongnguyen 10740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lâm sản ngoài gỗ - Phạm Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lâm sản ngoài gỗ - Phạm Thị Thủy

Bài giảng Lâm sản ngoài gỗ - Phạm Thị Thủy
UBND THÀNH PHỐ KON TUM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG 
BÀI GIẢNG:
LÂM SẢN NGOÀI GỖ
(Dành cho lớp cao đẳng)
GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN: PHẠM THỊ THỦY
TỔ BỘ MÔN: LÂM SINH
KHOA: KINH TẾ NÔNG LÂM
Kon tum, ngày tháng năm 2019
BÀI 1 KHÁI NIỆM VỀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ (3t)
Mục đích:
	+ Kiến thức: Giúp sinh viên có những kiến thức nhất định về lâm sản ngoài gỗ và giá trị của LSNG. 
	+ Kỹ năng: Sinh viên có thể tự nhận biết và sử dụng LSNG vào cuộc sống.
	+ Thái độ: Sinh viên có thái độ nghiêm túc hơn khi nhìn nhận về rừng và những giá trị của rừng nói chung cũng như về LSNG nói riêng.
Yêu cầu: Sinh viên cần có tính tự giác, photo tài liệu, lắng nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ.
* Lý do phát triển môn học Lâm sản ngoài gỗ:
Lâm sản ngoài gỗ là một nguồn tài nguyên có giá trị, đóng góp vào việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
Vấn đề quản lý lâm sản ngoài gỗ chưa được chú trọng ở cấp độ vĩ mô, cộng đồng và trong chương trình đào tạo.
Phát triển LSNG sẽ góp phần tăng thu nhập cho cộng đồng nông thôn miền núi, tạo thêm việc làm, từ đó thúc đẩy việc quản lý rừng bền vững.
Thực tế đồi hỏi các cán bộ ngành lâm nghiệp cần được cung cấp những kiến thức về quản lý LSNG.
* Vị trí môn học LSNG trong chương trình đào tạo kỹ sư lâm nghiệp:
Thời lượng 30 tiết.
Môn học này liên quan tới môn học khác, nó được giảng dạy sau các môn: Thực vật rừng, Động vật rừng, Kỹ thuật lâm sinh, Lâm nghiệp xã hội....
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng, thái độ về quản lý nguồn LSNG để góp phần vào việc phát triển sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên này theo hướng bền vững.
Mục đích: Cung cấp cho sinh viên khái niêm chung về LSNG và tổng quan về quản lý, sử dụng LSNG ở một số nước trên thế giới.
Mục tiêu: sau khi học xong sinh viên có thể: Định nghĩa được thế nào là LSNG; Tình hình quản lý LSNG, phân loại LSNG, giá trị và công dung một số loại LSNG...; Trình bày được giá trị của LSNG.
1. Các khái niệm về LSNG
Theo FAO, 1995 thì cho rằng là tất cả những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật không kể gỗ, cũng như những dịch vụ có được từ rừng và đất rừng. Dịch vụ trong định nghĩa này là những hoạt động từ du lịch dinh thái, thu gom nhựa và các hoạt động liên quan đến thu hái và chế biến các sản vật này.
Theo FAO, 1999 thì LSNG là các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, loại trù gỗ lớn, có ở rừng, ở đất rừng và ở các cây bên ngoài rừng.
Lâm sản ngoài gỗ bao gồm “tất cả các sản phẩm sinh vật (trừ gỗ tròn công nghiệp, gỗ làm dăm, gỗ làm bột giấy) có thể lấy ra từ hệ sinh thái rừng tự nhiên, rừng trồng được dùng trong gia đình, muc bán, hoặc có ý nghĩa tôn giáo, văn hóa hoặc xã hội. Việc sử dụng hệ sinh thái cho mục đích giải trí, bảo tồn thiên nhiên, quản lý vùng đệm thuộc về lĩnh vực dịch vụ của rừng” (Wickens, 1991).
Theo các quan niệm trên LSNG là một phần tài nguyên rừng. Ở Việt Nam chưa có tác giả nào đưa ra một định nghĩa về LSNG. Lê Mộng Chân cho rằng: “tài nguyên thực vật rừng là một bộ phận cấu thành quan trọng của tài nguyên rừng, nó bao gồm toàn bộ sản phẩm thực vật rừng” và “Vì vậy tài nguyên thực vật rừng ở đây rất phong phú và có giá trị nhiều mặt và nhiều loài cây rừng còn cho các sản phẩm tự nhiên, ngoài gỗ đó là cây đặc sản” (Lê Mộng Chân, Quản lý bảo tồn tài nguyên thực vật rừng, 1993).
Tác giả Trần Hợp có đưa ra 6 nhóm cây làm cảnh phục vụ đời sống tinh thân của con người (Trần Hợp, Cây cảnh, hoa Việt Nam, 1993).
Dược sĩ Đỗ Tất Lợi chuyên nghiên cứu về cây thuốc của Viaatj Nam, ông thấy xuất xứ của nguồn dược liệu này hầu hết là các sản phẩm của rừng, có giá trị chẳng những đối với y học cổ truyền mà còn có ý nghĩa với y học hiện đại.
Như vậy việc định nghĩa cho rằng thế nào là LSNG là rất khó khăn và không có một định nghĩa duy nhất. Định nghĩa này có thể thay đổi phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, vào quan điểm và nhu cầu khác. Tuy nhiên qua các khái niệm trên chúng ta có thể có những các nhìn chung về LSNG, và hơn nữa có thể dựa vào đó cho một định nghĩa của chúng ta.
Từ xa xưa, mặc dù con người gắn với LSNG rất chặt chẽ và thường xuyên, nhưng do giá trị kinh tế của những loại cây này không lớn khi so với sản phẩm chính của rừng là gỗ tròn. Có chăng chỉ những nguyên liệu, dược liệu quý được quan tâm. Khi rừng bị tàn phá do khai thác có quy mô công nghiệp ngoài sự kiểm soát và do đói nghèo, dẫn đến rừng bị kiệt quệ thì người ta mới thấy giá trị nhiều mặt của LSNG và mới có những nghiên cứu nghiêm túc về quản lý nguồn tài nguyên này.
Tính cần thiết nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ:
LSNG có tầm quan trọng về kinh tế, môi trường và xã hội. Chúng có giá trị cao và có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm cho không chỉ cộng đồng tại chỗ.
LSNG có giá trị đối với sự giàu có của hệ sinh thái rừng. Chúng đóng góp vào đa dạng sinh học của rừng. Chúng là nguồn gen hoang dã quý hiếm, có thể bảo tồn phục vụ trồng công nghiệp.
LSNG hiện bị cạn kiệt cùng với sự suy thoái của rừng bởi ảnh hưởng của sự không quản lý, của sự gia tăng dân số, mở rộng canh tác nông nghiệp, chăn thả gia súc không kiểm soát, khai thác gỗ, thu hái làm chất đốt.
2. Tình hình sử dụng và nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ trên thế giới
Hiện nay, ít nhất có hơn 30 triệu người phụ thuộc vào nguồn LSNG và dĩ nhiên số người hưởng lợi từ nguồn này còn lớn hơn gấp nhiều lần.
Châu Á việc mua bán thu hái LSNG diễn ra từ rất lâu bắt đầu từ năm 850 còn ở Châu Âu bắt đầu nhập khẩu vào thế kỷ 15. Sau đó sự buôn bán diễn ra mạnh mẽ hơn với các sản phẩm quý như ngà Voi, nhung Hươu, da Báo, Hổ.....
Châu Phi sử dụng rất nhiều là cây dược liệu.
Châu Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào rừng.
Châu Âu đa số là rừng trồng nên LSNG không nhiều đa số là nhập khẩu.
Việt Nam: LSNG được sử dụng rất lâu từ khi con người biết dùng dụng cụ, săn bắt, hái lượm nhưng chỉ tự phát nhưng khoảng hơn 10 trở lại đây nó được chú trọng về quản lý khai thác và bảo tồn.
* Tổng quan về LSNG ở Việt Nam
Nước ta một nước nhiệt đới, có rất nhiều loại LSNG có giá trị có sản lượng lớn có thể khai thác. Trước 1975 nhà nước chỉ chú trọng dến một số goi là “Lâm sản phụ” như tre nứa, song mây.. và việc quản lý những sản phẩm này theo ý nghĩa tận thu, nghĩa là chie chú trọng đến khai thác chứ việc gây trồng bị xem nhẹ. Tình hình này vẫn còn kéo dài đến những năm sau này nữa.
Lâm sản ngoài gỗ đóng vai trò quan trọng đối với các cộng đồng dân cư sống gần rừng như: Măng, củ mài, củ mỡ, các loại lá, quả....trước đây có thể hái những sản phẩm này ngay gần nhà nhưng hiện nay phải đi vào rừng sâu mới có đó là hậu quả do việc khai thác không gây trồng và khai thác hủy diệt.
Phát triển nuôi trồng, khai thác, chế biến, sử dụng LSNG đóng góp rất lớn vào việc giải quyết công ăn việc làm góp phần giải quyết vẫn đề xã hội ổn định, no ấm. Muốn quản lý nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ các cấp, các ngành cần:
Có nhận thức đúng về vai trò của LSNG.
Tiến hành điều tra, đánh giá, quy hoạch, thiết kế các vùng trọng điểm nuôi trồng các loại lâm sản ngoài gỗ.
Khai thác theo hướng bền vững, bảo tồn nguồn gen.
Tạo vốn, trang thiết bị, đầu tư phù hợp.
Đẩy mạnh nghiên cứu từ khâu giống, nuôi trồng, khai thác và chế biến.
Tạo thị trường và chiêm lĩnh thị trường.
Xây dựng chính sách phù hợp với mọi nhóm liên quan.
3. Giá trị của lâm sản ngoài gỗ
a. Giá trị về kinh tế
Người ta ghi nhận có 150 loài LSNG có giá trị được buôn bán trên thị trường quốc tế. Vào những năm 1990 trung bình giá trị trao đổi nằm khoảng 5-10 tỷ USD. Thực ra con số trên cũng chưa ghi nhận được đầy đủ giá trị của LSNG. Không thể tính giá của chúng qua con số mậu dịch được. 
Giá trị lớn lao của LSNG nằm ở chỗ chúng được tiêu thụ, trao đổi tại chỗ, là nguồn sống cho rất nhiều gia đình, nhiều cộng đồng sống ở rừng và phụ thuộc vào rừng.
Giá trị kinh tế chủa chúng càng thể hiện ở các nước nghèo, đang phát triển vào lúc mùa màng nông nghiệp thất thu do thiên tai hoặc dịch bệnh (ý nghĩa về an ninh thực phẩm). Giá trị kinh tế của chúng càng thể hiện ở các cộng đồng, những nơi xa cách trung tâm dịch vụ, người nghèo chưa có điều kiện tới các trung tâm đắt tiền, ở đó người dân coi nguồn dược liệu tự nhiên, bản địa được khai thác từ rừng là hiệu quả và rẻ tiền để chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh thông thường.
Ở một số vùng LSNG có thể mang lại nguồn tài chính hơn cả gỗ.
Cơ quan y tế thế giới (WHO) đánh giá là 80% dân số các nước đang phát triển dùng LSNG để chữa bệnh và làm thực phẩm. Vài triệu gia đình phụ thuộc vào những sản phẩm loại này của rừng để tiêu dùng và là nguồn thu nhập.
CIFOR (Centrer International Forestry...trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế tại Indonesia) có những nghiên cứu về sự đóng góp của LSNG với thu nhập ở nông thôn và coi LSNG giữ vai trò an ninh cho kinh tế nông thôn. Những giá trị này cần được khẳng định mặc dù chúng khó xác định về lượng và không phải tất cả đều có thể lấy trên cơ sở thu nhập.
Theo nghiên cứu của CIFOR thì giá trị của LSNG tính qua thu nhập phải theo cách nghĩ khác.
+ Thứ nhất: LSNG quan trọng vì chức năng an ninh và sinh tồn, nhiều loại không chắc có giá trị về thu nhập.
+ Thứ hai: có loại LSNG có giá trị về thu nhập nhưng hiện thời chưa được đầu tư đúng mức, chưa có đủ điều kiện phát triển, ở nơi thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu thông tin và thị trường.
+ Thứ ba: những mục tiêu về bảo tồn chưa gắn chặt với mục tiêu phát triển.
b. Giá trị về xã hội
Giá trị kinh tế trên đã phản ánh phần nào về giá trị xã hội. Giải quyết đói nghèo và thiếu thực phẩm ở nông thôn tại các nước đang phát triển làm ổn định tình hình xã hội. Nếu quản lý tốt nguồn LSNG sẽ góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững.
Giá trị xã hội của LSNG đầu tiên phải kể đến là ổn định và an ninh cho đời sống người dân phụ thuộc vào rừng. LSNG tạo ra thu nhập thường xuyên cho người dân sống phụ thuộc vào rừng, mang tính thiết thực hơn là những thu nhập đột xuất từ các nguồn khác.
Thứ hai là tạo ra một số lượng lớn việc làm cho dân địa phương quanh năm (đặc biệt đối với người nông dân). Các công việc tạo ra từ thu hái, bảo quản thô nguyên liệu, vận chuyển, chế biến thủ công và công nghiệp,...Nếu có đầu tư thì số công việc tạo ra từ gây trồng, lai tạo, tuyển chọn giống cũng không thể không kế đến.
Giá trị xã hội còn ở chỗ, phát triển LSNG là hướng tới người nghèo miền núi, nơi họ sống là rừng, nhưng sản phẩm chính của rừng là gỗ tròn không thuộc quyền quản lý của họ.
 Phát triển sử dụng LSNG cũng sẽ bảo tồn và làm sống những kiến thức bản địa về gây trồng, chế biến và chữa bệnh bằng cây thuốc tự nhiên, về các ngành nghề thủ công myc nghệ có nghĩa là giáo dục, truyền lại cho thế hệ sau này những kiến thức văn hóa khi đối xử với thiên nhiên.
c. Giá trị về môi trường
Bảo vệ nguồn LSNG chính là bảo vệ tính đa dạng sinh học của rừng. Các loài LSNG là một bộ phận của hệ sinh thái rừng.
Không chỉ 150 loài được thương mại toàn cầu mà tất cả các loài khác tuy không có giá trị Về kinh tế nhưng có giá trị về tính đa dạng sinh học, về cân bằng sinh thái và về môi trường.
Hiện nay rất khó khăn giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển bền vững nguồn tài nguyên đáp ứng cho sự tăng dân số toàn cầu với bảo toàn nguồn gen bền vững cho tương lai.
LSNG góp phần vào việc đáp ứng mục tiêu môi trường như bảo vệ rừng, nguồn nước. Bảo vệ nguồn LSNG cũng chính là bảo vệ môi trường sinh thái toàn cầu.
Cùng với việc rừng bị khai thác quá mức, các loài LSNG ngày càng có nguy cơ tuyệt chủng, các nước phải có chính sách và định chế phù hợp, vừa phát triển được thế mạnh về kinh tế, xã hội của LSNG vừa bảo toàn được nguồn gen.
4. Hướng sử dụng và phát triển LSNG
a. Vấn đề nghiên cứu
Hiện nước ta chưa có những nghiên cứu có tính hệ thống và theo kế hoạch về LSNG. Để có thể khai thác hết tiềm năng của LSNG thì cần có những nghiên cứu nghiêm túc. Các hướng nghiên cứu này tùy thuộc vào từng địc phương cụ thể nhưng có thể khái quát như sau:
+ Đánh giá tài nguyên LSNG: số lượng, trữ lượng, khẳ năng cung cấp hàng năm...
+ Phương pháp bảo vệ, gây trồng và phát triển để đáp ứng cung cấp nguyên liệu bền vững mà không phá hủy hệ sinh thái.
+ Phương pháp khai thác bền vững.
+ Phương pháp bảo quản, chế biến thô tại chỗ.
+ Thông tin về thị trường.
+ Chính sách và định chế sao cho phát triển tài nguyên LSNG.
b. Vấn đề sử dụng
+ Quy hoạch vùng trồng thích hợp đối với những loại cây và vùng nuôi với các loại con theo cách tiếp cận dựa vào cộng đồng.
+ Có kế hoach khai thác và các định chế sao cho việc sử dụng mang tính bền vững.
+ Phát triển ngành nghề thủ công ở quy mô gia đình, cộng đồng.
+ Nghiên cứu các kỹ thuật chế biến làm tăng giá trị của các mặt hàng từ LSNG.
+ Nghiên cứu các kỹ thuật bảo quản nguyên liệu sơ bộ tại cộng đồng, địa phương.
+ Có chính sách phù hợp cho chế biến và tiêu thụ các loại sản phẩm này.
+ Mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước, hình thành mạng thông tin về LSNG và các sản phẩm từ LSNG.
Bài 2: GIỚI THIỆU MỘT SỐ CƠ SỞ ĐỂ PHÂN LOẠI LSNG (4t)
Mục đích:
	+ Kiến thức: Giúp sinh viên có những kiến thức nhất định về cơ sở để phân loại lâm sản từ đó biết cách sử dụng chúng sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. 
	+ Kỹ năng: Sinh viên có thể tự nhân biết được một số loại gỗ.
	+ Thái độ: Sinh viên có thái độ nghiêm túc hơn khi nhìn nhận về rừng và những giá trị của rừng nói chung cũng như về gỗ nói riêng.
Yêu cầu: Sinh viên cần có tính tự giác, photo tài liệu, lắng nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ.
1. Phân loại lâm sản ngoài gỗ theo hệ thống sinh
a. Khái niệm
Phân loại LSNG theo hệ thống sinh là cách phân loại các sản phẩm ngoài gỗ theo hệ thống tiến hóa của giới sinh vật.
Ưu điểm:
+ Thấy được mối quan hệ họ hàng thân thuộc giữa các loài và nhóm loài cùng sự tiến hóa của chúng.
+ Phương pháp phân lợi này chú nhiều đến dặc tính sinh vật học của loài. 
Nhược điểm:
+ Đòi hỏi người phân loại theo phương pháp này phải có những hiểu biết nhất định về phân loại động thực vật.
b. Phân loại: 
Người ta chia giới sinh vật thành 2 giới là: giới động vật và giới thực vật.
*Giới thực vật:
Ngành nấm (Mycophyta): là ngành được chú ý nhiều nhất cho LSNG. Nấm là thực vật không có diệp lục, sống dị dưỡng bằng cách sống hoại sinh hay cộng sinh.
Trong ngành nấm được chia ra 6 lớp, trong đó lớp nấm đảm cho nhiều cá thể có giá trị cao, dùng để ăn như nấm rơm, nấm mối, nấm hương....
Thực vật bậc cao: 
+ Ngành quyết trần (Rhyniophyta).
+ Ngành rêu (Bryophyta).
+ Ngành lá thông (Psilotophyta )
+ Ngành thông lá (Lycopodiphyta)
+ Ngành cỏ tháp bút (Equisetophyta)
+ Ngành dương xỉ (Polypodiphyta)
+ Ngành hạt trần (Pinophyta)
+ Ngành hạt kín (Ngành ngọc lan: Magnoliphyta)
Trong các ngành đó ngành cho LSNG nhiều nhất là ngành hạt trần và ngành hạt kín, đặc biệt là ngành hạt kín chiếm tỷ lệ lớn nhất trong rừng.
* Giới động vật:
Người ta quan tâm đến ngành động vật không xương sống, trong đó chú ý đến 3 lớp:
+ Lớp bò sát (Retilea): Cá sấu, Tắc kè, Trăn....
+ Lớp chim (Aves): các loại chim chúng có giá trị lớn làm thực phẩm, làm cảnh, dược liệu...
+ Lớp thú (Mammalia): Hổ, Nai, Bò, ...., có giá trị thực phẩm, dược liệu, cảnh và có ý nghĩa bảo tồn...
2. Phân loại LSNG theo nhóm giá trị sử dụng
a. Khái niệm 
Phân loại LSNG thoe giá trị sử dụng là các loại LSNG khác nhau, không kể về nguồn gốc tr ...  dưới đuôi.
Con đực có sừng ngắn, chia 2 nhánh. Hoắng là đối ượng săn bắt cho thực phẩm, da lông và dược liệu.
+ Nhím (Acanthion subcistatum) - Họ nhím (Hystricidae)
Nhím nặng đến 15kg. Đầu, thân và đuôi phủ gai trâm cứng. Gai tròn dài khoảng 20cm. Gáy có bờm lông nhô cao. Đuôi ngắn, cuối đuôi có túm lông.
Nhím có giá trị về mặt thực phẩm và dược liệu.
2.4. Nhóm LSNG dùng làm dược liệu
1.4.1. Thực vật làm dược liệu
Theo kết quả đã điều tra, nghiên cứu đã công bố của viện dược liệu nước ta có trên 1800 loài cây thuốc, chủ yếu là mọc tự nhiên. Nhiều loài cây đã được sử dụng cách đây hàng mấy nghìn năm để chữa bệnh, làm thuốc bổ.
- Các loài cây làm thuốc bổ điển hình như: Tam thất, Nhân sâm, Ba kích, Ngũ gia bì, Ý dĩ...
- Các loài làm thuốc chữa bệnh đại diện như: 
Các loài thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa: ỔI, Sim, Măng cụt, Gừng, Quýt, ...
Các loài chữa đau dạ dày: Lá khôi, Nghệ...
Các loài có tác dụng cầm máu: Cỏ nhọ nồi, Trách bách diệp, Tam thất, Mào gà, Thiên tuế, vạn tuế....
Các loài chữa tê thấp: Sung, Thiên niên kiện, Chìa vôi, Cốt toái bổ, Dây đau xương...
Các loài chữa rắn cắn: Bời lời nhớt, rau răm, Rau tàu bay, Ngô đồng, cà dại trắng....
Các loài chữa tai mũi họng: Xương rồng, Tế tân, Sao đen...
Các loài chữa bệnh đau tim: Sừng dê, Thông thiên, Vạn niên thanh,....
Các loài chữa cảm cúm, sốt: Bạc hà, Rau má, Tía tô, Gắm, Hương nhu, Sấu...
Các loài chữa bệnh phụ nữ: Ích mẫu, Ngải cứu, Diếp cá, Bán hạ, ...
Các loài cây chữa bệnh mụn nhọt, mẩn ngứa: Bồ công anh, Sài đất, Chó đẻ, Xà cừ...
* Một số loài cây thuốc chủ yếu:
+ Sâm ngọc linh (Panax Vietnamensis)- Họ ngũ gia bì (Araliaceae)
Cây thân thảo sống lâu năm, thân ngầm dạng củ có nhiều đốt vỏ màu nâu nhạt, thân khí sinh mọc ra từ thân ngầm mang 2-4 lá kép chân vịt (4-5 lá chét) hình trứng ngược hay trái xoan dài, mép có răng cưa nhỏ. Hoa tự tán, quả hạch.
Củ (thân ngầm) dùng làm thuốc bổ có giá trị kinh tế cao.
+ Chân chim (Đáng) (Schefflera octophylla) -Họ ngũ gia bì (Araliaceae)
Cây nhỏ, vỏ nhẵn, thịt vỏ màu vàng nhạt. Lá kép chân vịt mọc tập trung đầu cành, cuống lá dài, mép phiến lá chét có răng cưa. Hoa tự tán, cuống lá dài, quả hạch hình cầu chín màu tím đen.
Lá dùng để ăn (rau đắng) vỏ và thân làm thuốc.
+ Ba kích (Morindada officinalis)- Họ cà phê (Rubiaceae)
Có tên gọi khác là cây ruột gà, dạng dây leo thân thảo sống nhiều năm. Lá và ngọn non màu tím phủ lông mịn. 
Lá đơn mọc đối, hình trái xoan, lá kèm nhỏ. Hoa lưỡng tính, tràng màu trắng, quả hạch hình cầu bẹt chín màu đỏ.
Rễ củ hình trụ dài thắt từng đoạn giống ruột gà. Rễ củ làm thuốc rất quý.
+ Lạc tiên (Passiflora foetida) - Họ lạc tiên (Passifloraceae)
Dây leo thân thảo, leo bằng tua cuốn. Lá hình tim, chia 3 thùy có phủ lông, lá màu xanh nhạt. Hoa có cánh đài xẻ sợi ôm lấy quả, tràng hơi tím, quả hình cầu có mùi thơm nhẹ.
Thân và lá dùng làm thuốc. Quả chín ăn ngọt ngon.
+ Thanh thất (Ailanthus triplysa) - Họ thanh thất (Simarubaceae)
Cây nhỡ, thân thẳng, cành tập trung phía ngọn, tán nhỏ. Vỏ màu nâu xám có mùi hắc. 
Lá kép lông chim một lần lẻ, cuống lá kép dài, lá rụng màu đỏ. Cành hoa màu xanh vàng, quả kép.
Vỏ và lá dùng làm thuốc, cây trồng lục hóa đường phố, công viên.
+ Hòe (Sophora japonica) – Họ đậu (Fabaceae)
Cây nhỏ, cành non xanh, già màu xám trắng nứt dọc. Lá kép lông chim 1 lần, lá chét nhỏ, rụng lá vào màu đông.
Hoa có cánh tràng màu vàng, quả đậu thắt.
Hoa, hạt dùng để nấu nước uống và làm thuốc.
+ Vối (Cleistocalyx operculatus) - Họ Sim (Myrtaceae)
Cây nhỡ, phân cành thấp, cành non xanh, vỏ thân màu xám trắng bong mảng. Lá đơn mọc đối, hình trai xoan rộng.
Hoa tự tán, quả mập chín màu đỏ hồng, vị chua, lá và hoa chứa nhiều tanin, vỡ ra có mùi thơm nhẹ.
Lá và hoa dùng nấu nước uống, làm thuốc. Cây trồng giữ đất ven sông hồ nhờ bộ rễ phát triển.
+ Nấm linh chi (Ganoderma lucidum) – Họ nấm gỗ (Ganodermataceae)
Còn gọi là nấm trường thọ, Nấm lim, thuốc thần tiên. Nấm Linh chi có mũ nấm hình thuôn, có dạng tròn hay hình quạt. Cuống cắm lệch một bên vào mũ nấm trên mặt mũ có những vân đồng tâm. Cuống hình trụ hay dẹt màu nâu đến đỏ hoặc da cam, sinh sản bằng bào tử.
Có tác dụng làm thuốc chữa bệnh vầ gan, thận, tiểu tiện, bài tiết.
1.4.2. Động vật làm dược liệu
Nhóm cung cấp sản phẩm làm dược liệu: Gồm nhiều bọ phận và công dụng khác nhau để chữa bệnh được con người ưa dùng như mật Gấu chữa trị đau ngã, mắt; Cao xương và cao toàn tính các loài thú, Trăn dùng để bồi bổ sức khỏe, chống lão hóa. Rượu ngâm một số loài Rắn, Chim, Bìm bịp, Tắc kè, Ong vừa là lợi thuốc bổ vừa có tác dụng chữa bệnh dạ dày.
Thịt Ba ba vừa có tác dụng làm thực phẩm vừa có tác dụng chữa lao lực, sỏi thận và đường tiêu hóa.
Thịt Rắn là vị thuốc bổ có công dụng chữa bệnh thần kinh, đau nhức, tê liệt, bán thân, các cơn co giật; mật Rắn dùng chữa ho, đau lưng, nhức đầu; xác rắn có tác dụng sát trùng, trị đau họng, ghẻ lở.
Lộc nhung và gạc Hươu nai là vị thuốc rất bổ có giá trị để tăng cường sức khỏe, bổ thận, tráng dương, bổ tủy huyết.
Yếm Rùa dùng làm thuốc bổ chống di tinh, ho lâu ngày, chân tay đầu gối đau nhức, sốt rét..
Sừng Tê giác là vị thuốc có tác dụng làm mát huyết, giải độc, chữa sốt cao, ho ra máu...
Tê tê vừa ăn thịt ngon vừa cho vảy sừng làm thuốc chữa bệnh tắc tia sữa, mụn nhọt.
Bìm bịp làm thuốc chữa đâu lưng, mỏi gối, suy nhược tuổi già
Thịt Sơn dương có tác dụng trọ dương, bổ huyết, chữa ho lao, gầy yếu, ít sữa; gan có tác dụng chữa bệnh về mắt như mắt mờ đỏ, mờ mắt sau sốt; tiết có tác dụng chữa nhức đầu chóng mặt, đâu lưng.
* Một số loài động vật thường dùng làm thuốc:
+ Hổ (Panthera tigris) - Họ mèo (Felidae)
Hổ là loài lớn nhất của họ mèo, nặng đến 200kg. Bộ lông nền màu gạch tươi đến vàng nhạt, có nhiều vằn đen to nhỏ không đều nhau vắt từ lưng xuống bụng.
Hổ có giá trị về mặt gia lông, dược liệu. Xương hổ và cao hổ cớt là một vị thuốc rất được tín nhiệm trong nhân dân, chủ yếu trong các bệnh đau xương, tê thấp, đi lại khó khăn, đau nhức...
+ Khỉ (Macaca sp) - Họ khỉ (Cerophithecidae)
Ở nước ta có nhiều loài khỉ được dùng làm thuốc nhưng có khỉ vàng được sử dụng nhiều nhất, loài này nặng 6 kg, bộ lông dày, lưng nâu, vàng phớt xám, đuôi dài hơn bàn chân sau và hơn nửa chân.
Khỉ vàng là thú có giá trị lớn trong y dược, thường người ta lấy xương hay toàn con để nấu cao có tác dụng bổ máu, bổ toàn thân thường dùng cho phụ nữ. Số lượng ngày càng giảm do săn bắt quá mức vì vậy cần có kế hoạch bảo vệ.
+ Nhung Hươu nai- Con Hươu (Cervus nippon) - Con Nai (Cervus unicolor)
Là sừng non của con Hươu hay Nai đực mới có sừng, hàng năm vào cuối mùa hạ, sừng Hươu, nai cũng sẽ rụng đi, xuân năm sau sẽ mọc lại sừng khác. Sừng non mới mọc rất mềm có lớp lông tơ mịn bên ngoài nên gọi là nhung.
Nhung hươu nai là vị thuốc bổ có tác dụng tốt với toàn thân.
+ Tê tê (Manis pentadactyla)
Tê tê nặng khoảng 10kg, thân dài, dẹp, đầu nhỏ, mõm dài, nhọn, đuôi dài. Toàn bộ thân phủ lớp vảy sừng (trừ đầu, mõm và bụng). Chi có 5 ngón. Mắt và tai nhỏ.
Tê tê cho thịt, vảy và mật dùng làm dược liệu, tăngc stia sữa, lở loét, mụn nhọt...Đây là loài cấm săn bắt.
+ Tắc kè (Gekko gekko) - Họ tắc kè (Gekkonidae)
Tắc kè có thân dài khoảng 150mm, đuôi dài 120mm, đầu bẹp 3 cạnh, màu xám nhạt hay xma vàng. Lưng màu xám, có nhiều hoa màu sáng. bụng trắng xám. Chân năm ngón..
Tăc kè được dùng ngâm rượu uống bồi bổ cơ thể, chữa đau lưng, chữa hen. Có giá trị thương mại lớn
1.5. Nhóm LSNG dùng làm cảnh
1.5.1. Nhóm cây làm cảnh
Tùy thuộc vào các bộ phân sử dụng vào mục đích làm cảnh, cây lục hóa như thân, lá hoa, quả... có thể chia thành các nhóm sau:
- Nhóm dây leo, làm hàng rào: Cây chuỗi ngọc, mắt nai, ngâu....
- Nhóm làm cảnh bằng thân: 
Nhóm thân cột: Họ cau; Cọ; Búng boáng.
Nhóm thân rỗng: Tre, trúc, .....
Nhóm thân mọng nước: Xương rồng, Quỳnh...
Nhóm làm cảnh bằng lá: Họ ngọc lan, Vạn tuế, Thiên tuế, Thông...
- Nhóm cây làm cảnh bằng hoa: 
Cây thân cỏ: Lan các loại, Cà gai..
Cây thân gỗ: Lim xẹt, muồng hoa vàng, Gạo, Mai, Lộc vừng...
- Nhóm cây làm cảnh bằng quả: Khế, sung, Ớt...
- Nhóm cây làm cảnh trong nước: Rau mác, Rong các loại...
* Một số loài cây làm cảnh đại diện:
+ Thiên tuế 
+ Kim giao
+ Thông tre
+ Ngọc lan
+ Trắc bách diệp
+ Sa mu
+ Lan các loại
+ Mai
1.5.2. Động vật làm cảnh
Đối với động vật sống, hiện nay ở một số nơi người ta nuôi thành thành công động vật ngoài bảo vệ nguồn gen còn có mục đích sử dụng làm cảnh thu hút khách du lịch, đặc biệt tại các vườn quốc gia cũng như các công viên thú,... Những loài thường được nuôi: Voi, Hổ, Báo, Vượn, Các loài chim, Bò sát....
Đối với động vật không còn sống vẫn có thể sử dụng làm cảnh, trang trí thông qua việc thuộc da, nhồi bông....cũng có giá trị về mặt thẩm mỹ cao.
Nhóm chim cảnh:
+ Vẹt: 
+ Gà lôi
+ Sơn ca
Nhóm thú cảnh:
+ Sóc :
+ Chuột bạch
Nhóm cá cảnh
+ Cá heo
+ Cá lia thia
+ Cá mang rổ....
Bài 4: Lập kế hoạch và tổ chức quản lý LSNG dựa vào cộng đồng (4t)
Mục đích:
	+ Kiến thức: Giúp sinh viên có những kiến thức nhất định về lập kế hoạch và quản lý lâm sản ngoài gỗ dựa vào cộng đồng. 
	+ Kỹ năng: Sinh viên có thể tổ chức quản lý dựa vào cộng đồng.
	+ Thái độ: Sinh viên có thái độ nghiêm túc hơn khi nhìn nhận về rừng và những giá trị của rừng nói chung cũng như về LSNG nói riêng.
Yêu cầu: Sinh viên cần có tính tự giác, photo tài liệu, lắng nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ.
1. Nội dung lập kế hoạch
1.1. Điều tra, đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng
Để đánh giá hiện trạng quản lý LSNG, những thông tin sau cần thu thập:
+ Điều kiện tự nhiên của địa phương như tổng diện tích tự nhiên, cơ cấu sử dụng đất, điều kiện địa hình, khí hậu thủy văn, ... Trong đó đặc biệt quan trọng là thông tin về tình hình tài nguyên rừng với sự lưu ý đến LSNG.
+ Điều kiện kinh tế- xã hội: tổng dân số, tỷ lệ tăng trưởng dân số, các cơ quan đoàn thể. Các hoạt động kinh tế của người dân địa phương, mức thu nhập bình quân, .., chú ý đến hoạt động thu hái, buôn bán/trao đổi và chế biến, sử dụng LSNG của người dân địa phương).
+ Các vấn đề khó khăn, thuận lợi của cộng đồng hoặc của người dân hay hộ gia đình trên địa bàn.
1.2. Xác định và phân tích sự tham gia của các bên liên quan trong lập kế hoạch và tổ chức thực hiện dự án/ hoạt động quản lý LSNG.
+ Nhóm người dân: Đây là những người sống gần rừng, họ là những người sử dụng, thu hái trực tiếp các loại LSNG. Đối tượng này được xác định là đối tượng tham gia rất tích cực vào quản lý nguồn LSNG tại địa phương.
+ Các bên liên quan ở mức độ vi mô: nhóm này gồm các tổ chức chính quyền hoặc các hiệp hội địa phương có thể tham gia vào quản lý LSNG tại địa phương. Ví dụ: UBND xã, Hội phụ nữ, Hội nông dân...
+ Nhóm những người quản lý hoặc người tổ chức (các bên liên quan ở mức độ vĩ mô): nhóm này gồm một số cán bộ của các cơ quan nhà nước cũng như đại diện của các tổ chức bảo tồn tham gia vào hệ thống quản lý LSNG. Ví dụ: CHi cục phat triển Lâm nghiệp, Hạt kiểm lâm, Lâm trường, UBND tỉnh, Ban quản lý rừng phòng hộ.....
Để lập kế hoạch quản lý hiệu quả đòi hỏi sự tham gia của tất cả các bên liên quan. Tuy nhiên, trong thực tế các bên liên quan có thể có mục đích khác nhau, đôi khi điều này dẫn đến mâu thuẫn. Do đó, tiến trình lập kế hoạch cần một quá trình đàm phán và đi đến thống nhất để đạt được mục tiêu chung. Vì vậy, việc phối hợp giữa các bên liên quan là vấn đề rất khó khăn.
1.3. Xác định và phân tích các vấn đề khó khăn
Trong phát triển và quản lý hiện đại, phân tích các vấn đề khó khăn được coi là rất quan trọng và cần thiết trước khi bắt đầu xây dựng kế hoạch dự án hay hoạt động. Phân tích khó khăn phải đi trước kế hoạch phát triển thực tế. Dựa trên phân tích khó khăn sẽ thiết kế một kế hoạch của các hoạt động.
Để giải quyết được những khó khăn cần phân tích để tìm ra nguyên nhân gì đã gây ra khó khăn. Vì vậy, sau khi xác định được những khó khăn, nội dung tiếp theo không thể thiếu được là phân tích các vấn đề khó khăn để tìm ra những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề đã xác định trong quản lý LSNG ở địa phương.
1.4. Phân tích mục tiêu và chiến lược quản lý
Dựa trên các vấn đề đang tồn tại trong quản lý LSNG đã được xác định và phân tích ở trên để đưa ra hoặc đề xuất và thống nhất mục đích và các mục tiêu cụ thể cho từng vấn đề và từ đó đề xuất giải pháp chiến lược để đạt được mục đích và các mục tiêu quản lý đẽ đề ra.
1.5. Xếp thứ tự ưu tiên các giải pháp chiến lược
Trong thực tế có rất nhiều giải pháp được đưa ra để giải quyết các vấn đề tồn tại. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực, thường thì không thể thực hiện các giải pháp đồng thời được. Vì vậy sau khi các bên liên quan đã đưa ra các và thống nhất các giải pháp chiến lược để khắc phục những vấn đề đang tồn tại trong quản lý LSNG tại địa phương, xếp thứ tự ưu tiên các giải pháp chiến lược cũng là một nội dung quan trọng trong lập kế hoạch quản lý LSNG.
1.6. Lập ma trận kế hoạch
Dựa vào mục đích, mục tiêu và chiến lược đã đề ra để xây dựng ma trận kế hoạch nhằm xác định được kết quả mong đợi và các hoạt động cần thực hiện cũng như các chỉ số để giám sát và đánh gái hiệu quả của các hoạt động và tính đến những yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện các giải pháp quản lý.
1.7. Lập kế hoach thực hiện
Đây là nội dung hết sức quan trọng và cần thiết trong tiến trình lập kế hoạch quản lý LSNG. Lập kế hoạch thực hiện nhằm xác định rõ các nguồn lực cần thiết cho mỗi hoạt động, xác định rõ tiến độ thực hiện và phân công trách nhiệm công việc cho các bên liên quan. Đây là một nội dung quan trọng nhất để giám sát tiến trình thực hiện các dự án hay hoạt động quản lý LSNG.
2. Phương pháp lập kế hoạch
2.1. Phương pháp đánh giá thực trạng nguồn LSNG có sự tham gia
Đánh giá nguồn LSNG có sự tham gia nhấn mạnh sự tham gia của người dân địa phương trong việc lượng hóa nguồn tài nguyên cũng như cung cấp kiến thức bản địa hoặc thông tin về chất lượng LSNG, vị trí của chúng và sự biến đổi của nguồn tài nguyên này theo thời gian.
2.1.1. Các nhu cầu để đánh giá nguồn LSNG có sự tham gia
Đánh giá thực trạng về số lượng và chất lượng nguồn LSNG.
Ước tính giá trị của các loại LSNG.
Xác đinh ranh giới của những vùng rừng cần được bảo vệ LSNG.
Nghiên cứu năng suất.
Điều tra sự tái sinh, đánh giá và điều chỉnh mức thu hoạch LSNG.
Giám sát những điều kiện rừng và đánh giá đa dạng sinh học.
Lôi cuốn người dân vào việc đánh giá nguồn LSNG cho việc lập kế hoạch vi mô.
Đánh giá nguồn LSNG có sự tham gia tạo cơ hội để người dân hoặc cộng đồng, các cán bộ lâm nghiệp nhà nước và các nhà nghiên cứu để làm việc cùng nhau, hiểu nhau nhằm đạt được mục đích chung là quản lý nguồn LSNG bền vững.
2.1.2. Phương pháp đánh giá LSNG có sự tham gia
Bước 1: Thu thập thông tin từ những người thu hái trực tiếp, từ các cán bộ lâm nghiệp làm việc tại cộng đồng và từ những người buôn bán LSNG.
Bước 2: Đánh giá nguồn LSNG có sự tham gia bằng phương pháp PRA:
Vẽ bản đồ lát cắt
Vẽ bản đồ tài nguyên (LSNG )
Lịch mùa vụ của các loại LSNG.
Sử dụng ma trận phân loại LSNG.
Thảo luận nhóm chuyên đề để phân tích hiện trạng nguồn LSNG tại cộng đồng.
Thảo luận và đưa ra cây phân tích vấn đề khó khăn, cây mục tiêu của việc diện tích rừng ngày càng suy giảm nghiêm trọng.

File đính kèm:

  • docbai_giang_lam_san_ngoai_go_pham_thi_thuy.doc