Bài giảng Lâm nghiệp xã hội

PHẦN MỞ ĐẦU

GIỚI THIỆU MÔN HỌC

1. Lý do và vị trí môn học

Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam đã và đang thay đổi rất nhanh, nhất là từ khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới, từ thực tiễn đó đòi hỏi chúng ta phải thay đổi về phương pháp tiếp cận trong quản lý tài nguyên thiên nhiên nói chung, tài nguyên rừng và đất rừng nói riêng. LNXH ra đời nhằm hướng tới chuyển từ nền lâm nghiệp lấy quốc doanh làm chính sang nền lâm nghiệp nhân dân có nhiều thành phần kinh tế tham gia. Thực tiễn LNXH đã xuất hiện ở nước ta gần 2 thập kỷ qua và hiện đang được phát triển. LNXH đã và đang góp phần xứng đáng vào chiến lược gìn giữ và phát triển tài nguyên rừng, xoa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn miền núi. Môn học Lâm nghiệp xã hội đại cương ra đời sẽ góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển LNXH ở nước ta bằng việc cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản và phương pháp tiếp cận LNXH.

 

doc 144 trang phuongnguyen 8060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lâm nghiệp xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lâm nghiệp xã hội

Bài giảng Lâm nghiệp xã hội
 BÀI GIẢNG
 LÂM NGHIỆP XÃ HỘI
MỤC LỤC
Lời nói đầu	i
Danh mục các từ viết tắt	ii
Phần mở đầu	1
Chương I: Tổng quan về Lâm nghiệp xã hội	5
Bài 1: Bối cảnh ra đời của Lâm nghiệp xã hội	6
Bài 2: Khái niệm vè Lâm nghiệp xã hội	19
Chương 2: Hệ thống chính sách có liên quan đến phát triển	30
Lâm nghiệp xã hội
Bài 3: Giới thiệu hệ thống chính sách liên quan đến Lâm nghiệp xã hội	31
Bài 4: Tình hình thực hiện chính sách có liên quan đến phát triển Lâm nghiệp xã 47 hội
Chương 3: Hệ sinh thái nhân văn trong Lâm nghiệp xã hội	61
Bài 5: Khái niệm hệ sinh thái nhân văn	62
Bài 6: Phát triển bền vững trong Lâm nghiệp xã hội	78
Bài 7: Kiến thức bản địa trong quản lý tài nguyên thiên nhiên	79
Bài 8: Giới trong Lâm nghiệp xã hội 100
Chương 4: Tiếp cận có sự tham gia trong Lâm nghiệp xã hội 123
Bài 9: Sự tham gia trong Lâm nghiệp xã hội 124
Bài 10: Phương pháp tiếp cận có sự tham gia 142
Lời nói đầu
Từ năm 1992, môn học Lâm nghiệp xã hội được đưa vào giảng dạy ở các Trường Đại học có đào tạo về lâm nghiệp. Trong những năm đầu, phát triển và giảng dạy môn học chủ yếu dựa vào khả năng của mỗi cơ sở đào tạo, kể cả phương pháp và nguồn lực. Vì vậy, giảng day và học tập môn học này chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao về phát triển lâm nghiệp xã hội (LNXH).
Được sự hổ trợ của Dự án hỗ trợ Lâm nghiệp xã hội (Giai đoạn: 1994-1997), việc đánh giá nhu cầu đào tạo LNXH được thực hiện lần đầu tiên trên toàn quốc và Hội thảo quốc gia về đào tạo LNXH được tổ chức vào tháng li năm 1996 tại Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã đề xuất môn học LNXH đại cương cần được chính thức đưa vào chương trình giảng dạy ở tất cả các trường đại học có đào tạo lâm nghiệp.
Từ đó đến nay, môn học LNXH đại cương đã được giảng dạy tại 5 trường: Đại học Nông Lâm Thái Nguyền, Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Tây Nguyên và Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, việc phát triển chương trình môn học này còn nhiều hạn chế do mỏng về đội ngũ, thiếu kinh nghiệm, thiếu tư liệu và phương pháp giảng dạy phù hợp. Do đó sự hợp tác giữa các trường đại học và các đối tác liên quan trong phát triển chương trình và phương pháp giảng dạy cho môn học này trở nên hết sức cấp bách. Chính vì vậy, từ năm 1998 Chương trình Hỗ trợ LNXH (Giai đoạn li: 1998-2001) đã có sáng kiến tổ chức phát triển chương trình đào tạo có sự tham gia, trong đó có việc phát triển môn học LNXH đại cương với sự tham gia của 7 đối tác chính: 5 trường đại học nói trên, Viện Thổ nhưỡng nông hoa và Trung tâm khuyên nông khuyên lâm tỉnh Hoa Bình.
Quá trình hình hợp tác phát triển môn học LNXH đại cương đã được thực hiện thông qua đánh giá nhu cầu đạo tạo, các cuộc hội thảo xây dựng khung chương trình, viết dự thảo, trao đổi thông tin trên mạng, thảo luận nhóm, phản biện chỉnh sửa và hội thảo đánh giá. Đến nay bài giảng đã được chỉnh sửa lần thứ 2 gồm 4 chương với lo bài và tập vật liệu giảng dạy. Tài liệu này dùng để giảng dạy trong thời gian 45 tiết.
Để hoàn thành bài giảng này chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện và góp ý của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan. Đặc biệt, chúng tôi xin chân thành cám ơn Bộ NN&PTNT, Bộ GD&ĐT, Chương trình hỗ trợLNXH, lãnh đạo các trường đại học đã chỉ đạo, tổ chức, hỗ trợ kinh phí và đóng góp ý kiến. Chúng tôi cũng xin cám ơn GS.TS. Phùng Ngọc Lan, TS. Chrítina Giesh đã có những ý kiến đóng góp quỷ báu về chuyên mon của Bài giảng này.
Tuy nhiên, biên soạn bài giảng theo phương pháp cùng tham gia, bao gồm nhiều vấn đề mới, nên không tránh khỏi những khiếm khuyết về nội dung và cách trình bày. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của tất cả các bạn đồng nghiệp và những ai quan tâm.
Danh mục các từ viết tắt
Từ viết tắt Giải nghĩa
ĐCĐC	Định canh định cư
AEA	Agro-Ecological Analysis: Phân tích sinh thái nông nghiệp
BV & PTR Bảo vệ và phát triển rừng
BVR	Bảo vệ rừng
CIPP	Context - Input - Process - Product: Bối cảnh - Đầu vào - Tiến trình - Sản phẩm.
D & D	Design & Diagnostic: Chẩn đoan và Thiết kế
DM	Deush Mark: Đồng tiền Đức
FAO	Food Agriculture Organization: Tổ chức Nông Lương Thế giới
FLCD	Forestry Local Community Development: Phát triển lâm nghiệp cộng đồng địa phương
FSR	Farming System Research: Nghiên cứu hệ thống canh tác
GĐKR	Giao đất khoan rừng
GAD	Gender & Development: Giới và Phát triển
GRET	Groupe de Recherches et d' Echanges Technologies: Nhóm nghiên cứu và trao đổi công nghệ (Pháp)
GTZ	Gesellschaít fur Technische Zurammentracbeit: Cơ quan phát triển kỹ thuật Đức
HTSDĐ	Hệ thống sử dụng đất
HTX	Hợp tác xã
ICRAF	International Center for Research in Agroíòrestry: Trung tâm quốc tế nghiên cứu nông lâm kết hợp
IIRR	International Institute for Rural Recontruction: Viện quốc tế về tái thiết nông thôn
IPM	Integrated Plant Manegement: Phòng trừ dịch bệnh tổng hợp
ISF	Itroduction Social Forestry: Lâm nghiệp xã hội đại cương
IUCN	International Union for Conservation of Nature: Hiệp hội thế giới về bảo tồn thiên nhiên.
K/S/A	Knowledge/Skill/Attitude: Kiến thức / Kỹ năng / Thái độ
LHQ	Liên hiệp quốc
LM	Learning Materials; Vật liệu giảng dạy
LNCĐ	Lâm nghiệp cộng đồng
LNTT	Lâm nghiệp truyền thống
LNXH	Lâm nghiệp xã hội
LNXHĐC	Lâm nghiệp xã hội đại cương
NGO	Non Goverment Organization: Tổ chức phi chính phủ
NLKH	Nông lâm kết hợp
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
OHP Over Head Transparency: Giấy chiếu bóng kính
PAM Programme Alimentaire Mondiale: Chương trình lương thực thế giới.
PARC Protected Area Resources Conservation: Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trong các khu bảo vê (Vườn quốc gia, khu đặc dụng)
PCD	Participatory Cirriculum Development: Phát triển chương trình có sự tham gia (STG)
PRA	Participatory Rural Appraisal: Đánh giá nông thôn có STG
PTBV	Phát triển bền vững
PTD	Participatory Technology Development: Phát triển ký thuật có sự tham gia
PTG	Phủ Thủ tướng
QLDA	Quản lý dự án
RAPA	Regional Agency for Paciíic Asia: Tổ chức vùng Châu á- Thái Bình Dương (FAO)
REF	Reíerence: Tài liệu tham khảo
RRA	Rural Rapid Appraisal: Đánh giá nhanh nông thôn
SDĐ	Sử dụng đất
SDC	Swiss Development Cooperation: Cơ quan hợp tác phát triển Thụy Sĩ
SFSP	Social Forestry Support Programme: Chương trình hỗ trợ lâm nghiệp xã hội
SIDA	Swedish Internatinonal Development Agency: Cơ quan phát triển quốc tế Thụy Điển.
STNV	Sinh thái nhân văn
SWOT	Strength - Weakness - Opportunity - Threaten: Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức.
TNTN	Tài nguyên thiên nhiên
TOT	Training of Trainer: Đào tạo giáo viên
UBND	Ủy ban nhân dân
UNDP	United Nation Development Programme
UNEP	United Nation Environment Programme: Chương trình môi trường Liên hiệp quốc.
WCED	World Council ôn Environment & Development: Uy hội thế giới về môi trường và phát triển.
WID	Women in Development: Phụ nữ trong phát triển
WWF World Wide Fund for Nature: Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên
WED	Women, Enviroment and sustainable Development
PHẦN MỞ ĐẦU
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
Lý do và vị trí môn học
Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam đã và đang thay đổi rất nhanh, nhất là từ khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới, từ thực tiễn đó đòi hỏi chúng ta phải thay đổi về phương pháp tiếp cận trong quản lý tài nguyên thiên nhiên nói chung, tài nguyên rừng và đất rừng nói riêng. LNXH ra đời nhằm hướng tới chuyển từ nền lâm nghiệp lấy quốc doanh làm chính sang nền lâm nghiệp nhân dân có nhiều thành phần kinh tế tham gia. Thực tiễn LNXH đã xuất hiện ở nước ta gần 2 thập kỷ qua và hiện đang được phát triển. LNXH đã và đang góp phần xứng đáng vào chiến lược gìn giữ và phát triển tài nguyên rừng, xoa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn miền núi. Môn học Lâm nghiệp xã hội đại cương ra đời sẽ góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển LNXH ở nước ta bằng việc cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản và phương pháp tiếp cận LNXH.
Kết quả đánh giá nhu cầu đào tạo LNXH năm 1996 cho thấy các cán bộ khuyến nông khuyến lâm thiếu phương pháp, kỹ năng khi làm việc với cộng đồng địa phương. Chính điều này đã làm cho công tác phát triển, phổ cập của họ trở nên kém hiệu quả và không đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn sản xuất nông lâm nghiệp.
Nghiên cứu môn học LNXH đại cương sẽ giúp sinh viên có được những kiến thức, kĩ năng và thái độ LNXH để họ có thể thực hiện tốt công việc chuyên môn sau này. Môn học này còn cung cấp kiến thức nền tảng để sinh viên có thể tiếp cận các môn học liên quan như Quản lý dự án LNXH, Nông lâm kết hợp, Khuyến nông khuyến lâm và các môn học khác.
Mục đích của môn học
Môn học LNXH đại cương nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về LNXH để họ có được phương pháp tiếp cận phù hợp khi thực hiện các hoạt động chuyên môn. Môn học còn giúp cho người học có cơ sở để áp dụng các kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, công việc và thực hiện linh hoạt các hoạt động Lâm nghiệp xã hội. Môn học Lâm nghiệp xã hội đại cương còn khuyến khích sự quan tâm và sự tham gia của sinh viên vào tiếp cận các hoạt động lâm nghiệp xã hội ở Việt Nam.
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LÂM NGHIỆP XÃ HỘI
Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này, sinh viên sẽ có khả năng:
Giải thích được bối cảnh ra đời và phát triển Lâm nghiệp xã hội.
Trình bày được LNXH là gì.
Phân biệt được LNXH và Lâm nghiệp truyền thống (LNTT).
Vận dụng được các quan điểm về LNXH để tiếp cận các môn học khác như Khuyến nông khuyến lâm, Quản lý dự án, Nông lâm kết hợp...
Giải thích được tầm quan trọng và các ý nghĩa của LNXH đối với quá trình phát triển lâm nghiệp ở Việt Nam.
BÀI 1: BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA LÂM NGHIỆP XÃ HỘI
1. Tình hình phát triển LNXH trên thế giới
Đặc điểm chủ yếu của Lâm nghiệp truyền thống liên quan đến phát triển LNXH
Ngay từ buổi bình minh của lịch sử, con người đã lấy từ rừng các thức ăn, chất đốt, vật liệu phục vụ cuộc sống, rừng được coi là cái nôi sinh ra và là môi trường sống của con người. Đến thế kỷ 17, hệ thống quản lý rừng được ra đời tại Châu Âu, đánh dấu một xu hướng mới trong việc khai thác và tái tạo tài nguyên rừng. Khai thác, lợi dụng và tái tạo tài nguyên rừng ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội luôn đòi hỏi phải có một hệ thống quản lý rừng thích hợp. Hai quá trình này phát triển ngày càng cao và dần dần hình thành ngành lâm nghiệp. Ngành lâm nghiệp ra đời ngày càng có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Như vậy lâm nghiệp ra đời xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của xã hội đối với rừng và vai trò của xã hội đối với rừng thông qua chức năng quản lý, gìn gũi và phát triển rừng. Mỗi giai đoạn lịch sử nhu cầu xã hội và vai trò của xã hội đối với rừng khác nhau nên nhận thức và phát triển lâm nghiệp cũng khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn lịch sử.
Trong một thời gian dài phát triển lâm nghiệp dựa vào lợi dụng vốn tự nhiên sẵn có của rừng đã hình thành quan điểm truyền thống cho rằng chức năng chủ yếu của lâm nghiệp là sản xuất gỗ để cung cấp cho xã hội, do vậy nhiệm vụ chính của lâm nghiệp được xem là quản lý rừng để sản xuất gỗ. Đây chính là con đường dẫn đến hình thành loại hình lâm nghiệp hiện đại mà đặc trưng của nó là độc canh, sản xuất tập trung, đầu tư cao, công nghệ và kỹ thuật tiến tiến. Loại hình lâm nghiệp này được hình thành và phát triển mạnh ở Châu Âu dần dần hình thành ở nhiều nước nhiệt đới trong những thập kỷ gần đây và được xem như là lâm nghiệp truyền thống để phân biệt với các trào lưu lâm nghiệp khác xuất hiện từ gần 2 thập kỷ gần đây như: Lâm nghiệp xã hội, Lâm nghiệp mới, Lâm nghiệp tổng hợp, Lâm nghiệp gần với tự nhiên.
Lâm nghiệp truyền thống chủ yếu dựa trên nền tảng của kỹ thuật lâm sinh với mục tiêu chính là tạo ra và khai thác các sản phẩm gỗ. Do đó lâm nghiệp được phân tách tương đối rõ ràng với nông nghiệp hoặc với các ngành nghề khác. Lâm nghiệp truyền thống có những điểm chủ yếu liên quan đến lâm nghiệp của các nước đang phát triển nhiệt đới, đó là:
Lâm nghiệp dựa trên một phương thức quản lý rừng nhằm mục đích phục vụ nhu cầu xã hội về sản phẩm gỗ ngày càng cao.
Phương thức quản lý rừng chủ yếu dựa trên nền tảng của khoa học tự nhiên được thể hiện bằng các kỹ thuật lâm sinh thuần tuy.
Phương thức quản lý rừng truyền thống chỉ phù hợp với những nơi không có tranh chấp đất đai, có nhiều cơ hội việc làm và thu nhập khác cho các cộng đồng dân cư. Phương thức quản lý này khó phù hợp với những nơi đông dân cư và hoàn cảnh xã hội như ở các nước đang phát triển nhiệt đới hiện nay.
Phương thức quản lý rừng trên chỉ có thể thực hiện trong một môi trường thống nhất về luật pháp và thể chế nhà nước, ít bị chi phối bởi các yếu tố cộng đồng, phong tục tập quán và luật lệ địa phương
Theo Donovan và Trần Đức Viên (1997) LNXH ra đời vào đầu những năm 1970, do các nguyên nhân chủ yếu sau:
Chính phủ các nước bị thất bại trong việc kiểm soát các nguồn tài nguyên rừng.
Sự kém hiệu quả của lâm nghiệp dựa trên nền tảng công nghiệp rừng và sản phẩm gỗ thuần tuy.
Xu thế phi tập trung hoa và dân chủ hoa trong việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Các nhu cầu cơ bản của nông dân về lương thực và lâm sản không được đáp ứng.
• Có sự mâu thuẫn về lợi ích giữa nhà nước và cộng đồng cùng với người dân địa phương đối với các sản phẩm của rừng.
Tại một số nước LNXH đã được hình thành và phát triển dựa trên các sáng kiến của cộng đồng như các cộng đồng tự đề ra các quy chế để kiểm soát, sử dụng các nguồn tài nguyên rừng của họ; thành lập hệ thống tự quản và ra quyết định; xây dựng các cơ chế đóng góp và chia sẻ lợi ích. ơ nhiều nước khác LNXH được hình thành khi chính phủ các nước nhận thức được vai trò quan trọng của người dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Trước hết là các chính sách khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp, tiếp theo là quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ gia đình được xác định. Các dự án LNXH chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ và giúp đỡ các hộ gia đình giải quyết các nhu cầu thiết yếu và khuyến khích phát triển nông lâm nghiệp.
Sau những thất bại và kém hiệu quả của các chương trình LNXH trong giai đoạn đầu, chính phủ và các tổ chức quốc tế hỗ trợ các cộng đồng tham gia vào việc tự quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. LNXH ra đời và phát triển để tạo ra sự phát triển có hiệu quả bằng việc giải quyết các vấn đề hưởng dụng tài nguyên rừng, hình thức lâm nghiệp cộng quản giữa chính phủ và cộng đồng đã xuất hiện và phát triển.
2. Bối cảnh ra đời của LNXH ở Việt Nam
Thuật ngữ LNXH bắt đầu được sử dụng ở Việt Nam vào giữa thập kỷ 80. LNXH dần dần được hình thành và phát triển cùng với quá trình cải cách kinh tế của đất nước. Sự chuyển hướng từ một nền lâm nghiệp lấy quốc doanh làm chính sang một nền lâm nghiệp nhân dân có nhiều thành phần kinh tế tham gia được xuất phát từ các bối cảnh chủ yếu sau:
+ Thực trạng đời sống nông thôn, đặc biệt là nông thôn miền núi đang gặp nhiều khó khăn, sự phụ thuộc của các cộng đồng vào rừng này càng tăng đòi hỏi phải có phương thức quản lý rừng thích hợp.
Hiện tại ở Việt Nam có khoảng 80% dân số sống ở vùng nông thôn, 27 triệu người trong đó hơn 10 triệu người là các đồng bào dân tộc thiểu số sống ở các vùng trung du và miền núi. Mặc dù Chính phủ đã có Chương trình quốc gia hướng tói xoa đói, giảm nghèo nhưng tỷ lệ hộ gia đìn ... nhu cầu của phụ nữ và nam giới tùy theo từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể từ giác độ giới có thể phân thành hai loại: Nhu cầu thực tế và nhu cầu chiến lược của giới.
Các nhu cầu liên quan tới cuộc sống hàng ngày, trong điều kiện cụ thể, thường là những nguyện vọng, yêu cầu về phương tiện giúp cho họ thực hiện tốt các vai trò của mình như được cung cấp nước sạch, nấu ăn, điều kiện vệ sinh, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, việc làm, tăng thu nhập. Những nhu cầu này mang tính thực tế về bản chất thường liên quan đến những bất hợp lý trong điều kiện sống, thiếu các nguồn lực. Những nhu cầu này nảy sinh từ đời sống hàng ngày, không đòi hỏi sự thay đổi cơ cấu quyền lực, thái độ, hành vi, tương quan địa vị hay phân công lao động bất hợp lý giữa các giới mà thậm chí còn góp phần củng cố phân công lao động theo giới. Những nhu cầu như vậy gọi là nhu cầu thực tế.
Ví dụ về nhu cầu thực tế:
Hướng dẫn cho phụ nữ nông thôn về cơ cấu bữa ăn và thành phần dinh dưỡng
Mở lớp nâng cao kỹ năng chăn nuôi lợn cho phụ nữ nông thôn
Cả hai ví dụ này nhằm giúp phụ nữ thực hiện tốt hơn vai trò của mìn mà không làm thay đổi thực tế phân công lao động theo giới trong gia đình.
1.3.3 Nhu cầu chiến lược
Nhu cầu chiến lược của giới là những nhu cầu của phụ nữ và nam giới mà khi được đáp ứng sẽ làm thay đổi vị trí, địa vị của phụ nữ và nam giới theo hướng bình đẳng hơn.
Khác với nhu cầu thực tế, nhu cầu chiến lược thường trừu tượng hơn, khó nhìn thấy hơn nhu cầu thực tế của giới. Nhu cầu chiến lược thường là sự thay đổi cơ cấu quyền lực và ảnh hưởng tới thái độ hành vi của mỗi giới. Nhu cầu chiến lược giới đa dạng, nảy sinh rất khác nhau thay đổi theo các điều kiện cụ thể, phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế, văn hoa, chính trị, xã hội. Những nhu cầu chiến lược giới có thể bao gồm toàn bộ hoặc một số nhu cầu như: thay đổi phân công lao động theo giới, cùng chia sẻ việc nội trợ và chăm sóc con cái, xoa bỏ các hình thức, các quy định phân biệt quyền sở hữu tài sản, nhà cửa, quyền tiếp cận tín dụng, tự do lựa chọn sinh con cái.
Nhu cầu giới chiến lược của phụ nữ là những nhu cầu mà phụ nữ xác định được vì vai trò thấp kém của họ so với nam giới trong xã hội. Chúng liên quan đến vị thế, vị trí và vai trò của giới, đến quyền lực, sự kiểm soát và có thể bao hàm cả những vấn đề như quyền pháp lý, bạo lực trong gia đình, tiền công công bằng và sự kiểm soát của phụ nữ đối với thân thể họ. Việc đáp ứng những nhu cầu này của phụ nữ sẽ giúp thay đổi vị trí hiện hành và từ đó thay đổi vị trí thấp kém của phụ nữ.
Ví dụ về nhu cầu chiến lược:
Tổ chức các lớp nấu ăn cho nam giới
Tiến hành tập huấn về quản lý cho các nữ giảng viên ở các trường Đại học
Ví dụ thứ nhất liên quan đến thay đổi quan niệm phân công lao động truyền thống mà phụ nữ từ trước đến nay vẫn đảm nhiệm. Ví dụ thứ hai liên quan đến phân công lao động giới đến nghề nghiệp, vì lãnh đạo hay quản lý từ trước đến nay là lĩnh vực chủ yếu của nam giới.
Nhu cầu chiến lược thường dài hạn và liên quan tới sự thay đổi vị trí, địa vị của phụ nữ và nam giới nên rất khó được chấp nhận và được đáp ứng ngay nhưng nếu được đáp ứng nó sẽ làm biến đổi thực tế phân công lao động theo giới theo hướng tiến bộ, động viên cao hơn tiềm năng lao động của phụ nữ và nam giới, nâng cao bình đẳng giới
Hệ thông kiến thức hàn lâm
Hệ thống kiến thức bản địa
Ngữ nghĩa trong nghiên cứu hiện tượng
Chuyên dụng, cục bộ
Tổng quát, nhất thể luận
Dựa vào thí nghiệm hoàn chỉnh
Dựa vào sự quan sát ( và những thực nghiệm phi chính quy)
Tính chất sử dụng tài nguyên
Phụ thuộc vào tài nguyên bên ngoài
Phụ thuộc vào tài nguyên địa phương
Đầu vào cao
Đầu vào thấp
Chuyên sâu vào đất đai
Quảng canh đất đai
Tiết kiệm lao động
Đòi hỏi lao động ( thường là lao động thủ công)
Đẩu ra
Năng suất thấp cho trường hợp năng lượng đầu vào thấp
Năng suất thấp cho trường hợp năng lượng đầu vào lao động thấp
Có sự phân tách về văn hóa
Tương thích văn hóa
Mục đích cho lợi nhuận
Mục tiêu thỏa mãn kinh tế
Nguồn: De Waỉt, 1994
Bảng 7.1. Đặc điểm của hệ thông kiến thức hiện hành
Bảng 8..7: Hạn chế của phụ nữ trong việc dép cận và kiểm soát tài nguyên rừng
Những hạn chế của phụ nữ trong việc tiếp cận vối tài nguyên rừng
	(FAQ 1995)	
Thiếu quyền sở hữu về đất và cây
Thiếu nguồn lực như nước, công cụ, vật nuôi
Thiếu giáo dục, đào tạo, kỹ năng hay tiếp cận với dịch vụ khuyến nông lâm
Thiếu nguồn mặt, thu nhập, tín dụng, thiếu công cụ vận chuyển
Thiếu sức lao động, nhất là khi người chồng vắng nhà
Vắng mặt trong mạng lưới của nhóm phụ nữ hay cộng đồng
Hạn chế về thời gian, bởi vì họ phải tập trung nhiều vào công việc nông nghiệp
Nam giới kiểm soát quyền quyết định hoặc sự tham gia của phụ nữ
Thiếu chú ý về nhu cầu, khó khăn, trách nhiệm của phụ nữ về chính sách ở mức địa phương, quốc gia và trong nghành lâm nghiệp
- Nguồn lực: đất, cây, vốn/tài sản, công nghệ, lao động, kiến thức bản địa, dịch vụ
Chương 4 TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA TRONG LÂM NGHIỆP XÃ HỘI 
Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này sinh viên sẽ có khả năng:
Phân tích được quan điểm tiếp cận cùng tham gia trong phát triển LNXH
Vận dụng được những kiến thức, kỹ năng của sự tham gia trong quá trình tiếp cận các môn học khác, trong đánh giá nông thôn, thực thi các hoạt động LNXH
Lựa chọn thích ứng và sử dụng được các công cụ phù hợp cho kỹ thuật có sự tham gia
Mô tả được các loại hình và phạm vi áp dụng của sự tham gia
Bài 9: Sự tham gia trong Lâm nghiệp xã hội
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
Phân biệt người trong cuộc và người ngoài cuộc trong tiến trình phát triển LNXH
Phân biệt các hình thức và mức độ tham gia của cộng đồng trong tiến trình phát triển LNXH
Vận dụng được cách phân loại các hình thức và mức độ tham gia của cộng đồng địa phương để nhận rõ các hoạt động nào là LNXH và "loại hình LNXH" của các dự án LNXH đã thực thi
1. Khái niệm sự tham gia
 1.1. Quan điểm cơ bản
Gần đây cách tiếp cận "từ dưới lên", coi trọng vai trò chủ động của cộng đồng nông thôn được nhấn mạnh; do vậy đã động viên các tiềm năng lao động, và các nguồn lực khác của cộng đồng cho hoạt động của LNXH.
Trong lâm nghiệp, tiếp cận truyền thống luôn cho rằng, sự tiến bộ phụ thuộc vào người được huấn luyện về mặt nghề nghiệp, phổ biến kiến thức kỹ thuật của họ cho một nhóm cư dân nông thôn khác. Trong khi đó, tiếp cận LNXH cho rằng các phương pháp kỹ thuật được thiết kê có sự tham gia của cộng đồng sẽ khuyến khích những sáng kiến từ cộng đồng, người dân có khả năng tìm ra giải pháp và giải quyết vấn đề có hiệu quả.
Tiếp cận "có cộng đồng tham gia" cho rằng mọi người dân địa phương cũng như nhà chuyên môn đều có kiến thức, kỹ năng và năng lực chuyên môn đáng kể cần được sử dụng và phải được chú ý.
Trong khi sửa đúng quan điểm truyền thống, rằng chỉ những nhà chuyên môn mới có sự hiểu biết có giá trị về kỹ thuật, tiếp cận có cộng đồng tham gia sẽ không rơi vào sai lầm ngược lại, rằng chỉ có cư dân địa phương mới có kiến thức và kỹ năng thích hợp
Tiếp cận "có cộng đồng tham gia" nhấn mạnh phương pháp cũng như kết quả. Ngay cả những thất bại rõ rệt cũng có thể có một số lợi ích vì phương pháp dẫn đến thất bại thường tạo nên khả năng cho việc giải quyết các vấn đề xảy ra sau và hành động tốt hơn (Peluso, Turner và Fortmann,1994)
1.2. Khái niệm sự tham gia trong LNXH
Sự tham gia là một khái niệm không phải là mới nhưng không bao giờ cũ. Nhiều học giả cố gắng lý giải Sự tham gia trong LNXH như là nền tảng ban đầu mang bản chất LNXH của mọi loại hình lâm nghiệp. Suy rộng ra ở nhiều lĩnh vực, khái niệm của Sự tham gia được hiểu theo hai khía cạnh sau:
Thứ nhất, Sự tham gia mang tính triết học liên quan đến công bằng và dân chủ, nghĩa là ở đâu không có sự tham gia thì ở đó không có công bằng và dân chủ.
Thứ hai, Sự tham gia được giải thích dựa trên một tiền đề có tính chất thực dụng hơn, rằng các chương trình phát triển nông thôn (bao gồm LNXH) nếu không có sự hưởng ứng của người dân sẽ không triển khai được, hoặc nếu có triển khai cũng không thể hoạt động có hiệu quả.
Từ "tham gia" có thể phản ảnh nhiều nội dung hơn là đơn thuần hiện diện, tham dự trong các hoạt động phát triển (dưới dạng tự nguyện đóng góp lao động, vật chất... và
được trả công), ở khía cạnh khác, tham gia có nghĩa là trở thành thành viên của một tổ chức và tham dự các phiên họp. Quan điểm tham gia đó đã dẫn tới những cố gắng nhằm cơ cấu các tổ chức, nghĩa là địa vị hội viên này như là hiện diện của tham gia.
Theo Ngân hàng thế giới, sự tham gia được định nghĩa như là một quá trình, thông qua đó các chủ thể (Stakeholders) cùng tác động và chia sẻ những sáng kiến phát triển và cùng quyết định.
Năm 1994 Hoskin đưa ra một định nghĩa rõ ràng hơn về sự tham gia trong lâm nghiệp, đó là "Sự tham gia là sự thực hiện trồng và quản lý rừng của nam và nữ trong cộng đồng (những người bên trong cộng đồng) với sự hỗ trợ của những người bên ngoài cộng đồng".
Năm 1996, Hosley đưa ra 7 mức độ từ thấp đến cao của sự tham gia, đó là: tham gia có tính chất vận động; tham gia bị động; tham gia qua hình thức tư vấn; tham gia vì mục tiêu được hưởng các hỗ trợ vật tư từ bên ngoài; tham gia theo chức năng; tham gia hỗ trợ; tự huy động và tổ chức.
Fisher (1984) cho rằng, không có vai trò chỉ đạo trong quá trình quyết định thì sự tham gia chỉ là vô nghĩa. Câu hỏi quan trọng nhất không phải "Ai thực hiện" mà "ai quyết định". Trong khi các tài liệu về phát triển cũng như các dự án thường xem quá trình lập quyết định như là yếu tố chủ chốt của sự tham gia thì thường trong thực tế, người ta đã đặt nặng trách nhiệm vào quyền lực.
FAO (1982) định nghĩa "sự tham gia của nhân dân" như quá trình mà qua đó người nghèo nông thôn có khả năng tự tổ chức và như các tổ chức của chính họ, có khả năng nhận biết các nhu cầu của chính mình và tham gia trong thiết kế, thực hiện và đánh giá các phương án tại địa phương" Hội nghị FAO tháng 9 năm 1983 tại Roma về phát triển nông thôn đã nhận thức "sự tham gia của nhân dân như là sự hợp tác chặt chẽ của họ tới mức người dân cảm thấy phải chịu trách nhiệm về thành công hay thất bại của dự án LNXH.
Phạm vi tham gia rất rộng trong suốt quá trình của dự án (Messerschmidt, 1992)
Nhận ra vấn đề (trong nghiên cứu)
Quyết định (trong lập kế hoạch)
Huy động nguồn lực và thực hiện (trong hành động)
Chia sẻ lợi nhuận (trong kết quả)
Đánh giá toàn bộ (trong kiểm soát)
Nói cách khác, người dân tham gia từ bước xây dựng dự án tới lúc hoàn thành, từ bước kế hoạch hóa tới khi tiêu thụ sản phẩm.
Việt Nam có câu rằng: " Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó nghìn lần dân liệu cũng xong"
Từ ngạn ngữ trên suy ra rằng mọi việc của làng bản, nếu dân đồng lòng cùng tham gia thì sẽ thành công, nếu dân không tham gia thì những việc đó có dễ đến đâu, được đẩu tư hỗ trợ, giúp đỡ đến đâu đều cũng không thành công, hoặc có thành công thì cũng không lâu dài.
Sự tham gia của người dân chính là: Mọi việc trong làng bản phải được Dân biết, Dân bàn, Dân làm và Dân kiểm tra.
Dân cần được biết gì?
Mọi người dân trong làng bản phải cần biết rõ hai điểm: Thứ nhất, những gì mà cả làng bản cùng thống nhất, ưu tiên phải giải quyết, phải làm. Thứ hai, những gì mà nhà nước, các tổ chức bên ngoài có thể hỗ trợ và giúp đỡ.
Dân bàn gì ?
Mọi người dân trong làng bản cần được cùng nhau bàn bạc về các việc sau:
Bàn kế hoạch thực hiện: làm cái gì, ở đâu, khi nào
Bàn về nghĩa vụ đóng góp của mỗi người, mỗi nhà, mỗi tổ chức trong làng bản, xã
Bàn về cách tổ chức, quản lý như thế nào
Bàn về chia sẻ lợi ích ra sao
Bàn về quy chế thực hiện, thưởng phạt của làng bản
Bàn và thống nhất cam kết thực hiện Dân làm gì?
Những người dân, hộ gia đình hay các tổ chức trong làng bản có thể làm các việc như sau để thực hiện các hoạt động chung của làng bản:
Đóng góp công lao động
Đóng góp vật tư, vật liệu mà địa phương hoạt gia đình có như: đất, đá, cát, sỏi, cát, cây cối, cây giống, con giống, phân chuồng ...
Có thể đóng góp bằng tiền (nếu có)
Đóng góp kiến thức và kinh nghiệm thông qua việc tham gia vào nhóm quản lý hay chỉ đạo thực hiện.
BÀI 10: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, sinh viên sẽ có khả năng:
Mô tả được các loại hình, phạm vi và mức độ ứng dụng phương pháp tiếp cận có
sự tham gia vào trong các hoạt động LNXH.
Vận dụng được phương pháp tiếp cận có sự tham gia vào trong công tác khuyến
nông khuyến lâm, nghiên cứu LNXH, nông lâm kết hợp và đào tạo LNXH.
1. Tiếp cận có sự tham gia trong nghiên cứu LNXH
Những vấn đề đặt ra để tiếp cận nghiên cứu LNXH
Nghiên cứu nói chung và nghiên cứu LNXH nói riêng đều có những đặc thù riêng vì vậy cần lưu ý 2 điểm sau:
•	Thứ nhất, nghiên cứu không phải chỉ là thu thập thông tin, dữ liệu mà là phân
tích thông tin dữ liệu để xây dựng và phát triển một sự hiểu biết về một vấn đề nào đó.
•	Thứ hai, khi nói đến nhu cầu nghiên cứu LNXH thì phải lưu ý tới các kiểu
nghiên cứu nào đó để có thể giúp chúng ta thực hiện LNXH.
Hai điểm lưu ý trên cho chúng ta một số câu hỏi trước khi cần nghiên cứu LNXH, đó là:
Những vấn đề nào đang tồn tại trong trong quá trình thực hiện LNXH?
Những cái gì chúng ta cẩn phải biết để có thể giải quyết các vấn đề đó?
Chúng ta có thể tiếp cận các vấn đề đó như thế nào để có thể hiểu rõ bản chất và nguyên nhân của chúng?
Chúng ta nghiên cứu bằng cách nào để có thể giải quyết triệt để hoặc giảm thiểu các vấn đề đó?
Hai câu hỏi đầu trả lời câu hỏi cái gì cần được nghiên cứu. Hai câu hỏi sau trả lời câu hỏi về phương pháp nghiên cứu nào cần được lựa chọn. Toàn bộ vấn đề trên, suy cho cùng, là cần phải có một phương pháp tiếp cận nghiên cứu trước khi quyết định và tiến hành nghiên cứu. Do vậy, việc phát hiện vấn đề nghiên cứu như thế nào, tiến hành nghiên cứu bằng cách nào, kết quả nghiên cứu được vận dụng ra sao... đó là cách tiếp cận trong nghiên cứu nối chung.
Hoạt động LNXH luôn đòi hỏi có sự tham gia của các chủ thể khác nhau, trong đó nông dân và cộng đồng của họ giữ vai trò quan trọng. Do đó nghiên cứu LNXH cũng cần có sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là của người dân và cộng đồng. Điều này có thể được giải thích là trong LNXH các vấn đề cần được nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, các kết quả nghiên cứu cần được ưu tiên cho người sử dụng chủ yếu, đó là các cộng đồng, các những người làm công tác khuyến nông khuyến lâm. Nghĩa là nghiên cứu LNXH phải xuất phát từ thực tiễn, giải quyết các vấn đề thực tiễn và phục vụ trực tiếp cho sản xuất. Điều này càng cho thấy nghiên cứu không chỉ là công việc riêng của các nhà nghiên cứu mà còn là công việc của người dân, của công đồng, của cán bộ khuyến nông khuyến lâm.
M. Buchy (1997) cho rằng để có thể hiểu tận gốc rễ mọi vấn đề trong nghiên cứu cần có sự tham gia của người đang thực thi các chương trình, các hoạt động LNXH, nghĩa là cần có sự tham gia của người dân. Điều này được minh hoa bằng một ví dụ là trong giao đất, giao rừng thì việc nghiên cứu không phải trả lời câu hỏi bao nhiêu hộ gia đình trong thôn không nhận đất hoặc không được giao đất! mà phải trả lời các câu hỏi tại sao điêu đó lại xảy ra và chúng có ý nghĩa gì?vầ nếu điêu đó xảy ra do thực thi chương trình sai thì tại sao lại có chuyện chương trình bị thực thi sai?

File đính kèm:

  • docbai_giang_lam_nghiep_xa_hoi.doc