Bài giảng Lâm nghiệp đại cương (Dành cho lớp cao đẳng)

Chương I

Ý NGHĨA CỦA RỪNG TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

1.1. Tình hình chung

Ngay từ xa xưa loài người đã có mối liên hệ mật thiết với rừng. Rừng cung cấp gỗ để làm nhà, các lâm sản qúy giá khác để dùng vào các mục đích khác nhau của đời sống xã hội. Rừng là nơi sinh sống của muôn loài động vật, nơi chăn thả súc vật, thu hái hoa qủa và nhiều sản phẩm khác. Ngày nay trong cuộc sống hiện đại của con người, rừng chẳng những không mất đi ý nghĩa của chúng mà còn có thêm những chức năng và vai trò mới như bảo vệ đất và nước, vệ sinh và thẩm mỹ, hình thành môi trường sống.

Ý nghĩa của rừng đối với đời sống xã hội loài người được biểu hiện qua bốn khía cạnh sau đây: rừng là thành phần sinh quyển; rừng là nguồn nguyên liệu gỗ; các chức năng bảo vệ và hình thành môi trường; các vai trò của rừng. Dưới đây chúng ta lần lượt xem xét các ý nghĩa đó.

 

docx 63 trang phuongnguyen 14280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lâm nghiệp đại cương (Dành cho lớp cao đẳng)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lâm nghiệp đại cương (Dành cho lớp cao đẳng)

Bài giảng Lâm nghiệp đại cương (Dành cho lớp cao đẳng)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG
BÀI GIẢNG: 
LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG
(Dành cho lớp cao đẳng)
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ THỦY
TỔ BỘ MÔN: LÂM SINH
KHOA: KINH TẾ NÔNG LÂM
 Kon tum, ngày tháng năm 2018 
Chương I
Ý NGHĨA CỦA RỪNG TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1.1. Tình hình chung
Ngay từ xa xưa loài người đã có mối liên hệ mật thiết với rừng. Rừng cung cấp gỗ để làm nhà, các lâm sản qúy giá khác để dùng vào các mục đích khác nhau của đời sống xã hội. Rừng là nơi sinh sống của muôn loài động vật, nơi chăn thả súc vật, thu hái hoa qủa và nhiều sản phẩm khác. Ngày nay trong cuộc sống hiện đại của con người, rừng chẳng những không mất đi ý nghĩa của chúng mà còn có thêm những chức năng và vai trò mới như bảo vệ đất và nước, vệ sinh và thẩm mỹ, hình thành môi trường sống...
Ý nghĩa của rừng đối với đời sống xã hội loài người được biểu hiện qua bốn khía cạnh sau đây: rừng là thành phần sinh quyển; rừng là nguồn nguyên liệu gỗ; các chức năng bảo vệ và hình thành môi trường; các vai trò của rừng. Dưới đây chúng ta lần lượt xem xét các ý nghĩa đó.
1.2. Rừng là một phần của sinh quyển
Theo viện sỹ V.I. Venadxkii, sinh quyển là tổng hợp tất cả những vật sống: thực vật, động vật và vi sinh vật. Vật chất sống phân bố trên mặt đất ở lớp dưới của khí quyển (khoảng 5.000m cách mặt đất) và ở lớp trên của thạch quyển (đá) và đất. Trong môi trường nước, các vật sống chứa trong lớp nước dày từ 0 - 1.000 m. Phần trên cạn của sinh quyển được gọi là sinh địa quyển, còn phần dưới nước của sinh quyển được gọi là sinh thủy quyển. Nếu đem so sánh với đường kính qủa đất (12735 km), lớp vật sống của sinh quyển chỉ chiếm tỷ lệ 1/130.000. Do đó, sinh quyển chỉ là một “màng sống mỏng”của trái đất.
Theo P. Diuvigneaud và M. Tanghe (1970), toàn bộ cây xanh trên trái đất hàng năm tạo ra 83 tỷ tấn thực vật khối; trong đó: thực vật trên đất liền là 53 tỷ tấn hay 64% (đất liền chiếm 29% diện tích bề mặt qủa đất), thực vật của biển và đại dương là 30 tỷ tấn, hay 36%. Trong số 53 tỷ tấn thực vật khối mà cây xanh trên đất liền tạo ra thì rừng chiếm 37 tỷ tấn, hay 70%; đồng cỏ và thảo nguyên là 9 tỷ tấn (17%); ruộng cây trồng các loại là 7 tỷ tấn (13%).
Thực vật màu xanh, trong đó có rừng, thực hiện vai trò vũ trụ trên trái đất nhờ hai chức năng:
1. Chúng có khả năng sản xuất ra chất hữu cơ sơ cấp từ CO2, H2O và chất khoáng dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. Các chất hữu cơ do cây xanh tạo ra được đưa vào chu chuyển trong các hệ sinh thái thông qua các chuỗi dinh dưỡng. Nhờ đó các sinh vật thứ cấp (động vật, vi sinh vật) có thể phát sinh và phát triển.
2. Trong qúa trình sống, chúng cố định CO2 và thải vào không khí oxy tự do cùng với nước.
Khi tạo ra một tấn gỗ khô tuyệt đối, rừng giải phóng ra 1,4 đến 1,45 tấn oxy tự do, hấp thụ khoảng 1,8 tấn cacbonic, hút vào và thải ra 900 - 1100 tấn nước. Người ta ước tính hàng năm rừng cung cấp cho khí quyển chừng 100 tỷ tấn oxy tự do, hấp thụ 130 - 140 tỷ tấn cacbonic và nhả vào không khí hàng tỷ tỷ tấn hơi nước Ngoài ra, rừng còn có khả nănghấp phụ trên bề mặt lá, thân, cành... rất nhiều khí độc hại như H2S, SO2, NO, HCL...và bụi. Vì thế, rừng như một “nhà máy“ khổng lồ chế tạo ra oxy tự do từ khí cacbonic và nước. Nhờ đó rừng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự ổn định thành phần không khí và chế độ nhiệt của trái đất.
1.3. Rừng là nguồn gỗ và các lâm sản khác
Rừng là một nguồn cung cấp gỗ và nhiều đặc sản khác hết sức quan trọng. Mặc dù ngày nay các ngành công nghiệp vật liệu tổng hợp và plastic phát triển mạnh mẽ nhưng nhu cầu về gỗ trên thế giới vẫn không giảm, ngược lại ngày càng tăng nhanh. Theo tài liệu của Tổ Chức Lương Thực Liên Hợp Quốc (FAO USN), lượng gỗ khai thác hàng năm trên toàn thế giới vào năm 1970 là 2,3 tỷ m3/năm, đến năm 2000 là 4 - 5 tỷ m3/năm. Diện tích rừng mưa nhiệt đới chừng 935 triệu ha, chiếm gần 55% trữ lượng gỗ của rừng thế giới. Theo FAO ( 980) tổng sinh khối của rừng mưa nhiệt đới từ 122.500 - 167.400 triệu m3; trong đó phần có khả năng khai thác là 70.500 triệu m3. Lượng tăng trưởng hàng năm từ 1.200 - 2400 triệu m3/năm.
Rừng nước ta có 8500 loài cây thuộc 267 họ và 1850 chi, trong đó có nhiều loài cây qúy hiếm như Đinh, Lim, Sến, Táu, Thông lá dẹt, Thông nước, Tuyết tùng xanh, Pơ mu...Theo tổng cục thống kê (1992), đến năm 1991 Việt Nam còn khoảng 19 triệu ha rừng và đất rừng (bảng 1.1); trong đó diện tích rừng tự nhiên là 8,6 triệu ha, rừng trồng hơn 600 ngàn ha. Số liệu mới nhất 2010, diện tích rừng nước ta khoảng 14 triệu ha.
Bảng 1.1. Phân bố trữ lượng gỗ theo 9 vùng lâm nghiệp của Việt Nam
Vùng
Trữ lượng gỗ
Phân theo loại rừng:
(triệu m3)
tự nhiên
nhân tạo
1. Tây Băc
13,20
13,10
0,01
2. Đông Băc
19,40
18,70
0,60
3. Trung tâm
28,30
25,90
2,30
4. Đồng bằng sông Hồng
0,10
0,10
0,20
5. Khu bốn cũ
108,10
107,90
0,20
6. Duyên hải miền Trung
103,50
103,20
0,30
7. Tây Nguyên
274,40
274,20
0,20
8. Đông Nam Bộ
30,80
29,80
1,00
9. Tây Nam Bộ
7,90
6,60
1,30
Tổng trữ lượng gỗ của nước ta hiện còn là 5,9.108m3; trong đó bao gồm: rừng tự nhiên - 5,8 .108 m3, rừng trồng là 6.106 m3. Lượng tăng trưởng hàng năm là 1 triệu m3. Theo tính toán của Viện Điều tra quy hoạch lâm nghiệp, tính đến đầu năm 1990 sản lượng gỗ có thể khai thác được trên phạm vi cả nước và từng vùng như sau (bảng 1.2):
Ngoài gỗ, rừng nước ta còn là nguồn tài nguyên rất lớn về tre, nứa, song, mây và nhiều đặc sản khác rất qúy như cây thuốc, nấm, động vật...Với nguồn tài nguyên to lớn như trên, hàng năm rừng cung cấp cho nền kinh tế quốc dân hàng ngàn tỷ đồng. Điều đó chưa kể đến giá trị to lớn về sinh thái mà không thể tính hết bằng tiền.
Bảng 1.2. Sản lượng gỗ có thể khai thác của Việt Nam (m3)
Vùng
Tổng trữ lượng
Khối lượng gỗ khai thác cây đứng
Sản lượng gỗ khai thác
Cả nước
340,7
141,2
79,0
Phân ra :
- Tây Băc
3,2
1,5
0,77
- Đông Băc
11,7
5,6
2,75
- Trung tâm
8,9
3,4
1,90
- Khu bốn cũ
52,7
22,1
12,10
- Duyên hải miền trung
62,2
25,6
14,40
- Tây Nguyên
179,2
73,1
41,70
- Đông Nam Bộ
18,1
7,9
4,20
1.4. Các chức năng và vai trò của rừng
1.4.1. Chức năng của rừng. 
Chức năng của rừng là ảnh hưởng riêng biệt của chúng đến các yếu tố môi trường, các hiện tượng tự nhiên và thành phần sinh quyển. Chức năng của rừng có thể được xem xét dưới góc độ kết qủa ảnh hưởng của rừng đến: thứ nhất, sự biến đổi các yếu tố vô sinh và hữu sinh của môi trường và hiện tượng tự nhiên ở rừng,nghĩa là có thể biểu hiện ở kết qủa tác động qua lại giữa các thành phần của rừng với môi trường trong giới hạn của cảnh quan rừng; thứ hai, đến các yếu tố môi trường và hiện tượng tự nhiên của không gian xung quanh rừng, nghĩa là ảnh hưởng của rừng đến môi trường xung quanh. Chức năng này gồm 4 nhóm: cải biến khí hậu; hình thành đất; cải biến môi trường thủy văn; cải biến sinh vật cảnh.
Nhóm I. Chức năng cải biến khí hậu, nghĩa là rừng có khả năng cải tạo khí hậu. Trong nhóm này có 3 chức năng riêng biệt: (1). Điều hòa nhiệt - rừng có khả năng làm dịu chế độ nhiệt của không khí và đất; (2). Chức năng tích tụ ẩm - rừng có khả năng nâng cao lượng mưa; (3) Chức năng cản gió - rừng có khả năng làm chậm hoặc làm ngưng tốc độ gió.
Nhóm II. Chức năng cải tạo đất. Nhóm này gồm có bốn chức năng riêng biệt:(1) Chống xâm thực đất - rừng có khả năng chống rửa trôi, chống bào mòn đất và đá do dòng chảy tức thời trên bề mặt đất; (2) Chống dịch chuyển đất - rừng có khả năng chống lại sự phá hủy đất do gió lớn gây ra; (3) Chức năng tích tụ - khả năng của rừng thâu tóm và tích lũy các sản phẩm (xâm thực, bào mòn, các nguyên tố hóa học) từ các dòng không khí và nước; (4) Chức năng làm giàu đất - khả năng của rừng nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Nhóm III. Chức năng cải tạo thủy văn - rừng có khả năng cải biến tình trạng các đối tượng nước. Nhóm này gồm 5 chức năng riêng: (1) Bảo vệ nguồn nước - khả năng của rừng gìn giữ hoặc nâng cao mực nước trong các đối tượng chứa nước, rút ngăn hoặc ngăn chặn sự thu nhận vào nước các chất thải độc hại, chống lại sự nhiễm bẩn do nhiệt và vi sinh vật; (2) Chức năng điều hòa nước - khả năng của rừng làm dịu chế độ nước sông và hồ; (3. Chức năng chống xói lở - rừng có khả năng ngăn chặn sự phá hủy đất bên bờ sông do dòng chảy; (4) Chức năng chống sóng va đập vào bờ sông, hồ - khả năng của rừng làm chậm hoặc làm ngừng sự phá hủy bờ sông, hồ... do sóng lớn; (5) Chức năng làm giàu nước cho rừng - rừng có khả năng làm chậm hoặc làm ngừng sự lầy hóa các đất thoát nước kém.
Nhóm IV. Chức năng cải biến sinh vật cảnh - khả năng của rừng hình thành các quần xã thực vật, động vật, vi sinh vật chuyên hóa đối với rừng và cải biến các quần thể này trên các không gian lân cận.
1.4.2. Vai trò của rừng. 
Vai trò của rừng là ý nghĩa của chúng đối với xã hội và nền kinh tế quốc dân, và do các chức năng của rừng quy định. Các vai trò của rừng được xác định theo vùng phân bố dân cư, theo những đối tượng tự nhiên và kinh tế. Từ đó cho thấy vai trò của rừng gồm 3 nhóm sau đây:
Nhóm I. Vai trò tinh thần. Nhóm này gồm 5 vài trò lớn:
a. Vai trò thẩm mỹ. Rừng cấu thành từ nhiều loài cây gỗ, cây bụi có hình dáng đẹp.
Ngoài ra, sự có mặt của rừng cùng với những đối tượng khác (đồi, núi, sông, suối.) đã tạo	ra những cảnh quan đẹp lộng lẫy. Chính điều đó đã gây ra những cảm hứng sáng tác cho những nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ.
b. Vai trò tâm lý. Rừng là đối tượng tạo ra những điều kiện có lợi về tâm lý cho con người.
c. Vai trò nghỉ ngơi. Rừng là nơi nghỉ ngơi yên tĩnh cho con người sau những lúc làm việc căng thẳng, hoặc phải sống trong điều kiện có nhiều tiếng ồn của thành phố.
d. Vai trò đạo đức. Rừng là đài tưởng niệm của tự nhiên, của các sự kiện lịch sử và văn hóa dân tộc.
e. Vai trò khoa học. Rừng là đối tượng nghiên cứu của các nhà sinh thái học và nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau.
Nhóm II. Vai trò vệ sinh. Nhóm này gồm có vai trò làm sạch không khí và nước; vai trò diệt khuẩn và giảm tiếng ồn.
Nhóm III. Vai trò kinh tế quốc dân. Rừng tạo ra điều kiện tốt để phát triển các ngành kinh tế. Nhóm này gồm có 6 vai trò: vai trò cung cấp nguyên liệu gỗ và các sản phẩm khác; vai trò nông nghiệp; vai trò kinh doanh nguồn nước; vai trò giao thông; vai trò thủy sản; vai trò chăn nuôi gia súc.
Ngoài những ý nghĩa trên đây, rừng còn có ý nghĩa phòng thủ quốc gia hết sức to lớn. Điều đó biểu hiện thông qua khả năng cung cấp nguyên liệu làm vũ khí chống giặc, nơi trú ẩn cho các lực lượng vũ trang. Đồng thời rừng là nguồn cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng về gỗ, các đặc sản qúy giá khác cho thu nhập quốc gia, tăng cường sức mạnh dân tộc bên cạnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng khác.
1.5. Những đặc thù của rừng và nghề rừng
Những đặc thù của rừng và nghề rừng chi phối đến phương hướng chiến lược phát triển nghề rừng, quan điểm kinh doanh, tổ chức sản xuất, đánh gía hiệu quả kinh doanh rừng và nhiều vấn đề khác... Dưới đây chúng ta xem xét một số đặc trưng cơ bản của rừng và nghề rừng.
1.5.1. Rừng là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo
Khác với các tài nguyên khác, rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên có khả năng tự khôi phục. Đây là một trong những đặc trưng đặc biệt của rừng. Nhưng muốn rừng sinh trưởng và phát triển liên tục, có khả năng tự tái tạo, thì việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng phải thực hiện theo đúng quy luật sống của rừng. Ngoài ra, chúng ta phải không ngừng tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và phát triển rừng. Một nguyên tăc vàng của lâm sinh là “khai thác không được vượt quá khả năng cung cấp của rừng, khai thác phải đảm bảo tái sinh rừng”. Thực hiện tốt nguyên tắc này cho phép chúng ta tiến hành tái sản xuất mở rộng tài nguyên rừng.
1.5.2. Nghề rừng mang tính chất xã hội
Như chúng ta đã biết, hàng ngày con người có những nhu cầu hết sức to lớn về gỗ xây dựng, về gỗ làm nhiên liệu chất đốt, về các đặc sản, về nguồn dược liệu và mỹ phẩm qúy giá khác. Khi dân số thế giới ngày càng tăng nhanh, các nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên rừng và đất để canh tác lương thực và chăn nuôi cũng ngày càng tăng. Đây là một sức ép to lớn đối với rừng. Kết quả là tài nguyên rừng của một quốc gia và toàn thế giới không ngừng bị thu hẹp về diện tích, suy giảm về đa dạng sinh học và lâm vào tình trạng bị thoái hoá. Để đảm bảo tốt chức năng và vai trò của rừng, chúng ta phải xem nghề rừng mang tính chất xã hội. Điều này có nghĩa là phải găn đời sống của người dân miền núi với các hoạt động sản xuất lâm nghiệp; phải xem công tác định canh định cư, phát triển kinh tế - xã hội miền núi theo kiểu trang trại tập trung là một trong những biện pháp hữu hiệu để phát triển và bảo vệ rừng...
1.5.3. Sản xuất lâm nghiệp vừa mang tính chất nông nghiệp vừa mang tích chất công nghiệp. Cây rừng có đời sống dài
Cũng giống với cây nông nghiệp, cây rừng cũng có mối quan hệ mật thiết với môi trường khí hậu, đất đai, sinh vật khác và con người...Mặt khác, rừng cũng phát sinh, phát triển và chết theo quy luật của giới sinh học. Hoạt động lâm nghiệp cũng mang tính thời vụ rõ rệt, nghĩa là cũng phụ thuộc vào thiên nhiên. Do đó, mọi điều kiện và sự cố xảy ra trong môi trường đều có ảnh hưởng đến đời sống cây rừng và sản xuất lâm nghiệp. Để khai thác và gây trồng rừng có hiệu quả, nhà kinh doanh rừng phải hiểu rõ quy luật sống của rừng, đồng thời phải không ngừng tìm kiếm các biện pháp để cải tạo chúng. Tính chất công nghiệp trong hoạt động lâm nghiệp thể hiện ở quá trình khai thác, chế biến và vận chuyển lâm sản. Hoạt động này phụ thuộc vào các nhân tố môi trường ít hơn hoạt động lâm sinh.
Khác với nông nghiệp và các ngành kinh tế khác, đối tượng của lâm nghiệp là những cây gỗ sống lâu năm (từ vài chục đến hàng trăm năm). Mặt khác, vốn đầu tư cho tạo rừng rất lớn, thời gian thu hồi vốn rất dài. Vì thế, hoạt động lâm nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn hết sức to lớn, chẳng hạn như :
(1) Chu kỳ kinh doanh dài, vốn đầu tư rất lớn nhưng thời hạn thu hồi vốn rất dài.
Mặt khác, hiệu quả kinh doanh phụ thuộc không chỉ vào thời tiết mà còn phụ thuộc vào việc dự báo triển vọng	sử dụng gỗ trong tương lai. Đây là một điều kiện ngăn 	cản hoạt động kinh doanh rừng.
(2) Do thời hạn thu hồi vốn kéo dài và hiệu quả kinh tế thấp, nên đời sống cán bộ và công nhân lâm nghiệp rất thấp.
(3) Hoạt động	sản xuất lâm nghiệp được tiến hành ở ngoài trời, nên chịu ảnh hưởng của môi trường.
(4) Địa bàn hoạt động của lâm nghiệp hết sức rộng lớn.	Các loại rừng này lại phân bố trong điều kiện địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, dân cư thưa và chủ yếu là người dân tộc thiểu số với tập quán canh tác lạc hậu... Hơn nữa, người làm lâm nghiệp phải sống và làm việc trong điều kiện cách xa các vùng dân cư và các trung tâm kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội... Chính điều đó đã hạn chế lòng yêu nghề của các nhà lâm nghiệp.
Tóm lại, mặc dù lâm nghiệp là một ngành kinh tế hoạt động trong điều kiện có nhiều khó khăn, hiệu quả kinh doanh thấp, nhưng là một ngành kinh tế hết sức quan trọng trong hệ thống kinh tế của cả nước. Ngoài ra, với chức năng và vai trò đặc biệt của rừng, hoạt động lâm nghiệp là không thể thiếu.
1.5.4. Nghề rừng ở Việt Nam
Nghề rừng ở nước ta đã có từ lâu đời, nhưng chỉ thực sự phát triển từ nửa đầu c ...  lớn, tàn che trung bình từ 0,3 - 0,5. Loại rừng này có thể gặp một số loại khác nhau: (1) Tổ thành cây tầng trên không hợp mục đích kinh doanh, tái sinh rừng kém; (2) Tổ thành cây tầng trên không hợp mục đích kinh doanh, nhưng tái sinh rừng đảm bảo (trên 1000 cây/ha với chiều cao hơn 100 cm ); (3) Tầng trên còn cây giống tốt của loài mục đích nhưng tái sinh kém; (4) tầng trên còn cây giống tốt của loài mục đích, nhưng tái sinh đảm bảo (trên 1000 cây/ha có chiều cao lớn hơn 100 cm).
Trước thực tế trên đây đặt ra những nhiệm vụ to lớn cho các nhà lâm học và kinh doanh rừng - đó là:
+ Trong lúc chưa thể cải biến căn bản rừng thứ sinh nghèo vì lý do kinh tế - kỹ thuật, cần sử dụng những biện pháp lâm sinh - kinh tế mềm dẻo để bảo vệ và ngăn chặn hệ sinh thái rừng nghèo không tiếp tục biến đổi theo chiều hướng ngày càng xấu thêm.
+ Cố gắng sử dụng những biện pháp lâm sinh - kinh tế tích cực nhất để khai thác và cải biến rừng thứ sinh nghèo thành hệ sinh thái rừng năng suất cao, chất lượng tốt tương xứng với tiềm năng lập địa (đất và khí hậu...) và trình độ kỹ thuật ngày nay.
Phương hướng chung để giải quyết nhiệm vụ thứ nhất là sử dụng biện pháp khoanh nuôi rừng, nghĩa là bảo vệ và gìn giữ chúng ở trạng thái tự nhiên không có sự can thiệp của con người. Đối với rừng thứ sinh nghèo không còn khả năng tự phục hồi hoặc quá trình phục hồi của chúng trải qua thời gian rất dài, ta có thể sử dụng kỹ thuật cải tạo và làm giàu rừng để chuyển hóa chúng thành rừng năng suất cao, chất lượng tốt hơn.
5.5.2. Một số phương thức lâm sinh xử lý rừng nghèo
1. Khoanh nuôi rừng.
 Đối tượng khoanh nuôi rừng là những lâm phần còn có khả năng tự phục hồi để đạt được năng suất cao và ổn định. Yêu cầu quan trọng của rừng khoanh nuôi là chúng phải còn đủ thành phần và số lượng cây kinh tế cả ở tầng trên và lớp tái sinh rừng, trữ lượng rừng thấp nhưng tiềm năng còn lớn. Do đó, việc bảo vệ rừng nhằm ngăn chặn sự suy thoái và giúp chúng có thời gian phục hồi trở lại là có ý nghĩa to lớn. Vì không có sự can thiệp của nhà lâm học nên quá trình phục hồi rừng nghèo thành rừng năng suất cao có khi phải trải qua thời gian rất dài. Điều đó không thỏa mãn yêu cầu kinh doanh rừng với cường độ cao. Bởi vậy, khoanh nuôi rừng chỉ xem là bước quá độ trước khi có thể điều khiển chúng theo một sơ đồ lâm sinh hoàn chính.
2. Cải tạo rừng. 
Cải tạo rừng là chuyển hóa căn bản những lâm phần thứ sinh kém giá trị, sức sản xuất thấp thành rừng năng suất cao, chất lượng tốt, tính năng phòng hộ cao. Để thực hiện được mục tiêu ấy, nhà lâm nghiệp cần áp dụng những biện pháp lâm sinh tổng hợp và tích cực nhất. Sau đây chúng ta xem xét một số biện pháp xử lý rừng nghèo có triển vọng.
Trồng rừng thay thế trên diện tích lớn. Đó là việc tạo rừng mới bằng kỹ thuật trồng rừng thay cho thảm thực vật cũ trên những diện tích đang có rừng nghèo. Nội dung kỹ thuật bao gồm khai thác tận thu hết gỗ và lâm sản có thể trở thành hàng hóa trong các lâm phần cần cải tạo; phá bỏ toàn bộ lớp rừng cũ còn lại sau khai thác, tiếp đến xử lý khu khai thác và đất để trồng rừng.
Trồng rừng dưới tán rừng thứ sinh. Để khắc phục các thiếu sót trong trồng rừng không có tàn che, chúng ta có thể lợi dụng tán rừng cũ che bóng cho rừng mới trồng. Khi rừng non mọc lên vững vàng, đòi hỏi ánh sáng cao thì có thể điều chỉnh tầng rừng cũ bằng cách loại bỏ dần. Từ ý tưởng kỹ thuật trên, việc tạo rừng và hình thành rừng mới như sau:
Bước 1. Trước khi trồng rừng, người ta phá bỏ toàn bộ cây từng thấp (cây bụi, thảm cỏ), ken khoanh để diệt bỏ một phần cây gỗ có tán lá rộng, nhiều cành nhằm tạo ra tàn che thích hợp và giảm quan hệ cạnh tranh với cây gỗ non mới trồng.
Bước 2. Xử lý đất cục bộ và trồng rừng. Những năm đến là điều chỉnh nhu cầu ánh sáng cho cây con.
Trồng rừng theo băng và rạch. Phương pháp trồng rừng theo băng và rạch khác với trồng rừng có tàn che và trồng rừng trên khoảnh chặt trắng ở chỗ không trồng toàn diện, cây trồng không cần tàn che bên trên nhưng cần che bóng bên sườn. Cơ sở của phương pháp này là ở chỗ nhiều cây rừng nhiệt đới ưa thích tái sinh theo lỗ trống hoặc bên vách rừng. Đây là một ý tưởng kỹ thuật độc đáo mà nhiều nhà lâm học cho rằng rất đạt, phù hợp tốt với điều kiện ở nhiệt đới.
Chương VI
KHAI THÁC VÀ CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM SẢN
6.1. Tổ chức khai thác rừng
6.1.1. Nhiệm vụ của công nghệ khai thác rừng
Công nghệ khai thác rừng có nhiệm vụ cơ bản là khai thác đầy đủ và có hiệu quả cao nhất các sản phẩm của rừng (gỗ, tre, nứa, song, mây, nhựa, tanin, dược liệu, sa nhân...) để phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội, kinh tế, quốc phòng, y học và dược liệu...
6.1.2. Đặc điểm của công nghệ khai thác rừng
Quá trình khai thác diễn ra ở ngoài trời nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện khí hậu, địa hình và thổ nhưỡng. Rừng thành thục phân bố không đồng đều theo chủng loại, đồng thời phân tán trên nhiều địa hình phức tạp và hiểm trở. Điều đó gây nhiều khó khăn cho việc chặt hạ, vận xuất và vận chuyển lâm sản. Quá trình công nghệ khai thác gồm nhiều công đoạn. Sản phẩm cồng kềnh, nhiều chủng loại và khó bảo quản. Yêu cầu của công nghệ khai thác đòi hỏi phải có năng suất cao và giá thành hạ. Nhưng điều đó lại có mâu thuẫn với yêu cầu của lâm sinh. Những đặc điểm trên đây có ảnh hưởng đến phương hướng kinh doanh và tổ chức khai thác chế biến các sản phẩm của rừng.
6.1.3. Tổ chức khai thác rừng
1. Chọn khu khai thác. 
Nếu các rừng thành thục phân bố tập trung thì việc chọn khu khai thác là rất dễ dàng. Trong trường hợp rừng đến tuổi thành thục nằm phân tán ở nhiều nơi thì việc chọn khu khai thác phải xuất phát từ tình hình thực tế của từng địa phương, nghĩa là phải căn cứ vào điều kiện kinh tế, trình độ khai thác, nhu cầu sản phẩm và khả năng chế biến gỗ. Trên cơ sở những yêu cầu đó, người ta tiến hành khảo sát quy hoạch khu khai thác và lựa chọn công nghệ khai thác. Việc chọn khu khai thác được tiến hành theo hai nguyên tắc là từ gần đến xa và từ xa đến gần. Nguyên tắc thứ nhất áp dụng cho những địa phương có rừng đến tuổi khai thác ở chu kỳ đầu, vốn đầu tư thấp. Nguyên tắc thứ hai áp dụng cho nơi có rừng khai thác ở chu kỳ hai, nơi có vốn đầu tư lớn và có nhu cầu nhiều sản phẩm gỗ và rừng đang lâm vào tình trạng bị sâu hại.
2. Hướng khai thác. 
Hướng khai thác một khu rừng có ảnh hưởng đến quá trình tái sinh rừng. Vì vậy, người ta quy định trình tự bố trí hướng khai thác như sau:
-	Nếu địa hình có độ dốc từ 0 - 150 thì hướng khai thác phải bố trí ngược với chiều gió.
-	Nếu địa hình có độ dốc từ 15 - 200 thì hướng khai thác phải bố trí từ chân dốc đến đỉnh dốc.
-	Nếu địa hình có độ dốc > 250 thì hướng khai thác phải bố trí từ đỉnh dốc trở xuống.
3. Trình tự khai thác mở mang một khu rừng. 
Khi tiến hành khai thác một khu rừng thì nhà khai thác rừng cần tuân thủ theo trình tự sau đây: tiếp nhận khu khai thác; phúc tra lại tài nguyên và thiết kế kỹ thuật khai thác; thi công mở khu khai thác; tiến hành chặt hạ; vận xuất; vận chuyển và giao nộp các sản phẩm của rừng; cuối cùng là bàn giao và đóng cửa rừng.
6.2. Dây chuyền công nghệ khai thác
6.2.1. Khái niệm cơ bản về dây chuyền công nghệ khai thác
Công nghệ khai thác gỗ là quá trình làm thay đổi kích thước, hình dạng và chất lượng vật gia công. Công nghệ khai thác có liên quan tới ba yếu tố là đối tượng lao động (cây rừng); công cụ và máy móc (khai thác, vận xuất, vận chuyển, chế biến và bốc dỡ gỗ); sức lao động của công nhân.
6.2.2. Các loại hình công nghệ khai thác rừng gỗ
Công nghệ khai thác rừng có những hình thức sau đây: chặt hạ gỗ khúc, vận xuất gỗ khúc, vận chuyển gỗ khúc; chặt hạ gỗ cây, vận	xuất gỗ cây, vận chuyển gỗ cây; chặt hạ gỗ nguyên cây, vận xuất và vận chuyển gỗ nguyên cây. Trong một số trường hợp người ta tiến hành chặt hạ gỗ và vận chuyển thẳng đến trung tâm công nghiệp chế biến.
6.3. Những yêu cầu về kỹ thuật khai thác rừng
6.3.1. Công cụ chặt hạ gỗ và tre nứa.
1. Công cụ chặt hạ bằng thủ công. 
Loại công cụ này được áp dụng để chặt hạ gỗ, tre nứa ở những nơi có điều kiện địa hình phức tạp, hiểm trở, điều kiện kinh tế không cho phép. Trong trường hợp này người ta thường sử dụng các loại công cụ như rừu, búa, dao tạ, cưa tay, cưa mau, cưa cung...Sử dụng các công cụ thủ công có nhược điểm là năng suất lao động rất thấp và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân. Tuy vậy, nó có ưu điểm là bảo vệ được rừng, đảm bảo tái sinh rừng diễn ra tốt, môi trường đất không bị phá hủy...
2. Công cụ chặt hạ bằng máy móc. 
Ngày nay công việc khai thác rừng có thể được thực hiện bằng	 các loại máy móc hiện đại. Máy khai thác gỗ	có nhiều loại	khác nhau: cưa điện, máy liên hợp chặt hạ. So với công cụ khai thác gỗ bằng thủ công, khai thác bằng máy có ưu điểm là nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Nhược điểm là làm đổ gẫy nhiều cây non và cây trưởng thành chưa đến tuổi khai thác, làm chai cứng đất, phá hủy thảm cỏ...Khai thác cơ giới chỉ thích hợp với những vùng nhiều rừng, rừng thuần loại đồng tuổi, khí hậu thuận lợi, địa hình bằng phẳng...
6.3.2. Kỹ thuật chặt hạ gỗ, tre nứa...
A. Khai thác gỗ. Khai thác gỗ bao gồm những thủ tục sau đây:
1. Chọn hướng đổ cây. 
Hướng cây đổ có ảnh hưởng đến những cây xung quanh được để lại tiếp tục nuôi dưỡng và những công việc tiếp sau lúc chặt hạ cây. Vì vậy, chọn hướng cây đổ phải đảm bảo một số yêu cầu: (1) phá hoại cây xung quanh ít nhất; (2) tạo thuận lợi cho các công đoạn làm việc tiếp sau như cắt khúc và vận xuất; (3) an toàn lao động...
2. Dọn cây bụi, dây leo xung quanh gốc cây, chặt nhánh phụ, chọn hướng tránh khi cây đổ...
3. Mở miệng. Khi chọn hướng đổ cây về phiá nào thì mở miệng về hướng đó. Công việc này giúp cho việc hạ cây theo đúng hướng cây đổ đã chọn. Chiều cao mở miệng bằng 1/10D, sâu 1/3D với D là đường kính gốc chặt. Mở miệng có thể được thực hiện theo dạng tam giác (cân hay vuông) và hình chữ nhật...
4. Cắt gáy. Sau khi mở miệng phải thực hiện cắt gáy. Người ta thường cắt gáy theo hướng đối diện với phía mở miệng.
5. Điều	khiển cây đổ đúng hướng.	Để thực hiện	tốt công đoạn	 này người ta dùng nêm (gỗ), dùng ngoại lực và bản lề xoay...
6. Cắt cành, cắt khúc, bóc vỏ. Tác	dụng	là tạo ra thân	cây theo tiêu	chuẩn	gỗ thương phẩm đã quy định.
7. Vấn đề an toàn lao động. Khai thác gỗ là một công việc hết sức nặng nhọc, khó khăn và nguy hiểm. Do đó, trong quá trình làm việc phải hết sức thận trọng và phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình quy phạm khai thác và an toàn lao động.
B. Khai thác tre nứa. Yêu cầu cơ bản trong khai thác tre nứa: 
(1) phải áp dụng phương thức chặt chọn, trừ khi rừng tre cần phải khai thác trắng; (2) luân kỳ chặt tiến hành cách năm, trừ nguyên liệu giấy thì chặt hàng năm; 
(3) sản lượng khai thác thay đổi tùy theo lượng tre sinh ra hàng năm;
 (4) phải tiết kiệm nguyên liệu trong quá trình khai thác và vận xuất tre...
6.3.3. Vận xuất gỗ và tre nứa
Quá trình vận xuất gỗ từ nơi chặt hạ đến kho gỗ I hoặc bãi gỗ được gọi là vận xuất gỗ.
Đây là công việc khó khăn và nặng nhọc, nên đòi hỏi phải thận trọng. Ngày nay công việc vận xuất gỗ có thể được thực hiện bằng các loại hình như dùng súc vật (voi, trâu và bò), máy kéo, tời, máy bay...
6.3.4. Kho gỗ
Kho gỗ	là nơi	tập trung gỗ	khai thác từ	rừng về, từ đó sẽ chu chuyển đến những nơi chế biến và tiêu thụ. Tùy theo nhiệm vụ, tính chất của công việc và quy mô khai thác rừng, người ta lập các bãi bốc gỗ, kho gỗ I và II. Các bãi gỗ là nơi chứa gỗ, tre nứa ở hai bên nhánh đường vận xuất. Chúng có tác dụng rút ngắn cự ly vận xuất và giảm giá thành khai thác...Kho gỗ I là nơi dự trữ gỗ tre, nứa. Chúng nằm ở bên trong các lô khai thác trong một thời gian ngắn. Kho gỗ II là nơi tập trung hàng hoá lâm sản từ các khu khai thác để dự trữ và chế biến. Kho gỗ II có quy mô lớn hơn, thời gian lưu gỗ dài hơn, được trang bị nhiều phương tiện bốc xếp hơn. Kho gỗ II có thể có một số loại như kho gỗ đường bộ, đường sông và phối hợp thủy bộ.
Để thực hiện tốt chức năng của của mình, các bãi gỗ và kho gỗ cần phải được thiết kế theo đúng yêu cầu kỹ thuật, trong đó phải tính đến khả năng chứa gỗ, khả năng lưu thông gỗ, hệ số sử dụng, hệ số biến động và dung tích riêng của khu gỗ, năng suất lao động, tỷ lệ cơ giới hoá...Tại các kho gỗ, công nghệ sản xuất bao gồm vận xuất gỗ, cắt khúc, phân loại, xếp đống và bảo quản, bốc lên xe vận chuyển... Tại các bãi gỗ, quy trình công nghệ gồm dỡ gỗ, cắt khúc, phân loại gỗ, bảo quản, chế biến và vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ...
6.3.5. Vận chuyển gỗ và lâm sản
Đây là giai đoạn cuối của công nghệ khai thác. Nó có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng gỗ. Hiện nay công việc vận chuyển gỗ được thực hiện theo 2 hình thức là vận chuyển bằng đường bộ (ô tô, máy kéo hoặc tàu hoả) và vận chuyển bằng đường thủy thông qua thả trôi tự do, dùng bè, thuyền và tàu kéo...
6.4. Công nghệ chế biến lâm sản
6.4.1. Công nghệ gia công, chế biến gỗ
Thông thường quá trình chế biến từ gỗ tròn ra sản phẩm có thể qua nhiều hoặc ít công đoạn gia công. Mỗi công đoạn gia công có thể làm thay đổi hình dáng hoặc kích thước hoặc chất lượng bề mặt của chi tiết. Chúng ta có thể tóm tắt công nghệ chế biến sản phẩm gỗ gồm 3 giai đoạn lớn: giai đoạn tạo phôi, giai đoạn từ phôi gia công lắp ghép thành sản phẩm, giai đoạn trang sức tăng tính mỹ thuật. Tất nhiên việc phân thành 3 giai đoạn như trên là nhằm tạo sự dễ dàng cho việc hình dung quá trình sản xuất và trang sức gỗ trước khi lắp ghép.
Giai đoạn tạo phôi. Giai đoạn này được kể từ gỗ tròn cắt khúc, rồi qua cưa xẻ thành các ván, thanh, hộp gỗ theo yêu cầu. Nếu các sản phẩm ở giai đoạn này được bán ra thị trường thì chúng là sản phẩm của công nghệ cưa xẻ gỗ dùng cho giao thông, xây dựng, xà, trụ điện, khung nhà tiền chế...
Giai đoạn lắp ghép, gia công sản phẩm mộc. Ở giai đoạn này, gỗ được xẻ nhỏ hơn, sau đó bào nhẵn, làm mộng, lắp ghép lại với nhau, chà nhám, hình thành sản phẩm mộc dân dụng hoặc công nghiệp.
Giai đoạn trang sức, trang trí. Ở giai đoạn này, các sản phẩm được chà nhám, nhuộm màu, sơn lót, sơn phủ mặt hoặc đánh vecni, hoặc khảm, vẽ chạm nhằm làm tăng tính thẩm mỹ và nâng cao giá trị của đồ mộc.
6.4.2. Các sản phẩm chủ yếu từ công nghệ chế biến gỗ
Sản phẩm từ công nghệ chế	biến gỗ rất đa	 dạng. Dưới đâygiới thiệu	những	nhóm sản phẩm chủ yếu.
-	Nhóm sản phẩm gỗ xẻ thô dùng cho giao thông, xây dựng như tà vẹt, dầm cầu, xà điện, khung nhà tiền chế, chi tiết toa xe, tàu, thuyền...
-	Nhóm	sản phẩm đồ	mộc dân dụng, mộc văn phòng, trường học, nhà trẻ, mộc ngoài trời, du lịch...
- Nhóm sản phẩm mộc cao cấp bao gồm cả mộc khảm, chạm, khắc, cẩn, sơn mài, trang trí nội thất cao cấp...
6.4.3. Một số sản phẩm từ tre, trúc, song, mây
Ngày nay việc sử dụng tre, trúc, song, mây...để tạo ra những sản phẩm tiêu dùng thật đa dạng. Nguyên liệu này có ở rừng Việt Nam cũng như hầu hết các nước nhiệt đới. Mỗi loại nguyên liệu phù hợp với một công nghệ chế biến khác nhau. Ngoài công dụng làm nhà, cầu, thuyền, đan lát và làm nông cụ, tre, trúc, song, mây còn có thể được chế biến thành nhiều mặt hàng khác nhau như mộc mây, tre, trúc kết hợp, mành sáo, lẵng hoa, giỏ hoa, nón, đồ mỹ nghệ, lưu niệm... Chúng ta cần phải nghiên cứu sử dụng tốt những loại lâm sản có tính chất đặc biệt này.

File đính kèm:

  • docxbai_giang_lam_nghiep_dai_cuong_danh_cho_lop_cao_dang.docx