Bài giảng Kỹ thuật số (Phần 8)
I. Mạch tương tự và mạch số
Mạch tương tự:
Mạch tương tự (mạch Analog) xử lý các tín hiệu tương tự (là tín hiệu có biên độ biến thiên liên tục theo thời gian). Việc xử lý bao gồm các vấn đề: chỉnh lưu, khuếch đại, điều chế, tách sóng.
Nhược điểm:
Chống nhiễu thấp (nhiễu dễ xâm nhập)
Phân tích, thiết kế mạch phức tạp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ thuật số (Phần 8)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kỹ thuật số (Phần 8)
MẠCH SỐ Mã học phần : VL264 Số tín chỉ : 2 Thời gian : 30 tiết Tài liệu tham khảo : Nguyễn Hữu Phương , “ Mạch Số ”, Nhà xuất bản thống kê , 2001. Ronald J. Tocci , “Digital Systems: principles and applications”, Prentice-Hall international, Inc. Về học tập , thi cử và kiểm tra : Seminar: 2đ Kiểm tra : 2đ (2 đến 4 bài kiểm tra (15 – 30 phút ), mỗi bài 0.5đ -1đ, sv thiếu 1- 2 bài kiểm tra sẽ bị cấm thi ) Thi cuối kỳ : 6đ Nộp mạch thí nghiệm : mỗi nhóm tối đa 2 sv , mỗi mạch tối đa 2đ ( đây là điểm cộng thêm ) Nộp bài tập : trường hợp điểm tổng kết < 5đ sẽ được xem xét nếu sv nộp bài tập đầy đủ Nội dung: Hệ thống số đếm & khái niệm về mã Cổng logic & đại số Boolean Cổng logic TTL Cổng logic CMOS Sử dụng cổng logic Flip-Flop (FF) Mạch thanh ghi Mạch đếm Biến đổi mã hiệu Bộ đa hợp & giải đa hợp Bộ biến đổi A/D &D/A Bộ nhớ (Rom, Ram, ) Bài 1 HỆ THỐNG SỐ ĐẾM VÀ KHÁI NIỆM VỀ MÃ I. Mạch tương tự và mạch số Mạch tương tự : Mạch t ương tự ( mạch Analog) xử lý các tín hiệu tương tự ( là tín hiệu cĩ biên độ biến thiên liên tục theo thời gian ). Việc xử lý bao gồm các vấn đề : chỉnh lưu , khuếch đại , điều chế , tách sĩng . Nhược điểm : Chống nhiễu thấp ( nhiễu dễ xâm nhập ) Phân tích , thiết kế mạch phức tạp Mạch số : Mạch s ố ( mạch Digital) xử lý các tín hiệu số ( là tín hiệu cĩ biên độ biến thiên khơng liên tục theo thời gian hay rời rạc thời gian ), nĩ được biểu diễn dưới dạng sĩng xung với 2 mức điện thế cao và thấp mà tương ứng với 2 mức điện thế này là 2 mức logic của mạch số . Việc xử lý bao gồm các vấn đề : lọc số , điều chế số , giải điều chế số , mã hĩa , giải mã , Một số ưu điểm của mạch số : Đơn giản , dễ hiểu Dễ phân tích , thiết kế Độ chính xác cao , ít ảnh hưởng bởi nhiễu Khả năng lưu trữ , truyền tải Dễ tạo mạch tích hợp Hoạt động có thể lập trình . Vì vậy , hiện nay mạch số được sử dụng khá phổ biến trong tất cả các lĩnh vực : đo lường số , truyền hình số , điều khiển số , II. Hệ thống số đếm Hệ đếm là tập hợp các phương pháp gọi và biểu diễn các con số bằng các ký hiệu cĩ giá trị số lượng xác định gọi là chữ số Hệ đếm chia làm 2 loại : Hệ đếm theo vị trí : là hệ đếm mà trong đĩ giá trị số lượng của chữ số cịn phụ thuộc vào vị trí của nĩ đứng trong con số VD: 1991 ( hệ thập phân ) 1111(hệ nhị phân ) Hệ đếm khơng theo vị trí : là hệ đếm mà trong đĩ giá trị số lượng của chữ số khơng phụ thuộc vào vị trí của nĩ đứng trong con số VD: Hệ La mã I, II, III, , X, L, C, D, M 1987 = MCMLXXXVII III. CƠ SỐ - CHUYỂN ĐỔI CƠ SỐ Bất cứ một số nguyên dương R (R>1) đều có thể được chọn làm cơ số cho một hệ thống số . Nếu hệ thống có cơ số R thì các số từ 0 đến (R-1) được sử dụng . Ví dụ : nếu R=8 thì các chữ số cần thiết là 0,1,2,3,4,5,6,7. Các hệ thống cơ số thông dụng trong kỹ thuật số : • Thập phân ( cơ số 10). • Nhị phân ( cơ số 2). • Bát phân ( cơ số 8). • Thập lục phân ( cơ số 16). Hệ thập phân (Decimal system) Để diễn tả một số thập phân lẻ người ta dùng dấu chấm thập phân để chia phần nguyên và phần phân số . Ý nghĩa của một số thập phân được mơ tả như sau : Ví dụ : Số 872.518 872.568 = 8x10 2 + 7x10 1 + 2x10 0 + 5x10 -1 + 1x10 -2 + 8x10 -3 Hệ nhị phân (Binary system) Trong hệ thống nhị phân (binary system) chỉ cĩ hai giá trị số là 0 và 1. Nhưng cĩ thể biểu diễn bất kỳ đại lượng nào mà hệ thập phân và hệ các hệ thống số khác cĩ thể biểu diễn được , tuy nhiên phải dùng nhiều số nhị phân để biểu diễn đại lượng nhất định . Tấc cả các phát biểu về hệ thập phân đều cĩ thể áp dụng được cho hệ nhị phân . Hệ nhị phân cũng là hệ thống số theo vị trí . Mỗi nhị phân đều cĩ giá trị riêng , tức trọng số , là luỹ thừa của 2. Ví dụ 1: 1101 = 1x2 3 + 1x2 2 + 0x2 1 + 1x2 0 = 8 + 4 + 0 + 1 = 13 Hệ nhị phân (Binary system) Để biểu diễn một số nhị phân lẽ ta cũng dùng dấu chấm thập phân để phân cánh phần nguyên và phần lẻ . Ví dụ 2 : 1100.1012 = (1x 23) + (1x 22) + (0x21) + (0x20) + (1x2-1) + (0x2-2) + (1x 2-3 ) = 8 + 4 + 0 + 0 + 0.5 + 0 + 0.125 = 12.125 Đổi từ cơ số d sang cơ số 10: Về phương pháp , người ta khai triển con số trong cơ số d dưới dạng đa thức theo cơ số của nĩ . VD: 1101, đổi sang thập phân là 1101 (2) =1.2 3 + 1.2 2 + 0.2 1 + 1.2 0 = 13 (10) Đổi từ cơ số 10 sang cơ số d: Về phương pháp , người ta lấy con số trong cơ số chia liên tiếp cho cơ số d đến khi nào thương bằng khơng thì thơi . IV. Hệ nhị phân ( hệ cơ số 2) Hệ nhị phân là hệ đếm mà trong đĩ chỉ sử dụng hai ký hiệu 0 và 1 để biểu diễn tất cả các số . Hai ký hiệu đĩ gọi chung là bít hoặc digit và nĩ đặc trưng cho mạch điện tử cĩ hai trạng thái ổn định hay cịn gọi là 2 trạng thái bền Flip-Flop ( ký hiệu là FF). Một chữ số nhị phân gọi là bit . Chuỗi 4 bit nhị phân gọi là nibble. Chuỗi 8 bit gọi là byte. Chuỗi 16 bit gọi là word. Chuỗi 32 bit gọi là double word . Chữ số nhị phân bên phải nhất của chuỗi bit gọi là bit có ý nghĩa nhỏ nhất ( least significant bit – LSB ) Chữ số nhị phân bên trái nhất của chuỗi bit gọi là bit có ý nghĩa lớn nhất ( most significant bit – MSB ). Thường dùng chữ B cuối chuỗi bit để xác định đó là số nhị phân . V. Mã BCD (Binary Code Decimal) Trong đời sống , con người giao tiếp với nhau thơng qua một hệ thống ngơn ngữ quy ước , nhưng máy tính chỉ xử lý các dữ liệu nhị phân . Do đĩ , vấn đề đặt ra là làm thế nào tạo ra một giao diện dễ dàng giữa người và máy tính , nghĩa là máy tính thực hiện được các bài tốn do con người đặt ra . Để thực hiện điều đĩ , người ta đặt ra vấn đề mã hĩa dữ liệu . Các lĩnh vực mã hĩa như : số thập phân , ký tự , âm thanh , hình ảnh , Nếu mỗi chữ số của số thập phân được mô tả bằng số nhị phân tương ứng với nó , kết quả ta được 1 mã gọi là mã BCD, vì chữ số thập phân lớn nhất là 9, cần 4 bit để mã hóa . Các số 8,4,2,1 được gọi là trọng số của mã và được gọi là mã BCD 8-4-2-1. Lưu ý : Mã BCD phải viết đủ 4 bit Sự tương ứng chỉ áp dụng cho số thập phân từ 0 đến 9 ( số nhị phân từ 1010 đến 1111 của số nhị phân 4 bit không phải là số BCD) Thập phân BCD 0 0000 1 0001 2 0010 3 0011 4 0100 5 0101 6 0110 7 0111 8 1000 9 1001 VD: 1941 10 = 11110010101 2 1941 = 0001 1001 0100 0001 BCD
File đính kèm:
- bai_giang_ky_thuat_so_phan_8.ppt