Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 8: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở - Phạm Thế Anh

Những nội dung chính

1. Một số khái niệm cơ bản trong nền kinh tế mở.

2. Cán cân thanh toán.

3. Tỷ giá hối đoái.

4. Lý thuyết ngang bằng sức mua.

5. Thị trường ngoại hối

6. Các chế độ tỷ giá hối đoái.

pdf 8 trang phuongnguyen 6200
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 8: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở - Phạm Thế Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 8: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở - Phạm Thế Anh

Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 8: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở - Phạm Thế Anh
29/08/2018
1
Môn học: Kinh tế Vĩ mô 1
Chương 8:
KINH TẾ VĨ MÔ CỦA NỀN 
KINH TẾ MỞ
Bài giảng của PGS. TS. Phạm Thế Anh
Bộ môn Kinh tế Vĩ mô, Khoa Kinh tế học, ĐH KTQD
Những nội dung chính
1. Một số khái niệm cơ bản trong nền kinh tế mở.
2. Cán cân thanh toán.
3. Tỷ giá hối đoái.
4. Lý thuyết ngang bằng sức mua.
5. Thị trường ngoại hối
6. Các chế độ tỷ giá hối đoái.
Mục tiêu của chương
• Tìm hiểu cán cân thanh toán và các thành phần 
của nó.
• Nghiên cứu tỷ giá hối đoái và lý thuyết giải 
thích sự biến động của nó.
• Xem xét thị trường ngoại hối và các chế độ tỷ 
giá hối đoái.
1. Một số khái niệm cơ bản
• Nền kinh tế mở và đóng
▪ Một nền kinh tế đóng là một nền kinh tế không có 
giao dịch với các nền kinh tế khác trên thế giới.
• không có xuất nhập khẩu, không có chu chuyển vốn quốc tế.
▪ Một nền kinh tế mở là nền kinh tế có giao dịch tự do 
với các nền kinh tế khác trên thế giới. 
Một số khái niệm cơ bản
• Nền kinh tế mở
▪ Một nền kinh tế mở giao dịch với thế giới bên 
ngoài qua hai hoạt động.
• Mua và bán hàng hoá và dịch vụ trên thị trường 
sản phẩm thế giới.
• Mua và bán tài sản vốn trên các thị trường tài 
chính thế giới. 
Chu chuyển hàng hoá và vốn quốc tế
• Nền kinh tế mở
▪ Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ và mở - nó nhập 
khẩu và xuất khẩu một lượng hàng hoá và dịch vụ 
khổng lồ.
▪ Trong gần hai hai thập kỉ qua, thương mại và tài chính 
quốc tế ngày càng trở nên quan trọng. 
29/08/2018
2
Chu chuyển hàng hoá: Xuất khẩu, 
Nhập khẩu, Xuất khẩu ròng
• Xuất khẩu là những hàng hoá và dịch vụ được 
sản xuất trong nước và bán ra nước ngoài.
• Nhập khẩu là những hàng hoá và dịch vụ được 
sản xuất ở nước ngoài và bán trong nước.
• Xuất khẩu ròng (NX) là giá trị xuất khẩu trừ đi 
giá trị nhập khẩu của một quốc gia. Nó còn được 
gọi là cán cân thương mại (trade balance). 
Chu chuyển hàng hoá: Xuất khẩu, 
Nhập khẩu, Xuất khẩu ròng
• Thâm hụt thương mại là tình huống trong đó 
xuất khẩu ròng (NX) âm. 
▪ Nhập khẩu > Xuất khẩu
• Thặng dư thương mại là tình huống trong đó 
xuất khẩu (NX) ròng dương. 
▪ Xuất khẩu > Nhập khẩu
• Cân bằng thương mại phản ánh tình huống khi 
xuất khẩu ròng bằng không – xuất khẩu và nhập 
khẩu bằng nhau.
Chu chuyển hàng hoá: Xuất khẩu, 
Nhập khẩu, Xuất khẩu ròng
• Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng
▪ Thị hiếu của người tiêu dùng đối với hàng nội và hàng 
ngoại.
▪ Giá của hàng hoá ở trong nước và ở nước ngoài.
▪ tỷ giá trao đổi giữa nội tệ và ngoại tệ.
Chu chuyển hàng hoá: Xuất khẩu, 
Nhập khẩu, Xuất khẩu ròng
• Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng
▪ Thu nhập của người tiêu dùng trong nước và nước 
ngoài.
▪ Chi phí vận chuyển hàng hoá từ nước này sang nước 
khác.
▪ Các chính sách của chính phủ đối với thương mại 
quốc tế.
Chu chuyển nguồn lực tài chính: 
Dòng vốn ra ròng
• Dòng vốn ra ròng phản ánh giá trị mua tài sản 
nước ngoài bởi người dân trong nước trừ đi giá 
trị mua tài sản trong nước của người nước ngoài. 
▪ Một công dân Thái mua cổ phiếu của Công ty 
Sabeco và một công dân Việt Nam mua cổ phiếu của 
công ty Apple.
• Công dân Thái mua cổ phiếu Sabeco sẽ làm giảm dòng vốn 
ra ròng của Việt Nam.
• Công dân Việt Nam mua cổ phiếu của Apple sẽ làm tăng 
dòng vốn ra ròng của Việt Nam.
Chu chuyển nguồn lực tài chính: 
Dòng vốn ra ròng
• Các biến ảnh hưởng đến dòng vốn ra ròng
▪ Lãi suất thực của các tài sản nước ngoài.
▪ Lãi suất thực của các tài sản trong nước.
▪ Các rủi ro kinh tế và chính trị của việc nắm giữ tài sản 
nước ngoài.
▪ Các chính sách của chính phủ tác động đến quyền sở 
hữu của người nước ngoài đối với các tài sản trong 
nước.
▪ Kì vọng về tỷ giá
29/08/2018
3
Tiết kiệm, đầu tư, và mối quan hệ của 
chúng đối với chu chuyển quốc tế
• Xuất khẩu ròng là một bộ phận của GDP:
Y = C + I + G + NX
• Tiết kiệm quốc gia là thu nhập của một quốc gia 
trừ đi tiêu dùng của hộ gia đình và chi tiêu của 
chính phủ:
Y - C - G = I + NX
S = I + NX
Tiết kiệm, đầu tư, và mối quan hệ của 
chúng đối với chu chuyển quốc tế
• Tiết kiệm quốc gia (S) bằng với Y - C - G do 
vậy:
S = I + NX
hay
Tiết 
kiệm
Đầu tư 
trong nước
Dòng vốn 
ra ròng
= +
S I NCO= +
Do vậy, NX NCO=
2. Cán cân thanh toán (BoP)
• BoP là bảng ghi chép hoạt động trao đổi hàng 
hoá, dịch vụ, và tài sản tài chính của một nước 
với thế giới bên ngoài.
• BoP gồm hai bộ phận chính: 
(1) Tài khoản vãng lai (CA):
▪ ghi chép dòng chu chuyển hàng hoá và dịch vụ
(2) Tài khoản vốn (K)
▪ ghi chép dòng chu chuyển tài sản/vốn
Cán cân thanh toán
Bảng sau mô tả cấu trúc chung của BoP:
Cán cân thanh toán
(1) Tài khoản vãng lai Có Nợ
Xuất khẩu (Hàng hoá và dịch vụ) +
Nhập khẩu (Hàng hoá và dịch vụ) -
Thu nhập đầu tư nhận được +
Thu nhập đầu tư phải trả -
Các khoản chuyển giao không có 
đối ứng
Cán cân thanh toán
• Dịch vụ bao gồm vận tải, du lịch, bảo hiểm, giáo 
dục, và các dịch vụ tài chính.
• Thu nhập đầu tư bao gồm tiền lãi, lợi nhuận, 
và cổ tức mà một người nhận được từ việc sở 
hữu tài sản ở nước ngoài. 
• Chuyển giao không có đối ứng xảy ra khi một 
bên cho một cái gì đó mà không nhận lại được 
gì, ví dụ như viện trợ nước ngoài, kiều hối
Cán cân thanh toán
(2) Tài khoản vốn Có Nợ
Sự gia tăng tài sản nước ngoài nắm 
giữ bởi người dân trong nước 
-
Sự gia tăng tài sản trong nước nắm 
giữ bởi người nước ngoài
+
(3) Cán cân thanh toán [(1) + (2)]
(4) Quyết toán chính thức - [(1) + (2)]
29/08/2018
4
Cán cân thanh toán
• Dòng vốn vào xảy ra khi nước chủ nhà bán tài 
sản cho nước khác. 
• Dòng vốn ra xảy ra khi nước chủ nhà mua tài sản 
từ nước ngoài.
• Cán cân tài khoản vốn = dòng vốn vào – dòng 
vốn ra
• Một nước có tài khoản vốn thặng dư khi công dân 
của họ bán nhiều tài sản cho người nước ngoài 
hơn là mua của người nước ngoài.
Cán cân thanh toán
• Cán cân thanh toán = Tài khoản vãng lai + tài 
khoản vốn
• Thâm hụt vãng lai phải đi liền với thặng dư tài 
khoản vốn hoặc sự giảm sút dự trữ tài sản. 
• Kết toán chính thức, phản ánh những giao dịch 
thực hiện bởi ngân hàng trung ương. Nó đo lường 
sự gia tăng tài sản dự trữ của một quốc gia (ngoại 
tệ mạnh, vàng)
3. Giá cả trong giao dịch quốc tế:
tỷ giá hối đoái thực và danh nghĩa
• Các giao dịch quốc tế bị ảnh hưởng bởi giá cả 
quốc tế.
• Hai loại giá quốc tế quan trọng nhất đó là tỷ giá 
hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
• Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ lệ trao đổi giữa 
đồng tiền nước này với đồng tiền nước khác.
• Nó có thể được biểu diễn theo hai cách:
▪ theo số đơn vị ngoại tệ trên một đơn vị nội tệ, hoặc
▪ theo số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ.
• Ví dụ, 
▪ 1 USD đổi được 25000 VND (E = 25000VND/USD).
▪ 1 VND đổi được 1/23000USD (e = 0,00004USD/VND).
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
• Sự lên giá phản ánh sự gia tăng về giá trị của 
một đồng tiền khi đo lường theo đồng tiền khác.
• Sự mất giá phản ánh sự sụt giảm về giá trị của 
một đồng tiền khi đo lường theo đồng tiền khác.
• Ví dụ,
▪ Nếu 1 USD mua được nhiều VND thì tức là đồng 
USD lên giá, còn VND giảm giá.
Tỷ giá hối đoái thực
• Tỷ giá hối đoái thực là tỷ lệ trao đổi giữa hàng 
hoá và dịch vụ nước này với hàng hoá và dịch vụ 
nước khác.
• Tỷ giá hối đoái thực so sánh giá của hàng nội với 
giá của hàng ngoại trong nền kinh tế nội.
▪ Nếu một thùng bia Đức đắt gấp hai lần bia Việt Nam 
thì tỷ giá hối đoái thực tế là ½ thùng bia Đức trên một 
thùng bia Việt Nam.
29/08/2018
5
Tỷ giá hối đoái thực
• Tỷ giá hối đoái thực phụ thuộc vào tỷ giá hối 
đoái danh nghĩa và giá bán của hàng hoá ở hai 
nước đo lường theo nội tệ.
• Tỷ giá hối đoái thực tế là một nhân tố quyết định 
quan trọng lượng xuất nhập khẩu của một quốc 
gia.
P P
 = ,
P P
f d
d f
E e
hoac
Tỷ giá hối đoái thực
• Sự mất giá (giảm giá) của tỷ giá hối đoái thực của 
Việt Nam có nghĩa là hàng hoá Việt Nam trở nên 
rẻ một cách tương đối so với hàng ngoại.
• Điều này khuyến khích người dân Việt Nam lẫn 
người dân thế giới tiêu dùng hàng hoá sản xuất tại 
Việt Nam nhiều hơn so với hàng hoá sản xuất ở 
các nước khác.
Tỷ giá hối đoái thực
• Kết quả là xuất khẩu của Việt Nam tăng, nhập 
khẩu của Việt Nam giảm, cả hai điều này đều làm 
tăng xuất khẩu ròng của Việt Nam.
• Ngược lại, sự lên giá của tỷ giá hối đoái thực tế 
của Việt Nam hàm ý hàng hoá Việt Nam trở nên 
đắt một cách tương đối so với hàng ngoại, do vậy 
xuất khẩu ròng của Việt Nam giảm.
4. Một lý thuyết đơn giản xác định tỷ 
giá hối đoái: NGANG BẰNG SỨC MUA
• Lý thuyết ngang bằng sức mua là lý thuyết đơn 
giản nhất và được chấp nhận rộng rãi nhất giải 
thích sự biến động của tỷ giá hối đoái.
• Theo lý thuyết này, bất kì một đơn vị tiền tệ nào 
đều có khả năng mua được một lượng hàng hoá 
như nhau ở tất cả các nước.
Logic cơ bản của ngang bằng sức mua
• Lý thuyết ngang bằng sức mua dựa trên một 
nguyên lý cơ bản đó là quy luật một giá.
▪ Theo quy luật một giá, một hàng hoá nào đó phải 
được bán với cùng một giá ở bất kì đâu. 
• Nếu quy luật một giá không đúng, các cơ hội 
khai thác lợi nhuận sẽ tồn tại.
• Quá trình lợi dụng sự chênh lệch giá ở các thị 
trường khác nhau được gọi là đầu cơ chênh lệch 
giá.
Logic cơ bản của ngang bằng sức mua
• Nếu đầu cơ chênh lệch giá tồn tại, cuối cùng giá 
cả khác nhau giữa hai thị trường sẽ hội tụ.
• Theo lý thuyết ngang bằng sức mua, một đồng 
tiền phải có sức mua như nhau ở tất cả các nước, 
và tỷ giá hối đoái biến động để đảm bảo cho điều 
đó xảy ra.
• Hay nói cách khác, tỷ giá hối đoái danh nghĩa 
giữa đồng tiền hai nước phải thay đổi để phản 
ánh sự khác biệt về giá giữa hai nước.
29/08/2018
6
Ý nghĩa của ngang bằng sức mua
• Khi ngân hàng trung ương in một lượng lớn tiền, 
thì đồng tiền nước đó sẽ mất giá theo cả số đơn vị 
hàng hoá và dịch vụ nó có thể mua, lẫn theo số 
đơn vị đồng tiền khác mà nó có thể trao đổi.
Cung tiền, giá, và tỷ giá hối đoái danh 
nghĩa trong thời kì siêu lạm phát ở Đức
10,000,000,000
1,000,000,000,000,000
100,000
1
.00001
.0000000001
1921 1922 1923 1924
Exchange rate
Money supply
Price level
1925
Các chỉ số
(Jan. 1921 100)
Những hạn chế của ngang bằng sức mua
• Nhiều hàng hoá không dễ dàng trao đổi hay vận 
chuyển từ nước này sang nước khác.
• Các hàng hoá có thể trao đổi không phải lúc nào 
cũng thay thế hoàn hảo cho nhau khi chúng được 
sản xuất ở những nước khác nhau.
Những hạn chế của ngang bằng sức mua
• Cầu về ngoại hối là một loại cầu phái sinh, tức 
là nó xuất phát từ mong muốn mua hàng hóa, 
dịch vụ và tài sản nước ngoài.
• Tương tự như vậy, cung ngoại hối xuất phát từ 
mong muốn mua hàng hóa, dịch vụ và tài sản nội 
địa.
• Giá của ngoại tệ chính là tỷ giá hối đoái.
5. Thị trường ngoại hối Thị trường ngoại hối
29/08/2018
7
Thị trường ngoại hối
6. Chế độ tỷ giá hối đoái
• Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức một nước 
quản lý đồng tiền của mình theo đồng tiền nước 
khác và thị trường ngoại hối. Nó có liên quan 
chặt chẽ đến chính sách tiền tệ.
• Có thể chia thành 3 loại chế độ cơ bản sau:
▪ Chế độ tỷ giá thả nổi.
▪ Chế độ tỷ giá cố định.
▪ Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý.
Chế độ tỷ giá hối đoái
• Chế độ tỷ giá thả nổi, trong đó thị trường quyết 
định sự biến động của tỷ giá;
• Chế độ tỷ giá cố định:
▪ Gắn chặt giá trị nội tệ với một đồng tiền khác (ngoại 
tệ mạnh)
▪ Chính phủ phải hy sinh việc sử dụng chính sách tiền 
tệ trong nước một cách độc lập khi theo đuổi ổn định 
bên trong
• Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, trong đó ngân hàng 
trung ương giữ cho tỷ giá dao động không quá xa so với 
mức mục tiêu.
Tóm tắt chương
• Xuất khẩu ròng là giá trị của hàng hoá và dịch vụ 
trong nước được bán ra nước ngoài trừ đi giá trị 
hàng hoá và dịch vụ nước ngoài bán ở trong 
nước.
• Dòng vốn ra ròng là giá trị sở hữu tài sản nước 
ngoài bởi dân cư trong nước trừ đi giá trị sở hữu 
tài sản trong nước bởi người nước ngoài.
Tóm tắt chương
• Dòng vốn ra ròng của một nền kinh tế luôn bằng 
với xuất khẩu ròng của nó.
• Tiết kiệm của một nền kinh tế có thể được sử 
dụng để hoặc tài trợ cho đầu tư trong nước hoặc 
mua tài sản nước ngoài.
Tóm tắt chương
• Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá tương đối giữa 
đồng tiền hai nước.
• Tỷ giá hối đoái thực là giá tương đối của hàng 
hoá và dịch vụ giữa hai nước.
• Khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa thay đổi theo cách 
mỗi VND mua được nhiều ngoại tệ hơn, thì VND 
được gọi là lên giá hay mạnh lên.
• Khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa thay đổi theo cách 
mỗi VND mua được ít ngoại tệ hơn, thì VND 
được gọi là mất giá hay yếu đi.
29/08/2018
8
Tóm tắt chương
• Theo lý thuyết ngang bằng sức mua, một đơn vị 
tiền tệ bất kì sẽ mua được cùng một lượng hàng 
hoá ở tất cả các nước.
• Tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa đồng tiền hai 
nước sẽ phản ánh mức giá ở hai nước này.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_vi_mo_1_chuong_8_kinh_te_vi_mo_cua_nen_kin.pdf