Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 4: Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính - Phạm Thế Anh

Những nội dung chính

1. Hệ thống tài chính.

2. Tiết kiệm và đầu tư trong hệ thống tài

khoản quốc gia.

3. Thị trường vốn.

4. Các chính sách của chính phủ ảnh hưởng

đến thị trường

pdf 8 trang phuongnguyen 7560
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 4: Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính - Phạm Thế Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 4: Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính - Phạm Thế Anh

Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 4: Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính - Phạm Thế Anh
29/08/2018
1
Môn học: Kinh tế Vĩ mô 1
Chương 4:
TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ
VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
Bài giảng của PGS. TS. Phạm Thế Anh
Bộ môn Kinh tế Vĩ mô, Khoa Kinh tế học, ĐH KTQD
Những nội dung chính
1. Hệ thống tài chính.
2. Tiết kiệm và đầu tư trong hệ thống tài 
khoản quốc gia.
3. Thị trường vốn.
4. Các chính sách của chính phủ ảnh hưởng 
đến thị trường vốn.
Mục tiêu của chương
• Giới thiệu chung về hệ thống tài chính và vai 
trò của tiết kiệm và đầu tư.
• Nghiên cứu thị trường vốn và tác động của 
một số chính sách của chính phủ.
1. Hệ thống tài chính
• Hệ thống tài chính bao gồm các nhóm định chế 
trong nền kinh tế giúp cho tiết kiệm của người 
này gặp gỡ đầu tư của người khác.
• Nó giúp chuyển nguồn lực khan hiếm của nền 
kinh tế từ người tiết kiệm sang người đi vay.
Các định chế tài chính trong nền kinh tế
• Hệ thống tài chính được cấu thành bởi các định 
chế tài chính điều phối hoạt động của những 
người tiết kiệm và người đi vay.
• Các định chế tài chính có thể được phân thành 
các nhóm khác nhau: Trường tài chính và Trung 
gian tài chính.
Các định chế tài chính trong nền kinh tế
• Thị trường tài chính
▪ Thị trường cổ phiếu
▪ Thị trường trái phiếu
• Trung gian tài chính
▪ Các ngân hàng
▪ Các quỹ đầu tư
29/08/2018
2
Các định chế tài chính trong nền kinh tế
• Thị trường tài chính là các định chế tài chính qua 
đó người tiết kiệm có thể cung cấp vốn trực tiếp
cho người đi vay.
• Trung gian tài chính là các định chế tài chính 
qua đó người tiết kiệm có thể cung vấp vốn gián 
tiếp cho người đi vay.
Thị trường tài chính
• Thị trường Trái phiếu
▪ Trái phiếu là một giấy xác nhận khoản nợ chỉ rõ 
trách nhiệm của người đi vay đối với người nắm giữ 
trái phiếu.
▪ Các đặc điểm của trái phiếu
• Kỳ hạn: Thời gian cho tới khi trái phiếu đáo hạn.
• Rủi ro tín dụng: Khả năng mà người đi vay mất khả năng 
thanh toán một phần tiền lãi hoặc vốn gốc.
• Chính sách thuế: Các luật thuế áp dụng đối với tiền lãi của 
trái phiếu.
IOU
Thị trường tài chính
• Thị trường cổ phiếu
▪ Cổ phiếu phán ảnh quyền sở hữu một phần đối với 
doanh nghiệp và do vậy, có quyền hưởng lợi nhuận 
mà doanh nghiệp tạo ra.
▪ Việc bán cổ phiếu nhằm huy động vốn được gọi là tài 
trợ bằng vốn chủ sở hữu.
• So sánh với trái phiếu, cổ phiếu có rủi ro cao hơn và lợi tức 
tiềm năng cao hơn.
▪ Các thị trường cổ phiếu quan trọng nhất ở Việt Nam 
là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch 
chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Thị trường tài chính
• Thị trường cổ phiếu
▪ Hầu hết các thị trường cổ phiếu cung cấp các thông 
tin sau:
• Giá (của cổ phiếu)
• Số lượng (số lượng cổ phiếu lưu hành)
• Cổ tức (lợi nhuận trả cho cổ đông)
• Tỷ suất giá – thu nhập (PE)
Trung gian tài chính
• Các trung gian tài chính là các định chế tài 
chính qua đó người tiết kiệm có thể cung cấp 
vốn một cách gián tiếp cho người đi vay.
Trung gian tài chính
• Các ngân hàng
▪ nhận tiền gửi của những người tiết kiệm và sử dụng 
các khoản tiền gửi này để cho vay đối với những 
người muốn vay.
▪ trả lãi cho những người gửi tiền và thu lãi cao hơn 
đối với những người đi vay.
29/08/2018
3
Trung gian tài chính
• Các ngân hàng
▪ Các ngân hàng giúp tạo phương tiện thanh toán bằng 
cách cho phép người gửi tiền có thể rút theo yêu cầu 
đối với khoản tiền gửi của họ.
• Phương tiện thanh toán là cái mà mọi người có thể dễ dàng 
sử dụng để thực hiện các giao dịch.
▪ Nó hỗ trợ cho việc mua bán hàng hoá và dịch vụ.
Trung gian tài chính
• Các quỹ đầu tư
▪ Quỹ đầu tư là một định chế bán cổ phần ra công 
chúng và sử dụng số tiền thu được để thiết lập danh 
mục đầu tư, gồm nhiều loại cổ phiếu, trái phiếu khác 
nhau, hoặc cả hai..
• Chúng cho phép những người có vốn ít có thể dễ dàng đa 
dạng hoá danh mục đầu tư.
Trung gian tài chính
• Các định chế tài chính khác 
▪ Các liên minh tín dụng
▪ Các quỹ hưu trí
▪ Các công ty bảo hiểm
▪ Các quỹ tín dụng
2. Tiết kiệm và đầu tư trong hệ thống 
tài khoản quốc dân
• Nhớ lại rằng GDP là tổng thu nhập trong một 
nền kinh tế và cũng là tổng chi tiêu về hàng hoá 
và dịch vụ của nền kinh tế:
Y = C + I + G + NX
Một số đồng nhất thức quan trọng
• Giả định một nền kinh tế đóng – nền kinh tế 
không tham gia vào các hoạt động thương mại 
quốc tế:
Y = C + I + G
• Trừ C và G từ cả hai vế của phương trình trên:
Y – C – G = I
• Vế trái của phương trình là tổng thu nhập trong 
nền kinh tế sau khi đã trừ đi tiêu dùng và chi tiêu 
chính phủ, và được gọi là tiết kiệm quốc gia, hay 
gọi tắt là tiết kiệm (S).
Một số đồng nhất thức quan trọng
• Chi tiết hơn, đồng nhất thức trên có thể được viết 
lại như sau:
Y – T – C + T – G = I
Sp + Sg = I
hay, S = I
• Trong đó, Sp là tiết kiệm tư nhân; Sg là tiết kiệm
chính phủ.
29/08/2018
4
Ý nghĩa của tiết kiệm và đầu tư
• Tiết kiệm quốc gia
▪ Tiết kiệm quốc gia là tổng thu nhập trong nền kinh tế 
còn lại sau khi đã chi trả cho tiêu dùng và chi tiêu 
chính phủ.
• Tiết kiệm tư nhân
▪ Tiết kiệm tư nhân là phần thu nhập còn lại của hộ gia 
đình sau khi đã trả thuế và chi trả cho tiêu dùng.
Tiết kiệm tư nhân = (Y – T – C)
Ý nghĩa của tiết kiệm và đầu tư
• Tiết kiệm chính phủ
▪ Tiết kiệm chính phủ là phần doanh thu thuế còn lại 
của chính phủ sau khi đã chi trả cho các khoản chi 
tiêu.
Tiết kiệm chính phủ = (T – G)
Ý nghĩa của tiết kiệm và đầu tư
• Thặng dư và Thâm hụt
▪ Nếu T > G, chính phủ có thặng dư ngân sách bởi vì 
họ thu nhiều hơn chi.
▪ Thặng dư của T – G phản ánh tiết kiệm chính phủ.
▪ Nếu G > T, chính phủ có thâm hụt ngân sách bởi vì 
họ chi nhiều hơn thu từ thuế.
Ý nghĩa của tiết kiệm và đầu tư
• Đối với một nền kinh tế đóng, tiết kiệm phải 
bằng với đầu tư. 
S = I
3. Thị trường vốn
• Các thị trường tài chính điều phối tiết kiệm và 
đầu tư trên thị trường vốn.
• Thị trường vốn là thị trường trên đó những người 
tiết kiệm cung cấp vốn và những người đi vay có 
nhu cầu vay vốn.
• Vốn vay phản ánh tất cả các nguồn thu nhập mà 
mọi người tiết kiệm và cho vay, chứ không phải 
sử dụng cho tiêu dùng.
Cung và cầu về vốn
• Cung về vốn xuất phát từ những người có thu 
nhập mà họ muốn tiết kiệm và cho vay.
• Cầu về vốn xuất phát từ những hộ gia đình và 
doanh nghiệp muốn vay để đầu tư.
29/08/2018
5
Cung và cầu về vốn
• Lãi suất là giá cả của vốn.
• Nó phản ánh số tiền mà người đi vay trả cho 
vốn, và nó chính là số tiền người cho vay nhận 
được từ khoản tiết kiệm của họ.
• Lãi suất trên thị trường vốn là lãi suất thực.
Cung và cầu về vốn
• Thị trường tài chính hoạt động giống như các thị 
trường khác trong nền kinh tế.
▪ Cân bằng giữa cung và cầu về vốn sẽ xác định lãi 
suất thực.
Hình 1: Thị trường vốn
Vốn vay (tỷ đôla)0
Lãi suất
Cung
Cầu
5%
$1,200
4. Các chính sách của chính phủ tác 
động đến thị trường vốn
• Các chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng 
đến tiết kiệm và đầu tư
▪ Thuế và tiết kiệm
▪ Thuế và đầu tư
▪ Thâm hụt ngân sách chính phủ
Chính sách 1: Khuyến khích tiết kiệm
• Thuế đối với tiền lãi làm giảm đáng kể lợi tức 
tương lai của tiết kiệm hiện tại, và dẫn đến làm 
giảm động cơ tiết kiệm.
Chính sách 1: Khuyến khích tiết kiệm
• Ngược lại, giảm thuế làm tăng động cơ tiết kiệm 
của các hộ gia đình ở mọi mức lãi suất. 
▪ Đường cung vốn dịch chuyển sang phải.
▪ Lãi suất cân bằng giảm.
▪ Lượng cầu về vốn tăng.
29/08/2018
6
Hình 2: Sự gia tăng cung vốn
Vốn vay (tỷ đôla)0
Lãi suất
Cung, S1 S2
2. . . . nó 
làm giảm
lãi suất
cân bằng . . .
3. . . . và làm tăng lượng 
vốn cân bằng
Cầu
1. Giảm thuế đối 
với tiết kiệm làm
tăng cung vốn
5%
$1,200
4%
$1,600
Chính sách 1: Khuyến khích tiết kiệm
• Nếu luật thuế thay đổi theo hướng khuyến khích 
tiết kiệm nhiều hơn, kết quả sẽ dẫn đến lãi suất 
thấp hơn và đầu tư lớn hơn.
Chính sách 2: Khuyến khích đầu tư
• Ưu đãi thuế đầu tư sẽ làm tăng động cơ đi vay.
▪ Làm tăng cầu về vốn.
▪ Dịch chuyển đường cầu sang phải.
▪ Dẫn đến lãi suất cao hơn và lượng tiết kiệm lớn hơn.
• Nếu luật thuế thay đổi theo hướng khuyến khích 
đầu tư nhiều hơn, kết quả sẽ dẫn đến lãi suất cao 
hơn và tiết kiệm lớn hơn.
Hình 3: Sự gia tăng cầu về vốn
Lượng vốn (tỷ đôla)0
Lãi suất
1. Ưu đãi thuế 
đầu tư làm tăng
cầu về vốn
2. . . . tăng
lãi suất 
cân bằng
3. . . . và làm tăng lượng 
vốn cân bằng
Cung
Cầu, D1
D2
5%
$1,200
6%
$1,400
Chính sách 3: Thặng dư và thâm hụt 
ngân sách chính phủ
• Khi chính phủ chi nhiều hơn thu từ thuế, sự thiếu 
hụt này phản ánh thâm hụt ngân sách.
• Sự tích luỹ của thâm hụt ngân sách trong quá 
khứ được gọi là nợ chính phủ.
Chính sách 3: Thặng dư và thâm hụt 
ngân sách chính phủ
• Vay nợ của chính phủ để tài trợ cho thâm hụt 
ngân sách làm giảm cung vốn tài trợ cho đầu tư 
của các hộ gia đình và các doanh nghiệp. 
• Sự giảm sút đầu tư này được gọi là hiện tượng 
lấn át đầu tư.
▪ Vay nợ tài trợ cho thâm hụt ngân sách lấn át vay nợ 
cho đầu tư của khu vực tư nhân.
29/08/2018
7
Chính sách 3: Thặng dư và thâm hụt 
ngân sách chính phủ
• Thâm hụt ngân sách làm giảm cung vốn. 
▪ Dịch chuyển đường cung sang trái. 
▪ Làm tăng lãi suất cân bằng.
▪ Làm giảm lượng vốn cân bằng.
Hình 4: Hiệu ứng của thâm hụt 
ngân sách chính phủ
Lượng vốn (tỷ đôla)0
Lãi suất
3. . . . và làm giảm lượng
vốn cân bằng
S2
2. . . . nó làm
tăng lãi suất
cân bằng
Cung, S1
Cầu
$1,200
5%
$800
6%
1. Thâm hụt ngân
sách làm giảm cung 
vốn
Chính sách 3: Thặng dư và thâm hụt 
ngân sách chính phủ
• Thâm hụt ngân sách làm giảm tiết kiệm quốc 
gia, dẫn đến lãi suất sẽ tăng và đầu tư giảm.
• Thặng dư ngân sách làm tăng cung vốn, làm 
giảm lãi suất, và kích thích đầu tư.
Tóm tắt chương
• Hệ thống tài chính bao gồm các định chế tài 
chính như thị trường trái phiếu, thị trường cổ 
phiếu, ngân hàng và các quỹ đầu tư.
• Tất cả các định chế này hoạt động nhằm chuyển 
nguồn lực từ những hộ gia đình có tiết kiệm sang 
những hộ gia đình và doanh nghiệp muốn vay.
Tóm tắt chương
• Các đồng nhất thức hạch toán thu nhập quốc dân 
phản ánh những mối quan hệ quan trọng giữa các 
biến kinh tế vĩ mô.
• Cụ thể, trong một nền kinh tế đóng, tiết kiệm 
quốc gia phải bằng với đầu tư.
• Các định chế tài chính cố gắng làm cho tiết kiệm 
của người này đáp ứng được đầu tư của người 
khác.
Tóm tắt chương
• Lãi suất được xác định bởi cung và cầu về vốn.
• Cung vốn xuất phát từ các hộ gia đình muốn tiết 
kiệm một phần thu nhập.
• Cầu về vốn xuất phát từ các hộ gia đình và các 
doanh nghiệp muốn đầu tư.
29/08/2018
8
Tóm tắt chương
• Tiết kiệm quốc gia bằng với tiết kiệm tư nhân 
cộng với tiết kiệm chính phủ.
• Thâm hụt ngân sách chính phủ phản ánh tiết 
kiệm chính phủ âm, và do vậy làm giảm tiết 
kiệm quốc gia và cung vốn.
• Khi thâm hụt ngân sách chính phủ lấn át đầu tư, 
nó làm giảm tăng trưởng năng suất và GDP.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_vi_mo_1_chuong_4_tiet_kiem_dau_tu_va_he_th.pdf