Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 3: Sản xuất và tăng trưởng - Phạm Thế Anh

Những nội dung chính

1. Giới thiệu chung về sản xuất và tăng

trưởng.

2. Năng suất và các nhân tố quyết định

năng suất.

3. Tăng trưởng kinh tế và chính sách công.

pdf 6 trang phuongnguyen 10840
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 3: Sản xuất và tăng trưởng - Phạm Thế Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 3: Sản xuất và tăng trưởng - Phạm Thế Anh

Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 3: Sản xuất và tăng trưởng - Phạm Thế Anh
29/08/2018
1
Môn học: Kinh tế Vĩ mô 1
Chương 3:
SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG
Bài giảng của PGS. TS. Phạm Thế Anh
Bộ môn Kinh tế Vĩ mô, Khoa Kinh tế học, ĐH KTQD
Những nội dung chính
1. Giới thiệu chung về sản xuất và tăng 
trưởng.
2. Năng suất và các nhân tố quyết định 
năng suất.
3. Tăng trưởng kinh tế và chính sách công.
Mục tiêu của chương
• Giới thiệu chung về sản xuất và tăng trưởng.
• Nghiên cứu năng suất và các nhân tố quyết 
định năng suất.
• Xem xét vai trò của chính sách công đối với 
tăng trưởng.
1. Sản xuất và tăng trưởng
• Mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào khả 
năng sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ của họ.
• Mức sống của mỗi quốc gia thay đổi mạnh theo 
thời gian.
• Ở Việt Nam trong khoảng 20 năm qua, thu nhập 
trung bình tính theo GDP thực bình quân đầu 
người đã tăng khoảng 5–6% mỗi năm.
Sản xuất và tăng trưởng
• Năng suất phản ánh lượng hàng hoá và dịch vụ 
sản xuất ra trong một giờ của mỗi lao động.
• Mức sống của một quốc gia được xác định bởi 
năng suất của người lao động.
Bảng 1: Tăng trưởng ở một số nước
Copyright©2004 South-Western
29/08/2018
2
Tăng trưởng kinh tế trên thế giới
• Mức sống, tính theo GDP thực tế bình quân đầu 
người, khác nhau nhiều giữa các quốc gia.
• Những nước nghèo nhất có mức thu nhập trung 
bình khác xa so với nước Mỹ trong nhiều thập kỷ.
• Tốc độ tăng trưởng hàng năm tuy có vẻ nhỏ 
nhưng sẽ rất lớn khi tính gộp trong nhiều năm. 
• Việc tính gộp phản ánh tốc độ tăng trưởng tích 
lũy trong cả thời kỳ.
2. Năng suất: Vai trò và các nhân tố 
quyết định nó
• Năng suất đóng vai trò then chốt trong việc 
quyết định mức sống của các quốc gia trên thế 
giới. 
• Năng suất phản ánh lượng hàng hoá và dịch vụ 
mà một lao động có thể sản xuất ra trong mỗi 
giờ làm việc.
Tại sao năng suất lại quan trọng như vậy
• Để hiểu tại sao có sự khác biệt lớn về mức sống 
giữa các quốc gia, chúng ta phải tập trung xem 
xét quá trình sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ.
• Các đầu vào sử dụng để sản xuất ra hàng hoá và 
dịch vụ được gọi là các nhân tố sản xuất.
• Các nhân tố sản xuất trực tiếp quyết định năng 
suất.
Năng suất được quyết định thế nào
• Các nhân tố sản xuất
▪ Vốn vật chất
▪ Vốn con người
▪ Tài nguyên thiên nhiên
▪ Kiến thức công nghệ
Năng suất được quyết định thế nào
• Vốn vật chất (physical capital)
▪ là một nhân tố sản xuất được sản xuất ra.
• nó là đầu vào của quá trình sản xuất hiện tại nhưng 
là đầu ra của quá trình sản xuất khác trong quá 
khứ.
▪ là lượng máy móc thiết bị và nhà xưởng được 
sử dụng để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ.
• Các công cụ được sử dụng để lắp ráp hoặc sửa 
chữa máy móc.
• Các cộng cụ được sử dụng để đóng đồ nội thất.
• Các toà nhà văn phòng, trường học,
Năng suất được quyết định thế nào
• Vốn con người (human capital)
▪ là thuật ngữ của các nhà kinh tế phản ánh kiến thức và 
kỹ năng mà người lao động có được thông qua giáo 
dục, đào tạo, và kinh nghiệm
• Giống như vốn vật chất, vốn con người làm tăng khả năng 
sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ của mỗi quốc gia.
29/08/2018
3
Năng suất được quyết định thế nào
• Tài nguyên thiên nhiên (natural resources)
▪ là các yếu tố đầu vào sử dụng trong sản xuất được 
cung cấp bởi tự nhiên, ví dụ như đất đai, sông ngòi, 
khoáng sản.
• Các tài nguyên có thể tái sinh bao gồm cây xanh và rừng.
• Các tài nguyên không thể tái sinh bao gồm dầu mỏ và than 
đá.
▪ có thể là quan trọng nhưng không phải là thiết yếu để 
một nền kinh tế có thể đạt được năng suất cao trong 
việc sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ.
Năng suất được quyết định thế nào
• Kiến thức công nghệ (technology)
▪ là sự hiểu biết của xã hội về các cách thức tốt nhất sản 
xuất ra hàng hoá và dịch vụ. 
▪ Vốn con người phản ánh nguồn lực được chi tiêu để 
truyền tải sự hiểu biết này tới lực lượng lao động.
Thông tin thêm: Hàm sản xuất
• Các nhà kinh tế thường sử dụng một hàm sản 
xuất để mô tả mối quan hệ giữa lượng đầu vào 
sử dụng trong sản xuất và sản lượng đầu ra của 
quá trình sản xuất đó.
Thông tin thêm: Hàm sản xuất
• Y = A F(L, K, H, N) 
▪ Y = sản lượng đầu ra
▪ A = công nghệ sản xuất sẵn có
▪ L = lượng lao động
▪ K = lượng vốn vật chất
▪ H = lượng vốn con người
▪ N = lượng tài nguyên thiên nhiên
▪ F( ) là hàm sản xuất cho biết các yếu tố đầu vào được 
kết hợp như thế nào. 
Thông tin thêm: Hàm sản xuất
• Hàm sản xuất có hiệu suất không đổi theo quy 
mô nếu, với mọi số dương x,
xY = A F(xL, xK, xH, xN)
• Tức là nếu tăng x lần mọi yếu tố đầu vào thì sản 
lượng cũng sẽ tăng x lần.
Thông tin thêm: Hàm sản xuất
• Các hàm sản xuất với hiệu suất không đổi theo 
quy mô có một hàm ý hữu ích.
▪ Đặt x = 1/L,
▪ Y/ L = A F(1, K/ L, H/ L, N/ L)
Trong đó:
Y/L = sản lượng bình quân một lao động
K/L = vốn vật chất bình quân một lao động
H/L = vốn con người bình quân một lao động
N/L = tài nguyên thiên nhiên bình quân một lao động
29/08/2018
4
Thông tin thêm: Hàm sản xuất
• Phương trình trên cho thấy rằng năng suất (Y/L) 
phụ thuộc vào vốn vật chất bình quân một lao 
động (K/L), vốn con người bình quân một lao 
động (H/L), và tài nguyên thiên nhiên bình quân 
một lao động (N/L), cũng như trình độ công 
nghệ, (A).
3. Tăng trưởng kinh tế và 
chính sách công
• Chính phủ có thể làm nhiều cách để tăng năng 
suất và mức sống, bao gồm:
▪ Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư.
▪ Khuyến khích đầu tư từ nước ngoài.
▪ Khuyến khích giáo dục và đào tạo.
▪ Đảm bảo quyền sở hữu và duy trì ổn định chính trị.
▪ Thúc đẩy tự do thương mại.
▪ Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển.
Tầm quan trọng của tiết kiệm và đầu tư
• Một cách làm tăng năng suất trong tương lai là 
đầu tư nhiều nguồn lực hiện tại vào sản xuất vốn 
(tư bản).
Hình 1: Tăng trưởng và đầu tư
(a) Tốc độ tăng trưởng 1960-1991 (b) Đầu tư 1960-1991
South Korea
Singapore
Japan
Israel
Canada
Brazil
West Germany
Mexico
United Kingdom
Nigeria
United States
India
Bangladesh
Chile
Rwanda
South Korea
Singapore
Japan
Israel
Canada
Brazil
West Germany
Mexico
United Kingdom
Nigeria
United States
India
Bangladesh
Chile
Rwanda
Đầu tư (% GDP)Tốc độ tăng trưởng (%)
0 1 2 3 4 5 6 7 0 10 20 30 40
Lợi suất giảm dần và Hiệu ứng bắt kịp
• Khi lượng vốn tăng, sản lượng tăng thêm khi sử 
dụng thêm một đơn vị vốn giảm; đặc tính này 
được gọi là lợi suất biên giảm dần của vốn.
• Do lợi suất giảm dần, sự gia tăng của tỷ lệ tiết 
kiệm (đầu tư) chỉ tạm thời làm tăng tăng trưởng.
• Trong dài hạn, tỷ lệ tiết kiệm cao hơn dẫn đến 
mức năng suất và thu nhập cao hơn, nhưng 
không làm tăng tốc độ tăng trưởng của chúng.
Lợi suất giảm dần và hiệu ứng bắt kịp
• Hiệu ứng bắt kịp phản ánh đặc tính các nước 
nghèo có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn những 
nước giàu. 
• Trong điều kiện các yếu tố khác như nhau, những 
nước nghèo có lượng vốn thấp hơn, và do vậy là 
năng suất biên của vốn cao hơn ( Y/ K), sẽ đạt 
được tốc độ tăng trưởng nhanh hơn những nước 
giàu. 
29/08/2018
5
Đầu tư từ nước ngoài
• Chính phủ các nước có thể tăng tích luỹ vốn và 
tăng trưởng kinh tế dài hạn bằng cách khuyến 
khích nguồn đầu tư nước ngoài.
• Đầu tư từ nước ngoài có nhiều dạng:
▪ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
• Đầu tư được sở hữu và điều hành bởi một tổ chức nước 
ngoài.
▪ Đầu tư gián tiếp nước ngoài
• Đầu tư được tài trợ bằng tiền của nước ngoài nhưng được 
điều hành bởi doanh nghiệp trong nước.
Giáo dục
• Đối với tăng trưởng dài hạn của một nước, giáo 
dục ít nhất cũng có tầm quan trọng như đầu tư 
vốn vật chất.
▪ Ở Mỹ mỗi năm đến trường trung bình làm tăng tiền 
lương của một cá nhân khoảng 10%.
▪ Do vậy, chính phủ có một cách làm tăng mức sống là 
xây dựng các trường học và khuyến khích mọi người 
sử dụng chúng.
Giáo dục
• Một người được đào tạo có thể đưa ra được các ý 
tưởng mới về cách thức tốt nhất sản xuất hàng 
hoá và dịch vụ, nhờ đó có thể làm tăng lượng 
kiến thức của xã hội và tạo ra lợi ích ngoại sinh 
đối với người khác.
• Một vấn đề của các nước nghèo là chảy máu chất 
xám - sự di cư của những lao động được đào tạo 
cao nhất tới các nước giàu.
Quyền sở hữu và sự ổn định chính trị
• Quyền sở hữu phản ánh quyền của mọi người đối 
với các nguồn lực mà họ sở hữu.
▪ Sự tôn trọng quyền sở hữu là một tiền đề quan trọng 
cho hệ thống giá cả vận hành.
▪ Các nhà đầu tư cần có được cảm giác an toàn đối với 
các khoản đầu tư của họ.
Tự do thương mại
• Thương mại, ở một số khía cạnh, là một loại 
công nghệ.
• Một nước dỡ bỏ các rào cản thương mại sẽ có 
được tăng trưởng kinh tế giống như khi nó có sự 
tiến bộ công nghệ.
• Một số nước thực hiện . . .
▪ . . . các chính sách thương mại hướng nội, tránh giao 
lưu với các nước khác. 
▪ . . . các chính sách thương mại hướng ngoại, khuyến 
khích giao lưu với các nước khác.
Nghiên cứu và phát triển
• Tiến bộ công nghệ dẫn đến mức sống cao hơn.
▪ Hầu hết tiến bộ công nghệ có được từ các nghiên cứu 
của các doanh nghiệp tư nhân và của các nhà phát 
minh.
▪ Chính phủ có thể khuyến khích phát triển những 
công nghệ mới thông qua các tài trợ nghiên cứu, 
giảm thuế, và hệ thống bằng phát minh sáng chế.
29/08/2018
6
Tăng trưởng dân số
• Các nhà kinh tế và các nhà khoa học xã hội khác 
từ lâu đã có tranh luận về việc tăng trưởng dân số 
ảnh hưởng như thế nào đến xã hội.
• Tăng trưởng dân số có tương tác qua lại với các 
nhân tố sản xuất khác:
▪ Dàn mỏng tài nguyên thiên nhiên
▪ Làm loãng lượng vốn
▪ Thúc đẩy tiến bộ công nghệ
Tóm tắt chương
• Sự thịnh vượng kinh tế, tính theo GDP thực tế 
bình quân đầu người, có sự khác nhau nhiều giữa 
quốc gia trên thế giới.
• Thu nhập trung bình của những nước giàu nhất 
cao gấp hơn 10 lần thu nhập trung bình của 
những nước nghèo nhất trên thế giới.
• Mức sống của một nền kinh tế phụ thuộc vào 
khả năng sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ của nó.
Tóm tắt chương
• Năng suất phụ thuộc vào lượng vốn vật chất, vốn 
con người, tài nguyên thiên nhiên, và kiến thức 
công nghệ của người lao động.
• Các chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng 
đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế theo nhiều 
cách khác nhau.
Tóm tắt chương
• Sự tích luỹ vốn phụ thuộc vào lợi suất giảm dần.
• Do lợi suất giảm dần, tiết kiệm cao hơn dẫn đến 
tăng trưởng cao hơn trong một thời gian nhất 
định, nhưng tăng trưởng cuối cùng sẽ chậm lại.
• Cũng do lợi suất giảm dần, lợi suất đối với vốn 
đặc biệt cao ở những nước nghèo.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_vi_mo_1_chuong_3_san_xuat_va_tang_truong_p.pdf