Bài giảng Kinh tế học Vi mô nâng cao - Nguyễn Thế Hòa

Mục lục

Chương 1: Cầu, cung, cân bằng thị trường

Chương 2: Độ co giãn của cầu

Chương 3: Độ co giãn của cung

Chương 4: Đánh thuế và sự can thiệp của chính phủ

Chương 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Chương 6: Thị trường độc quyền bán

Chương 7: Cạnh tranh độc quyền, Độc quyền nhóm và Định giá chiến lược

pdf 87 trang phuongnguyen 4900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế học Vi mô nâng cao - Nguyễn Thế Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kinh tế học Vi mô nâng cao - Nguyễn Thế Hòa

Bài giảng Kinh tế học Vi mô nâng cao - Nguyễn Thế Hòa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI 
Khoa Kinh tế và Quản lý 
Kinh tế học Vi mô nâng cao 
(Biên soạn lần thứ nhất cho lớp cao học kinh tế TN & MT 16K) 
Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Thế Hòa 
Hà Nội -2010 
 2 
Mục lục 
Chương 1: Cầu, cung, cân bằng thị trường 
Chương 2: Độ co giãn của cầu 
Chương 3: Độ co giãn của cung 
Chương 4: Đánh thuế và sự can thiệp của chính phủ 
Chương 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 
Chương 6: Thị trường độc quyền bán 
Chương 7: Cạnh tranh độc quyền, Độc quyền nhóm và Định giá chiến lược 
 3 
Chương 1 
Cầu, cung, và cân bằng thị trường 
1.1. Cầu 
1.1.1 Cầu cá nhân và cầu thị trường 
Cầu là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các 
mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với các yếu tố khác không đổi. 
Lượng cầu là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua 
ở một mức giá đã cho trong một thời gian nhất định. Như vậy, cầu là toàn bộ mối quan hệ giữa 
lượng cầu về một hàng hoá và giá của nó. 
Mối quan hệ giữa tổng lượng hàng hoá được cầu và giá của hàng hoá đó trong thị trường 
gọi là cầu thị trường. 
Mối quan hệ giữa lượng hàng hoá được cầu bởi một cá nhân và giá của hàng hoá đó gọi là 
cầu cá nhân. 
Cầu thị trường về một hàng hoá đơn giản là tổng của tất cả cầu cá nhân về hàng hoá đó. 
Ví dụ, trên thị trường chỉ có hai người tiêu dùng về xem phim là An và Bình. Cầu thị 
trường là tổng cầu của An và Bình, số liệu cho trong bảng 1.1. 
Bảng 1.1: Cầu cá nhân và cầu thị trường 
Gía vé 
(1000 VND /chiếc) 
Lượng phim được cầu 
An Bình Thị trường 
(An+Bình) 
70 
60 
50 
40 
30 
20 
1 
2 
3 
4 
5 
6 
0 
0 
0 
1 
2 
3 
1 
2 
3 
5 
7 
9 
Hình 1.1 minh hoạ mối quan hệ giữa các đường cầu cá nhân và cầu thị trường. 
Tại mức giá vé 30 nghìn VND/1chiếc, An cầu 5 phim một tuần và Bình cầu 2 phim, nên 
tổng lượng được cầu trên thị trường là 7 phim một tuần. 
Các đường cầu về phim ở phần (a) và (b) được cộng theo chiều ngang để ra đường cầu thị 
trường ở phần (c). 
Đường cầu thị trường là tổng các đường cầu cá nhân theo chiều ngang được tính bằng 
cách cộng các lượng được cầu của mỗi cá nhân tại mỗi mức giá. 
Để có cầu một hàng hoá nào đó, bạn phải: 
• Có nhu cầu về hàng hóa đó. 
• Có khả năng thanh toán cho nó. 
• Có kế hoạch mua nó. 
 4 
Đôi khi, số lượng hàng hoá cầu lớn hơn số lượng hàng hoá sẵn có, do đó số lượng hàng hoá mua 
nhỏ hơn số lượng cầu. Lượng cầu được xác định bằng số lượng hàng hoá trong một khoảng thời 
gian nhất định. 
Hình 1.1: Các đường cầu cá nhân và cầu thị trường 
Cầu cá nhân
Cầu của 
An
0
1
2
3
4
5
6
7
8
0 5 10
Số lượng (phim mỗi tuần)
G
iá
 (1
00
00
 V
N
D
)
Cầu của Bình
Cầu thị trường
Cau thị 
trường
7=5+2
0
1
2
3
4
5
6
7
8
0 5 10
Số lượng (phim mỗi tuần)
G
iá
 (1
00
00
 V
N
D
 )
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu 
• Giá của hàng hoá (P). 
• Giá của các hàng hoá có liên quan: giá hàng hóa thay thế PR hay giá hàng hóa bổ sung PC. 
• Thu nhập (Y). 
• Giá kỳ vọng trong tương lai (Pf). 
• Dân số (N). 
• Sở thích (T). 
Luật cầu 
Khi các yếu tố khác không thay đổi, giá của một hàng hoá hay dịch vụ nào đó cao hơn sẽ làm 
cho lượng cầu về hàng hoá hay dịch vụ đó thập hơn. 
Sự thay đổi cầu 
Khi các yếu tố khác ngoài giá hàng hóa thay đổi chúng làm cầu thay đổi. 
1. Thu nhập: Thu nhập cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến cầu. Khi các yếu tố khác không thay 
đổi, nói chung thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì họ sẽ mua nhiều hàng hoá và dịch vụ 
hơn. Còn khi thu nhập của họ giảm xuống thì họ mua ít hàng hoá và dịch vụ hơn. Mặc dù, khi thu 
nhập tăng thì cầu của người tiêu về đa số các mặt hàng đều tăng nhưng không phải cầu của tất cả 
các mặt hàng đều tăng. Những hàng hoá mà cầu về nó tăng lên khi thu nhập tăng được gọi là 
hàng hoá bình thường. Còn những hàng hoá mà cầu về nó giảm xuống khi thu nhập tăng lên được 
gọi là hàng hoá thứ cấp. Ví dụ về các mặt hàng thứ cấp là quần áo cũ hay cá ươn, thịt cuối ngày. 
Khi thu nhập tăng lên thì cầu về các mặt hàng này luôn luôn giảm xuống vì người tiêu dùng sẽ 
chọn mua những con cá tươi sống, quần áo mới đắt tiền để thay thế cho các mặt hàng trên. 
 5 
Giá của các hàng hoá có liên quan: Lượng cầu về bất kỳ một hàng hoá hay dịch vụ nào mà người 
tiêu dùng có kế hoạch mua đều phụ thuộc vào giá của hàng hoá thay thế và hàng hoá bổ sung. 
Hàng hoá thay thế là hàng hoá mà có thể sử dụng để thay thế cho hàng hoá khác. Ví dụ, chúng ta 
có thể đi lại bằng xe buýt thay vì đi lại bằng taxi hoặc xe máy trong thành phố. Như băng nhạc 
chẳng hạn, mặt hàng thay thế là điã CD. Nếu giá của đĩa CD tăng thì người tiêu dùng sẽ mua 
nhiều băng hơn. Điều này còn tác động cả đến những người sử dụng đĩa CD khác. Do vậy, cầu về 
băng tăng lên. 
 Tức là, giá một hang hóa tăng lên làm cầu hang hóa thay thế tăng; và ngược lại giá một 
hàng hóa giảm thì cầu về hang hóa thay thế của nó giảm. 
Hàng hoá bổ sung là hàng hoá được sử dụng kết hợp với những hàng hoá khác. Ví dụ, hai loại 
hàng hoá bổ sung cho nhau là xe hơi với xăng dầu hay máy tính và phần mềm hệ điều hành hoặc 
máy cát sét với băng đĩa. Nếu giá của một trong các mặt hàng bổ sung tăng lên thì người tiêu 
dùng thường mua ít mặt hàng đó hơn. Ví dụ, nếu giá của băng và đĩa tăng lên thì người tiêu dùng 
mua ít máy cát sét hơn. Do vậy, cầu về máy cát sét giảm xuống 
 Tức là, giá một hang hóa tăng lên làm cầu hang hóa bổ sung của nó giảm; và ngược lại giá 
một hàng hóa giảm thì cầu về hàng hóa bổ sung của nó tăng. 
3. Giá kỳ vọng trong tương lai: Nếu giá của một hàng hoá nào đó được kỳ vọng là sẽ tăng lên 
trong tương lai và hàng hoá này có thể tích trữ được thì chi phí cơ hội cho việc có được hàng hoá 
này ở hiện tại để tiêu dùng trong tương lai sẽ thấp hơn so với việc có được hàng hoá này trong 
tương lai để tiêu dùng khi giá đang tăng lên. Cho nên người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hoá này 
trước khi giá kỳ vọng và cầu về nó tăng. Tương tự như vậy, nếu giá của một hàng hoá nào đó 
giảm xuống trong tương lai, thì chi phí cơ hội cho việc có nó bây giờ giảm xuống. Cho nên người 
tiêu dùng sẽ mua ít hàng hoá này bây giờ để tăng mua nó trong tương lai khi đó cầu về nó sẽ giảm 
xuống ở hiện tại. 
4. Dân số: Cầu cũng phụ thuộc vào quy mô và cơ cấu của dân số: Khi các yếu tố ảnh hưởng khác 
không thay đổi, dân số càng lớn thì cầu về hàng hoá và dịch vụ càng cao. Ngược lại, dân số càng 
nhỏ thì cầu về hàng hoá và dịch vụ cũng càng nhỏ. 
5. Sở thích: Cuối cùng, cầu còn phụ thuộc vào sở thích của người tiêu dùng. Sở thích là những 
khuynh hướng và thị hiếu cá nhân của người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ. Ví dụ, thanh niên 
thường thích những nơi sôi động, ồn ào và náo nhiệt. Còn người già thường thích sự yên tĩnh, 
thanh bình. Do đó, nếu có cùng một mức thu nhập, thì cầu về băng nhạc của thanh niên và người 
già sẽ khác nhau. Thanh niên sẽ có cầu cao về các loại băng nhạc POP, ROCK, RAP, trong khi 
người già lại có cầu cao về các loại băng nhạc trữ tình, tình ca, tình khúc. 
1.1.3 Mô tả cầu 
• Bằng biểu cầu: Biểu đồ cầu là một bảng gồm hai cột; cột thứ nhất ghi các mức giá thị 
trường của một hang hóa. Cột thứ ghi lượng cầu thị trường hoặc của cá nhân về hàng hóa 
đó. Với hàng hóa thông thường, biểu cầu mô tả rất rõ luật cầu. 
• Bằng đồ thị: Đồ thị cầu một hàng hóa là một đường nối các điểm minh họa các số liệu 
trong biểu cầu- gọi là đường cầu; trong đó trục hoành là lượng cầu, trục tung là các mức 
giá hang hóa đang xem xét. Đường cầu cũng mô tả luật cầu. 
• Bằng hàm cầu: 
 6 
- Nếu biểu thị mối quan hệ giữa lượng cầu hàng hoá với các yếu tố nói trên bằng hàm số thì hàm 
này có dạng tổng quát như sau: 
QD = F(P, Pr, Y, Pf, N, T,) 
- Chúng ta xem xét mối quan hệ giữa lượng cầu và giá cả của một hàng hoá, giữ cho những ảnh 
hưởng khác không đổi ta thường dung hàm cầu thông thường: QD = F(P). 
- Để môt ta luật cầu người ta sử dụng hàm ngược của hàm cầu thông thường, gọi là hàm cầu 
ngược: P = f(QD) 
Hình 1.2 Đường cầu và biểu cầu 
0,00
0,30
0,60
0,90
1,20
1,50
1,80
0 2 4 6 8 10
L­îng (triÖu chiÕc mçi tuÇn)
G
i¸
 (®
ån
g/
ch
iÕ
c)
 Giá 
(BảngAnh/c
hiếc) 
Lượng 
 (triệu chiếc mỗi 
tun) 
a 0,3 9 
b 0,6 6 
c 0,9 4 
d 1,2 3 
e 1,5 2 
Đường đường cầu còn thể hiện mức độ sẵn sàng và khả năng thanh toán. Nó cho biết mức 
giá cao nhất mà người ta sẵn sàng và có thể thanh toán cho đơn vị hàng hoá cuối cùng có thể 
mua. Nếu lượng mua lớn thì giá thường thấp. Nếu lượng mua nhỏ thì giá thường cao. Trong Hình 
1.2, nếu có 9 triệu chiếc băng được mua mỗi tuần thì giá cao nhất mà người ta sẵn sàng trả cho 
chiếc băng thứ 9 triệu là 30 xu. Nhưng nếu số lượng được mua là 2 triệu chiếc mỗi tuần thì giá 
người ta sẵn sàng trả cho chiếc băng thứ 2 triệu là 1,5 Bảng Anh. 
1.1.4 Sự thay đổi cầu làm dịch chuyển đường cầu 
Mô hình đã cho chúng ta thấy cầu thay đổi như thế nào theo giá của hàng hoá. Nhưng 
chúng ta cũng đã biết cầu còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như giá của các hàng hoá có liên 
quan, thu nhập của người tiêu dùng, sở thích. Do vậy, chúng ta cũng sẽ tiếp tục mở rộng xem xét 
sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến cầu. 
 7 
Sự di chuyển dọc theo đường cầu khác với sự dịch chuyển của đường cầu 
Khi các yếu tố ảnh hưởng đến cầu thay đổi thì sẽ gây ra sự di chuyển dọc theo đường cầu 
hoặc là sự dịch chuyển của đường cầu. 
Sự di chuyển dọc theo đường cầu là khi giá của hàng hoá và dịch vụ thay đổi nhưng các yếu tố 
khác vẫn giữ nguyên. 
Sự dịch chuyển của đường cầu là khi có một yếu tố ảnh hưởng đến cầu thay đổi, trừ giá của hàng 
hoá dich vụ đó. Ví dụ, khi giá của những chiếc Walkman giảm xuống thì sẽ có sự tăng lên trong 
cầu về mặt hàng băng nhạc cho loại cát sét này, có sự dịch chuyển của đường cầu về mặt hàng 
băng nhạc cho Walkman sang bên phải. Bất chấp giá băng nhạc cao hay thấp, nếu giá Walkman 
giảm xuống thì người tiêu dùng sẽ mua nhiều băng nhạc hơn tại mỗi mức giá. Hình 1.3 minh hoạ 
cho sự dịch chuyển này. Theo hình này, khi giá Walkman giảm xuống thì đường cầu về băng 
nhạc cho loại cát sét này dịch chuyển sang phải. 
Hình 1.3 Sự thay đổi của cầu khác với sự thay đổi về lượng cầu 
Mỗi một điểm trên đường cầu đều cho thấy lượng cầu ở một mức giá đã biết. Sự di 
chuyển dọc theo một đường cầu thể hiện sự thay đổi về số lượng cầu. Trong khi đó, một sự dịch 
chuyển của đường cầu thể hiện sự thay đổi cầu của người tiêu dùng. Hình 1.3 cho thấy những sự 
khác biệt này. Ví dụ, khi thu nhập tăng lên, đường cầu của người tiêu dùng sẽ dịch chuyển sang 
phải (từ đường cầu D0 đến D2 trong Hình vẽ). Điều này thể hiện cho sự tăng lên của cầu. Khi thu 
nhập giảm xuống, đường cầu sẽ dịch chuyển sang trái (từ đường cầu D0 đến D1 trong Hình vẽ). 
Điều này thể hiện cho sự giảm xuống của cầu. Đối với hàng hoá thứ yếu thì khi thu nhập giảm 
xuống, tác động có thể ngược lại so với hàng hoá thông thường. 
1.2 Cung 
1.2.1 Khái niệm cung 
Cung là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các 
mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với các yếu tố khác không đổi. 
Lượng cung là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán 
ở một mức giá đã cho trong một thời gian nhất định. Như vậy, cầu là toàn bộ mối quan hệ giữa 
lượng cung về một hàng hoá và giá của nó. 
Một hãng muốn sản xuất và bán các hàng hoá và dịch vụ thì hãng đó phải có đủ các điều 
kiện sau đây: 
• Có các nguồn lực và công nghệ để tiến hành sản xuất ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. 
L-îng 
G
i¸ 
CÇu t¨ng CÇu gi¶m 
L-îng cÇu 
t¨ng 
L-îng cÇu 
gi¶m 
D1 D0 D2 
Lượng cầu tăng 
Lượng cầu giảm 
Cầu giảm Cầu tăng 
Lượng 
 8 
• Có khả năng thu lợi nhuận từ việc sản xuất đó. 
• Có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của hãng. 
Cung phản ánh những quyết định về việc sản xuất các hàng hoá và dịch vụ mà khả thi về mặt 
công nghệ. Lượng cung hàng hoá và dịch vụ là số lượng hàng hoá và dịch vụ mà người sản xuất 
có kế hoạch bán ứng với một mức giá trong một khoảng thời gian nhất định. Nhưng lượng cung 
cũng không nhất thiết phải giống với lượng hàng hoá thực tế bán được. Nếu người tiêu dùng 
không muôn mua số lượng mà người sản xuất có kế hoạch bán, thì kế hoạch bán hàng sẽ đổ vỡ. 
Tương tự như lượng cầu, lượng cung cũng có thể biểu thị bằng số lượng trên một đơn vị thời 
gian. 
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung 
• Giá của hàng hoá (P). 
• Giá của các yếu tố đầu vào cho sản xuất PINPUTs). 
• Giá của các hàng hoá có liên quan (Pr). 
• Giá kỳ vọng trong tương lai (Pf). 
• Số lượng các nhà cung cấp mặt hàng đó (NF). 
• Công nghệ sản xuất (Tech) ... 
Luật cung 
Luật cung được phát biểu như sau: 
Khi các yếu tố khác không thay đổi, giá càng tăng thì lượng cung càng lớn. 
Tại sao giá cao hơn lại làm tăng lượng cung? Nguyên nhân là do chi phí biên hay chi phí 
cơ hội của hàng hoá đó tăng lên. Hàng hoá sẽ không bao giờ được sản xuất ra, nếu giá bán nó 
không đủ bù đắp chi phí biên để sản xuất ra nó. Cho nên các nhà sản xuất chỉ sẵn sàng chấp nhận 
chi phí biên cao hơn để tăng thêm cung khi giá của hàng hoá tăng lên và các yếu tố khác giữ 
nguyên. 
 9 
Hình 1.4 Đường cung và biểu cung 
Sự thay đổi cung 
Ta đã thấy cung thay đổi như thế nào khi chỉ có giá thay đổi. Nhưng bây giờ, chúng ta đã 
biết cung còn thay đổi khi có sự biến động của một số yếu tố khác như: 
1. Giá của các yếu tố đầu vào 
2. Giá của các hàng hoá liên quan 
3. Giá kỳ vọng trong tương lai 
4. Số lượng các nhà cung cấp 
5. Công nghệ 
1.2.3 Mô tả cung 
• Bằng biểu cung: Biểu cung là một bảng gồm hai cột; cột thứ nhất ghi các mức giá thị 
trường của một hàng hóa. Cột thứ hai ghi lượng cung thị trường hoặc của cá nhân về hang 
hóa đó. Biểu cung mô tả rất rõ luật cung. 
• Bằng đồ thị: Đồ thị cung một hàng hóa là một đường nối các điểm minh họa các số liệu 
trong biểu cung- gọi là đường cung; trong đó trục hoành là lượng cung, trục tung là các 
mức giá hang hóa đang xem xét. Đường cung cũng mô tả luật cung. 
• Bằng hàm cung: 
- Nếu biểu thị mối quan hệ giữa lượng cung hàng hoá với các yếu tố ảnh hưởng đến cung ta dùng 
hàm cung tổng quát có dạng sau: 
QS = F(P, PINPUTs, Pr, Pf, NF, Tech, ) 
- Chúng ta xem xét mối quan hệ giữa lượng cung và giá cả của một hàng hoá, giữ cho những ảnh 
hưởng khác không đổi ta thường dùng hàm cung thông thường: QS = F(P). 
- Để môt ta luật cầu người ta sử dụng hàm ngược của hàm cung thông thường có dạng: P = f(QS). 
Hình 1.4 Đường cung và biểu cun 
0,00 
0,30 
0,60 
0,90 
1,20 
1,50 
1,80 
0 2 4 6 8 10 
L­îng (triÖu chiÕc mçi tuÇn) 
Gi¸ (®ång/chiÕc) 
 Gi¸ (®ång/chiÕc) 
L­ îng (triÖu chiÕc mçi 
tuÇn) 
a 
 0,30 0,00 b 
 0,60 3,00 
c 
 0,90 4,00 
d 
 1,20 5,00 
e 
 1,50 6,00 
 10 
Hình 1.6. Sự thay đổi của cung khác 
với sự thay đổi của lượng cung 
G
iá
Lượng 
Cung 
giảm 
Cung 
tăng 
Hình 1.5 Sự tăng cung 
Biểu cung và đường cung 
Bảng trong Hình 1.4 cho chúng ta thấy một biểu đồ cung về mặt hàng băng nhạc. Một 
biểu đồ cung cho thấy những số lượng hàng hoá cung tại mỗi mức giá khác nhau, khi tất các các 
yếu tố khác có ảnh hưởng đế ... ề một 
cuộc chiến về giá. Chiến tranh giá cả là hậu quả của các quyết định định giá chiến lược được tiến 
hành vô thức. Vì vậy trong bất cứ độc quyền tập đoàn nào cũng có thể có hãng tham gia vào một 
cuộc chiến giá cả khi giá thấp hơn tổng chi phí trung bình. 
Lý do của những cuộc chiến như vậy là luôn thay đổi. Do các hãng độc quyền tập đoàn 
biết những đối thủ cạnh tranh của họ, nên họ không thích chúng; đôi khi mục đích của một hãng 
có thể chỉ rất đơn giản là dồn ép một đối thủ cạnh tranh không ưa ra khỏi kinh doanh, ngay cả khi 
quá trình đó làm tổn hại đến chính hãng của mình. Cảm tình và giận dữ đóng vai trò trong việc 
định giá độc quyền nhóm vì những mối quan hệ giữa các cá nhân và giữa các hãng là rất quan 
trọng. 
Có cách lựa chọn khác, một hãng có thể theo đuổi một chiến lược đặt giá trục lợi - một 
chiến lược ép giá xuống tạm thời để dồn một hãng khác ra khỏi ngành và làm tăng lợi nhuận 
trong dài hạn. Một số người cho rằng Microsoft đã theo đuổi chiến lược đặt giá trục lợi khi gần 
như cho không Office Suite trên các hệ thống máy tính mới để làm cho phần mềm của mình là 
chuẩn của ngành. Nếu chiến lược đặt giá trục lợi thành công, thì hãng có thể đặt mức giá cực cao 
vì các hãng nhập ngành tiềm năng nhận thức được hãng đang tồn tại trong ngành sẽ dồn họ ra 
khỏi ngành nếu họ cố thâm nhập. Khả năng các chiến lược có thể thay đổi liên tục như vậy làm 
cho rất khó đoán giá độc quyền tập đoán. 
7.6 Lý thuyết trò chơi, độc quyền tập đoàn và ra quyết định chiến lược 
 Việc không thể đưa ra một kết luận rõ ràng xem giá và lượng độc quyền tập đoàn sẽ lựa 
chọn là gì không có nghĩa rằng các lập luận và nguyên lý kinh tế không áp dụng được cho độc 
quyền tập đoàn. Chúng vẫn áp dụng được. Hầu hết việc ra quyết định chiến lược độc quyền tập 
đoàn được tiến hành bằng việc sử dụng ẩn hay hiện lý thuyết trò chơi (một áp dụng các nguyên 
lý kinh tế trong đó người chơi đưa ra các lựa chọn phụ thuộc lẫn nhau).Lý thuyết trò chơi là cách 
lập luận kinh tế áp dụng vào việc ra quyết định. 
 Để cho bạn có nhận thức về lý thuyết trò chơi, tôi sẽ trình bày tình thế lưỡng nan của 
người tù, một trò chơi nổi tiếng minh họa khó khăn của hành vi hợp tác trong những hoàn cảnh 
nhất định. Tình thế lưỡng nan của người tù chuẩn có thể thấy qua ví dụ sau: Có hai kẻ tình nghi 
bị bắt và được thẩm vấn tách biệt nhau. Mỗi người tù nhận được các lựa chọn sau: 
• Nếu không ai thú nhận, thì mỗi người sẽ nhận một bản án 6 tháng tù cho loại tội không 
nghiêm trọng. 
 82 
• Nếu một người tù nhận tội và người kia không, thì người nhận tội sẽ được thả còn người 
kia bị mức án tù 10 năm. 
• Nếu cả hai thú nhận, thì mỗi người sẽ nhận một bản án 5 năm tù. 
Chiến lược nào mỗi người sẽ lựa chọn? Nếu không người nào có thể báo cho người kia 
đừng nhận tội, thì chiến lược tối ưu (chiến lược làm cực đại hóa lợi ích kỳ vọng) đối với mỗi 
người sẽ là nhận tội, vì mỗi người phải giả định người kia cũng sẽ làm như vậy. Nhận tội là hành 
vi hợp lý mà mỗi người tù phải làm. Điều này giải thích tại sao gọi là tình thế lưỡng nan của 
người tù. Lòng tin làm cho mỗi người ra khỏi tình thế lưỡng nan của những người tù. Nếu những 
người tù có thể tin tưởng lẫn nhau, thì chiến lược tối ưu sẽ không phải là thú nhận, và cả hai sẽ 
chỉ bị một án tù rất nhẹ. Nhưng lòng tin là thứ rất khó có được nếu không có một cơ chế ép buộc 
rõ ràng. 
7.6.1 Tình thế lưỡng nan của người tù và ví dụ về nhị độc quyền 
Tình thế lưỡng nan của người tù có ứng dụng đơn giản nhất với độc quyền tập đoàn khi 
độc quyền tập đoàn chỉ gồm hai hãng. Chúng ta hãy xét các quyết định chiến lược đối diện với 
ngành nhị độc quyền “bọt dầu lạc” (một vật liệu băng keo đóng gói) - một độc quyền tập đoàn 
chỉ có hai hãng. Giả thiết rằng tổng chi phí trung bình và chi phí biên để sản xuất bọt dầu lạc của 
cả hai hãng là như nhau, và chỉ có hai hãng tồn tại trong ngành. Các chi phí này minh họa trong 
hình 7-4(a). 
Hình 7-4 Cân bằng hợp tác của hãng và ngành nhị độc quyền 
(a) Các đường chi phí của hãng b) Ngành: Giải pháp độc quyền và cạnh tranh 
Giả sử điều kiện sản xuất với qui mô tối thiểu hiệu quả 4.000 tấn là qui mô nhỏ nhất được 
xây dựng. Trong hình 7-4(b), các chi phí biên được cộng và đường cầu của ngành được vẽ với 
Giá $ 
 1 2 3 4 5 6 7 8 
 Lượng (nghìn đơn vị) 
MC 
800 
$ 
700 
600 
575 
500 
400 
300 
200 
100 
0 
ATC 
D 
800$ 
700 
600 
500 
400 
300 
200 
100 
0 
MR 
MC 
Giải pháp 
độc quyền 
Giải pháp 
cạnh tranh 
 1 2 3 4 5 6 7 8 9 
 Lượng (nghìn đơn vị) 
 83 
mức giá cạnh tranh 500$/tấn và lượng cạnh tranh 8.000 tấn. Đường doanh thu biên của ngành 
cũng được vẽ trong hình 7-4(b). 
Nếu các hãng cấu kết, họ sẽ hành động như nhà độc quyền chung đặt sản lượng 6.000 tấn 
tại mức MR=MC (3.000 tấn mỗi hãng), cho mức giá 600$ với chi phí 575 $ mỗi tấn, và lợi nhuận 
kinh tế chung là 150.000$, hay mỗi hãng 75.000$. Các hãng ưa thích cân bằng này hơn so với cân 
bằng cạnh tranh mang lại cho họ lợi nhuận kinh tế bằng 0. 
Nếu họ có thể đảm bảo rằng cả hai sẽ trung thành với thoả thuận, thì mức sản lượng độc 
quyền sẽ là mức sản lượng cực đại hóa lợi nhuận chung. Nhưng điều gì xảy ra nếu một hãng lừa 
gạt? Điều gì xảy ra nếu một hãng sản xuất 4.000 tấn (1.000 tấn ngoài thoả thuận). Sản lượng tăng 
thêm 1.000 tấn sẽ làm giá giảm xuống còn 550$/tấn. Tổng chi phí trung bình của hãng lừa gạt 
giảm xuống còn 500$ khi sản lượng của nó 4.000, nên lợi nhuận của nó tăng lên 200.000$. Lợi 
nhuận của hãng không lừa gạt bị thay đổi ngược chiều. Tổng chi phí trung bình của nó vẫn giữ 
575$, nhưng mức giá nhận được chỉ còn 550$, nên nó bị lỗ 75.000$, thay vì được lợi 75.000$. 
Điều này làm nó cũng có động cơ rất mạnh để lừa gạt. Việc chia tách sản lượng và lợi nhuận này 
được minh họa trong hình 2.5. Nếu hãng không lừa gạt quyết định cũng lừa gạt, thì nó sẽ làm triệt 
tiêu khoản lỗ của mình và lợi nhuận của hãng kia, và nhị độc quyền chuyển đến một trạng thái lợi 
nhuận bằng 0. 
Trong hình 7-5(a), bạn thấy hãng tuân thủ thoả thuận và sản xuất 3.000 đơn vị bị lỗ 
75.000$; tổng chi phí trung bình của nó là 575$, và giá nó nhận được 550$. Trong hình 7-5(b), 
bạn thấy hãng lừa gạt tạo ra lợi nhuận 200.000$; chi phí trung bình của nó là 500$, nên nó hành 
động có lợi hơn nhiều so với không lừa gạt. Lợi nhuận tổng cộng của hãng lừa gạt và không lừa 
gạt là 200.000$-75.000$ =125.000$, một con số thấp hơn so với con số nếu họ hợp tác. Bằng việc 
lừa gạt hãng cơ bản đã chuyển khoản lợi nhuận 125.000$ của hãng khác về cho mình và còn làm 
giảm lợi nhuận tổng hợp đi 25.000$. Trong hình 7-5(c) minh họa sản lượng được chia tách như 
thế nào giữa hai hãng. Nếu cả hai hãng cùng lừa gạt, sản lượng cân bằng sẽ chuyển thành mức 
sản lượng cạnh tranh, 8.000, và cả hai hãng đều có lợi nhuận bằng 0. Điều này đưa ra chính xác 
kiểu tình huống chiến lược mà lý thuyết trò chơi đã phát triển. Nó tiến hành như vậy bằng việc 
phân tích các chiến lược của cả hai hãng dưới tất cả các hoàn cảnh và đưa tổ hợp này vào một ma 
trân thanh toán – bao gồm các kết cục của một trò chơi chiến lược dưới các hoàn cảnh khác nhau. 
7.6.2 Nhị độc quyền và ma trận thanh toán 
Nhị độc quyền được trình bày ở trên là một biến thể của trò chơi tình thế lưỡng nan của 
người tù. Các kết quả cũng được trình bày trong một ma trận thanh toán tóm lược bản chất tình 
thế lưỡng nan của người tù. Trong hình 7-6, mỗi ô vuông cho biết thanh toán từ một cặp quyết 
định được liệt kê theo cột và theo hàng. Tam giác xanh chỉ lợi nhuận của A; tam giác vàng chỉ lợi 
nhuận của B. Ví dụ, nếu không ai lừa gạt, thì kết quả của cả hai được cho trong ô vuông bên trên 
phía trái, nếu cả hai lừa gạt, thì kết quả của cả hai được cho trong ô vuông bên dưới phía phải. 
Lưu ý tình thế lưỡng nan mà họ mắc vào nếu việc phát hiện trò lừa dối là không thể. Nếu 
họ không thể phát hiện liệu người kia có lừa gạt hay không và mỗi người đều tin rằng ngưởi kia 
đang cực đại hóa lợi ích, thì mỗi người phải kỳ vọng người kía sẽ lừa gạt. Nhưng nếu hãng A kỳ 
vọng hãng B lừa gạt, thì thanh toán có liên quan ở dòng thứ hai. Dựa vào kỳ vọng đó, nếu hãng A 
 84 
không lừa gạt, thì nó lỗ 75.000$. Nên chiến lược tối ưu của hãng A là lừa gạt. Tương tự như vậy 
đối với hãng B. 
Nếu nó kỳ vọng hãng A lừa gạt, thì thanh toán có liên quan của nó ở cột thứ hai. Chiến 
lược tối ưu của hãng B là lừa gạt. Nhưng nếu cả hai cùng lừa gạt, thì họ kết thúc trong ô vuông 
bên dưới phía phải với lợi nhuận bằng 0. 
Hình 7-5 Cân bằng của hãng và ngành nhị độc quyền khi một hãng lừa gạt 
(a) Lỗ của hãng không lừa gạt (b) Lợi nhuận của hãng lừa gạt (c) Ngành có một 
hãng lừa gạt 
Hình 7-6: Ma trận thanh toán của Nhị độc quyền đặt giá chiến lược 
 A không lừa gạt A lừa gạt 
B không lừa gạt 
B lừa gạt 
Dĩ nhiên, trong thực tế trò lừa gạt phần nào bị phát hiện, và mặc dù cấu kết công khai và 
hợp đồng có thể thực thi hành là bất hợp pháp ở Mỹ, nhưng hợp đồng cấu kết ngầm thì không. 
 1 2 3 4 5 6 7 8 
 Lượng (nghìn đơn vị) 
MC 
ATC 
Cầu 
B 
MC 
Giá $ 
800 
700 
600 
550 
500 
400 
300 
200 
100 
0 
Giá $ 
800 
700 
600 
550 
500 
400 
300 
200 
100 
0 
Giá $ 
800 
700 
600 
550 
500 
400 
300 
200 
100 
0 
 1 2 3 4 5 6 7 8 Lượng (nghìn đơn 
 1 2 3 4 5 6 7 8 
 Lượng (nghìn đơn vị) 
ATC 
A 
C 
Sản 
lượng 
của 
hãng 
lừa 
gạt 
A 75.000$ A +200.000$ 
A -75.000$ A 0 
B 75.000$ 
B +200.000 B 0 
B -75.000$ 
 85 
Hơn nữa, trong các thị trường khi các điều kiện tương tự nhau được duy trì, thì giải pháp hợp tác 
được ưa chuộng hơn do mỗi hãng sẽ thu được danh tiếng dựa trên các hành động trong quá khứ 
của mình, và các hãng có thể trả đũa chống lại các hãng khác lừa gạt. Nhưng tình thế lưỡng nan 
vẫn còn đối với các hãng và có xu hướng đẩy các độc quyền tập đoàn tới một giải pháp cạnh 
tranh có lợi nhuận bằng 0. 
Việc đẩy tới một cân bằng có lợi nhuận bằng 0 có thể thấy trong cuộc chiến giá cả giữa 
Amazon.com và Buy.com năm 2002. Khi Amazon.com hạ thấp ngưỡng vận tải tự do của mình từ 
99$ xuống 49$, Buy.com đáp trả bằng việc mời chào vận tải tự do cho tất cả hàng mua vào đúng 
ngày hôm sau và sau còn phụ thêm khuyến mại để đánh vào giá Amazon.com với 10%. 
7.6.3 Các mô hình độc quyền tập đoàn, cấu trúc và vận hành 
Sự phân chia ra bốn loại thị trưòng mà tôi đã xét cho tới đây hoàn toàn dựa trên cấu trúc 
của các thị trường. Theo cấu trúc là số hãng, qui mô, mối quan hệ lẫn nhau trong một ngành. Một 
độc quyền (một hãng) là ít cạnh tranh nhất; các ngành cạnh tranh hoàn hảo (gần như vô số hãng) 
là cạnh tranh nhiều nhất. Sự phân chia theo cấu trúc dễ dàng cho sinh viên học tập và hợp với trực 
giác. Mô hình cartel hóa phù hợp nhất với hệ thống phân loại này vì nó giả định cấu trúc của thị 
trường (số hãng) có quan hệ trực tiếp với mức giá mà hãng đặt.Nó dự đoán độc quyền tập đoàn 
đặt giá cao hơn so với độc quyền cạnh tranh. 
Mô hình thị trường có thể cạnh tranh được đưa ra còn ít trọng lượng đối với cấu trúc thị 
trường. Theo nó, các thị trường mang tính cấu trúc độc quyền tập đoàn cao thực tế lại có thể cạnh 
tranh cao – cao hơn nhiều những thị trường có cấu trúc ít cạnh tranh. Việc xem xét đánh giá sự 
hoạt động của thị trường, không phải cấu trúc, bằng mô hình thị trường có thể cạnh tranh được 
này đã có rất nhiều hiện sinh. Gần nhất với nó trước đây gọi là mô hình rào cản nhập ngành, mô 
hình đặt giá bên ngoài, và mô hình đặt giá có giới hạn. Các mô hình này cho ta cách xem xét cạnh 
tranh mà không phụ thuộc vào cấu trúc thị trường. 
Để hiểu các hàm ý của cách tiếp cận thị trường có thể cạnh tranh được, hãy xét một độc 
quyền tập đoàn với tỉ lệ tập trung 60% thuộc 4 hãng và chỉ số Herfindahl 1.500. Sử dụng cách 
tiếp cận theo cấu trúc ta có thể nói rằng, do có nhiều mô hinh tập đoàn nên chúng ta hoàn toàn 
không chắc chắn các hãng trong ngành sẽ đặt mức giá nào, nhưng điều xem ra hợp lý là giả định 
có sự cấu kết ngầm nào đó và mức giá có thể gần với giá độc quyền hơn so với mức giá cạnh 
tranh. Nếu vẫn chính thị trường này có tỉ lệ tập trung 30% thuộc 4 hãng và chỉ số Herfindahl 700, 
thì ngành hầu như sẽ có có mức giá cạnh tranh. 
Người ủng hộ mô hình thị trường có thể cạnh tranh được có thể không đồng ý, lập luận 
rằng rào cản nhập ngành và rời khỏi ngành là rất quan trọng. Nếu không tồn tại rào cản nhập 
ngành đáng kể trong trường hợp thứ nhất và tồn tại rào cản nhập ngành đáng kể trong trường hợp 
thứ hai, thì trường hợp thứ hai mang tính độc quyền nhiều hơn so với trường hợp thứ nhất. Ví dụ 
thị trường cá Miami đã đề cập trước đây, có 20 người bán (không ai có thị phần lớn) và rào cản 
nhập ngành đáng kể (chỉ có ngư dân thuộc bến tàu được phép bán cá ở đó và chỗ bán hàng ở bến 
tàu là có hạn). Do các giới hạn nhập ngành như vậy, nên quyết định đặt giá và sản lượng có thể 
rất gần với mức giá độc quyền. Nếu bạn lấy chính cấu trúc này nhưng nhập ngành tự do, thì bạn 
lại có các quyết định gần với cạnh tranh hơn. 
 86 
So sánh các cấu trúc thị trường khác nhau 
Cấu trúc 
Đặc điểm 
Độc quyền 
Độc quyền tập đoàn 
Cạnh tranh độc 
quyền 
Cạnh tranh 
hoàn hảo 
Số hãng Một Một số Nhiều Nhiều vô số 
Rào cản 
nhập ngành 
Đáng kể Đáng kể Một số Không có 
Quyết định 
đặt giá 
MC = MR đặt giá chiến lược 
giữa độc quyền và 
cạnh tranh hoàn hảo 
MC = MR MC = MR=P 
Quyết định 
sản lượng 
Hạn chế sản lượng 
nhiều nhất 
Sản lượng bị hạn chế 
một số 
Sản lượng bị hạn 
chế một số bởi 
khác biệt hóa SP 
Không hạn chế 
sản lượng 
Sự phụ 
thuộc lẫn 
nhau 
Hãng trên thị trường, 
không quan tâm đến 
đối thủ cạnh tranh 
Quyết định sản lượng 
và đặt giá chiến lược 
phụ thuộc lẫn nhau 
Mỗi hãng hành 
động độc lập 
Mỗi hãng hành 
động độc lập 
Lợi nhuận Khả năng lợi nhuận 
kinh tế dài hạn 
Một số lợi nhuận 
kinh tế dài hạn là có 
thể 
Không có lợi 
nhuận kinh tế dài 
hạn là có thể 
Không có lợi 
nhuận kinh tế 
dài hạn là có thể 
P và MC P > MC P > MC P > MC P = MC 
 87 
Tài liệu tham khảo 
- D. Colander (2004), Kinh tế học Vi mô, sách dịch của Nguyễn Thế Hòa, trường Đại học 
Thủy lợi (2009). 
- Nguyễn Thế Hòa & Vũ Ngọc Thanh (2005), Giáo trình Kinh tế Vi mô-Vĩ mô, NXB Nông 
Nghiệp. 
- Walter Nicholson (2005), Microeconomíc Theory Basic Principles and Extensions Ninth 
Edition, Thomson South-Western. 
- H.R. Varian (1992), Microeconomic Analysis. 
- R. S. Pindyck, D. L. Rubìneld (1995), sách dịch của trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
(1999), NXB Thống kê. 
- B. Allen, N.A. Doherty, K. Weigelt, E. Mansfield (2005), Kinh tế quản lý, sách dịch của 
bộ môn Quản trị kinh doanh, Nguyễn Thế Hòa chủ biên, trường Đại học Thủy lợi (2010). 
- GS.TS. Nguyễn Khắc Minh, Nhập môn lý thuyết trò chơi và ứng dụng trong kinh tế kinh 
doanh (2002), NXB Khoa học và Kỹ thuật 
- H. S. Bierman, L. Fernandez (2000), Game Theory with Economic Applications. 
- A. K. Dixit, B. J. Nalebuff (1991), Tư duy chiến lược (Lý thuyết trò chơi thực hành) - Vũ 
khí sắc bén trong thương trường, chính trường và cuộc sống, sách dịch của Nguyễn Tiến 
Dũng và Lê Ngọc Liên (2006). 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_hoc_vi_mo_nang_cao_nguyen_the_hoa.pdf