Bài giảng Kinh tế học công cộng - Chương 2: Kinh tế học phúc lợi: hiệu quả và công bằng

NỘI DUNG CHƯƠNG

1. Hiệu quả, hiệu quả Pareto, cải thiện Pareto;

2. Sự công bằng và sự đánh đổi giữa hiệu quả

và công bằng;

3. Phân phối thu nhập;

4. Những lựa chọn của xã hội;

5. Đánh giá các thay đổi chính sách.

pdf 19 trang phuongnguyen 7140
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kinh tế học công cộng - Chương 2: Kinh tế học phúc lợi: hiệu quả và công bằng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kinh tế học công cộng - Chương 2: Kinh tế học phúc lợi: hiệu quả và công bằng

Bài giảng Kinh tế học công cộng - Chương 2: Kinh tế học phúc lợi: hiệu quả và công bằng
17-Sep-15
1
SLIDES BÀI GIẢNG 2
KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI:
HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG
Le T. Nhan
Khoa Kinh tế quốc tế - Trường Đại học Ngân hàng
17-Sep-15 2
NỘI DUNG CHƯƠNG
1. Hiệu quả, hiệu quả Pareto, cải thiện Pareto;
2. Sự công bằng và sự đánh đổi giữa hiệu quả 
và công bằng;
3. Phân phối thu nhập;
4. Những lựa chọn của xã hội;
5. Đánh giá các thay đổi chính sách.
17-Sep-15 3
MỤC TIÊU CHƯƠNG
1. Sau khi kết thúc chương, người học nắm được thế 
nào hiệu quả và công bằng cũng như sự đánh đổi 
giữa hai mục tiêu này;
2. Bên cạnh đó, người học sẽ hiểu về hiệu quả 
Pareto về phân phối thu nhập và những lựa chọn 
của XH dựa trên khái niệm hiệu quả này.
3. Người học có thể đánh giá các thay đổi của chính 
sách cụ thể.
17-Sep-15 Kinh tế học công cộng - by Le Trung Nhan 4
PHẦN I
HIỆU QUẢ 
HIỆU QUẢ PARETO
CẢI THIỆN PARETO
17-Sep-15
2
17-Sep-15 5
HIỆU QUẢ
 Khái niệm Hiệu Quả (Efficiency)?
 Theo anh/chị thế nào là “hiệu quả”?
17-Sep-15 6
HIỆU QUẢ PARETO
 Khi thay đổi chính sách (phân bổ lại NL)
thường dẫn đến kết quả:
 Một số người được lợi;
 Một số người bị thiệt.
 Trên ý tưởng đó, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái
niệm hiệu quả Pareto
(Pareto Efficiency = PE).
17-Sep-15 7
HIỆU QUẢ PARETO
 Khái niệm (Pareto Efficiency = PE):
 Một sự phân bổ NL được gọi là PE nếu như
không có cách phân bổ lại các NL để làm cho
ít nhất một người khác được lợi hơn mà
không làm thiệt hại đến bất kỳ ai khác.
17-Sep-15 8
HIỆU QUẢ PARETO
 Khi đã ở trạng thái PE, người ta không thể cải
thiện lợi ích của một nhóm người nào đó (làm
cho họ trở nên khá giả hơn) mà lại không làm
thiệt hại đến những người còn lại.
17-Sep-15
3
17-Sep-15 9
HIỆU QUẢ PARETO
 Nền KT có 12 quả cam phân bổ cho Crusoe
và Friday. Phân bổ nào là PE?
CRUSOE FRIDAY
Phân bổ 1 8 2
Phân bổ 2 4 8
Phân bổ 3 9 3
Phân bổ 4 8 3
Phân bổ 5 1 11
17-Sep-15 10
HIỆU QUẢ PARETO
 Hiệu quả Pareto và đường PPF
17-Sep-15 11
HIỆU QUẢ PARETO
 Hiệu quả Pareto và đường PPF
 Phân bổ F có PE?
17-Sep-15 12
CẢI THIỆN PARETO
 Khái niệm (Pareto Improvement = PI):
 Nếu còn tồn tại một cách phân bổ lại các
nguồn lực làm cho ít nhất một người được lợi
mà không làm thiệt hại cho bất kỳ ai khác thì
cách phân bổ lại các nguồn lực đó là cải thiện
Pareto so với cách phân bổ ban đầu.
17-Sep-15
4
17-Sep-15 13
CẢI THIỆN PARETO
 Một sự phân bổ NL chưa đạt PE có nghĩa là
vẫn còn sự lãng phí; tức là vẫn có thể cải
thiện lợi ích của một người nào đó mà không
làm ảnh hưởng đến lợi ích của người khác.
17-Sep-15 14
CẢI THIỆN PARETO
 Nền KT có 12 quả cam phân bổ cho Crusoe
và Friday. Phân bổ nào là PI?
CRUSOE FRIDAY
Phân bổ 1 8 2
Phân bổ 2 4 8
Phân bổ 3 9 3
Phân bổ 4 8 3
Phân bổ 5 1 11
17-Sep-15 15
CẢI THIỆN PARETO
 Đường PPF và cải thiện Pareto
 Phân bổ ban đầu F.
 Vùng cải thiện?
17-Sep-15 16
MỐI QUAN HỆ PE VÀ PI
 PE và PI có quan hệ chặt chẽ với nhau:
 Một sự phân bổ NL chưa hiệu quả thì còn có thể
hoàn thiện nó bằng cách phân bổ lại.
 Tuy nhiên, chưa chắc một cách phân bổ NL đạt
PE sẽ tốt hơn một cách phân bổ chưa đạt PE.
17-Sep-15
5
17-Sep-15 17
HIỆU QUẢ PARETO
 Ý nghĩa PE:
 Nếu một hệ thống KT đạt được PE, không một
cá nhân nào có cuộc sống tốt lên mà không khiến
một người khác có cuộc sống xấu đi.
 Nhìn chung, mọi người công nhận rằng cần tránh
các tình trạng không đạt được PE, vì thế PE là
một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá các
hệ thống KT và các chính sách chính trị.
17-Sep-15 18
HIỆU QUẢ PARETO
 Chỉ trích PE?
17-Sep-15 19
HIỆU QUẢ PARETO
Đọc bài Pareto Efficiency của Megan 
Martorana, Region Focus, Winter 2007;
1. Trình bày lại 2 ví dụ ở trong bài và chỉ ra hiệu quả
Pareto (PE) cho mỗi ví dụ?
2. Hãy chỉ ra những hạn chế của PE.
3. Từ những thảo luận trong bài bạn hãy cho biết ý
kiến cá nhân về việc khi một phân bổ NL đạt PE
nhưng lại gây ra sự mất công bằng trong XH.
17-Sep-15 20
HIỆU QUẢ PARETO
Đọc bài Pareto Efficiency của Megan 
Martorana, Region Focus, Winter 2007;
1. Trình bày lại 2 ví dụ ở trong bài và chỉ ra hiệu quả
Pareto (PE) cho mỗi ví dụ?
2. Hãy chỉ ra những hạn chế của PE.
3. Từ những thảo luận trong bài hãy cho biết ý kiến
cá nhân về việc khi một phân bổ NL đạt PE
nhưng lại gây ra sự mất công bằng trong XH.
17-Sep-15
6
17-Sep-15 21
HIỆU QUẢ PARETO
Xem video về PE
1. Cho biết phân bổ nào là PE?
2. Phân bổ nào là không PE?
17-Sep-15 Kinh tế học công cộng - by Le Trung Nhan 22
PHẦN II
CÔNG BẰNG VÀ SỰ ĐÁNH ĐỔI 
GIỮA CÔNG BẰNG VÀ HIỆU QUẢ
17-Sep-15 23
CÔNG BẰNG
 Công bằng - Equality (công bằng XH)?
 Theo anh/chị thế nào là “công bằng”?
17-Sep-15 24
CÔNG BẰNG
 Công bằng - Equality (công bằng XH)?
 Khái niệm này mang tính chuẩn tắc.
 Công bằng ngang: đối xử như nhau đối với
những người có điều kiện như nhau;
 Công bằng dọc: đối xử có sự khác biệt với
những người có điều kiện khác nhau để bù đắp
hay khắc phục cho sự khác biệt đó.
17-Sep-15
7
17-Sep-15 25
CÔNG BẰNG
 Công bằng # Bình đẳng?
 Theo anh/chị “công bằng” và “bình đẳng” khác
nhau ở điểm nào?
17-Sep-15 26
SỰ ĐÁNH ĐỔI GIỮA HQ VÀ CÔNG BẰNG
 Sự đánh đổi (Trade-off)
 Theo anh/chị “sự đánh đổi” là gì?
17-Sep-15 27
SỰ ĐÁNH ĐỔI GIỮA HQ VÀ CÔNG BẰNG
 Thực tế luôn có sự đánh đổi giữa HQ và CB.
 Sự đánh đổi giữa CB và HQ là điểm chủ yếu
của tranh luận về chính sách công.
 Ví dụ: Nên phân bổ nguồn lực nhiều hơn cho
người giàu hay người nghèo?
17-Sep-15 28
SỰ ĐÁNH ĐỔI GIỮA HQ VÀ CÔNG BẰNG
 Xét nền KT đơn giản gồm Crusoe và Friday
với phân bổ ban đầu về cam như sau:
 Phân bổ ban đầu này có công bằng không?
CRUSOE FRIDAY
Số cam 10 2
17-Sep-15
8
17-Sep-15 29
SỰ ĐÁNH ĐỔI GIỮA HQ VÀ CÔNG BẰNG
 Giả sử chúng ta là Chính phủ và tiến hành
phân phối lại cam như sau:
 Chuyển 4 quả từ Crusoe sang Friday và trong
quá trình chuyển bị hao hụt 1 quả.
CRUSOE FRIDAY
Số cam ban đầu 10 2
Số cam sau phân phối 6 5
17-Sep-15 30
SỰ ĐÁNH ĐỔI GIỮA HQ VÀ CÔNG BẰNG
 Kết quả mới như thế nào? Công bằng hơn?
CRUSOE FRIDAY
Số cam ban đầu 10 2
Số cam sau phân phối 6 5
17-Sep-15 31
SỰ ĐÁNH ĐỔI GIỮA HQ VÀ CÔNG BẰNG
 Thế nào là HQ và CB cho trường hợp này?
CRUSOE FRIDAY
Số cam ban đầu 10 2
Số cam sau PP 6 5
 Hãy cho biết cách nào để đánh giá HQ và CB cho
trường hợp này?
17-Sep-15 32
SỰ ĐÁNH ĐỔI GIỮA HQ VÀ CÔNG BẰNG
 Kết quả mới như thế nào? Hiệu quả hơn?
CRUSOE FRIDAY TỔNG
Số cam ban đầu 10 2 12
Số cam sau PP 6 5 11
 Để đạt được CB nhiều hơn thì phải hy sinh một số
lượng hiệu quả nào đó.
 Để công bằng hơn so với ban đầu thì phải phân bổ
lại; khi phân bổ lại thì sẽ có sự hao hụt, tức hiệu
quả giảm.
17-Sep-15
9
17-Sep-15 33
SỰ ĐÁNH ĐỔI GIỮA HQ VÀ CÔNG BẰNG
 Sơ đồ đánh đổi giữa HQ và CB:
17-Sep-15 34
SỰ ĐÁNH ĐỔI GIỮA HQ VÀ CÔNG BẰNG
 Tranh luận:
1. Để tăng công bằng thì phải từ bỏ HQ đến
mức nào?
2. CB là vấn đề quan trọng trong XH nên cần
tăng CB mà không cần quan tâm đến HQ.
3. Bất công (hay không CB) là vấn đề tất yếu
của XH nên làm sao cần gia tăng HQ cho
XH và chấp nhận sự không CB.
17-Sep-15 35
SỰ ĐÁNH ĐỔI GIỮA HQ VÀ CÔNG BẰNG
THẢO LUẬN
Bạn ủng hộ ý kiến nào? Vì sao?
1. CB là vấn đề quan trọng trong XH nên cần
tăng CB mà không cần quan tâm đến HQ.
2. Bất công là vấn đề tất yếu của XH nên làm
sao cần gia tăng HQ cho XH và chấp nhận
sự không CB.
17-Sep-15 36
CÔNG BẰNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP
Thước đo mức độ bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập
1. Đường cong Lorenz (Lorenz curve)
2. Hệ số Gini (Gini coefficient)
3. Và các chỉ tiêu khác nữa
17-Sep-15
10
17-Sep-15 37
CÔNG BẰNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP
Thước đo mức độ bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập – LORENZ CURVE
 “Đường cong Lorenz cho biết tỷ lệ % cộng
dồn của thu nhập (hay của cải) do một tỷ lệ
% nhất định của dân số sở hữu”
17-Sep-15 38
CÔNG BẰNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP
Thước đo mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 
– LORENZ CURVE
17-Sep-15 39
CÔNG BẰNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP
Thước đo mức độ bất bình đẳng trong phân 
phối thu nhập – LORENZ CURVE
• Đường màu xanh lục
(đường chéo): bình đẳng
tuyệt đối;
• Đường màu xanh
dương: bất bình đẳng
tuyệt đối;
• Đường màu đỏ: Lorenz 
curve thông thường.
17-Sep-15 40
CÔNG BẰNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP
Cách vẽ LORENZ CURVE
1. Tìm dữ liệu về thu nhập dân cư;
2. Sắp xếp thu nhập dân cư theo thứ tự tăng dần;
3. Chia dân số thành các nhóm có dân số bằng nhau, mỗi nhóm
được gọi là một phân vị (ví dụ: ngũ vị phân, thập vị phân, bách
vị phân);
4. Tính các % cộng dồn thu nhập tương ứng với các % cộng dồn
dân số;
5. Biểu diễn % cộng dồn dân cư ở trục hoành; % cộng dồn thu
nhập ở trục tung;
6. Vẽ các điểm rồi nối chúng lại sẽ được đường Lorenz.
17-Sep-15
11
17-Sep-15 41
CÔNG BẰNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP
Thước đo bất bình đẳng trong phân phối thu 
nhập: Hệ số Gini
 Công thức:
g = A/(A+B)
g = A/0.5
g = 2A
17-Sep-15 42
CÔNG BẰNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP
 g = 0: bình đằng
tuyệt đối;
 g = 1: bất bình đẳng
tuyệt đối;
 g càng gần 0 càng
bình đẳng.
Thước đo bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập: Hệ số Gini
17-Sep-15 43
CÔNG BẰNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP
THỰC HÀNH
 Giả sử có 2 quốc gia, mỗi quốc gia có 1000 dân.
 Hãy tạo thu nhập ngẫu nhiên cho dân số 2 quốc gia.
 Vẽ đường Lorenz của mỗi quốc gia theo 2 cách sau:
 Chia dân số thành ngũ vị phân (5 nhóm)
 Chia dân số thành thập vị phân (10 nhóm)
 Tính GINI coefficient mỗi quốc gia;
 So sánh sự bất bình đẳng giữa 2 quốc gia.
17-Sep-15 44
CÔNG BẰNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP
Hãy tìm hiểu và trình bày thêm những tiêu
chí để để đánh giá bất công bằng trong
phân phối thu nhập ngoài các tiêu chí đã
học.
17-Sep-15
12
17-Sep-15 Kinh tế học công cộng - by Le Trung Nhan 45
PHẦN III
PHÂN PHỐI THU NHẬP
17-Sep-15 46
PHÂN PHỐI THU NHẬP
 Hạn chế lớn nhất của PE là nó không đưa ra
sự chỉ dẫn nào liên quan đến vấn đề phân phối
thu nhập.
17-Sep-15 47
PHÂN PHỐI THU NHẬP
 Khi chính sách thay đổi thì các cá nhân có
liên quan đến chính sách sẽ có thể bị thay đổi
lợi ích.
 Chúng ta tìm hiểu những thay đổi đó dưới góc
độ tác động lên phúc lợi cá nhân hay mức hữu
dụng.
17-Sep-15 48
PHÂN PHỐI THU NHẬP
 Giả sử ta có chính sách chuyển cam từ Crusoe
sang cho Friday ( phân phối lại thu nhập)
 Vậy số cam của Friday ngày càng tăng.
 Khi đó hữu dụng và hữu dụng biên của Friday
sẽ như thế nào?
17-Sep-15
13
17-Sep-15 49
PHÂN PHỐI THU NHẬP
 TU và MU của Friday
4
7
9
10 10
9
7
3
2
1
0
-1
-2
-4
-2
0
2
4
6
8
10
12
0 1 2 3 4 5 6 7 8
TU/ MU
X
TU vaì MU
TUx
MUx
17-Sep-15 50
PHÂN PHỐI THU NHẬP
 Tương tự, khi lấy bớt cam của Crusoe thì TU 
của Crusoe giảm và MU bị mất đi cho từng 
quả cam sẽ tăng lên.
 Hình vẽ TU và MU cho Crusoe cũng giống như của Friday tuy nhiên khi phân tích 
chúng ta sẽ phân tích từ phải (mức số lượng cam cao) sang trái (mức số lượng cam 
thấp). 
17-Sep-15 51
PHÂN PHỐI THU NHẬP
 Vậy, khi phân phối lại cam theo cách trên thì 
hữu dụng (lợi ích) của Friday sẽ tăng, còn hữu 
dụng (lợi ích) của Crusoe sẽ giảm. Điều này 
sẽ được miêu tả bằng đường giới hạn khả 
năng hữu dụng (Utility Possibility Frontier 
- UPF).
17-Sep-15 52
PHÂN PHỐI THU NHẬP
Đường giới hạn khả năng hữu dụng (UPF) 
 Định nghĩa 1: “Đường giới hạn khả năng 
hữu dụng biểu thị tập hợp các phối hợp lợi 
ích lớn nhất mà những nhóm người trong XH 
nhận được”.
17-Sep-15
14
17-Sep-15 53
PHÂN PHỐI THU NHẬP
Đường giới hạn khả năng hữu dụng (UPF) 
 Định nghĩa 2: “Đường UPF biểu thị mức hữu 
dụng tối đa mà một cá nhân (hay một nhóm 
người) trong nền KT có thể đạt được trong 
điều kiện đã xác định được mức hữu dụng của 
những người khác”.
17-Sep-15 54
PHÂN PHỐI THU NHẬP
Đường giới hạn khả năng hữu dụng (UPF) 
Friday’s 
Utility = the 
Poor’s utility
Crusoe’s 
Utility
= the 
Rich’ s 
utility
17-Sep-15 55
PHÂN PHỐI THU NHẬP
Đường UPF và Hiệu quả Pareto 
Friday’s 
Utility
Crusoe’s 
Utility
I
I’
A
B
17-Sep-15 56
PHÂN PHỐI THU NHẬP
Hiệu quả Pareto và nguyên tắc đền bù
 Giá trị tính bằng tiền khi thay đổi chính sách 
đối với người hưởng lợi > giá trị thiệt hại tính 
bằng tiền của những người bị thiệt thòi?
 Trong trường hợp này, về nguyên tắc người 
được lợi có thể đền bù cho người thua thiệt. 
Đây gọi là nguyên tắc đền bù.
17-Sep-15
15
17-Sep-15 57
PHÂN PHỐI THU NHẬP
Đường bàng quan XH & phân phối thu nhập
 Đường bàng quan cá nhân (ôn lại vi mô)
“Tập hợp các rổ hàng khác nhau cùng đưa lại 
một mức lợi ích cho cá nhân”
17-Sep-15 58
PHÂN PHỐI THU NHẬP
Đường bàng quan XH & phân phối thu nhập
 Đường bàng quan XH (Social Indifference 
Curve – SIC)
“Đường bàng quan XH biểu thị tập hợp các phối hợp 
lợi ích khác nhau của các nhóm người; và những 
phối hợp lợi ích đó cùng đưa lại một mức phúc lợi 
XH”
17-Sep-15 59
PHÂN PHỐI THU NHẬP
Đường bàng quan XH & phân phối thu nhập
Group 1’s 
Utility
Group2’s 
Utility
W1
W2
Social Indifference Curve = Iso-welfare curve
17-Sep-15 60
PHÂN PHỐI THU NHẬP
Hình dạng của đường bàng quan XH
The Poor’s 
Utility
The Rich’s 
Utility
W1
W2
W3
Hình dạng đường bàng quan XH thể hiện thái độ của
XH đối với các cá nhân hay nhóm người trong XH
17-Sep-15
16
17-Sep-15 61
PHÂN PHỐI THU NHẬP
CÁC DẠNG KHÁC NHAU CỦA SIC
 Các đường SIC cho biết thái độ của XH về hiệu
quả và công bằng.
 Có XH chỉ quan tâm đến CB, có XH chỉ quan tâm
đến HQ và có XH sẽ quan tâm đến cả hai.
 Do đó, hình dạng của SIC sẽ cho biết XH đó quan
tâm đến HQ và CB như thế nào.
17-Sep-15 62
PHÂN PHỐI THU NHẬP
CÁC DẠNG KHÁC NHAU CỦA SIC
 Một số lý thuyết khác nhau phản ánh dạng của
SIC:
 Thuyết Jeremy Bentham (thuyết hữu dụng/lợi
ích);
 Thuyết Rawls;
 
17-Sep-15 63
PHÂN PHỐI THU NHẬP
ĐƯỜNG SIC THEO THUYẾT Jeremy Bentham
Friday’s 
Utility
Crusoe’s 
Utility
W
Theo thuyết này tỉ
lệ đánh đổi lợi
ích giữa các
nhóm trong XH 
là không đổi.
17-Sep-15 64
PHÂN PHỐI THU NHẬP
ĐƯỜNG SIC THEO THUYẾT Rawls
Friday’s 
Utility
Crusoe’s 
Utility
W
U1 *
U2 *
Theo thuyết này
PLXH phụ
thuộc vào nhóm
nghèo nhất XH
17-Sep-15
17
17-Sep-15 Kinh tế học công cộng - by Le Trung Nhan 65
PHẦN IV
NHỮNG LỰA CHỌN CỦA XÃ HỘI
17-Sep-15 Kinh tế học công cộng - by Le Trung Nhan 66
NHỮNG LỰA CHỌN CỦA XÃ HỘI
Các phương pháp lựa chọn:
1. Chỉ sử dụng đường bàng quan XH;
2. Phối hợp đường bàng quan XH với đường
giới hạn khả năng lợi ích
17-Sep-15 67
NHỮNG LỰA CHỌN CỦA XÃ HỘI
1. Sử dụng đường bàng quan XH (SIC)
Friday’s 
Utility
Crusoe’s 
Utility
W1
W2
W3
E*
A * B
*
C *
* 
D
 Khởi đầu: 
Lựa chọn A
 Đâu là lựa
chọn tốt nhất
cho XH?
17-Sep-15 68
NHỮNG LỰA CHỌN CỦA XÃ HỘI
1. Sử dụng đường bàng quan XH
và
Lựa chọn của XH trong thực tế
 Thực tế hoàn toàn khác với lý thuyết vì khó xác
định đường bàng quan XH (SIC).
 Quy trình lựa chọn trong thực tế có thể là:
o Xác định hệ thống các cơ hội và phân tích đánh
đổi giữa HQ và CB.
o Cân bằng HQ và CB ở một mức độ nào đó.
17-Sep-15
18
17-Sep-15 69
NHỮNG LỰA CHỌN CỦA XÃ HỘI
2. Phối hợp đường UPF và SIC
17-Sep-15 70
NHỮNG LỰA CHỌN CỦA XÃ HỘI
2. Phối hợp đường UPF và SIC
17-Sep-15 Kinh tế học công cộng - by Le Trung Nhan 71
PHẦN V
ĐÁNH GIÁ CÁC THAY ĐỔI 
CHÍNH SÁCH
17-Sep-15 72
ĐÁNH GIÁ CÁC THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH
 Các quyết định chính sách đều đòi hỏi phải 
cân nhắc xem xét 2 vấn đề:
 Công bằng (phân phối);
Hiệu quả.
 Khi đánh giá các CS, các nhà KT quan tâm 
đến sự đánh đổi giữa HQ và CB của CS đó.
17-Sep-15
19
17-Sep-15 73
ĐÁNH GIÁ CÁC THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH
 Vấn đề 1: Chính 
sách hiện tại đang ở 
đâu trên sơ đồ?
 Vấn đề 2: Nếu 
chính sách hiện tại 
đang ở A thì liệu 
thay đổi chính sách 
sang B có tốt hơn?
17-Sep-15 74
CẢI THIỆN PARETO VỚI THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH
 Nếu thay đổi chính sách (phân bổ lại NL) mà:
 Một số người được lợi;
 Không có ai bị thiệt
 Thay đổi chính sách đó (Phân bổ lại NL đó)
được gọi là Cải thiện Pareto.
17-Sep-15 75
CẢI THIỆN PARETO VÀ THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH
Utility Person B
Utility Person A
Set of Pareto improvements
Pareto-inefficient starting
point
• Utility Possibility
Curve
• Corresponds to all
possible combinations of
utility for individuals A and
B for given production
possiblity frontier

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_hoc_cong_cong_chuong_2_kinh_te_hoc_phuc_lo.pdf