Bài giảng Kinh tế học - Chương 8: Lạm phát & Thất nghiệp - Trương Ngọc Hảo
I. Lạm phát
Định nghĩa lạm phát
Nguyên nhân gây ra lạm phát
Tác hại của lạm phát đối với nền kinh tế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế học - Chương 8: Lạm phát & Thất nghiệp - Trương Ngọc Hảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kinh tế học - Chương 8: Lạm phát & Thất nghiệp - Trương Ngọc Hảo
1 “ Bằng một quá trình lạm phát liên tục, các chính phủ có thể tịch thu một phần quan trọng trong của cải của dân chúng một cách bí mật và không ai nhận thấy được” J.M. Keynes Chương 8: Lạm phát & Thất nghiệp 2 I. Lạm phát Định nghĩa lạm phát Nguyên nhân gây ra lạm phát Tác hại của lạm phát đối với nền kinh tế 3 Lạm phát là gì? “Sự gia tăng của mức giá cả chung theo thời gian được gọi là lạm phát” (G. Mankiw) Lạm phát không phải hiện tượng giá của một vài hàng hóa hay nhóm hàng hóa nào đó tăng lên. Lạm phát cũng không phải hiện tượng giá cả chung tăng lên “một lần”. 4 Lạm phát là gì? Tỷ lệ lạm phát: là tỷ lệ tăng của mức giá chung trong một thời kỳ. 100 1 1 t tt t CPI CPICPI LP 5 Nguyên nhân của lạm phát 1. Lạm phát do cầu kéo Tổng cầu AD tăng lên sẽ gây ra sự gia tăng giá cả và lạm phát xảy ra Sản lượng tăng tới Y1 Giá tăng từ Po tới P1 Po Yo Y P SAS ADo Eo AD1 P1 Y1 E1 6 Nguyên nhân của lạm phát 1. Lạm phát do cầu kéo AD tăng có thể do: Tiêu dùng tăng cao Đầu tư tăng cao Chi tiêu chính phủ tăng cao Xuất khẩu tăng cao . 7 Nguyên nhân của lạm phát 2. Lạm phát do chi phí đẩy Tổng cung ngắn hạn giảm (shock cung) và gây ra lạm phát kèm suy thoái Sản lượng giảm xuống Y1 Giá cả tăng lên P1 Po Yo Y P SASo ADo Eo P1 Y1 E1 SAS1 8 Nguyên nhân của lạm phát 2. Lạm phát do chi phí đẩy AS ngắn hạn giảm có thể do: Giá các yếu tố đầu vào tăng Thời tiết bất lợi làm giảm sản lượng nông nghiệp Tiền lương của người lao động tăng . 9 Nguyên nhân của lạm phát 3. Lạm phát kỳ vọng Lạm phát hiện tại chịu ảnh hưởng của lạm phát trong quá khứ. Lạm phát năm 2007 cao khiến mọi người kỳ vọng lạm phát năm 2008 tiếp tục cao. 10 Nguyên nhân của lạm phát 4. Lạm phát do tăng trưởng tiền tệ Tăng trưởng tiền tệ được coi là nguyên nhân duy nhất gây ra tình trạng lạm phát kéo dài. 11 Nguyên nhân của lạm phát 4. Lạm phát do tăng trưởng tiền tệ Lý thuyết số lượng tiền tệ – Giả định sản lượng nền kinh tế trong một năm là Y, giá mỗi đơn vị hàng hóa là P => Tổng giá trị giao dịch trong năm đó là P Y – Giả định cung tiền trong nền kinh tế là M, tốc độ chu chuyển tiền tệ trong một năm là V => Tổng giá trị giao dịch trong năm đó là M V 12 Nguyên nhân của lạm phát P Y M V Phương trình số lượng tiền tệ: 4. Lạm phát do tăng trưởng tiền tệ => %ΔP + %ΔY = %ΔM + %ΔV 13 Nguyên nhân của lạm phát 4. Lạm phát do tăng trưởng tiền tệ Tốc độ chu chuyển tiền tệ tương đối ổn định và thay đổi rất ít theo thời gian → %ΔV = 0 Trong dài hạn Yt = Yp → %ΔY = 0 Do vậy: %ΔP = %ΔM => Tỷ lệ lạm phát sẽ cân bằng với tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ 14 Chi phí của lạm phát 1. Chi phí mòn giày 2. Chi phí thực đơn 3. Phân bổ sai nguồn lực 4. Nhầm lẫn và bất tiện 5. Méo mó do hệ thống thuế gây ra 6. Phân bổ lại thu nhập bất hợp lý (Lạm phát ngoài dự kiến) Lạm phát trong dự kiến 15 II. Thất nghiệp Định nghĩa thất nghiệp Phân loại thất nghiệp Chi phí và lợi ích của thất nghiệp 16 Lực lượng lao động và thất nghiệp Dân số của một quốc gia chia thành hai nhóm: – Nhóm trong độ tuổi lao động Những người trên 15 tuổi, đủ quyền công dân, sức khỏe bình thường, hiện không tham gia quân đội hoặc một số công việc đặc biệt khác. – Nhóm ngoài độ tuổi lao động 17 Lực lượng lao động và thất nghiệp Nhóm trong độ tuổi lao động được chia thành hai nhóm: – Nhóm trong lực lượng lao động (Những người có nhu cầu làm việc) – Nhóm ngoài lực lượng lao động (Những người không có nhu cầu làm việc như sinh viên, người nội trợ,...) Nhóm trong lực lượng lao động được chia thành 2 nhóm – Có việc – Thất nghiệp Ngoài LLLĐ Ngoài ĐTLĐ Dân số Trong độ tuổi lao động Lực lượng lao động Có việc Thất nghiệp Lực lượng lao động và thất nghiệp 19 Lực lượng lao động và thất nghiệp Thất nghiệp là những người: - Trong lực lượng lao động - Tìm việc - Không có việc Tỷ lệ thất nghiệp – Số người thất nghiệp chia cho số người trong lực lượng lao động 20 Phân loại thất nghiệp Thất nghiệp phân ra làm hai loại – Thất nghiệp tự nhiên Thất nghiệp tồn tại khi nền kinh tế đang hoạt động ở trạng thái toàn dụng nguồn lực (Yt =Yp) – Thất nghiệp chu kỳ Thất nghiệp tăng thêm khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, nguồn lực không được toàn dụng. 21 Định luật Okun Nếu sản lượng thực tế (Yt) thấp hơn sản lượng tiềm năng (Yp) 2%, thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế (Ut) sẽ cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (Un) 1% %50 P tp nt Y YY UU 22 Chi phí và lợi ích của thất nghiệp Chi phí thất nghiệp – Hao phí nguồn lực xã hội: con người và máy móc – Tâm lý xấu đối với người lao động và gia đình Công nhân tuyệt vọng khi không thể có việc làm sau một thời gian dài Khủng hoảng gia đình do không có thu nhập 23 Chi phí và lợi ích của thất nghiệp Lợi ích của thất nghiệp – Mang lại thời gian nghỉ ngơi và sức khỏe – Tạo sự cạnh tranh và tăng hiệu quả – Mang lại thời gian cho học hành và trau dồi thêm kỹ năng – Thất nghiệp ngắn hạn giúp người lao động tìm công việc ưng ý và phù hợp → tăng hiệu quả xã hội TÀI LIỆU THAM KHẢO N.Gregory Mankiw. Nguyên lý Kinh tế học. Dịch từ tiếng Anh. Khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2003. Nhà xuất bản Thống kê. Nguyễn Hoài Bảo. Bài giảng kinh tế vĩ mô. Đại học kinh tế tp.HCM, 2007. Nguyễn Việt Hưng. Bài giảng kinh tế vĩ mô. Đại học kinh tế quốc dân, 2008. Paul A Samuelson và William D. Nordhalls. Kinh tế học. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Vũ Cương, 1997. Nhà xuất bản Tài chính. 24
File đính kèm:
- bai_giang_kinh_te_hoc_chuong_8_lam_phat_that_nghiep_truong_n.pdf