Bài giảng Khuyến lâm học

Chương I

ĐẠI CƯƠNG VỀ KHUYẾN LÂM (3 tiết)

 1. Mục tiêu:

 - Sinh viên trình bày được khái niệm, nội dung, vai trò và chức năng của công tác khuyến lâm

 - Trình bày được cách thức hoạt động của hệ thống KNKL Ở Việt nam

 - Phân tích được các nguyên tắc, vai trò, chức năng hoạt động của khuyến lâm

 

docx 38 trang phuongnguyen 8820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khuyến lâm học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Khuyến lâm học

Bài giảng Khuyến lâm học
 Chương I
ĐẠI CƯƠNG VỀ KHUYẾN LÂM (3 tiết)
	1. Mục tiêu:
	- Sinh viên trình bày được khái niệm, nội dung, vai trò và chức năng của công tác khuyến lâm
	- Trình bày được cách thức hoạt động của hệ thống KNKL Ở Việt nam
	- Phân tích được các nguyên tắc, vai trò, chức năng hoạt động của khuyến lâm
	2. Nội dung:
2.1. Khái niệm, nội dung và nguyên tắc của khuyến lâm
	2.1.1. Khái niệm	
	Khuyến nông, khuyến lâm là 1 quá trình chuyển giao kiến thức, đào tạo kỹ năng và trợ giúp những điều kiện vật chất cần thiết cho nông dân để họ có đủ khả năng tự giải quyết công việc của mình nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình và cộng đồng.
	* Bản chất của khuyến nông là:
	- Một quá trình giáo dục huấn luyện
	- Cung cấp cho nông dân những kiến thức và kỹ năng cần thiết
	- Giúp nông dân tự giải quyết những vấn đề của chính họ.
	Ví dụ: Giúp nông dân biết và áp dụng kỹ thuật trồng cây bời lời, kỹ thuật nuôi heo rừng, kỹ thuật chăm sóc rừng cao su...
	2.1.2. Nội dung và nguyên tắc hoạt động của khuyến lâm:
	- Xuất phát từ nhu cầu của người sản xuất và yêu cầu phát triển nông nghiệp và nông thôn
	- Cùng làm với dân, không làm thay cho dân 
	- Bình đẳng, dân chủ và tự nguyện
	- Mang tính chất toàn diện
	- Lấy sự thích ứng của địa phương làm nguyên tắc
	- Phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn
	- Cầu nối giữa nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp với người sản xuất và giữa người sản xuất với nhau
	- Luôn hợp tác với các tổ chức khác
	- Làm việc với các nhóm đối tượng khác nhau
	2.2. Vai trò và chức năng của công tác khuyến lâm:
	2.2.1. Vai trò của công tác khuyến lâm
	- Trong phát triển nông thôn, khuyến lâm là một yếu tố, một bộ phận hợp thành của toàn bộ hoạt động phát triển nông thôn; một tác nhân thúc đẩy phát triển nông thôn.
	- Trong quá trình từ nghiên cứu đến thực tiễn, khuyến lâm là cầu nối giữa các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và nông dân thể hiện cụ thể:
	+ Cầu nối giữa nhân dân với nhà nước
	+ Cầu nối giữa nông dân với nhà nghiên cứu
	+ Cầu nối giữa nông dân với môi trường
	+ Cầu nối giữa nông dân với thị trường
	+ Cầu nối giữa nông dân với nông dân sản xuất giỏi
	+ Cầu nối giữa nông dân với các doanh nghiệp
	+ Cầu nối giữa nông dân với các tổ chức chính quyền, đoàn thể và các ngành hữu quan.
	+ Cầu nối giữa nông dân với quốc tế.
	+ Mối quan hệ liên kết 4 nhà: Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông.
	2.2.2. Chức năng của công tác khuyến lâm:
	*. Nhóm chức năng phải thực hiện (Nhóm chức năng chính)
	- Thúc đẩy và giúp nông dân phát hiện và giải quyết các vấn đề 
	- Trao đổi và truyền bá thông tin
	- Đào tạo, huấn luyện nông dân
	- Giám sát và đánh giá hoạt động khuyến nông lâm.
	*Nhóm chức năng nên thực hiện (Nhóm chức năng phụ)
	- Phối hợp với nông dân tổ chức các thử nghiệm mới hoặc thử nghiệm kiểm tra tính phù hợp của kết quả nghiên cứu trên hiện truờng
	- Tìm kiếm các yếu tố, điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho sản xuất của người dân 	
- Trợ giúp nông dân cách thức bảo quản, chế biến nông lâm sản quy mô hộ gia đình.
	- Hỗ trợ nông dân về kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ gia đình, phát triển sản xuất quy mô trang trại.
	- Tìm kiếm và cung cáp cho nông dân các thông tin về giá cả, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
	2.3. Hệ thống tổ chức của khuyến lâm
2.3.1 Hệ thống khuyến lâm nhà nước
Trung ương
Thời phong kiến và thuộc Pháp, chủ yếu là các tù trưởng địa phương và các lý trưởng quản lý tài nguyên lâm sản.
Từ năm 1945 đến trước năm 1993, công tác khuyến lâm nằm dưới sự chỉ đạo của Cục lâm nghiệp.
Ngày 2.3.1993 Chính phủ ban hành Nghị định 13/ND-Cp về công tác khuyến nông (bao gồm nông, lâm ngư nghiệp), hệ thống khuyến nông khuyến ngư chính thức hình thành, bộ phận khuyến lâm nằm trong vụ lâm sinh thuộc bộ lâm nghiệp.
Tháng 11 năm 1995, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn được thành lập trên cơ sở cơ cấu từ 3 bộ: bộ lâm nghiệp, bộ thủy lợi, bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Cục khuyến nông và khuyến lâm đảm nhận nhiệm vụ quản lý công tác khuyến lâm.
Ngày 18/7/2003 thực hiện nghị định 86/2003/ND, cơ cấu tổ chức cục khuyến nông và khuyến lâm thành trung tâm khuyến nông khuyến lâm quốc gia, chịu sự quản lý về công tác khuyến lâm của cục lâm nghiệp.
Cấp tỉnh
Trước năm 1995, đa số các tỉnh đảm nhiệm công tác khuyến lâm là của trung tâm khuyến nông và khuyến lâm. Chỉ có một số tỉnh làm tốt công tác khuyến lâm đã tách độc lập thành trung tâm khuyến lâm tỉnh: Thanh Hóa, Hòa Bình, Bắc Ninh.
Sau năm 1995, đa số các tỉnh thì đều hành công tác khuyến lâm là của trung tâm khuyến nông tỉnh. Chỉ có một số tỉnh là thành lập trung tâm khuyến nông và khuyến lâm tỉnh như: Thanh Hóa, Bắc Giang, Hòa Bình. Một số tỉnh thì lại thành lập trung tâm khoa học kỹ thuật và khuyến nông tỉnh như: Nghệ An, Quảng Ngãi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Cán bộ khuyến lâm cấp tỉnh phải có trình độ đại học trở lên, và chủ yếu phải được đào tạo tại các trường đầu ngành. Ở Việt nam cán bộ khuyến lâm cấp tỉnh chủ yếu đào tạo từ ĐH Lâm nghiệp Xuân mai, một số cũng có thể từ các khoa lâm sinh của các trường ĐH Nông Lâm theo vùng (ĐH Tây Bắc, ĐH Tây Nguyên, ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, ĐH Nông Lâm Huế, ĐH Nông Lâm Thành phố Hồ chí Minh).
Cấp huyện
Duy trì hoạt động khuyến lâm bởi các trạm khuyến nông khuyến lâm.
Cấp cơ sở
Tổ chức ở cấp cơ sở (các xã hoặc cụm xã) là mạng lưới khuyến nông khuyến lâm viên.
Ngoài ra hoạt động khuyến lâm còn có sự tham gia của các đoàn thể như: Hội phụ nữ, hội nông dân, Đoàn thanh niên,...
Một số địa phương có hình thức CLB khuyến nông khuyến lâm, CLB nông dân làm giàu,... cũng tham ra rất tích cực vào công tác khuyến lâm
2.3.2 Hệ thống khuyến lâm tự nguyện
Tổ chức Khuyến lâm tự nguyện là tổ chức khuyến lâm của các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy đào tạo, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội, các cá nhân trong và ngoài nước lập ra để thực hiện một hay nhiều nội dung của công tác khuyến Nông, Lâm, Ngư và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động; cụ thể là:
Đối với tổ chức khuyến lâm tự nguyện được lập ra trên địa bàn tỉnh thì do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cấp.
Đối với các tổ chức và cá nhân làm khuyến lâm của nước ngoài ở Việt Nam và các tổ chức kinh tế của Trung ương do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và CNTP cấp.
Các tổ chức khuyến lâm tự nguyện được tham gia hoạt động vào các chương trình dự án khuyến lâm Nhà nước, được tham gia các chương trình đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, thông qua các hợp đồng với tổ chức khuyến lâm Nhà nước.
Nguồn vốn hoạt động của tổ chức khuyến lâm tự nguyện là nguồn vốn tự tạo, thu từ các hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khuyến lâm hoặc từ nguồn vốn tài trợ của các tổ chức kinh tế xã hội tư nhân trong và ngoài nước.
Các tổ chức khuyến lâm tự nguyện nếu hoạt động như một doanh nghiệp hoặc Công ty thì phải đăng ký kinh doanh và làm nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước theo luật định.
Trong quá trình hoạt động nếu tổ chức khuyến lâm tự nguyện vi phạm nội dung đã đăng ký, gây phương hại cho nông dân thì phải bị truy cứu trách nhiệm và có thể bị thu hồi giấy phép hoạt động.
Những tổ chức khuyến nông tự nguyện hoạt động trước ngày 2-3-1993 nay tiếp tục hoạt động thì phải đăng ký lại.
2.4. Đối tượng hoạt động của khuyến lâm
2.4.1. Đối tượng hoạt động
Phạm vi hoạt động của công tác khuyến lâm là người dân và thường là người lớn tuổi họ có nhu cầu liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp.
2.4.2. Đặc điểm của người dân
	- Họ tham gia tích cực trong quá trình học tập, không nhận thông tin 1cách thụ động
	- Họ có trách nhiệm về việc học của mình
	- Quá trình học tập nhằm vào khía cạnh xúc cảm, nhận thức trong quá trình học
	- Học thông qua hành
	- Có những ví dụ thực tiễn
	- Việc học liên quan đến những điều học biết
	- Sự học tập cần phong phú
	- Môi trường học tập không cần quá cầu kỳ
	. Cách học của người lớn tuổi 
	- Học thông qua kinh nghiệm
	- Học viên tự nguyện và tích cực
	- Quan sát viên
	- Nhà lý luận
	- Nhà thực nghiệm
2.5. Thực tiễn hoạt động khuyến lâm tại Việt Nam
2.5.1. Các chính sách về khuyến lâm
Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước đặc biệt chú trọng đến công tác khuyến nông khuyến lâm, đã phản ánh rõ vai trò và tầm quan trọng của khuyến nông khuyến lâm trong phát triển sản xuất Nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn.
Ngày 2 / 3 / 1993 Chính phủ ban hành nghị định số 13/CP về Quy định công tác khuyến nông và thông tư liên bộ 02/LBTT ra ngày 2/8/1993, về hướng dẫn thi hành nghị định 13/CP. Nội dung chính sách đó bao gồm:
• Thành lập hệ thống khuyến nông từ cấp trung ương đến cấp huyện với số lượng biên chế nhà nước, mạng lưới cộng tác viên khuyến nông lâm cấp xã theo chế độ hợp đồng. Khuyến khích và cho phép thành lập các tổ chức khuyến nông tự nguyện của các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế xã hội, các cá nhân trong và ngoài nước.
• Tổng số cán bộ khuyến nông khuyến lâm chuyên trách từ cấp trung ương đến huyện bao gồm gần 3000 người. Hiện nay có nhiều hình thức khuyến nông lâm đang được thử nghiệm ở nhiều nơi do các tổ chức quốc tế, phi chính phủ, các công ty, nhà máy tài trợ. Các hoạt động khuyến nông lâm đã và đang đem lại nhiều kết quả đáng khích lệ.
• Nguồn vốn cho hoạt động khuyến nông lâm nhà nước được hình thành từ các nguồn như ngân sách nhà nước cấp hàng năm, tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, thu của nông dân một phần giá trị sản phẩm tăng thêm nhờ áp dụng khuyến nông (chỉ áp dụng với các tổ chức khuyến nông tự nguyện).
• Cán bộ khuyến nông khuyến lâm được nhà nước đào tạo về kỹ năng và nghiệp vụ. Khi đi công tác tại cơ sở được hưởng một khoản phụ cấp ngoài lương và có thể ký hợp đồng kỹ thuật với nông dân và được nhận thưởng theo hợp đồng.
Tháng 11/ 1997, hội thảo quốc gia về khuyến nông khuyến lâm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, nhằm tổng kết hệ thống tổ chức khuyến nông khuyến lâm, nội dung, phương pháp hoạt động và đề xuất chính sách cho phát triển khuyến nông khuyến lâm ở nước ta. Nhìn chung các hoạt động này đã gặt hái được nhiều thành công song cũng đang đối mặt với nhiều thách thức mới, đòi hỏi phải nghiên cứu, giải quyết nhiều vấn đề có tính lý luận và thực tiễn.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, quy định rõ những chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng của Nhà nước. Nghị định quy định Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động sau: Chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, khuyến lâm và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; phát triển kết cấu hạ tầng gắn với đầu tư phát triển, kinh doanh rừng sản xuất theo chuỗi giá trị; hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng của đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho chủ rừng; xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường, thương mại trong hoạt động lâm nghiệp; mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.
Ngày 15 Tháng Chín 2015 ... Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp ... Lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư bao gồm những ngành chế biến nông, lâm, thủy sản được ngân sách nhà nước hỗ trợ
Tháng 8/2018 Nhiều chính sách khuyến nông- lâm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất tại dự thảo Nghị định về khuyến nông như: Chính sách khuyến nông- lâm xóa đói giảm nghèo; khuyến nông- lâm phát triển sản xuất hàng hóa; khuyến nông phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ; chính sách đối với người hoạt động khuyến nông-lâm; chính sách khuyến khích hoạt động tư vấn, dịch vụ khuyến nông- lâm.
2.5.2. Những nội dung chính của hoạt động KNKL ở Việt Nam
Hiện nay các hoạt động KNKL ở nước ta bao gồm một sỐ nội dung hoạt động chủ yếu sau:
+ Phổ biến những tiến bộ kỹ thuật về công nghệ mới, những kinh nghiệm điển hình trong các lĩnh vực nông lâm nghiệp.
+ Bồi dưỡng và phát riển kiến thức quản lý kinh tế cho nông dân, cung cấp thông in về thị trường, giá cả nông lâm sản.
+ Dịch vụ giống, vật tư kỹ thuật để xây dựng mô hình.
Các hoạt động cụ thể bao gồm:
- Tập huấn những tiến bộ kỹ thuật cho nông dân
- Xây dựng các mô hình trình diễn
- Tổ chức tham quan, hội thảo đầu bờ cho nông dân
- Tuyên truyền kiến thức về kinh nghiệm KNKL trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Xuất bản và phát hành đến người dân các ấn phẩm KNKL, sách, tranh, tờ rơi..
- Phát triển kỹ thuật nông lâm nghiệp có sự tham gia của người dân (PTD)
Thực tế nhận thấy KNKL ở Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu mới chỉ tập trung vào chuyển giao kỹ thuật, xây dựng mô hình, các nội dung khác chưa thực hiện được nhiều.
Tình hình hoạt động KNKL ở các dự án quốc tế và phi chính phủ ...thường thực hiện theo kiểu kế hoạch từ dưới lên, chương trình KNL thường xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng và có sự tham gia tích cực của người dân.
2.6. Vai trò và tiêu chuẩn của cán bộ khuyến lâm
2.6.1 Vai trò của người cán bộ khuyến lâm
Cán bộ KNKL có trách nhiệm cung cấp thông tin, giúp nông dân hiểu được việc giám quyết định về một vấn đề cụ thể (vd: áp dụng một cách làm ăn mới, gieo trồng một loại cây mới). Khi nông dân quyết định, cán bộ KNKL phải chuyển giao kiến thức để nông dân áp dụng thành công cách làm ăn mới đó. Như vậy vai trò của cán bộ là đem kiến thức đến cho nông dân và giúp họ sử dụng kiến thức đó. Cán bộ KNKL được đào tạo để thực hiện nhiệm vụ này và được trang bị đầy đủ các thông tin về kiến thức kỹ thuật để giúp đỡ nông dân.
Mặt khác, khi làm công tác KNKL, cán bộ cần phải dựa vào chính sách hiện hành của nhà nước và phương hướng phát triển nông lâm nghiệp về nông thôn.
Một cán bộ KNKL thực thụ sẽ có những vaai trò như sau đối với nông dân:
Người đào tạo
Người tạo điều kiện
Người tổ chức
Người lãnh đạo
Người quản lý
Người tư vấn
Người môi giới
Người cung cấp thông tin
Người hành động
Người bạn
Người hành động
Điều đó cho chúng ta thấy vai trò nhiệm vụ rất đa dạng của người cán bộ KNKL trong sự nghiệp phát triển nông thôn. Là người phải hiểu được tầm quan trọng của mình và luôn sẵn sàng thu thập thông tin, phân tích tình huống và đánh giá vấn đề nhập vai một cách đúng đắn và linh hoạt.
2.6.2 Tiêu chuẩn của người cán bộ khuyến lâm
	Những người trực tiếp đào tạo hướng dẫn khuyến lâm viên và nông dân là những giảng viên khuyến lâm. Hầu hết cán bộ khuyến lâm là những giảng viên khuyến lâm. Đào tạo khuyến lâm viên và nông dân nói riêng, giảng viên khuyến lâm cần phải:	
	*. Có tính xác thực:
	Là "chuyên gia cố vấn" đào tạo nông dân nên giảng viên khuyến lâm phải rèn luyện cho mình tính chuẩn xác. Nghĩa là nói và làm chính xác, giảng viên khuyến lâm không thể nói khoogn chính xác, làm không chính xác, hoặc nói một đàng làm một nẻo. Nhất là những biểu hiện ban đầu. Dân ta vẫn có câu "vạn sự khởi đầu nan". Tính chuẩn xác là một yếu tố quan trọng giúp cán bộ khuyến nông có lòng tin đối với nông dân.
	Để có được tính chuẩn xác, cán bộ khuyến lâm phải "tai dài, lưỡi ngắn". Nghĩa là cán bộ khuyến nông chịu khó nghe nhiều, đọc nhiều, thực tế làm nhiều, tích cực thu thập thông tin để hiểu sâu, mở rộng kiến thức nhưng nói ít, nói có chọn lọc, nói chính xác, làm chính xác. K ... nói phải đảm bảo tính mạch lạc, khúc triết, rõ ràng sẽ giúp cho học viên dễ nghe, dễ tiếp thu. Nói tiếng nước ngoài, tiếng la tinh, nói nhiều tên khoa học, nói lắp, nói ngọng, nói dài nói dai làm người nghe khó hiểu, khó chịu.
	- Tốc độ, giọng điệu nói vừa phải không quá nhanh, không quá chậm, nói nhấn mạnh những nội dung cần thiết, biết ngừng nói đúng câu, đúng lúc.
	+ Ngôn ngữ trang phục, cử chỉ:
	Trang phục trong giao tiếp thể hiện tính cách, tình cảm, sự tôn trọng, tính nghiêm trang, nhiệm vụ, địa vị xã hội... Trang phục bao gồm quần áo, nón, mũ, giầy dép, thắt lưng, đầu tóc, đồ trang sức... màu sắc kiểu cách các loại trang phục...
	Để biểu thị sự tôn trọng người khác, cha ông ta vẫn có câu: "Đói cho sạch, rách cho thơm". Tục ngữ cũng có câu: "Quen nhau tin dạ, lạ tin quần áo". Trang phục của cán bộ khuyến lâm hợp lý giúp cán bộ khuyến lâm dễ tiếp cận nông dân. Tiếp cận với nông dân nên ăn mặc chỉnh tề, màu sắc trang nhã, hài hòa, phù hợp với đối tượng và tập quán địa phương. Ăn mặc kiểu cách xa lạ, màu sắc lòe loẹt "khác người" gây ra rào cản giữa giảng viên khuyến lâm và nông dân, gây sự thiếu tập trung tư tưởng khi giảng viên thuyết trình.
	+ Tư thế vận động tay chân: Tư thế thể hiện vận động toàn thân. Tư thế thể hiện qua cách ngồi, đi đứng, vận động chân tay. Tư thế thể hiện uy quyền, trịnh thượng bề trên, cấp dưới, bình đẳng, cung kính khiêm nhường hay xum xoe nịnh bợ... Cán bộ khuyến lâm cũng như giảng viên khuyến lâm luôn luôn phải thể hiện sự thoải mái và bình đẳng với các học viên, nhất là học viên là nông dân.	
	Ví dụ:
	Đứng cân băng thoải mái, không đứng lâu 1 chỗ gây sự ức chế người nghe và cũng không nên đi lại quá nhiều, cần đến gần nơi học viên nói chuyện, lơ đãng học tập, có thể kết hợp vừa đi vừa nói...
	Vận động tay nên kết hợp với lời nói để thể hiện thao tác nào đó, đứng vỗ ngực khoe mình, đững vẫy tay chỉ tay ra lệnh, đừng ngoáy tai, ngoáy mũi khi đang thuyết trình. Khi thuyết trình tùy theo tầm quan trọng bài giảng có thể cầm trên tay tài liệu để tăng thêm sự tự tin và tỏ ra tôn trọng người nghe hoặc tránh những phút giây lúng túng có thể xảy ra khi thuyết trình. Không nên cầm nhiều tài liệu, tài liệu khổ giấy quá to gây tiếng động sột soạt trong lớp...
+ Quan sát cách nhìn: Nhìn thường phối hợp với sự vận động của sắc mặt (trán, lông mày, mi mắt), cử chỉ đầu và tay. Nó thể hiện sự quan sát bình thường vô tư hay suy nghĩ, đồng tình, kích thích hay phản đối... không nên nhìn chằm soi mói, khiêu khích khi giao tiếp với nông dân trong khi thuyết trình.	
2.3. Kỹ năng thúc đẩy/điều khiển
2.3.1. Khái niệm
Thúc đẩy là các hoạt động khuyến khích, động viên, lôi kéo và tăng cường sự giao tiếp từ một đối tượng này sang một đối tượng khác.
Như vậy thúc đẩy thực ra cũng là một quá trình giao tiếp. Tuy nhiên, trong giao tiếp người ta nhấn mạnh nhiều hơn đến sự trao đổi thông tin hai chiều, còn trong thúc đẩy người ta nhấn mạnh hơn đến thông tin một chiều.
2.3.2 Vai trò và trách nhiệm của người thúc đẩy
Néi dung
Gi¶ng d¹y
Giao tiÕp
Thóc ®Èy
Qu¸ tr×nh trao ®æi th«ng tin
1 chiÒu chñ yÕu tõ phÝa gi¶ng viªn
2 chiÒu
1 chiÒu cã ph¶n håi chñ yÕu tõ phÝa ngưêi nhËn th«ng tin
Vai trß cña ngưêi truyÒn th«ng tin
Lμm chñ qu¸ tr×nh
Chia sÎ th«ng tin
KhuyÕn khÝch, l«i kÐo
Vai trß cña ngưêi nhËn th«ng tin
BÞ ®éng tiÕp nhËn
Chia sÎ th«ng tin
TiÕp nhËn va ph¶n håi
Phư¬ng ph¸p thùc hiÖn chñ yÕu
ThuyÕt tr×nh
Tæ chøc giao tiÕp
Kü n¨ng thóc ®Èy
2.3.3. Phương pháp để đạt được sự tham gia của các thành viên
Để đạt được sự tham gia của các thành viên cần nắm rõ:
Kỹ năng giao tiếp của người thúc đẩy
Kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc theo nhóm của người thúc đẩy
Mục tiêu và chủ đề thảo luận
Kiến thức chuyên môn và và kinh nghiệm làm việc của những người cùng tham gia
Môi trường vật lý và tâm lý
Các thiết bị hỗ trợ cho quá trình thúc đẩy
2.3.4. Các kỹ năng thúc đẩy cơ bản
2.3.4.1. Kỹ năng đặt câu hỏi
	+ Nguyên tắc:
	- Lôi cuốn sự tham gia tích cực của học viên vào buổi tập huấn
	- Thu thập phản hồi từ học viên
	- Kiểm tra mức độ tiếp thu của học viên
	- Giúp học viên ôn tập nội dung bài học
	- Khuyến khích sự tương tác giữa các thành viên tỏng lớp 
	- Xác định và giải quyết các vấn đề nảy sinh
	+ Các loại câu hỏi chính
	* Câu hỏi đóng
	- Là câu hỏi có hoặc không hoặc lựa chọn 1 trong 2 phương án
	- Mục đích sử dụng: dùng để kiểm tra kiến thức của học viên, sử dụng khi không có nhiều thời gian.
	* Câu hỏi mở
	- Là câu hỏi bắt đầu với Ai? Như thế nào? Khi nào? Tại sao? ở đâu?
	- Mục đích sử dụng: yêu cầu học viên đưa ra thông tin, giúp học viên mở rộng suy nghĩ và khơi gợi ý kiến hay bắt đầu hoạt động thảo luận nhóm.
	- Lưu ý: Trong các lớp tập huấn tích cực chủ đề chủ yếu sử dụng câu hỏi mở trong suốt khóa tập huấn.
	* Câu hỏi khơi gợi hoặc dẫn dắt
	- Là câu hỏi trong đó bao hàm thông tin dẫn đến câu trả lời cụ thể. Chúng được sử dụng để khai thác thêm thông tin nếu câu trả lời chưa đầy đủ hoặc không rõ ràng.
	- Mục đích sử dụng: dùng để khai thác thêm thông tin, dùng để khai thác lại thông tin trước.
	* Câu hỏi hùng biện
	- Là câu hỏi đặt ra không cần câu trả lời.
	- Mục đích sử dụng: Dùng để khơi gợi học viên suy nghĩ về 1 vấn đề, dùng để bắt đầu 1 bài trình bày bằng cách dùng câu hỏi hùng biện.
	+ Phát triển kỹ năng đặt câu hỏi
	- Khi đặt câu hỏi cho học viên cần: to, rõ ràng để mọi người đủ nghe, dành đủ thời gian cho học viên suy nghĩ.
	- Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích học viên đặt câu hỏi, thái độ vui vẻ, cởi mở, tôn trọng, khuyến khích như: câu hỏi là 1 vấn đề thú vị. Hãy cảm ơn bác đã nêu ra vấn đề này.
	- Khi trả lời câu hỏi:
	+ Đối với câu hỏi hay, phù hợp thì trả lời để cho học viên có thêm cơ hội hiểu đúng.
	+ Đối với câu hỏi dễ lặp lại ý đã trình bày (tóm tắt nhanh ý đã trình bày) hoặc tung câu hỏi này cho cả lớp trả lời.
	+ Đối với câu hỏi quá khó thì trì hoãn trả lời (Để tìm hiểu thêm tài liệu)
	+ Đối với câu hỏi thách đố, chất vấn 1 cách tiêu cực trả lời 1 lần, từ lần 2 nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc, yêu cầu học viên đó gặp và trao đổi thêm sau giờ học.
	+ Đối với câu hỏi không phù hợp / hay lạc đề bằng cách tế nhị chỉ cho học viên biết câu hỏi không phù hợp và gợi ý cho họ đặt lại câu hỏi và nêu lại nội dung bài giảng.
2.3.4.2. Kỹ năng động não
Động não hay não công là một phương pháp làm việc theo nhóm nhằm tạo lập, sắp xếp và đánh giá các ý tưởng bằng cách đặt ra một câu hỏi phù hợp rồi khích lệ những thành viên tham gia trả lời.
* Các giai đoạn của một cuộc động não:
+ Tạo ý tưởng
Nhiệm vụ của người thúc đẩy trong giai đoạn này là khích lệ các thành viên trong nhóm tham gia đóng góp càng nhiều ý kiến càng tốt. Với nguyên tắc:
Trọng số lượng và bỏ qua chất lượng của các ý tưởng
Hoan nghênh những ý tưởng đặc sắc
Chấp nhận các ý tưởng của người khác
Không phê phán
+ Phân loại ý tưởng
Mục đích của giai đoạn này là xấy dựng một cấu trúc với các tiêu chí cho các nhóm ý tưởng. Người thúc đẩy có thể phân loiaj các ý tưởng trước (không nói ra), khi ghi nhận ý tưởng có thể sơ bộ tổng hợp thành các nhóm ý tưởng đã chủ định. Với nguyên tắc:
Nhóm ý tưởng tương tự hoặc có liên quan nhau
Xắp xếp các ý tưởng theo một cấu trúc hợp lý
Đặt tên cho các nhóm ý tưởng
+ Đánh giá ý tưởng
Trong giai đoạn này chất lượn các ý tưởng về cấu trúc được đánh giá thông qua làm việc theo nhóm. Với nguyên tắc:
Các ý tưởng được đánh giá theo một tiêu chuẩn chung
Làm việc theo nhóm
* Trình tự thực hiện một cuộc động não
Bước 1: Chuẩn bị câu hỏi
Chuẩn bj một câu hỏi viết trên một tấm thẻ. Câu hỏi phải háp dẫn, có tính thách thức nhưng không quá khó , được diễn đạt một cách rõ ràng. Phải là câu hỏi mở để có nhiều phương án trả lời.
Bước 2: Chuẩn bị vật tư cần thiết
Vật tư cho một cuộc động não gồm: thẻ, bút, đinh ghim, keo dán
Bước 3: Phân công nhiệm vụ
Hướng dẫn cách thức tiến hành và phân công nhiệm vụ cho những người tham gia, họ phải được biết họ cần làm gì? Khi nào? Trong bao lâu? Và làm như thế nào?
Trong một cuộc động não có thể sử dụng một số người để ghi các ý tưởng vào thẻ và đính lên bảng, những thành viên khác phát ý tưởng bằng miệng, cũng có thể để mọi người thành viên tham gia tự viết các ý kiến của mình lên thẻ rồi đính lên bảng.
Bước 4: Nêu câu hỏi
Đính thẻ ghi câu hỏi lên bảng và khích lệ những người tham gia đóng góp ý kiến
Bước 5: Phân loại và đặt tiêu đề cho các ý tưởng
Việc phân loại các ý tưởng cần được đặt tiêu đề theo các tiêu chí chung ví dụ: theo ngành, theo lĩnh vực..
Bước 6: Đánh giá ý tưởng
Sử dụng những tiêu chuẩn chung và làm việc theo nhóm để đánh giá các ý tưởng, có thể sử dụng những người có kinh nghiệm để đánh giá ý tưởng ở một địa điểm khác.
Bước 7: Trình bày và thảo luận kết quả
Kết quả đánh giá và lựa chọn ý tưởng được ghi chép lại và đem ra thảo luận trước toàn bộ thành viên tham gia
* Tạo lập ý tưởng
Tạo lập ý tưởng là các hoạt động khuyến khích, động viên sự tư duy logic trong việc xác định giải quyết các vấn đề cụ thể. Để tạo lập ý tưởng nên sử dụng các công cụ sau:
Sơ đồ tư duy Mind map
Sơ đồ tư duy theo hình cây
Khung kết cấu logic
2.3.4.3. Kỹ năng trực quan hóa thông tin
Để lôi kéo sự tham gia chi sẻ thông tin đối với một chủ thể nào đó, nguười cán bộ thúc đẩy cần thể hiện các thông tin dưới các hình thức đơn giản, dễ nhìn nhận, nói một cách khác các thoongt in cần phải được trực quan hóa. Để trực quan hóa thông tin có thể sử dụng các công cụ như:
* Bảng, biểu treo tường
Bảng, biểu là các khối hình vuông hay hình chữ nhật, trong đó được phân thành các ô, các dòng, các cột nhất định. Trong mỗi ô, dòng hay cột sẽ diễn tả một loại thông tin nhất định. Sử dụng bảng biểu có tác dụng làm cho mọi người dễ nhìn nhận ra nội dung và các mối liên hệ giữ các phần với nhau.
Ví dụ: Xây dựng tiêu chí phân loại kinh tế hộ gia đình
C¸c tiªu chÝ ph©n lo¹i kinh tÕ
Hé gia ®×nh lo¹i 1
Hé gia ®×nh lo¹i 2
Hé gia ®×nh lo¹i 3
Hé gia ®×nh lo¹i 4
Hä v tªn c¸c hé theo nhãm
* Sơ đồ
Sơ đồ là các hình khối thể hiện cac mối quan hệ giữa các bộ phân với nhau. Trực quan hóa thông tin theo các sơ đồ làm cho quá trình thảo luận dễ đi đến thống nhất hơn.
2.3.4.4. Kỹ năng giải quyết vấn đề
2.3.4.5. Kỹ năng giải quyết các thành viên khó chịu, giải quyết mâu thuẫn
Cán bộ khuyến lâm cần:
Bình tĩnh
Ngôn ngữ nhẹ nhàng
Hỏi tìm hiểu nguyên nhân
Hướng giải quyết hòa giải
Chương IV
LẬP KẾ HOẠCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN LÂM (10 tiết)
	1. Mục tiêu: Sau khi học xong sinh viên có thể:
- Lựa chọn được phương pháp xác định được mục tiêu lập kế hoạch hoạt động khuyến lâm.
Thu thập đầy đủ thông tin, dữ liệu đảm bảo xác định đúng mục tiêu lập kế hoạch.
Thống nhất được thứ tự các hoạt động sẽ ưu tiên thực hiện, căn cứ vào danh sách các hoạt động khuyến lâm dự kiến, mức độ quan trọng, khả năng nguồn lực của các bên và tính mùa vụ của các hoạt động.
- Làm việc khoa học có tinh thần trách nhiệm, trung thực, có tính sáng tạo trong công việc.
	2. Nội dung:
Phần lý thuyết: Thời gian: 5 giờ
2.1. Điều tra, đánh giá nhu cầu đào tạo
2.1.1 Giới thiệu chương trình đào tạo
	- Phân tích tình hình
	- Xác định mục tiêu
	- Phát triển chương trình
	- Tiến hành giảng dạy
	- Kiểm tra và đánh giá các hoạt động theo dõi
2.1.2 Vai trò của điều tra, đánh giá nhu cầu đào tạo
Trước đây theo cách tiếp cận cũ việc đánh giá nhu cầu đào tạo không hề quan trọng trong đào tạo của KL. Người ta chỉ thực hiện các khóa đào tạo theo kế hoạch đã định trước. 
Thực sự việc đào tạo trong Kl cần đẩy mạnh theo cách tiếp cận có sự tham gia và trong đó điều tra đánh giá như cầu đào tạo là một bước rất quan trọng, có tính quyết định xem việc đào tạo có đáp ứng nhu cầu thực tế hay không. Đánh giá nhu cầu đào tạo là một công cụ có giá trị để qua đó biết được nhu cầu của người học, những chủ đề mà họ quan tâm, từ đó làm cơ sở cho việc thiết kế chương trình đào tạo. 
Cần lưu ý rằng, xá định nhu cầu đào tạo nhằm tìm ra những kiến thức, kỹ năng mà người học cần chứ không phải cái mà chúng ta có thể cung cấp cho họ. Đánh giá nhu cầu đào tạo bao gồm nhiều bước với sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau (người dạy, người học, người xây dựng chương trình, người dân, nhà tài trợ và người sử dụng kết quả đào tạo).
2.1.3 Các bước thực hiện trong điều tra, đánh giá nhu cầu đào tạo
 Các bước thực hiện trong điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo
 Các bước thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo
	Lưu ý: 
	- Ai cần đào tạo?
	- Mục tiêu và động cơ đào tạo của họ là gì? 
	- Các loại đối tượng điều tra là ai?
2.2. Lập kế hoạch khuyến lâm
2.2.1 Các hình thức lập kế hoạch
	. Khái niệm:
Lập kế hoạch là 1 sự sắp xếp, phối hợp 1 cách có khoa học công việc hay hoạt động theo 1 trật tự thời gian và không gian để thoả mãn mục đích của cá nhân, nhóm người hay 1 tập thể xã hội.
	. Các hình thức lập kế hoạch
	- Lập kế hoạch từ trên xuống: Cán bộ khuyến lâm cấn thực hiện những kế hoạch do cấp trên đưa xuống
	- Lập kế hoạch từ dưới lên: Nông dân cùng với cán bộ khuyến lâm xây dựng kế hoạch phát triển nông lâm nghiệp trên cơ sở những nhu cầu của cộng đồng/ người dân và những điều kiện của địa phương, sau đó yêu cầ cấp trên, các tổ chức tài trợ thực hiện.
2.2.2 Các bước lập kế hoạch
	- Bước 1: Chuẩn bị
	+ Chọn địa điểm
	+ Các tiêu chuẩn àm căn cứ chọn thôn điểm
	+ Chuẩn bị về mặt xã hội và tổ chức cộng đồng
	- Bước 2: Thực hiện quá trình lập kế hoạch hoạt động khuyến lâm tại thôn/bản
	+ Cán bộ khuyến lâm tỉnh xuống thôn/ bản tổ chức đào tạo kỹ năng thực hiện PRA cho các thành viên đại diện đã được thôn/ bản lựa chọn
	+ Thực hiện quá trình đáh giá thôn/ bản có sự tham gi của người dân để xác định thực trạng thôn/ bản
	+ Xây dựng mục tiêu cho quá trình phát triển hoạt động khuyến lâm thôn/ bản
	+ Xác định các giải pháp đạt được mục tiêu đề ra
	+ Xác định khối lượng cho từng hoạt động
	+ Xác định thời gian cho từng hoạt động
	+ Xác định nguồn lực và trách nhiệm cho từng hoạt động
	+ Lập kế hoạch sơ bộ về hoạt động khuyến lâm của năm/ 6 tháng/ vụ sản xuất
	- Bước 3: Thẩm định kế hoạch hoạt động khuyến lâm thôn/ bản
2.2.3. Thực hiện quá trình lập kế hoạch hoạt động khuyến lâm
	- Bước 1: Phân tích tình hình thực tại thôn/ bản
	+ Thu thập thông tin
	+ Phân tích thông tin
	- Bước 2: Xác định mục tiêu
	- Bước 3: Xác định các hoạt động khuyến lâm
	- Bước 4: Thực hiện
	- Bước 5; Giám sát và đánh giá các hoạt động khuyến lâm
2.2.4. Thẩm định kế hoạch
	Kế hoạch phải được cấp có thẩm quyền thẩm định, thường là phân theo cấp quản lý.
2.3. Đánh giá chương trình khuyến lâm
2.3.1 Nội dung cần đánh giá
	- Đánh giá 1 chương trình khuyến lâm cần xem xét lại các kết quả đạt được có liên quan đến công tác khuyến lâm, trên cơ sở các tiêu chí đã vạch ra sẵn
	+ Đánh giá: Mục tiêu có rõ ràng không
	+ Mục tiêu có thể đạt được những mục đích của họ hay không?
2.3.2 Cách thu thập thông tin để đánh giá
- Hỏi ý kiến người dân 
- Tham quan mô hình thực tế của người dân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
	1. Cục khuyến nông- khuyến lâm. Tài liệu tập huấn khuyến nông năm 2000.
	2. Cẩm nang khuyến nông khuyến lâm. Nhà xuất bản Nông nhiệp, 2005
	3.Vũ Văn Liết. Bài giảng khuyến nông. NXB Nông nghiệp 1999.
	4. GS.TS Trần Văn Hà. Khuyến nông học. NXB Nông nghiệp 1997.

File đính kèm:

  • docxbai_giang_khuyen_lam_hoc.docx