Bài giảng Khí tượng thuỷ văn rừng - Lê Thị Hương Giang

HẦN A: LÝ THUYẾT

BÀI MỞ ĐẦU

1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHÍ TƯỢNG HỌC

Trái đất có lớp vỏ không khí gọi là lớp khí quyển. Trong lòng khí quyển, đặc biệt

ở tầng gần mặt đất luôn diễn ra các hiện tượng và các quá trình vật lý phức tạp như:

Nắng, mưa, nóng, lạnh, giông tố, gió bão. Tuỳ mức độ phát triển mà các hiện tượng

ấy có thể có lợi hoặc có hại, bình thường hoặc nguy hiểm đối với đời sống và hoạt

động kinh tế của con người. Có thể nói, không ở đâu trên trái đất, con người không

chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của các quá trình vật lý khí quyển.

Để an toàn cho cuộc sống, để tiến hành một cách có hiệu quả mọi hoạt động của

con người dưới ảnh hưởng thường xuyên và phức tạp của khí quyển, con người đã

không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu các hiện tượng và quá trình xảy ra trong khí quyển.

Trong quá trình đó đã dần dần hình thành một môn khoa học độc lập - “Khí tượng

học”.

pdf 128 trang phuongnguyen 4680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khí tượng thuỷ văn rừng - Lê Thị Hương Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Khí tượng thuỷ văn rừng - Lê Thị Hương Giang

Bài giảng Khí tượng thuỷ văn rừng - Lê Thị Hương Giang
 1 
BÀI GIẢNG 
(Lưu hành nội bộ) 
KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN RỪNG 
(Dành cho sinh viên ngành Lâm nghiệp, hệ cao đẳng chính quy) 
Giảng viên: Lê Thị Hương Giang 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH 
KHOA NÔNG – LÂM - NGƯ 
 2 
MỤC LỤC 
PHẦN A: LÝ THUYẾT .................................................................................................. 1 
BÀI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 5 
1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHÍ TƯỢNG HỌC ............................................................. 5 
2. KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG KHÍ TƯỢNG HỌC ................................................ 7 
3. KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN RỪNG ............................................................................ 7 
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................... 9 
THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC KHÍ QUYỂN ........................................................... 9 
1.1. THÀNH PHẦN KHÍ QUYỂN ................................................................................. 9 
1.1.1. Không khí khô ....................................................................................................... 9 
1.1.2. Hơi nước. ............................................................................................................... 9 
1.1.3. Bụi ....................................................................................................................... 10 
1.1.4. Vai trò của các chất khí trong tự nhiên ................................................................ 10 
1.2. CẤU TRÚC CỦA KHÍ QUYỂN ........................................................................... 11 
1.2.1. Sự không đồng nhất của khí quyển theo chiều thăng đứng ................................. 11 
1.2.2. Sự không đồng nhất của khí quyển theo chiều ngang ......................................... 12 
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................... 14 
BỨC XẠ TRONG KHÍ QUYỂN .................................................................................. 14 
2.1. Ảnh hưởng của bức xạ mặt trời đối với cây trồng .................................................. 14 
2.1.1. Ảnh hưởng của thành phần quang phổ của mặt trời đối với cây trồng ............... 14 
2.1.2. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng trong ngày đối với cây trồng .................... 15 
2.2. Các dạng bức xạ mặt trời ........................................................................................ 16 
2.2.1. Bức xạ trực tiếp (trực xạ)..................................................................................... 16 
2.2.2. Bức xạ khuyếch tán (tán xạ) ................................................................................ 17 
2.2.3. Bức xạ tổng cộng (Tổng xạ) ................................................................................ 18 
2.2.4. Sự phản xạ bức xạ mặt trời (Albêđô) .................................................................. 18 
2.3. Bức xạ sóng dài của mặt đất và khí quyển ............................................................. 19 
2.4. Cân bằng bức xạ của mặt đất .................................................................................. 20 
CHƯƠNG 3. .................................................................................................................. 22 
CHẾ ĐỘ NHIỆT CỦA ĐẤT VÀ KHÔNG KHÍ ........................................................... 22 
3.1. CHẾ ĐỘ NHIỆT CỦA ĐẤT .................................................................................. 22 
3.1.1. Các đặc tính nhiệt lực của đất .............................................................................. 22 
3.1.2. Cân bằng nhiệt của bề mặt đất ............................................................................. 24 
3.1.3. Diễn biến của nhiệt độ bề mặt đất ....................................................................... 25 
3.1.4. Các biện pháp điều tiết nhiệt độ mặt đất ............................................................. 29 
3.2. CHẾ ĐỘ NHIỆT CỦA KHÔNG KHÍ ................................................................... 30 
3.2.1. Sự truyền nhiệt trong không khí .......................................................................... 30 
3.2.2. Sự biến thiên của nhiệt độ không khí .................................................................. 32 
b. Diễn biến hàng năm của nhiệt độ không khí ............................................................. 33 
c. Sự biến thiên nhiệt độ của không khí theo phương thẳng đứng của khí quyển ................................ 33 
3.2.3. Những chỉ tiêu đánh giá nhiệt độ không khí ....................................................... 34 
3.2.4. Những biện pháp cải thiện chế độ nhiệt độ không khí ........................................ 36 
CHƯƠNG 4 ................................................................................................................... 37 
TUẦN HOÀN NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN ................................................................ 37 
4.1. Chu trình nước trong tự nhiên. ............................................................................... 37 
4.2. Các đại lượng vật lý đặc trưng cho độ ẩm không khí ............................................. 38 
4.3. Bốc hơi nước trong tự nhiên ................................................................................... 39 
 3 
4.3.1. Bản chất của quá trình bốc hơi nước ................................................................... 39 
4.3.2. Vai trò của bốc hơi nước trong sản xuất nông nghiệp ......................................... 41 
4.4. Sự ngưng kết hơi nước trong tự nhiên .................................................................... 42 
4.4.1. Điều kiện ngưng kết hơi nước trong khí quyển ................................................... 42 
4.4.2. Kết quả của sự ngưng kết hơi nước ..................................................................... 42 
4.5. Giáng thuỷ .............................................................................................................. 45 
4.5.1. Phân loại mưa ...................................................................................................... 45 
4.5.2. Nguyên nhân hình thành mưa .............................................................................. 45 
4.5.3. Các đại lượng đặc trưng cho tính chất của mưa .................................................. 47 
4.5.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa .......................................................... 48 
4.6. Nước trong mạng lưới thuỷ văn ............................................................................. 48 
4.6.1. Dòng chảy ............................................................................................................ 48 
4.6.2. Sự hình thành dòng chảy sông ngòi .................................................................... 49 
4.6.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy ........................................................... 51 
4.6.4. Những đại lượng đặc trưng của dòng chảy ......................................................... 53 
4.6.5. Phương trình cân bằng nước trong một lưu vực. ................................................. 54 
4.6.6. Phân phối dòng chảy trong năm .......................................................................... 54 
CHƯƠNG 5. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN VÀ GIÓ .......................................................... 56 
5.1. Áp suất khí quyển ................................................................................................... 56 
5.1.1. Khái niệm ............................................................................................................ 56 
5.1.2. Sự biến đổi của áp suất khí quyển ....................................................................... 56 
5.1.3. Những đại lượng đặc trưng cho áp suất khí quyển .............................................. 57 
5.2. Gió. ......................................................................................................................... 57 
5.2.1. Nguyên nhân sinh ra gió. ..................................................................................... 57 
5.2.2. Các đại lượng đặc trưng của gió .......................................................................... 57 
5.3. Hoàn lưu khí quyển ................................................................................................ 59 
5.3.1. Phân bố khí áp trên mặt đất ................................................................................. 59 
5.3.2. Hoàn lưu khí quyển ............................................................................................. 60 
5.3.3. Một số loại gió địa phương .................................................................................. 61 
THIÊN TAI KHÍ TƯỢNG Ở VIỆT NAM .................................................................... 63 
6.1. Sương muối ............................................................................................................ 63 
6.1.1. Điều kiện hình thành ........................................................................................... 63 
6.1.2. Tác hại và phương pháp phòng chống ................................................................. 63 
6.2. Gió phơn khô, nóng ................................................................................................ 63 
6.2.1. Điều kiện hình thành ........................................................................................... 64 
6.2.2. Tác hại và biện pháp phòng chống ...................................................................... 65 
6.3. Hạn hán ................................................................................................................... 65 
6.3.1. Điều kiện hình thành ........................................................................................... 65 
6.3.2. Phân bố hạn và biện pháp phòng chống .............................................................. 66 
6.4. Lũ lụt ....................................................................................................................... 66 
6.4.1. Tác hại của lũ lụt ................................................................................................. 66 
6.4.2. Đặc điểm lũ lụt ở nước ta và các biện pháp phòng chống lụt và úng.................. 67 
6.5. Mưa đá .................................................................................................................... 67 
6.6. Dông nhiệt ............................................................................................................. 69 
6.7. Bão và áp thấp nhiệt đới ......................................................................................... 71 
6.7.1. Điều kiện hình thành bão và áp thấp nhiệt đới .................................................... 71 
6.7.2. Hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới ở Việt Nam và biện pháp phòng tránh . 73 
CHƯƠNG 7. KHÍ HẬU VIỆT NAM............................................................................ 74 
7.1. Cơ chế hình thành khí hậu Việt Nam ..................................................................... 74 
 4 
7.1.1. Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ............................................................... 74 
7.1.2. Khí hậu Việt Nam chịu ảnh hưởng của gió mùa ................................................. 75 
7.1.3. Khí hậu Việt Nam bị chia cắt mạnh bởi địa hình ............................................... 76 
71.4. Khí hậu Việt nam rất đa dạng có nhiều á đới và các đai cao ............................... 77 
71.5. Khí hậu Việt nam rất thất thường trong chế độ nhiệt và chế độ ẩm..................... 77 
7.2. Một số đặc trưng cơ bản của khí hậu Việt Nam ..................................................... 77 
7.2.1. Nắng và bức xạ: ................................................................................................... 77 
7.2.2. Chế độ nhiệt ......................................................................................................... 78 
7.2.3. Chế độ mưa .......................................................................................................... 79 
7.2.4. Ðộ ẩm không khí ................................................................................................ 80 
7.2.5. Các hiện tượng thời tiết ....................................................................................... 80 
7.3 Phân vùng khí hậu Việt Nam: ................................................................................. 81 
7.3.2. Vùng khí hậu Ðồng bằng và Trung du Bắc bộ: ................................................... 83 
7.3.3. Vùng khí hậu Tây Bắc ......................................................................................... 83 
7.3.4. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ ................................................................................ 84 
7.3.5. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ .............................................................................. 86 
7.3.6. Vùng Khí hậu Tây Nguyên .................................................................................. 87 
7.3.7. Vùng khí hậu Nam Bộ ......................................................................................... 88 
CHƯƠNG 8 ................................................................................................................... 91 
8.1. VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG THỰC VẬT 
RỪNG. ........................................................................................................................... 91 
8.1.1. Bức xạ mặt trời và đời sống thực vật rừng. ......................................................... 91 
8.1.2. Chế độ nhiệt và thực vật rừng ............................................................................. 96 
8.1.3. Ảnh hưởng của chế độ nước đến thực vật. .......................................................... 98 
8.2. ẢNH HƯỞNG TỔNG HỢP CỦA CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG ĐẾN RỪNG ...... 102 
8.2.1. Những quy luật chung nhất về ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng đến rừng. 102 
8.2.2. Phân bố các vùng thực vật và điều kiện khí hậu. .............................................. 103 
8.3. TIỂU KHÍ HẬU RỪNG ....................................................................................... 104 
8.3.1. Thành phần không khí trong rừng. .................................................................... 104 
8.3.2. Chế độ bức xạ trong rừng. ................................................................................. 105 
8.3.3. Nhiệt độ trong rừng. .......................................................................................... 106 
8.4.4. Rừng và chế độ thuỷ văn. .................................................................................. 107 
8.4. ẢNH HƯỞNG CỦA RỪNG ĐẾN ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU THUỶ VĂN LÃNH 
 ... ỗi lần đọc phải dốc ngược 
nhiệt kế cho con trỏ rơi xuống mặt thoáng của rượu. Sau đó phải đặt nhiệt kế nằm 
ngang tránh tình trạng làm con trỏ di chuyển trong ống chứa rượu. Khi nhiệt độ quá 
cao không để nhiệt kế này ở ngoài trời phơi nắng. Thường có 1 ống nhựa để cất giữ 
nhiệt kế tối thấp khi gặp nhiệt độ cao. 
Cách lắp đặt nhiệt kế tối cao, tối thấp trong lều nhiệt ẩm kế: Toàn bộ các nhiệt kế 
được đặt trên một giá sắt có bộ phận đỡ trong đó có nhiệt kế tối cao, nhiệt kế tối thấp 
và bộ ẩm kế. 
d. Nhiệt ký 
- Nhiệt ký là thiết bị dùng để ghi diễn biến liên tục của nhiệt độ không khí. Có 2 
loại nhiệt ký: Nhiệt ký ngày và nhiệt ký tuần. Nhiệt ký ngày ghi diễn biến nhiệt độ 
trong 1 ngày, nhiệt ký tuần ghi diễn biến nhiệt độ trong 7 ngày. 
- Nhiệt ký gồm các bộ phận sau: 
1. Bản lưỡng kim được chế tạo bằng 2 bản kim có hệ số dãn nở khác nhau, được 
ép dính vào nhau. Bản trên có hệ số dãn nở lớn hơn bản dưới. Bản lưỡng kim có hình 
cong. Khi nhiệt độ cao bản trên dãn nở nhiều hơn bản dưới làm bản lưỡng kim cong 
lên. Bản lưỡng kim cong lên. Bản lưỡng kim là bộ phận cảm ứng nhiệt được lắp cố 
định 1 đầu. 
2. Hệ thống truyền chuyển động được gắn với 1 đầu của bản lưỡng kim 
3. Cần kim hồ và giản đồ 
Giản đồ được làm bằng giấy có chia độ nhiệt chi theo trục tung, còn trục hoành 
thì ghi thời gian. Nếu là giản đồ ngày thì chia làm 24h. Nếu là giản đồ tuần được chia 
giờ của 7 ngày. 
Nhiệt ký được đặt trong lều khí tượng (lều máy ký số 2 theo sơ đồ của vườn 
quan trắc) 
Khi đo đạc cần ghi rõ ngày, tháng, năm ở phía sau giản đồ. Giản đồ cần được lắp 
chính xác vào trụ đồng hồ. Nếu là nhiệt ký ngày thì thay giản đồ vào lúc 7h30 phút 
hàng ngày, nếu là nhiệt ký tuần thì thay giản đồ vào lúc 7h30 phút sáng thứ 2 hàng 
tuần. 
3.3. Quy toán giản đồ nhiệt ký 
Giản đồ nhiệt ký là một đồ thị ghi lại diễn biến yếu tố nhiệt độ hàng ngày hoặc 
hàng tuần. Khi tính toán số liệu, người ra phải làm hiệu chính nhiệt độ và hiệu chính 
thời gian. 
3.4. Các thiệt bị đo độ ẩm 
a. Nhiệt ẩm kế lều 
Cấu tạo: Nhiệt ẩm kế lều gồm 2 nhiệt kế giống nhau đặt trên một chiếc giá trong 
lều khí tượng (xem phần đo nhiệt độ). Bầu của một trong 2 nhiệt kế đó được quấn vải 
(batit) để thấm ướt gọi là nhiệt kế ướt, nhiệt kế không được quẩn vải (batít) gọi là nhiệt 
kế khô. 
Nguyên lý cùa bộ nhiệt ẩm kế như sau: Trong không khí luôn luôn diễn ra quá 
trình bốc hơi. Khi nước ở bầu nhiệt kế ướt bốc hơi đã làm cho nhiệt độ ở đó giảm đi, 
sự bốc hơi diễn ra càng mạnh khi không khí càng khô, làm cho nhiệt độ giảm xuống 
nhanh chóng gây ra chênh lệch nhiệt độ của nhiệt kế ướt với nhiệt kế khô (bầu không 
 122 
quấn vải). Căn cứ vào chênh lệch này người ta tính được độ ẩm không khí. 
c. Ẩm kế tóc 
Người ta dùng ẩm kế tóc để đo độ ẩm tương đối (r%). Các bộ phận chính gồm có: 
khung sắt, sợi tóc, kim, bảng chia độ. 
Nguyên tắc hoạt động-. Sợi tóc của người sau khi đã rửa sạch chất nhờn sẽ thay 
đôi độ dài khi thay đổi độ ẩm không khí. Nếu độ ẩm cao sợi tóc dài ra, nhờ quả đối 
trọng gần ở dưới kim (3) làm cho kim lệch sang phải, nếu độ ẩm giảm kim quay ngược 
lại. 
Khi đặt ẩm kế tóc vào lều, dùng ốc điều chỉnh vặn căng sợi tóc sao cho kim chỉ 
đúng giá trị độ ẩm tương đối (r %) được xác định bằng nhiệt ẩm kế thông gió. 
Ẩm kế tóc được coi là dụng cụ tốt dùng trong thời tiết nhiệt độ và ẩm độ rất thấp 
đến mức hiếm thấy. 
d. Ẩm ký 
Ẩm ký dùng để ghi diễn biến của độ ẩm không khí hàng ngày hoặc hàng tuần. 
Cấu tạo ẩm ký gồm: Bộ phận cảm ứng là chùm tóc hai đầu cố định trên khung 
chùm tóc được kéo căng bởi móc liên kết với cần cong, đầu cân có quả nặng. 
Thông qua hệ thống truyền lực liên kết với ngòi bút. Khi độ ẩm tăng, tóc dài ra, 
cần cong hạ xuống làm cho ngòi bút nâng lên. Khi độ ẩm giảm, sợi tóc co ngắn lại, 
nâng cần cong lên làm cho ngòi bút hạ xuống. Phối họp giữa vận động tự quay của 
đồng hồ với sự lên xuống nhịp nhàng của cần cong, ngòi bút vẽ lên giản đồ đặt trên trụ 
đồng hồ quay quanh trục đường biểu diễn diễn biến của độ ẩm. 
Cũng như nhiệt ký, ẩm ký có 2 loại đồng hồ là đồng hồ ngày và đồng hồ tuần. 
Giản đồ ẩm ký sau mỗi ngày hoặc mỗi tuần được lấy ra và thay giản đồ khác. Khi thay 
giản đồ cần ghi rõ thời gian (phút, giờ, ngày, tháng) và giá trị độ ẩm thực tế lúc đó vào 
mặt sau của giản đồ.Khi đặt ẩm ký phải chú ý các thao tác như đặt máy thăng bàng, 
thay giản đồ, lên dây cót đồng hồ, tra mực vào ngòi bút. Để tháo đồng hồ ra phải gạt 
cần gạt cho ngòi bút tách khỏi trụ đồng hồ. Dùng ốc điều chỉnh ngòi bút vào đúng 
vạch độ ẩm bằng giá trị thực tế lúc đó. Đường đồ thị ghi độ ẩm sẽ được làm hiệu chỉnh 
giờ giống như đối với nhiệt ký và hiệu chỉnh độ ẩm như đối với ẩm kế tóc. 
3.5. Thiết bị đo giáng thủy 
a. Vũ kế (thùng đo mưa) 
Ở các trạm khí tượng, vũ kế được đặt trong vườn quan trắc. Ở Việt Nam thường 
dùng loại vũ kế do ta tự sản xuất. Thùng là bằng tôn, kẽm, hình viên trụ có tiết diện 
thống nhất là 200cm2. Một bộ vũ kế có đủ 2 thùng và một ống đo bằng thủy tinh có 
100 độ chia, mỗi độ là 2 cm3 ứng với 1 lớp nước cao 0,1 mm. 
Vũ kế có nắp đậy dùng để đậy khi thay thùng lúc quan trắc. Thùng phải được giữ 
luôn sạch và bảo đảm chắc chắn không bị rò rỉ. 
Mỗi tháng, vào ngày 15, phải làm vệ sinh thùng và thử rò bằng cách lau khô 
thùng, đổ nước xấp xỉ miệng vòi, rồi đặt thùng lên trang giấy khô sạch, hoặc mặt bàn 
gỗ khoảng 1 giờ. 
Miệng thùng hứng nước cách mặt vườn quan trắc l,5m. Mỗi ngày tiến hành 2 lần 
quan trắc chính thức lượng mưa vào 7 giờ và 19 giờ. Khi mưa to, để tránh tràn thùng 
phải đo ngay sau khi mưa hoặc trong khi mưa. Ngày trời nắng cũng phải đo ngay sau 
khi mưa để tránh bốc hơi lượng mưa được cộng dồn và tính vào lượng đo lúc 7giờ và 
 123 
19giờ. 
Muốn vậy, mỗi trạm quan trắc viên mang thùng dự trữ thay cho thùng đang hứng 
vào giờ quan trắc. Nếu trời đang mưa thì phải đậy thùng đang hứng ngay khi đổi thùng 
và đem vào phòng làm việc để đong lượng mưa. Nếu lúc quan trắc mưa thì không cần 
đậy thùng và có thể đong ngay tại vườn khí tượng. 
Lượng giáng thủy nhỏ hơn hay bằng 10mm chí đong một lần, lượng giáng thủy 
lớn hơn 10mm phải đong nhiều lần. Khi đong mở lắp vòi, nghiêng thùng, đổ nước vào 
ống đong cho hêt nước. Đưa ống đong lên sao cho mực nước ở điểm thấp nhất của mặt 
lõm nàm ngang tầm mắt quan trắc viên để nhìn thật chính xác. Ống đong được giữ cho 
mặt nước ngang bằng, không sóng sánh. Trường hợp lượng mưa lớn phải đong nhiều 
ống mới hết, thì mỗi lần đọc phải ghi vào giấy nháp và đổ nước vào một chậu riêng đề 
phòng khi phải đo lại. Đối với giáng thủy rắn phải đưa thùng vào phòng làm việc cho 
hóa lỏng rồi đo như giáng thủy lỏng. Đối với mưa đá cần phải xác định đường kính các 
hạt nước lớn nhỏ, rồi lấy trung bình. Lượng giáng thủy dưới 0,5 độ chỉ ghi là 0, từ 0,5 
- 1 độ thì ghi là 0,1 mm, nếu không có giáng thủy thì ghi gạch ngang (-). Lượng giáng 
thủy ngày được tính từ 19 giờ hôm trước đến 19 giờ hôm sau. 
b. Vũ lượng ký 
Vũ lượng ký dùng để ghi sự biến thiên liên tục liên tục về lượng, cường độ và 
thời gian có giáng thủy. Tiết diện hứng giáng thủy bàng 500 cm2 hoặc 200 cm2. 
Vũ lượng ký được đặt gần vũ kế trong vườn quan trắc và cùng độ cao với vũ kế, 
cách mặt vườn l,5m, miệng ngang bàng, thân được giữ chắc bàng cách vít chặt với bệ 
xây hoặc chằng dây thép. Những bộ phận chính của vũ lượng ký gồm: bình phao, ròng 
rọc, quả đối trọng, ống xi phông, đồng hồ, thùng hứng nước, ca hứng nước. 
Khi có giáng thủy, nước qua miệng hứng chảy vào bình phao, nước càng nhiều 
phao càng nổi lên, mặt trên phao được gắn với một trục nhỏ liên kết với cần kim mang 
ngòi bút được vít cố định bằng đinh ộc. Phao lên xuống, làm cho ngòi bút vàch trên 
giấy giản đồ quấn quanh trụ đồng hồ một đường ghi về giáng thủy. 
Khi nước trong bình dâng lên ngang chỗ cong của ống xi phông thì tháo chảy ra 
ngoài đến hết theo nguyên tắc bình thông nhau. Phao hạ xuống điểm không đưa theo 
cần kim và ngòi bút. Nước trong bình chảy ra được hứng bằng ca để đo lại với một 
ống đo tương ứng kèm theo vũ lượng ký. 
Để xác định điểm 10mm dùng ống đo tương ứng đổ nước từ từ vào vũ ký. Nếu đã 
rót hết 10mm nước mà xi phông chưa hoạt động thì xi phông đặt cao quá, phải hạ ống 
xi phông xuống. Nếu chưa rót hết l0mm nước mà xi phông đã tháo nước tức là đặt xi 
phông thấp quá, phải nâng xi phông lên. Việc điều chỉnh phải làm nhiều lần và chỉ kết 
thúc khi đổ hết l0mm nước thì xi phông hoạt động tháo nước, ngòi bút chỉ ở vạch 
l0mm trên giản đồ. Sai số cho phép là +0,5mm. 
Vũ ký phải được giữ gìn sạch sẽ, thường xuyên rửa ổng xi phông không để cáu 
bẩn. 
Trong những ngày khô nóng, nước bốc hơi cạn dần, ngòi bút xuốngdưới vạch 
0mm, phải thêm nước và điều chỉnh cho đúng vạch 0mm và ghi rõ lượng nước đổ 
thêm vào mặt sau giản đồ. Trường hợp có giáng thủy rắn, Cần phải đánh dấu đường 
 124 
ghi trên giản đồ từ lúc bắt đầu đến lúc giáng thủy rắn tan hết. Giờ, phút bắt đầu, kết 
thúc ghi ở mặt sau giản đồ. 
Mỗi tháng vào đầu và giữa tháng phải kiểm tra bộ phận tháo nước. Điều chỉnh lại 
như cách làm trên. Vũ ký phải có đủ lý lịch, chứng từ kiểm định và có giản đồ đúng 
quy cách. 
Thay giản đồ hàng ngày vào lúc 7giờ, khi đặt giản đồ chú ý đến các dòng kẻ 
ngang phải trùng nhau, nếu lệch sẽ gây sai số đáng kể. 
Neu trong suốt 24 giờ không có giáng thuỷ thì không cần thay giản đồ, chỉ đổ 
thêm nước cho kim lên trên vạch cũ (khoảng 5 - 10 độ chia của ống đo). Ghi vào giản 
đồ lượng nước đổ thêm rồi quay trụ đồng hồ về vạch giờ xuất phát, cho máy chạy như 
thường. Đường ghi ngày nào đề rõ ngày ấy. Nếu 3 ngày liền không có giáng thủy thì 
phải thay giản đồ khác. 
Đê có lượng nước thực phục vụ việc quy toán giản đô phải đong lại giáng thủy 
trong ca hứng nước. Những ngày mưa lớn kéo dài, chú ý đong lại nước trong ca và ghi 
vào sổ quan trắc tránh tràn thùng mất số liệu. 
Khi trời đang mưa, đến giờ thay giản đồ thì có thể hoãn thay, nếu quá 8 giờ vẫn 
tiêp tục mưa thì quay đồng hồ cho kim vượt qua nẹp, nếu trước đó không có mưa hoặc 
thay giản đồ mới trong lúc mưa bằng cách đổ thêm nước cho xi phông hoạt động. 
3.6. Thiết bị đo gió 
a) Máy gió Wind-gauge 
cấu tạo: Máy Wind-gauge có bộ phận cảm ứng gồm một trục tròn thẳng cố định, 
gắn liền với la bàn chỉ hướng được vặn chặt trên đầu cột gió. Một ống rỗng hở một đầu 
mang phong tiêu, bảng gió và vòng răng, chụp lên trục tròn và quay tự do theo chiều 
gió, phong tiêu một đầu có đối trọng. Dưới phong tiêu là các thanh sất chỉ 8 hướng 
chính. Thanh chỉ hướng Bắc mang chữ B. Bảng gió hình chữ nhật gắn trên vòng răng, 
mặt bảng vuông góc với phong tiêu và quay dễ dàng quanh trục. Vòng có 7 răng, do 
sức gió tác dụng lên mặt bảng, bảng bị nâng lên theo một cung độ nhất định tuỳ thuộc 
vào tốc độ của gió. Với vị trí của mép bảng trên vòng răng ta định được tốc độ của gió. 
Một bộ máy gió Wind-gauge gồm 2 chiếc. Một máy có bảng nặng 800g và một máy có 
bảng nhẹ 200g. Chiều dài của bảng 300mm, chiều rộng 150 mm. 
Cách đặt và bảo quản máy giỏ: Hai máy Wind-gauge đặt trên 2 cột riêng biệt ở 
cùng một mực cao (10 hay 12m). Cột được đổ bê tông vững chắc, thẳng đứng và có 2 
lớp dây cáp chằng, mỗi lớp có 3 dây, hình thành một hình chóp có đáy là một tam giác 
đều. Cột gió có bậc thang để trèo lên xuống dễ dàng. 
Máy Wind-gauge phải đặt ở chỗ quang đãng, cần cách xa các chướng ngại vật 
(nhà cửa, cây to...) ít nhất là 10 lần chiều cao của các chướng ngại vật đó. 
Mỗi năm một lần, phải tháo máy gió ra lau và tra mỡ. Phong tiêu phải quay rất 
nhạy, dây chằng không được để quá chùng hoặc quá căng sao cho cột gió luôn thẳng 
góc với mặt đất. 
Làm quan trắc: 
Quan trắc gió bằng máy Wind-gauge tiến hành theo thứ tự sau: 
1 - Xác định hướng gió và đặc điểm của hướng 
2 - Xác định tốc độ gió và đặc điểm của tốc độ 
 125 
3 - Xác định tốc độ lớn nhất và hướng có tốc độ lớn nhất. 
Để xác định hướng gió, quan trắc viên đứng dưới đầu phong tiêu, quan sát dao 
động của phong tiêu trong 2 phút, ước lượng hướng thịnh hành theo la bàn 16 hướng. 
Để xác định tốc độ gió, quan trắc viên bước sang phải, đúng ở vị trí thẳng góc với 
phong tiêu phía vòng răng, quan sát vị trí dao động của bảng gió trên vòng răng trong 
2 phút. 
 126 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Cấu trúc của khí quyển theo chiều thẳng đứng. Nêu đặc điểm chính của các tầng khí 
quyển. 
2. Nêu định nghĩa về trực xạ, tán xạ. Cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến trực xạ, tán 
xạ. 
3. So sánh gió đất và gió biển. 
4. Albedo. Viết phương trình cân bằng bức xạ của mặt đất. 
5. Trình bày các quá trình thu chi năng lượng của bề mặt đất. 
6. Viết phương trình cân bằng nhiệt của mặt đất . Nêu một số biện pháp kỹ thuật điều 
chỉnh chế độ nhiệt của đất trong muà đông. 
7. quá trình hình thành gió Phơn. 
8. Diễn biến hằng ngày của nhiệt độ đất. 
9. Những phương thức truyền nhiệt trong không khí. 
10. Điều kiện hình thành bão, đặc điểm của bão. Cho biết quy luật hoạt động của bão ở 
nước ta. 
11. Nêu định nghĩa về nhiệt dung, hệ số dẫn nhiệt của đất. 
12. Các yếu tố ảnh hưởng đến bốc hơi từ mặt đất. 
13. Định nghĩa về điểm sương. Hãy cho biết bản chất của quá trình bốc hơi nước. 
14. Điều kiện ngưng kết hơi nước trong khí quyển. 
15. Nêu phương pháp phân loại mây theo độ cao chân mây. Những loại mây nào 
thường gây ra mưa? 
16. Điều kiện hình thành mưa. 
17. So sánh khí hậu của vùng duyên hải Miền trung với khí hậu các tỉnh phía Bắc. 
18. Hãy cho biết cơ chế hoạt động của gió mùa mùa đông ở Việt Nam 
19. Hãy cho biết cơ chế hoạt động của gió mùa mùa hạ ở Việt Nam 
20. So sánh khí hậu vùng Đồng bằng Nam Bộ và vùng Tây Nguyên. 
21. Trình bày đặc điểm chế độ bức xạ và chế độ nhiệt của khí hậu Việt Nam. 
22. Trình bày hệ thống hoàn lưu tín phong ảnh hưởng đến Việt Nam. 
23. Hãy đưa ra các đặc điểm đề chứng minh khí hậu Việt Nam rất thất thường 
24. Hãy đưa ra các đặc điểm đề chứng minh khí hậu Việt Nam mang tính chất nội chí 
tuyến. 
25. Hãy cho biết đặc điểm chung của khí hậu vùng duyên hải Miền trung 
26. Phân tích ảnh hưởng qua lại giữa rừng và điều kiện khí tượng thuỷ văn. 
27. Dòng chảy là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy. 
 127 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đoàn Văn Điếm (2005). “Giáo trình Khí tượng nông nghiệp”, NXB Nông 
nghiệp Hà Nội. 
2. Trương Quang Học (2011). “Một số điều cần biết về biến đổi khí hậu”, NXB 
Khoa học kỹ thuật. 
3. Nguyễn Đức Lý (2013). Khí hậu và thủy văn tỉnh Quảng Bình, NXB Khoa học 
kỹ thuật, Hà Nội. 
4. Trần Công Minh (2007). “Khí hậu và khí tuợng đại cương”, NXB Ðại học 
quốc gia Hà Nội. 
5. Hoàng Ngọc Oanh (1998). “Khí quyển và thuỷ quyển”, NXB Giáo dục. 
6. Hoàng Ngọc Oanh (2004). “Địa lí tự nhiên đại cương 2”, NXB Đại học Sư 
phạm. 
7. Phạm Ngọc Toàn (1993). “Khí hậu Việt Nam”, NXB KHKT Hà Nội 
 128 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_khi_tuong_thuy_van_rung_le_thi_huong_giang.pdf