Bài giảng Khai thác lâm sản (Dành cho lớp cao đẳng lâm sinh)

Chương 1: Tổng quan về hoạt động khai thác rừng ở Việt Nam (Tổng số 16 giờ: 11T, 5 L, 0KT)

1. Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm khai thác lâm sản, khai thác tác động thấp, mục tiêu, các đối tượng rừng được đưa vào khai thác, phương thức khai thác và các các loại dụng cụ khai thác.

- Phân biệt và có thể tự sửa chữa một số loại công cụ thông thường, có thể tự thiết kế được một số máng lao đơn giản.

 - Có ý thức bảo vệ các dụng cụ khai thác, cũng như bảo vệ rừng thông qua khai thác.

 

doc 56 trang phuongnguyen 11540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khai thác lâm sản (Dành cho lớp cao đẳng lâm sinh)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Khai thác lâm sản (Dành cho lớp cao đẳng lâm sinh)

Bài giảng Khai thác lâm sản (Dành cho lớp cao đẳng lâm sinh)
UBND THÀNH PHỐ KON TUM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG
BÀI GIẢNG:
KHAI THÁC LÂM SẢN
(Dành cho lớp cao đẳng lâm sinh)
GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN: PHẠM THỊ THỦY
TỔ BỘ MÔN: LÂM SINH
KHOA: KINH TẾ NÔNG LÂM
Kon tum, ngày tháng năm 2020
Chương 1: Tổng quan về hoạt động khai thác rừng ở Việt Nam (Tổng số 16 giờ: 11T, 5 L, 0KT)
1. Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm khai thác lâm sản, khai thác tác động thấp, mục tiêu, các đối tượng rừng được đưa vào khai thác, phương thức khai thác và các các loại dụng cụ khai thác.
- Phân biệt và có thể tự sửa chữa một số loại công cụ thông thường, có thể tự thiết kế được một số máng lao đơn giản.
 - Có ý thức bảo vệ các dụng cụ khai thác, cũng như bảo vệ rừng thông qua khai thác.
2. Nội dung chương: 
Phần lý thuyết: Thời gian: 11 giờ
1.1. Tổng quan về hoạt động khai thác rừng ở Việt Nam
1.1.1. Đối tượng rừng được phép đưa vào khai thác
Từ năm 1999 trở đi Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành quy chế khai thác gỗ và lâm sản, thì đối tượng rừng khai thác được quy định như sau:
+ Đối với rừng gỗ là rừng sản xuất:
Rừng tự nhiên hỗn loài, khác tuổi chưa qua khai thác hoặc đã qua khai thác nhưng đã được nuôi dưỡng đủ thời gian quy định của luân kỳ khai thác.
Rừng tự nhiên hỗn loài đồng tuổi đã đạt tuổi thành thục công nghệ; Rừng của hộ gia đình, cá nhân được giao để quản lý, bảo vệ và được hưởng lợi theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 
Những khu rừng nghèo kiệt có năng suất chất lượng thấp, cần khai thác để trồng lại rừng có năng suất chất lượng cao hơn.
Các khu rừng chuyển hoá thành rừng giống, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Rừng trồng bằng các loại nguồn vốn.
+ Đối với rừng tre nứa: được phép khai thác,nhưng phải đảm bảo độ che phủ trên 70%, có số cây già và cây vừa trên 40% tổng số cây.
1.1.2. Phương thức khai thác
Từ năm 1993 đến nay quy định 3 phương thức: khai thác chọn, khai thác trắng và khai thác để lại cây mẹ gieo giống, đồng thời xác định cụ thể từng đối tượng rừng tương ứng với từng phương thức khai thác, cụ thể:
Phương thức khai thác chọn: áp dụng cho các kiểu rừng không đồng tuổi, tái tạo rừng bằng tái sinh tự nhiên/rừng đều tuổi cần chuyển hoá rừng không đều tuổi/nơi có yêu cầu phòng hộ và bảo vệ môi trường.
Phương thức khai thác trắng: bao gồm rừng trồng, rừng tự nhiên đều tuổi, rừng tự nhiên khác tuổi có đủ điều kiện kinh tế kỹ thuật trồng lại rừng có năng suất, chất lượng cao hơn.
Phương thức khai thác để lại cây mẹ gieo giống: là các kiểu rừng tự nhiên và rừng trồng đã thành thục, hiện thiếu các thế hệ cây kế tiếp, nhưng có khả năng tái sinh tự nhiên mạnh khi tán rừng được mở sau khai thác.
1.2. Khai thác tác động thấp
1.2.1. Khái niệm về khai thác tác động thấp (RIL)
Khai thác tác động thấp (Reduced Impact Logging viết tắt là RIL) được hiểu là hệ thống các biện pháp công nghệ, kỹ thuật, quản lý, tổ chức được áp dụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực đến môi trường của các hoạt động khai thác lâm sản.
RIL là một phương pháp tiếp cận có hệ thống đến việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá hoạt động khai thác gỗ.
RIL cũng bao gồm các hoạt động như cải thiện các khâu công việc như xây dựng đường, chặt hạ, vận xuất, vận chuyển gỗ.
RIL đòi hỏi kỹ năng, sự suy tính thận trọng và một môi trường chính sách khuyến khích các hoạt động này.
Thực tế, RIL bao gồm việc áp dụng những kỹ thuật mà đã được biết đến nhiều năm nay và được sử dụng như một qui trình, qui phạm ở những nước công nghiệp. Và RIL là một cái gì đó mới, yêu cầu cách nhìn nhận và tiếp cận mới đến quản lý rừng.
1.2.2. Mục đích của RIL
- Bảo vệ môi trường, duy trì và phát triển tài nguyên rừng theo hướng kinh doanh bền vững;
- Bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật và động vật hoang dã;
- Khai thác rừng phải đảm bảo duy trì được ổn định lâu dài diện tích và chất lượng. Mức độ khai thác sản phẩm rừng không vượt quá năng suất thực tế của rừng;
- Đảm bảo quyền lợi của chủ rừng (người chủ sở hữu rừng) và các cộng đồng dân cư sống trong khu vực;
- Duy trì nguồn gen quí hiếm và tính đa dạng về loài của rừng;
- Đảm bảo và thúc đầy sức sản xuất của rừng;
- Cải thiện sức khỏe và an toàn lao động cho công nhân lâm nghiệp;
- Cụ thể hóa việc thực hiện qui chế khai thác rừng đang được thực hiện ở Việt Nam.
1.2.3. Yêu cầu cơ bản của RIL
- Mọi hoạt động khai thác phải được lập kế hoạch trước khi chúng được bắt đầu, theo các bước nhất định và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và ra quyết định;
- Các hoạt động khai thác phải được giám sát thường xuyên, liên tục và thận trọng;
- Mật độ đường vận xuất phải ít nhất nếu có thể;
- Số lượng và diện tích các bãi gỗ phải ít nhất;
- Người lập kế hoạch, công nhân thực hiện các hoạt động khai thác phải được đào tạo;
- Các chất thải từ các hoạt động khai thác gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước phải được kiểm soát và xử lý đúng kỹ thuật;
- Phải có đánh giá tác động đến môi trường của các hoạt động khai thác;
- Ít làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài động vật hoang dã.
- Duy trì đa dạng sinh học về chủng loại cây trong khu tài nguyên;
- Không làm thay đổi dòng chảy và ô nhiễm nguồn nước;
- Hạn chế đến mức thấp nhất sự phá hoại cây con, thảm thực vật, đất rừng.
1.2.4. Các bước thực hiện
+ Bước 1: Lập kế hoạch khai thác dài hạn
- Thu thập tài liệu, bản đồ;
- Lập kế hoạch cho cả chu kỳ và 5 năm trước mắt.
+ Bước 2: Lập kế hoạch khai thác hàng năm và thiết kế khai thác
- Thu thập tài liệu, bản đồ;
- Lập kế hoạch hàng năm;
- Thiết kế khai thác.
+ Bước 3: Chuẩn bị khai thác
- Bàn giao tài liệu, hiện trường khai thác;
- Chuẩn bị khu khai thác;
+ Bước 4: Khai thác gỗ
- Chặt hạ;
- Vận xuất;
- Kiểm tra, giám sát.
+ Bước 5: Hoạt động sau khai thác
- Dọn rừng;
- Xử lý cành ngọn;
- Xử lý lán trại, kho bãi, đường vận xuất;
- Xử lý chất thải;
- Kiểm tra, nghiệm thu hiện trường.
1.3. Các loại công cụ khai thác
1.3.1. Công cụ thủ công 
Các loại công cụ thủ công thường dùng trong khai thác bao gồm:
Rìu: Là một công cụ dùng để chặt hạ gỗ, cắt cành, đẽo bạnh vè, mổ sẹo (hình 1); công cụ này được dùng phổ biến ở miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ trước năm 1975, hiện nay loại này ít được sử dụng trong khai thác gỗ lớn, tập trung mà chủ yếu được sử dụng để chặt hạ gỗ phân tán, nhỏ lẻ; đặc điểm của một số loại rìu như sau:
Bảng 1.1: Đặc điểm của một số loại rìu
Loại rìu
Bề dài
( mm)
Bề rộng
( mm)
Góc lưỡi
( độ)
Kiểu lưỡi
Chặt gỗ cứng
135-145
50-60
28-30
Lưỡi thẳng
Chặt gỗ trung bình
145-155
60-70
25-28
Lưỡi thẳng + cong
Chặt gỗ mềm+ cành
150-160
65-80
20-25
Lưỡi cong
Nguồn: Giáo trình khai thác, vận chuyển Lâm sản, NXB Nông nghiệp 2001
 Hình 1.1. Lưỡi rìu, 2. Quẻ rìu, 3. Cán rìu
Búa: ở nước ta cũng có một số lâm trường dùng búa để chặt hạ; chặt bằng búa mạnh hơn rìu, song tốn sức.
Dao tạ: là một công cụ thủ công để chặt hạ những cây gỗ có đường kính nhỏ, hoặc cắt cành, được dùng phổ biến trước năm 1975 ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thanh Hoá để chặt hạ gỗ trụ mỏ, gỗ củi đạt năng suất cao hơn một số công cụ thủ công khác (hình 3). Lưỡi dao tạ dài khoản từ 28-50cm, rộng từ 5-10cm, dày từ 0,8-1,2cm. Cán dao không thẳng mà hợp với lưỡi dao một góc khoảng 160.
 Hình 1.2. Bản dao, 2. Lưỡi dao, 3.Cán dao
Kích thước của dao tạ chưa có một tiêu chuẩn thống nhất, thường được chế tạo theo kinh nghiệm của người sản xuất, các loại dao được sử dụng tương đối phổ biến có kích thước trong bảng dưới đây.
Cưa mang: là loại cưa cắt ngang dùng để hạ cây, cắt cành, cắt khúc. So với dùng búa, rìu, cưa mang có năng suất cao hơn, đỡ tốn sức và tiết kiệm gỗ hơn. Cấu tạo cưa mang phổ biến như sau:
- Chiều dài lưỡi cưa bằng tổng của độ dịch chuyển khoảng 700mm và đường kính của cây gỗ chiều dài lưỡi cưa thường vào khoảng từ 1,6-1,8m
- Chiều rộng lưỡi cưa ở vị trí lớn nhất thường từ 25-160mm, bề dày lưỡi cưa vào khoảng 0,6 -1,5mm.
- Răng cưa: thường được làm theo dạng tam giác cân. Những răng cưa ở giữa lưỡi cưa cao hơn những răng ở gần cán, các đỉnh răng cưa làm thành một đường cong đều đặn.
 Cưa mang
 Hình 1.3. Bản cưa, 2. Răng cưa, 3. Cán cưa
Cưa đơn: là loại cưa cắt ngang một người sử dụng trong việc chặt hạ, cắt khúc, cắt cành. So với cưa mang, cưa đơn có khối lượng nhỏ hơn. Cấu tạo của cưa đơn rất đơn giản (hình 5), cụ thể:
- Lưỡi cưa: Được chế tạo bằng laọi thép tốt, chiếu dài khoảng từ 400 - 1400mm, bề rộng lưỡi cưa ở phía đầu cưa từ 130 - 140mm và nhỏ dần về phía cán cưa.
- Cán cưa làm bằng gỗ, chiếu dài cán khoảng 150 - 200mm, bề rộng của đầu trong cán khoảng 40mm, phần đầu ngoài cán khoảng 50mm.
 Hình 1.4. Bản cưa, 2. Răng cưa, 3. Cán cưa
1.3.2. Thiết bị cơ giới.
a. Động cơ đốt trong
Động cơ đốt trong hay động cơ nổ là loại động cơ mà nhiệt năng do nhiên liệu bị đốt cháy ở bên trong xi lanh được biến đổi thành cơ năng để truyền cho các bộ phận khác.
Trong khai thác và sơ chế lâm sản thường sử dụng 3 loại động cơ đốt trong là: Động cơ xăng 4 kỳ, động cơ diezen 4 kỳ và động cơ xăng 2 kỳ.
b. Nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong
Là dựa vào đặc tính giãn nở của chất khí khi bị đốt cháy. Khi hỗn hợp đốt ở trong xilanh bị đóng kín bị đốt cháy sẽ giãn nở và tạo ra áp lực lớn tác dụng lên mặt pitong đẩy nó đi xuống và truyền lực cho tay biên làm quay trục khuỷu của động cơ. Quá trình đưa hỗn hợp đốt vào xi lanh để đốt cháy và xả khí cháy ra ngoài gọi là chu trình làm việc của động cơ.
c. Cưa xích hay cưa xăng
Cưa xích nói cung gồm có động cơ, cơ cấu truyền lực, cơ cấu cưa gỗ và cơ cấu phù trợ khác hợp thành.
- Động cơ: là loại động cơ xăng 2 kỳ một xilanh có nhiệm vụ tạo ra momen quay truyền cho xích cưa để thực hiện cắt gỗ.
- Hệ thống truyền lực: có nhiệm vụ truyền và tăng momen quay từ trục cơ của động cơ đến xích cưa của cơ cấu cắt gỗ. Hệ thống truyền lực gồm: li hợp, hộp giảm tốc và bánh xích chủ động.
+ Ly hợp: còn gọi là côn nối có nhiệm vụ truyền và ngắt momen quay từ động cơ đến hộp giảm tốc, nhờ có ly hợp mà xích cưa chỉ cắt gỗ khi động cơ đạt đến số vòng quay nhất định. Ly hợp gồm 2 bộ phận chính là bộ phận chủ động và bộ phận bị động. Bộ phận chủ động gồm có đĩa chủ động lắp trên đầu trục cơ, bộ phận bị động chỉ là đĩa gắn trên trục bị động để truyền momen quay ra hộp giảm tốc.
+ Hộp giảm tốc: dùng để giảm số vòng quay và tăng momen quay của động cơ truyền đến xích cưa, tạo cho xích cưa có tốc độ cắt và lực cắt thích hợp để cắt gỗ.
+ Bánh xích chủ động: dùng để truyền momen quay từ hộp giảm tốc tới xích cưa. Ở những cưa xăng không có hộp giảm tốc, bánh xích chủ động được hàn chặt với đĩa bị động của li hợp.
- Cơ cấu cắt gỗ: là bộ phận rất quan trọng để thực hiện việc cắt gỗ của cưa nó gồm 2 bộ phận chủ yếu là bản cưa và xích cưa.
+ Bản cưa: dùng để đỡ gỗ, dẫn hướng và căng lưỡi cưa. Đuôi bản cưa được được lắp vào thành hộp giảm tốc hoặc thân máy và có thể dịch chuyển được theo chiều dọc trục nhờ bộ phận điều chỉnh lực căng của xích cưa.
+ Xích cưa: là bộ phận quan trọng nhất trong cơ cấu cắt gỗ, xích cưa gồm có răng cưa, mắt nối, gờ dẫn hướng, chốt tán nối lại với nhau thành một vòng kín.
Căn cứ vào số người điều khiển có thể phân ra cưa xích một người và cưa xích hai người điều khiển.
1.4. Các công trình phục vụ khai thác
.1.4.1. Khái niệm
a. Kho gỗ I là nơi chứa hàng hoá lâm sản ở các lô khai thác trong một thời gian ngắn không quá một tháng. Trong cơ chế thị trường hiện nay các hàng hoá lâm sản ở trong khu khai thác thường ít tồn đọng lâu ở kho I, mà thường được vận xuất, vận chuyển thẳng đến kho gỗ II, hoặc đến nơi tiêu thụ ngay. Với nhiệm vụ đó kho gỗ I cũng chỉ cần có một diện tích nhất định bằng phẳng, cao ráo, không có mạch nước ngầm, địa chất ổn định, không bị xói lở.
Nếu có độ dốc thì độ dốc cho phép = 5-100 và dốc nghiêng về phía bốc gỗ. Thời gian sử dụng của kho gỗ ngắn (Td = 12 tháng), nên khi thiết kế và thi công cần cố gắng giảm chi phí xây dựng đến mức thấp nhất, nhưng vẫn phải đảm bảo cho kho gỗ hoạt động bình thường và an toàn lao động.
.b. Kho gỗ II
Kho gỗ II là nơi tập trung hàng hoá lâm sản từ các khu khai thác của một lâm trường hay của nhiều lâm trường về để dự trữ bảo quản, phân loại chế biến lợi dụng tổng hợp nhằm nâng cao giá trị các loại hàng hoá lâm sản phục vụ cho nhu cầu dân sinh kinh tế, quốc phòng và xuất khẩu. Do nhiệm vụ của kho gỗ II như vậy nên kho gỗ II thường được chọn đặt ở vị trí đường giao thông thông suốt. Kho gỗ II còn là tổng kho của cả một vùng tài nguyên rộng lớn.
1.4.2. Xây dựng các công trình phục vụ khai thác
a. Xây dựng bãi, kho gỗ
- Trước khi thi công bãi gỗ, tổ công nhân thi công phải được nghiên cứu kỹ bản thiết kế bãi gỗ, di dời các cây gỗ đã hạ đổ ra khỏi bãi;
- Trong quá trình thi công không để bùn đất, rác rưởi rơi vào dòng chảy;
- Không được thi công vào lúc trời mưa;
- Hệ thống rãnh thoát nước phải được xây dựng đúng kỹ thuật, không để nước bị ứ đọng trên bãi gỗ hoặc nước từ đường vận xuất chảy xuống bãi gỗ (trường hợp đường vận xuất nằm phía trên bãi gỗ);
- Phải có hệ thống hố lắng trước khi cho nước vào dòng chảy hoặc hành lang bảo vệ suối.
b. Xây dựng lán trại, trạm canh, hệ thống biển báo
- Lán trại cho công nhân khai thác được xây dựng tại vị trí đã chọn khi thiết kế;
- Phát dọn toàn bộ thực bì trong khu lán trại và xung quanh diện tích làm lán trại khoảng 10m, chặt bỏ những cây sâu bệnh ,cây khô mục, cành khô có thể gây nguy hiểm cho người;
- Được phép chặt gỗ để làm lán trại nhưng phải cắt ngắn tương ứng với chiều dài sản phẩm để có thể tận dụng sau khi dỡ bỏ trại 
- Lán trại phải đảm bảo che được mưa, nắng, gió và thoát nước;
- Trong lán trại phải có hộp cứu thương với các loại thuốc chữa bệnh thông thường và dụng cụ sơ cứu, hộp cứu thương phải để ở nơi dễ nhìn thấy;
- Nơi vệ sinh phải đặt cách xa nguồn nước sinh hoạt ít nhất 100m.
c. Xây dựng đường vận xuất gỗ bằng máy kéo 
- Trước khi thi công đường, tổ công nhân thi công phải được nghiên cứu kỹ bản thiết kế mạng lưới đường vận xuất;
- Việc thi công được bắt đầu từ công việc khôi phục các cọc mốc tim đường, ranh giới mép đường và kéo các khúc gỗ ra khỏi mặt bằng thi công;
- Công việc thi công đường cần được tiến hành vào lúc thời tiết khô ráo hoặc tốt nhất là vào mùa khô;
- Chiều rộng đường vận xuất máy kéo phải được thi công đúng tiêu chuẩn: 3,5 ÷ 4 (m);
- Độ dốc dọc của đường tùy thuộc vào loại máy kéo sử dụng; để cho máy kéo bánh xích tối đa 200; để cho máy kéo bánh hơi tối đa 170;
- Độ dốc ngang của đường máy kéo không vượt quá 10% (60);
- Bán kính đường cong đủ để tránh phá hoại cây chừa hai bên lề đường (không nhỏ hơn 30 m và mặt đường rộng hơn bình thường 1 – 2 (m);
- Không cần san gạt nhiều nếu độ dốc đảm bảo. Phải xây dựng đường thoát nước ngang, để không tạo ra dòng chảy dọc đường vận xuất. Khoảng cách giữa các rãnh thoát nước ngang phụ thuộc vào độ dốc dọc của đường máy kéo, 
Bảng .1.2: Khoảng cách giữa các rãnh thoát nước ngang.
Độ dốc dọc
Khoảng cách giữa các rãnh thoát nước
0÷ 4% (0 - 40)
Không cần thiết
5÷ 9% (50 - 60)
100 m
10÷ 19% (60 - 110)
60 m
20÷ 24% (120 - 140)
20 m
> 25% (> 140)
15 m
Hình 1.5. Xây dựng rãnh thoát nước ngang trên đường vận xuất máy kéo
- Đường trục chính có thể xây dựng dọc theo đường phân thủy để tiện cho việc thoát nước;
 ... g ở điều kiện:
- Khai thác gỗ nhỏ, tỉa thưa rừng.
- Khối lượng khai thác ít.
- Giá nhân công rẻ.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách xếp gỗ ở trên cao lăn xuống thùng xe hoặc kê đà nghiêng lăn gỗ trên xe.
Bốc gỗ bằng cơ giới
Điều kiện áp dụng:
- Quy mô sản xuất tương đối lớn.
- Gỗ có thể tích lớn
- Bốc gỗ lên ô tô được thực hiện bằng máy kéo vận xuất gỗ 
- Bốc gỗ được thực hiện bằng ô tô hoặc máy kéo có trang bị tời hoặc trang bị có cần bốc thủy lực.
- Bốc gỗ lên ô tô được thực hiện bằng máy kéo bốc gỗ chuyên dùng 
Hình 2.28. Dùng đà kê lăn gỗ xuống thùng ô tô
Hình 2.29. Bốc gỗ bằng máy kéo vận xuất
Hình 2.30. Bốc gỗ bằng ô tô có trang bị tời.
Hình 2.31. Bốc gỗ bằng ô tô có trang bị cần bốc
Hình 2.32. Bốc gỗ bằng tay bốc thủy lực
2.4.4. Chọn phương pháp bốc gỗ lên xe ô tô
- Căn cứ vào quy mô sản xuất: Quy mô sản xuất lớn chọn phương thức bốc gỗ bằng cơ giới, quy mô sản xuất nhỏ sản xuất bằng thủ công.
- Căn cứ khả năng đầu tư vốn.
- Ở những nơi mưa lớn tập trung dễ xói mòn không nên sử dụng phương pháp bốc hầm.
- Ở nơi gỗ nằm phân tán trên các bãi gỗ tạm thời nên trang bị ô tô, máy kéo tự bốc.
- Quy mô sản xuất không lớn lắm, có thể sử dụng máy vận xuất để bốc gỗ nhằm tận dụng công suất máy, hạn chế số lượng máy làm việc trên bãi.gỗ.
2.5. Vận chuyển gỗ bằng đường ô tô
2.5.1. Các hình thức vận chuyển gỗ
a) Vận chuyển gỗ bằng đường ô tô
 Vận chuyển gỗ bằng đường ô tô có ưu điểm cơ bản là có thể áp dụng được trên các dạng địa hình khác nhau với các phương thức khai thác khác nhau.
Tuy nhiên, loại hình vận chuyển gỗ bằng đường ô tô có một số hạn chế nhất định:
- Chi phí cho xây dựng hệ thống đường ô tô lâm nghiệp từ đường trục đến đường nhánh tương đối lớn;
- Việc thiết kế và thi công đường ô tô không đúng sẽ ảnh hưởng xấu tới môi trường: rừng, đất rừng, động thực vật sống trong rừng, ảnh hưởng đến các dòng chảy trong khu vực, cộng đồng dân cư sống xung quanh;
- Chi phí vận chuyển gỗ có thể lên tới trên 45% trong toàn bộ chi phí khai thác gỗ.
- Xe vận chuyển có tải trọng lớn tạo ra áp lực lớn giữa bánh xe và mặt đường làm cho nền đường và áo đường bị biến dạng nhanh giảm khả năng vận chuyển của đường. Vì vậy công tác chăm sóc và bảo quản đường phải được tiến hành thường xuyên.
- Đối với các tuyến đường chất lượng thấp (đường trục phụ và nhánh) do không xây dựng áo đường, về mùa mưa mặt đường lầy lội, khó có thể thực hiện công tác vận chuyển;
- Trong quá trình vận chuyển, khí thải và nhiên liệu thải ra từ các thiết bị bốc, dỡ, vận chuyển gây ô nhiễm không khí và nếu không quản lý tốt sẽ gây ra ô nhiễm nguồn nước, các dòng chảy...
b) Vận chuyển gỗ bằng đường thủy
	Hình thức này được áp dụng ở những nơi có khối lượng gỗ khai thác tập trung từ các nơi khai thác. Hình thức vận chuyển này đang áp dụng ở một số nơi nên không phải là loại hình vận chuyển phổ biến.
Đây là loại hình vận chuyển đơn giản, đầu tư cho xây dựng các công trình vận chuyển không lớn như đường ô tô, giá thành vận chuyển hạ.
Trong quá trình áp dụng loại hình vận chuyển này cần chú ý:
- Loại hình này phụ thuộc vào nhiều điều kiện tự nhiên như sông suối trong rừng, mức nước sông suối....
- Dễ bị mất mát trong quá trình vận chuyển (khi vận chuyển bằng phương pháp thả trôi tự do).
- Gỗ ngâm trong nước thời gian dài bị giảm về chất lượng, chất hữu cơ từ gỗ và vỏ cây ngâm trong nước làm giảm ô xy và gây ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy để khỏi gây ô nhiễm cho nguồn nước, cần phải nghiên cứu để loại trừ các loài gỗ, vỏ có độc tố hoặc màu sắc làm giảm chất lượng nước...
2.5.2.Yêu cầu kỹ thuật trong vận chuyển gỗ bằng đường ô tô
- Các xe vận chuyển gỗ chỉ được chở đúng tải trọng đã được quy định đối với từng loại xe vừa đảm bảo an toàn cho xe vừa tránh cho mặt đường khỏi bị phá hoại do áp lực tác động từ bánh xe xuống mặt đường;
- Chỉ nên sử dụng các loại xe có sức bám và vượt lớn trong các trường hợp cần thiết như khi đường quá xấu, quá lầy lội để hạn chế sự phá hoại mặt đường do bánh xe gây ra;
- Các xe vận chuyển gỗ nên sử dụng là các loại xe chuyên dùng với các trang thiết bị chuyên dùng của nó. Các trang bị chuyên dùng phải đầy đủ và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật như cọc ke phải thẳng đứng, cáp buộc và xích phải chắc chắn đảm bảo an toàn cho xe và người trong quá trình chuyển động trên đường lâm nghiệp cũng như đường công cộng;
- Trong trường hợp đường quá trơn và lầy lội, xe chở gỗ cần có các trang thiết bị trợ giúp như tời chống trượt, xích chống trượt....
- Gỗ xếp trên ô tô phải phân bố hợp lý về tải trọng, phải được giằng buộc cẩn thận tránh xô ngang và trượt về sau xe trong khi chuyển động;
- Các loại xe vận chuyển bốc, dỡ gỗ phải được kiểm tra thường xuyên trước khi vào sử dụng; được bảo dưỡng, sửa chữa theo định kỳ.
- Khi sửa chữa, nhiên liệu và các chất thải ra phải thu gom vào những nơi quy định, không làm ảnh hưởng và gây ô nhiễm đối với nước mặt, sông suối, nước ngầm;
- Tốc độ xe chạy trên đường không nên vượt quá tốc độ quy định trong bảng dưới đây cho từng loại đường.
 Biểu 2.3. Tốc độ xe chạy cho phép trên các loại đường
Chỉ tiêu kỹ thuật
Cấp đường
I
II
III
IV
Tốc độ thiết kế (km/h)
Vùng đồi
Vùng núi
30
25
25
20
20
15
10
10
Phần thực hành: Thời gian: 11 giờ 
Hạ cây, cắt cành, cắt khúc.
1. Mục đích, yêu cầu
a, Mục đích
- Thực hiện được thao tác hạ cây, cắt cành, cắt khúc
- Vận dụng được lý thuyết đã học, thao tác đúng, chính xác
- Có ý thức và thái độ trong bài thực hành đảm bảo an toàn
b, Yêu cầu
- Nắm vững lý thuyết, chuẩn bị đầy đủ công cụ thiết bị
- Thực hành nghiêm túc, đảm bảo an toàn, đúng kỹ thuật, chính xác
- Dọn dẹp cành nhánh, máy móc và dụng cụ
2. Phương tiện thực hành 
- Dụng cụ máy móc, thiết bị: Cưa, búa, nêm..
- Đồ bảo hộ
3. Nội dung thực hành
a. Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị
- Đối tượng khai thác (cây bài chặt)
- Một cưa máy, cưa tay hay búa
Bước 2: Hạ cây, cắt cành, cắt khúc
- Phát dọn xung quanh gốc
- Chọn hướng đổ
- Hạ cây (mở miệng, cắt gáy), cắt cành, cắt khúc
Bước 3: Phân loại Xếp đống
b. Báo cáo kết quả
- Thực hành lại thao tác hạ cây, cắt cành, cắt khúc
- Đánh giá bằng theo dõi cách thực hiện các thao tác và mặt cắt
Kiểm tra: Thời gian: 1 giờ
Chương 3: Các hoạt động sau khai thác
(Tổng số: 9 giờ, 3LT, 6TH)
1. Mục tiêu:
- Khắc phục mọi hậu quả tác động không tốt do khai thác gỗ gây ra cho dù đã áp dụng các giải pháp giảm thiểu;
- Giảm thiểu sự tác động của nước mặt lên các công trình trong khu khai thác, hạn chế xói mòn đất;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các loài cây quí hiếm tái sinh;
- Hạn chế nguy cơ sâu bệnh và cháy rừng.
 - Có ý thức bảo vệ các dụng cụ trong quá trình vận xuất.
2. Nội dung chương: 
Phần lý thuyết: Thời gian: 3 giờ
3.1. Dọn rừng
- Sửa chữa các gốc chặt bị rút ruột, râu tôm, cắt vát để tránh bị đọng nước bị mục đối với khu rừng áp dụng phương pháp tái sinh chồi;
- Cắt nhỏ cành ngọn, xếp thành luống song song với đường đồng mức trong lô khai thác hoặc rải trên mặt đường vận xuất không sử dụng nữa;
- Tận dụng gỗ nhỏ, gỗ củi ngay trong khi dọn rừng.
3.2. Xử lý môi trường
- Khắc phục nơi xói mòn, xạt lở đất khi làm đường và vận hành thiết bị vận xuất, vận chuyển gỗ hoặc xây dựng lán trại, bãi gỗ, tời cáp, máng lao;
- Xử lý chất thải sinh hoạt, hoá chất, xăng dầu, bằng biện pháp thu gom, chôn sâu hoặc thiêu huỷ;
- Khơi thông dòng chảy, nguồn nước bị ảnh hưởng, tắc nghẽn, bồi đắp do xói mòn đất;
- Xử lý các nguồn vật liệu dễ cháy, dễ phân huỷ gây sâu bệnh.
3.3. Đối với các công trình
3.3.1. Đường vận xuất
- Băm nhỏ phế liệu cành nhỏ, rải chúng lên mặt đường vận xuất;
- Sửa lại hoặc làm thêm các rãnh thoát nước ngang (độ dốc ngang từ 1÷30, lập với trục đường một góc 450);
- Các công trình vượt dòng (cống, cầu tạm thời) trên đường vận xuất phải được dỡ bỏ.
3.3.2. Bãi gỗ
- Các đà kê trên bãi gỗ phải dỡ bỏ và tận dụng làm gỗ hoặc củi;
- Rác thải phải được chôn vùi;
- Có biện pháp làm thoát nước những chỗ bị ứ đọng trên bãi gỗ.
3.3.3. Đường ô tô
- Dọn dẹp, cành cây, gỗ nằm trong hành lang bảo vệ và ở lòng khe, suối để cho dòng chảy được thông thoáng;
- Lòng đường trước khi bàn giao khu khai thác luôn luôn phải được ở trạng thái tốt, những chỗ lún sạt phải sửa chữa;
- Đảm bảo sự thoát nước cho mặt đường. Độ dốc ngang phải đảm bảo 1 ÷ 30;
- Rãnh biên, rãnh đỉnh và rãnh thoát nước ngang phải ở trạng thái dẫn nước tốt nếu hỏng phải sửa sang lại;
- Những chỗ mái taluy bị sạt, lở phải được sửa chữa và có biện pháp gia cố;
- Các công trình vượt dòng (cầu cống) phải được giữ ở trạng thái tốt, không bị tắc nghẽn do cành cây, đất. Các hố lắng phải được sửa sang lại;
- Những cầu, cống hỏng phải sửa chữa.
3.3.4. Các khu vực dành cho lán trại
- Tất cả các phế liệu, chất thải phải được di dời hoặc xử lý;
- Tất cả những chỗ ứ đọng nước cần có biện pháp thoát nước;
- Các nhà tạm phải được dỡ bỏ, những nơi làm kho chứa nhiên liệu phải vệ sinh, san gạt sạch sẽ;
- Phải trồng cây trên các diện tích trống này;
- Không được cho rãnh nước chảy thẳng vào dòng chảy là nguồn nước sinh hoạt.
3.4. Nghiệm thu và bàn giao hiện trường
Sau khi khai thác xong, chủ rừng và đơn vị khai thác tổ chức kiểm tra hiện trường, lập biên bản nghiệm thu, đánh giá việc khai thác theo nội dung:
- Kết quả thực hiện so với hồ sơ thiết kế về địa danh, diện tích, sản lượng, hệ thống đường vận xuất ,vận chuyển, kho bãi gỗ ;
- Tình hình thực hiện những qui định kỹ thuật về khai thác gỗ như: chiều cao gốc chặt, tỷ lệ tận dụng gỗ,tình hình vệ sinh rừng....
Căn cứ kết quả kiểm tra hai bên lập biên bản bàn giao hiện trường để đơn vị thực hiện công tác trồng rừng vào thời gian gần nhất.
Phần thực hành: 6 giờ
 Sửa gốc chặt, băm cành nhánh
1. Mục đích, yêu cầu
a, Mục đích
- Thực hiện được thao tác sửa gốc chặt, băm cành nhánh
- Vận dụng được lý thuyết đã học, thao tác đúng, chính xác
- Có ý thức và thái độ trong bài thực hành đảm bảo an toàn
b, Yêu cầu
- Nắm vững lý thuyết, chuẩn bị đầy đủ công cụ thiết bị
- Thực hành nghiêm túc, đảm bảo an toàn, đúng kỹ thuật, chính xác
- Dọn dẹp cành nhánh, máy móc và dụng cụ
2. Phương tiện thực hành 
- Dụng cụ máy móc, thiết bị: Cưa, búa, nêm..
- Đồ bảo hộ
3. Nội dung thực hành
a. Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị
- Rừng sau khi chặt hạ (cây bài chặt)
- Cưa máy, cưa tay hay búa
Bước 2: Sửa gốc chặt, băm cành nhánh
- Sửa gốc chặt cho cây tái sinh tốt
- Băm cành nhánh rải đều
Bước 3: Quan sát các gốc chặt xem đúng tiêu chuẩn chưa
b. Báo cáo kết quả
- Thực hành lại thao tác sửa gốc chăt, băm cành nhánh
- Đánh giá bằng theo dõi cách thực hiện các thao tác và mặt cắt gốc chặt
Chương 4. Vấn đề vệ sinh và an toàn lao động
(Tổng số: 9 giờ, 2LT, 6TL, 1KT)
1. Mục tiêu
- Chuẩn bị điều kiện làm việc và sinh hoạt tốt để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho
 - Giảm thiểu tác động đến môi trường: ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, phát sinh lửa rừng.
2. Nội dung chương
Phần lý thuyết: Thời gian: 2 giờ
4.1. Yêu cầu vệ sinh của nơi ở và lán trại tạm thời
4.1.1. Thiết kế mặt bằng
– Những yêu cầu về vệ sinh nơi ở và lán trại phải đáp ứng các tiêu chuẩn của Tổ chức lao động quốc tế 
– Nơi ở cố định của đội phải được thể hiện trong kế hoạch dài hạn;
– Lán trại tạm thời phải được thể hiện trong kế hoạch năm;
– Mặt bằng diện tích dùng làm lán trại phải được qui hoạch trước một cách chi tiết gồm: Nơi ở, kho tàng để các thiết bị, nguồn nước, khu chứa rác thải, hệ thống chống cháy, nhà vệ sinh;
– Khi thiết kế mặt bằng phải tính đến việc bảo vệ môi trường và phòng chống cháy.
4.1.2. Nguồn nước 
– Các lán trại phải được cung cấp nước sạch để sinh hoạt được lấy từ giếng hoặc hứng nước mưa. Nếu lấy nước từ suối phải có hệ thống lắng lọc;
– Bể chứa nước phải được che đậy chống bụi, tránh sự sinh nở của muỗi.
4.1.3. Các chất thải sinh hoạt
– Nhà vệ sinh phải đặt cách xa nguồn nước sinh hoạt ít nhất 100m;
– Nhà vệ sinh phải có mái che, không để nước ngập, nước mưa chảy qua; thường xuyên phải giữ gìn sạch sẽ, được khử trùng, diệt ruồi muỗi;
– Cống nước thải từ nhà vệ sinh không được cho chảy thẳng ra sông, suối và bất cứ nơi nào gây hại về sức khỏe cho công nhân ở lán trại hay cộng đồng dân cư lân cận.
4.1.4. Nước thải sinh hoạt
– Nước thải sinh hoạt phải được dẫn tới một vi trí tiêu hủy cách xa nơi ở ít nhất 20m. Nước thải phải được kiểm soát và xử lý trước khi đổ ra suối chính;
– Tất cả cống rãnh ở khu nhà ở phải được khơi thông và che đậy kín.
4.1.5. Khu chứa rác thải 
– Nơi sinh hoạt phải trang bị thùng rác có nắp đậy;
– Rác phải được gom đổ vào khu chứa rác thải;
– Khu chứa rác phải được chọn ở nơi không bị ngập nước, cách dòng chảy ít nhất 50m. Nằm ở cuối hướng gió chính;
– Mỗi tuần một lần lấp đất sâu ít nhất 30cm;
– Thường xuyên có biện pháp khử trùng bằng vôi bột hoặc phun thuốc diệt côn trùng.
 Hình 4.1. Thùng thu gom rác thải
4.2. Các yêu cầu an toàn đối với trang bị bảo hộ lao động 
4.2.1. Công nhân vận hành cưa xăng
- Phải qua lớp đào tạo có chứng chỉ về sử dụng cưa xăng và khai thác lâm sản;
- Phải có những trang thiết bị bảo hộ cần thiết (Hình 4.2);
- Mũ bảo hiểm an toàn đạt tiêu chuẩn chịu lực của Tổ chứa tiêu chuẩn quốc tế (ISO) hoặc tương đương!
- Đệm tai/bộ phận bịt tai đạt tiêu chuẩn chống ồn với cường độ lớn hơn 100dB;
- Giày, tất bảo hộ;
- Quần áo bảo hộ phải có màu sáng, dễ nhận (đỏ hoặc da cam);
- Găng tay.
4.2.2. Các công nhân vận hành máy kéo, ô tô
- Phải có bằng lái do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Quần áo bảo hộ lao động, giày, mũ bảo hiểm;
- Các máy móc phải được trang bị bình chống cháy.
4.2.3. Tổ sản xuất
- Phải có hòm thuốc và các dụng cụ sơ cứu;.
- Phải có hộp dụng cụ sửa chữa và bảo trì máy móc.
4.2.4. Công nhân
- Mọi công nhân phải được học nội quy an toàn lao động và tập huấn sơ cứu thương và phòng cháy, chữa cháy.
4.3. Các yêu cầu về an toàn đối với các thiết bị 
4.3.1. Các thiết bị khai thác
- Các công cụ thủ công phải có tay cầm chắc chắn và được chế tạo theo tiêu chuẩn;
- Các loại cưa xăng phải đầy đủ các bộ phận an toàn (Hình 4.3);
- Chỉ được phép làm việc khi chúng có trạng thái kỹ thuật tốt và được bảo dưỡng đúng định kỳ.
Hình 4.2. Trang bị bảo hộ cho công nhân vận hành cưa xăng 
1. Mũ bảo hộ vỏ cứng; 
5. Áo khoác bảo hộ lao động; 
2. Bảo vệ tai;
6. Găng tay bảo hộ lao động; 
3. Mặt nạ; 
7. Quần lao động với kháng đỡ vết cắt; 
4. Áo phản quang; 
8. Ủng bảo hộ. 
Hình 4.3. Trạng thái khi làm việc của cưa xăng 
1. Xích cưa; 2. Lam cưa; 3. Vấu bám; 4. Tay phanh; 5. Tay cầm trước;
 6. Tay giật; 7. Công tắc điện; 8. Ga; 9. Khóa ga; 10. Tay cầm sau.
4.3.2. Các thiết bị vận xuất, vận chuyển 
- Phải được chăm sóc thường xuyên, bảo dưỡng đúng định kỳ.
- Chỉ được phép làm việc khi có trạng thái kỹ thuật tốt.
- Các cơ cấu bảo hiểm phải được kiểm tra thường xuyên và luôn luôn được điều chỉnh và chăm sóc đúng kỹ thuật.
- Các máy vận xuất và xe vận chuyển phải được trang bị hòm thuốc cứu thương và bình chống cháy.
- Xe vận chuyển phải có cọc ke, cáp, xích nín, dây chằng. 
- Tải trọng gỗ xếp trên xe phải cân bằng tải trọng tâm.
Phần thảo luận: 6 giờ
Câu hỏi 1. Theo anh chị vị trí lán trại đặt ở đâu là hợp lý? Vì sao?
Câu hỏi 2. Cưa xăng gồm những bộ phận nào, vẽ và thể hiện trên giấy?
 Kiểm tra: 1 giờ

File đính kèm:

  • docbai_giang_khai_thac_lam_san_danh_cho_lop_cao_dang_lam_sinh.doc