Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 6: Kế toán dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng

NỘI DUNG

 Các quy định pháp lý liên quan

 Tổng quan về dự phòng nợ phải trả

 Ứng dụng trên hệ thống tài khoản kế toán.

pdf 27 trang phuongnguyen 6701
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 6: Kế toán dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 6: Kế toán dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng

Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 6: Kế toán dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng
1Trường Đại học Mở TPHCM – Khoa Kế toán Kiểm toán
Chương 6
KẾ TOÁN 
DỰ PHÒNG PHẢI TRẢ 
VÀ NỢ TIỀM TÀNG
MỤC TIÊU 
Giải thích được các khái niệm dự phòng phải trả,
nợ tiềm tàng
Áp dụng được các điều kiện ghi nhận và đánh
giá dự phòng nợ phải trả
Hiểu được cách thức trình bày các khoản dự
phòng phải trả cũng như nợ tiềm tàng trên
BCTC.
Áp dụng hệ thống tài khoản kế toán hiện hành
vào các nghiệp vụ dự phòng phải trả.
2
2NỘI DUNG 
Các quy định pháp lý liên quan
Tổng quan về dự phòng nợ phải trả
Ứng dụng trên hệ thống tài khoản kế toán.
3
Các quy định pháp lý có liên quan
4
VAS 18- Các khoản dự phòng, tài sản và Nợ
tiềm tàng
o Thông tư 21/2006/TT-BTC- Hướng dẫn thực hiện
chuẩn mực kế toán
Thông tư 228/2009/TT-BTC- Hướng dẫn chế độ
trích lập và sử dụng các khoản dự phòng
Thông tư 200/2014/TT-BTC
3Tổng quan
5
 Khái niệm
 Điều kiện ghi nhận dự phòng nợ phải trả
 Phân biệt dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng
 Đo lường khoản dự phòng
 Các khoản dự phòng phải trả
 Các khoản bồi hoàn
 Thay đổi các khoản dự phòng
 Thời điểm lập dự phòng phải trả
Khái niệm
6
Dự phòng phải trả: Là một khoản nợ phải trả
không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian.
Nợ phải trả: Là nghĩa vụ nợ 
hiện tại của doanh nghiệp phát 
sinh từ các sự kiện đã qua và 
việc thanh toán khoản phải trả 
này dẫn đến sự giảm sút về lợi 
ích kinh tế của doanh nghiệp.
Phải trả người bán,
Phải trả người lao động,
Các khoản vay nợ...
Dự phòng bảo hành 
sản phẩm; ...
4Điều kiện ghi nhận
7
Đoạn 11, VAS 18: Một khoản dự phòng chỉ được
ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện sau:
o Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa
vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả
từ một sự kiện đã xảy ra;
o Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy
ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa
vụ nợ; và
o Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về
giá trị của nghĩa vụ nợ đó.
Ví dụ 1
Công ty ABC bán sản phẩm H lần đầu tiên trên thị
trường.
 Mỗi sản phẩm bán ra có kèm theo chế độ bảo
hành.
 Sản phẩm này chưa từng có doanh nghiệp
nào bán trước đây.
Kế toán có ghi nhận khoản dự phòng bảo hành
cho sản phẩm đã bán hay không?
8
5Ví dụ 2
9
• 1/1/20x0, Công ty A ký hợp đồng thuê nhà
xưởng, thời hạn thuê là 5 năm. Hợp đồng thuê
không được huỷ ngang, nếu trả xưởng thuê
trước hạn, Công ty A phải chịu phạt hợp đồng
bằng 20 triệu đồng/tháng x Số tháng trả trước
hạn (tối đa không quá 100 triệu đồng).
• 31/12/20x3, công ty A quyết định giải thể công ty
và trả mặt bằng vào tháng 6/20x4.
 Cty A có ghi nhận nghĩa vụ vào ngày
31/12/20x3?
Ví dụ 3
10
BMW sản xuất xe ô tô hạng sang. Năm 20x0,
BMW phát hiện có một dòng xe bị lỗi thiết bị đánh
lửa điện. Hiện tại chưa có một khách hàng nào
phản ánh vấn đề này. Theo thống kê, tổng số xe
đã xuất xưởng là 10.000 chiếc. Tháng 12/20x0,
BMW quyết định thu hồi toàn bộ số xe xuất xưởng
để thay thế bằng một hệ thống đánh lửa mới, chi
phí sửa chữa ước tính đáng tin cậy 500 triệu
đồng.
BMW có ghi nhận nghĩa vụ vào ngày
31/12/20x0?
6Nghĩa vụ pháp lý và nghĩa vụ liên đới
11
 Nghĩa vụ pháp lý: Là nghĩa vụ phát sinh từ:
a) Một hợp đồng;
b) Một văn bản pháp luật hiện hành.
 Nghĩa vụ liên đới: Là nghĩa vụ phát sinh từ các
hoạt động của một doanh nghiệp khi thông qua
các chính sách đã ban hành hoặc hồ sơ, tài liệu
hiện tại có liên quan để chứng minh cho các đối
tác khác biết rằng doanh nghiệp sẽ chấp nhận
và thực hiện những nghĩa vụ cụ thể.
Phân biệt Dự phòng NPT và Nợ tiềm tàng
12
 Nợ tiềm tàng:
o Nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện
đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ
được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không
hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc
chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm
soát được;
hoặc
o Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy
ra nhưng chưa được ghi nhận vì không chắc chắn
có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải
thanh toán nghĩa vụ nợ; hoặc Giá trị của nghĩa vụ
nợ đó không được xác định một cách đáng tin cậy.
7Ví dụ 4
13
Năm 20x0, công ty A sản xuất sản phẩm X. Một số
khách hàng của công ty A đã kiện A ra toà do cung
cấp sản phẩm không đúng tiêu chuẩn trên bao bì,
gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng.
Mặc dù chưa có phán quyết nào từ toà án nhưng
một theo luật sư từ phía A, khả năng A bị thua kiện
là 80% và phải bồi thường thiệt hại ước tính 600
triệu đồng.
 Công ty A có ghi nhận một khoản dự phòng nợ
phải trả?
Bài tập thực hành 1
14
Nhân viên H kiện công ty về việc sàn nhà của
xưởng sản xuất trơn trượt đã làm anh ta bị
thương. Số tiền H kiện ra tòa án và đòi bồi thường
là 100 triệu đồng. Vậy kế toán công ty sẽ xử lý
như thế nào trong trường hợp:
a. Công ty đồng ý bồi thường cho nhân viên.
b. Công ty đồng ý bồi thường cho nhân viên, tuy
nhiên số tiền thì còn chờ tòa xử.
c. Luật sư của công ty đánh giá khả năng công ty
thua kiện là 40%
d. Luật sư của công ty đánh giá khả năng công ty
thắng kiện là 30%
815
Giá trị được ước tính hợp lý nhất về khoản tiền
sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại
ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Cách ước tính và ảnh hưởng tài chính đều được
xác định thông qua đánh giá của Ban giám đốc
doanh nghiệp, được bổ sung thông qua kinh
nghiệm từ các hoạt động tương tự và các bản
báo cáo của các chuyên gia độc lập. Các căn cứ
có thể dựa trên bao gồm cả các sự kiện xảy ra
sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Làm thế nào đo lường dự phòng nợ phải trả?
16
Trong các trường hợp không thể ước tính nghĩa
vụ nợ một cách đáng tin cậy, thì khoản nợ hiện
tại không được ghi nhận, mà phải được trình bày
như một khoản nợ tiềm tàng
Làm thế nào đo lường dự phòng nợ phải trả? (tiếp)
9Ví dụ 5
17
Một doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng có kèm
giấy bảo hành sửa chữa các hỏng hóc do lỗi sản xuất
được phát hiện trong vòng sáu tháng sau khi mua.
Nếu tất cả các sản phẩm bán ra đều có lỗi hỏng hóc
nhỏ, thì tổng chi phí sửa chữa là 1 triệu đồng. Nếu tất
cả các sản phẩm bán ra đều có lỗi hỏng hóc lớn, thì
tổng chi phí sửa chữa là 4 triệu đồng. Kinh nghiệm
cho thấy trong năm tới, 75% hàng hóa bán ra không bị
hỏng hóc, 20% hàng hóa bán ra sẽ hỏng hóc nhỏ và
5% hàng hóa bán ra sẽ có hỏng hóc lớn.
 Giá trị ước tính chi phí sửa chữa trong trường hợp
trên sẽ là: (75% x 0) + (20% x 1 triệu) + (5% x 4
triệu) = 0,4 triệu đồng
Làm thế nào đo lường dự phòng nợ phải trả? (tiếp)
18
Nếu ảnh hưởng về giá trị thời gian của tiền là
trọng yếu, thì giá trị của một khoản dự phòng
cần được xác định là giá trị hiện tại của khoản
chi phí dự tính để thanh toán nghĩa vụ nợ.
10
19
Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa
Dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp
Dự phòng phải trả cho hợp đồng có rủi ro lớn
Các khoản dự phòng phải trả 
20
Nếu doanh nghiệp có hợp đồng bán sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ đi kèm với nghĩa vụ bảo hành,
thì nghĩa vụ nợ hiện tại theo hợp đồng phải được
ghi nhận và đánh giá như một khoản dự phòng
phải trả.
Dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá
được ghi nhận vào chi phí bán hàng.
Dự phòng phải trả về chi phí bảo hành công trình xây
lắp được ghi nhận vào chi phí sản xuất chung
Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa 
11
Ví dụ 6
21
Công ty A bán hàng hóa X và Y đều là sản phẩm
có điều khoản bảo hành khi tiêu thụ. Theo thống
kê của doanh nghiệp, mức bảo hành như sau:
o Sản phẩm X (bảo hành 2 năm): Chi phí bảo hành 2%
doanh thu cho năm 1 và 1% doanh thu cho năm thứ 2.
o Sản phẩm Y (bảo hành 1 năm): Chi phí bảo hành chỉ
bằng 0,5%/doanh thu.
Năm 20x0, doanh thu tiêu thụ cho sản phẩm X là
4.000 triệu đồng và sản phẩm Y là 3.000 triệu
đồng.
Yêu cầu: Xác định mức lập dự phòng cho niên độ
20x0.
22
 Tái cơ cấu doanh
nghiệp: Là một
chương trình do Ban
Giám đốc lập kế
hoạch, kiểm soát và có
những thay đổi quan
trọng về:
a) Phạm vi hoạt
động kinh doanh của
doanh nghiệp; hoặc
b) Phương thức hoạt
động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp 
• Bán hoặc chấm dứt một dây 
chuyền sản xuất sản phẩm;
• Đóng cửa cơ sở kinh doanh ở 
một địa phương, một quốc gia 
khác hoặc chuyển đổi hoạt động 
kinh doanh từ địa phương này, 
quốc gia này sang một địa 
phương hoặc một quốc gia 
khác;
• Thay đổi cơ cấu bộ máy quản lý, 
ví dụ loại bỏ một cấp quản lý; 
• Hoạt động tái cơ cấu cơ bản sẽ 
gây ra tác động lớn đến bản 
chất và mục tiêu hoạt động kinh 
doanh của doanh nghiệp.
12
23
Khi tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp thì nghĩa
vụ liên đới chỉ phát sinh khi:
o Có kế hoạch chính thức, cụ thể để xác định rõ
việc tái cơ cấu doanh nghiệp
o Đưa danh sách chủ thể chắc chắn bị ảnh
hưởng, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc
thông báo các vấn đề quan trọng đến những
chủ thể bị ảnh hưởng của việc tái cơ cấu.
Dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp (tiếp)
Dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp (tiếp)
Khoản dự phòng cho
việc tái cơ cấu không
bao gồm các chi phí:
• Đào tạo lại hoặc thuyên
chuyển nhân viên hiện
có;
• Tiếp thị;
• Đầu tư vào những hệ
thống mới và các mạng
lưới phân phối.
 Chi phí về dự phòng tái
cơ cấu phải thỏa mãn
cả 2 điều kiện:
• Cần phải có cho hoạt
động tái cơ cấu;
• Không liên quan đến
hoạt động thường
xuyên của doanh
nghiệp.
13
25
 Năm 20x1, Công ty A có 02 xưởng sản xuất trong TP
phải chuyển sang tỉnh Đồng Nai theo quyết định của các
cấp thẩm quyền nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm. Thời
gian dự kiến sẽ di dời là từ tháng 3.20x1 đến tháng
8.20x1. Đầu tháng 9.20x1 sẽ đi vào sản xuất lại.
 Cuối năm 20x0, công ty A lập dự toán chi phí di dời như
sau:
o Chi phí bồi thường cho nhân viên: 400 triệu đồng
o Chi phí vận chuyển máy móc thiết bị 60 triệu đồng.
o Chi phí bồi thường do chấm dứt hợp đồng thuê nhà xưởng trước
hạn: 300 triệu đồng.
o Chi phí lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị: 1.000 triệu đồng
 Kế toán thực hiện trích lập dự phòng tái cơ cấu 02
xưởng.
Ví dụ 7
26
Hợp đồng có rủi ro lớn là hợp đồng mà trong đó,
chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên
quan đến hợp đồng vượt quá lợi ích kinh tế dự
tính thu được từ hợp đồng đó.
o Nếu doanh nghiệp có hợp đồng có rủi ro lớn,
thì nghĩa vụ nợ hiện tại theo hợp đồng phải
được ghi nhận và đánh giá như một khoản dự
phòng.
o Các chi phí bắt buộc phải trả theo điều khoản
của hợp đồng phản ánh chi phí thấp nhất nếu
từ bỏ hợp đồng
Dự phòng phải trả hợp đồng rủi ro lớn
14
27
Công ty Dệt Minh Phong ký hợp đồng với công ty may mặc An
Phước giao 300.000m vải lụa cao cấp trị giá 1m là 250 ngđ.
Thời gian giao từ tháng 3/20X1 đến tháng 9/20X2. Do An Phước
dùng nguyên liệu này để thực hiện hợp đồng may áo sơ mi lụa
cho đối tác ở Nhật, do vậy An Phước đã ràng buộc Minh Phong
phải thực hiện hợp đồng đúng hạn và đúng chất lượng. Nếu
không Minh Phong sẽ bị phạt 70% trên giá trị hợp đồng cho số
lượng hàng giao không đủ.
Đến tháng 5/20X2 Minh Phong đã cung cấp được 220.000m vải
lụa. Do bị động trong nguồn nguyên liệu nên công ty An Phước
sẽ không có nguyên liệu để tiếp tục SX nữa.
Nếu Minh Phong mua 80.000m vải còn lại của đối thủ cạnh tranh
để giao cho đối tác thì sẽ mua với giá gấp 1,5 lần.
 Công ty Minh Phong sẽ lập dự phòng hợp đồng này như thế
nào nếu chọn phượng án chịu phạt?
Ví dụ 8
28
 Giá trị vải còn lại không cung cấp được theo hợp đồng
đã ký là 80.000mx 250.000=20.000 triệu đồng.
 Giá trị bị phạt = 20.000 triệu đồng x 70%=14.000 triệu
đồng
 Nếu để đảm bảo uy tín của DN thì Minh Phong sẽ phải
chi ra 80.000 x 250.000 x 1.5 = 30.000 triệu đồng.
 Minh Phong đã lựa chọn bị phạt do vậy sẽ lập dự phòng
rủi ro HĐ này là 14.000 triệu đồng.
Ví dụ 8 (tiếp)
15
Các khoản bồi hoàn
29
Khi một phần hay toàn bộ chi phí để thanh toán
một khoản dự phòng dự tính được bên khác bồi
hoàn thì khoản bồi hoàn này chỉ được ghi nhận
khi doanh nghiệp chắc chắn sẽ nhận được
khoản bồi hoàn đó.
Khoản bồi hoàn này phải được ghi nhận như
một tài sản riêng biệt.
Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chi
phí liên quan đến khoản dự phòng có thể được
trình bày theo giá trị sau khi trừ giá trị khoản bồi
hoàn được ghi nhận.
Ví dụ 9 
30
Công ty bánh ACB ước tính nghĩa vụ bồi thường cho
khách hàng mua sản phẩm công ty là 100 triệu đồng.
Đồng thời, công ty chắc chắn nhận được khoản bồi
hoàn từ nhà cung cấp nguyên liệu là 60 triệu đồng.
Trên Bảng cân đối kế toán của ACB:
 Khoản bồi thường: lập dự phòng phải trả là 100 triệu
đồng
 Khoản nhận bồi hoàn: phải thu 60 triệu đồng
Trên Báo cáo KQHĐKD của ACB
 Chi phí dự phòng: 40 triệu đồng.
16
31
Các khoản dự phòng phải được xem xét lại và
điều chỉnh tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm để
phản ánh ước tính hợp lý nhất ở thời điểm hiện
tại. Nếu doanh nghiệp chắc chắn không phải
chịu sự giảm sút về lợi ích kinh tế do không phải
chi trả nghĩa vụ nợ thì khoản dự phòng đó phải
được hoàn nhập.
Thay đổi các khoản dự phòng
32
 Trong năm 20X1 khoản dự phòng bảo hành SP
1.200 triệu đồng cho công trình xây dựng cao ốc
A là khu vực hay bị sụt lún đất.
Năm 20X2 thực chi khoản bảo hành này là 600
triệu đồng. Cuối năm 20X2 hết thời hạn bảo hành.
Khoản dự phòng này sẽ được hoàn nhập khi lập
BCTC cho năm 20X2
Ví dụ 10
17
33
 Được lập hàng năm vào cuối niên độ kế toán.
 Doanh nghiệp lập BCTC giữa niên độ thì được
điều chỉnh dự phòng nợ phải trả vào BCTC giữa
niên độ nếu có biến động lớn.
Thời điểm lập dự phòng phải trả
ỨNG DỤNG TRÊN HỆ THỐNG TÀI KHOẢN 
34
 Dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp và dự
phòng hợp đồng có rủi ro lớn
 Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa
 Kế toán dự phòng bảo hành công trình
xây dựng
 Dự phòng sửa chữa tài sản cố định
18
TÀI KHOẢN 352 – DỰ PHÒNG PHẢI TRẢ
35
Bên Nợ Bên Có
Dư Có
-Ghi giảm dự phòng phải trả khi
- Phát sinh khoản chi phí liên 
quan đến khoản dự phòng đã 
được lập ban đầu;
- Doanh nghiệp chắc chắn 
không còn phải chịu sự giảm 
sút về kinh tế do không phải 
chi trả cho nghĩa vụ nợ;
- Số chênh lệch giữa số dự 
phòng phải trả phải lập năm 
nay nhỏ hơn số dự phòng 
phải trả đã lập năm trước 
chưa sử dụng hết.
• `Phản ánh số dự phòng phải 
trả trích lập tính vào chi phí
• Phản ánh số dự phòng phải 
trả hiện có cuối kỳ
Tài khoản chi tiết
36
 Tài khoản 3521 - Dự phòng bảo hành sản phẩm
hàng hóa
 Tài khoản 3522 - Dự phòng bảo hành công trình xây
dựng
 Tài khoản 3523 - Dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp
 Tài khoản 3524 - Dự phòng phải trả khác: Phản ánh
các khoản dự phòng phải trả khác theo quy định của
pháp luật ngoài các khoản dự phòng đã được phản
ánh nêu trên, như chi phí hoàn nguyên môi trường,
chi phí thu dọn, khôi phục và hoàn trả mặt bằng, dự
phòng trợ cấp thôi việc theo quy định của Luật lao
động, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, TSCĐ định kỳ...
19
37
Dự phòng tái cơ cấu DN; Hợp đồng rủi ro lớn 
111,112.. 3523/ 3524 6426
Thanh toán nghĩa vụ 
nợ đã lập dự phòng
(2)
Trích lập
(1)
Hoàn nhập
(3)
711 111, 112
Nhận bồi hoàn từ bên thứ 3
Bài tập thực hành 2
38
Công ty A tổ chức tiêu thụ thông qua các chi nhánh ở
khắp các tỉnh thành trong cả nước. Trong năm 20x0,
Công ty A dự định sẽ đóng cửa 1 cửa hàng ở miền
Nam do kinh doanh không hiệu quả. Dự kiến thực hiện
ở tháng 6/20x1. Dự toán chi phí như sau:
o Bồi thường tiền thuê mặt bằng 50 triệu đồng.
o Bồi thường hợp đồng công nhân viên: 100 triệu
đồng
o Di chuyển công cụ thiết bị qua nơi khác 20 triệu
đồng.
o Chi phí đào tạo lại cho nhân viên 80 triệu đồng.
 Hãy xác định khoản nào được lập dự phòng ở năm
20x0 và ghi nhận bút toán lập dự phòng.
20
Bài tập thực hành số 2 (tiếp)
39
Đến giữa tháng 6/20x1, công việc thực hiện chấm dứt
hoạt động của chi nhánh đã hoàn tất, chi phí phát sinh
như sau:
o Bồi thường tiền thuê và các chi phí liên quan đến
mặt bằng 52 triệu đồng bằng tiền mặt 12 triệu
đồng, cấn trừ ký quỹ 40 triệu đồng.
o Bồi thường cho công nhân viên nghỉ việc 92 triệu
đồng bằng TM
o Di chuyển thiết bị qua chi nhánh khác 13 triệu
đồng bằng TGNH
o Đào tạo lại cho nhân viên chuyển qua làm việc ở
các chi nhánh khác 84 triệu đồng bằng tiền mặt
 Yêu cầu: Định khoản kế toán và xử lý dự phòng sau
khi hoàn tất tái cơ cấu.
Bài tập thực hành số 3
40
 Năm 20X0 Công Ty Mai Hoàng thuê mặt bằng để
sản xuất dưới hình thức thuê hoạt động trong 5 năm
để mở 2 phân xưởng may mặc. Tiền thuê mỗi năm
là 450 triệu đồng. Nếu một bên đơn phương chấm
dứt hợp đồng sẽ chịu phạt 80% số tiền thuê trong
thời gian còn lại và mất toàn bộ tiền ký quỹ là 120
triệu đồng.
 Năm 20X3, do hợp đồng may mặc không có để sản
xuất, doanh nghiệp dự định trả lại mặt bằng trong
năm 20X4
Khoản dự phòng mà Mai Hoàng phải lập là bao
nhiêu?
21
41
Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa
(Đơn vị không có bộ phận bảo hành độc lập)
Hoàn nhập (4)
3521 641
Trích lập/
lập bổ sung
(1)
111,112 621,622,627 154
Tập hợp chi phí sửa 
chữa, bảo hành
(2)
Kết chuyển chi phí 
sửa chữa, bảo hành
(3)
Bài tập thực hành số 4 
42
 Công ty A sx sản phẩm X, thuộc đối tượng nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ. Sản phẩm X có
thời gian bảo hành 1 năm. Năm 20x0 là năm công ty
A mới bắt đầu có doanh thu sản phẩm X. Mức độ
bảo hành tuỳ thuộc vào mức độ hư hỏng của sản
phẩm X. Công ty A ước tính như sau:
o Khả năng không hư hỏng: 90%.
o Khả năng hư hỏng nhẹ 7%. Chi phí sửa chữa 2% x DT
o Khả năng hư hỏng nặng: 3%. Chi phí sửa chửa 5%x DT
o Trong năm 20x0, Cty A bán đựơc 2.000 sp, doanh thu 100
tỷ đồng.
Yêu cầu: Trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm cuối niên độ
20x0
22
Bài tập thực hành số 4 (tiếp)
43
Năm 20x1, chi phí bảo hành phát sinh như sau:
(Cty A không có bộ phận bảo hành độc lập).
o Xuất kho nguyên vật lịêu sửa chữa 180 triệu đồng.
o Nhân công sửa chữa phải trả 40 triệu đồng.
o Mua công cụ phục vụ cho sửa chữa phân bổ 1 lần 10
triệu đồng, thanh toán bằng tiền mặt.
o Chi phí khác bằng tiền mặt 20 triệu đồng.
Doanh thu năm 20x1 là 140 tỷ. Hãy trích lập dự
phòng bảo hành sản phẩm cuối niên độ 20x1.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh năm
20x1 liên quan đến bảo hành sản phẩm.
Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa
(Đơn vị có bộ phận độc lập về bảo hành)
44
111, 112
Khi trích lập 
dự phòng 
3521336 641
Thanh toán 
Quyết toán CP 
bảo hành 
Hoàn nhập giảm (trích lập thừa)
133
Thiếu
23
Bài tập thực hành số 5 
45
Sử dụng số liệu Bài tập thực hành số 3.
Công ty A có một đơn vị trực thuộc B thực hiện
bảo hành sản phẩm. Công ty A khoán cho B thực
hiện bảo hành sản phẩm năm 20x1, giá chưa
thuế là 250 triệu đồng, thuế GTGT 10%.
Chuyển khoản thanh toán tiền bảo hành sản
phẩm cho B.
Doanh thu năm 20x1 là 140 tỷ. Hãy trích lập dự
phòng bảo hành sản phẩm cuối niên độ 20x1.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh năm
20x1 liên quan đến bảo hành sản phẩm.
46
Dự phòng bảo hành công trình xây dựng
711 3522 627 
(chi tiết theo CT)
Hoàn nhập
(5) 
Trích lập
(1) 
111,112 621,622,627 154 632
Tập hợp chi phí sửa 
chữa, bảo hành
(2)
Kết chuyển chi 
phí sửa chữa, 
bảo hành
(3)
Xử lý 
(4)
24
Bài tập thực hành số 6
47
Năm 20x0, Công ty X bàn giao một công trình xây
dựng A có giá quyết toán công trình là 5.000 triệu
đồng, thuế GTGT 10%, đã nhận được 95% giá trị
quyết toán bằng chuyển khoản. Giá thành công
trình xây dựng bàn giao là 4.000 triệu đồng.
Theo kinh nghiệm và ước tính của công ty, khả
năng phải phát sinh bảo hành với chi phí khoảng
1% x doanh thu.
Yêu cầu: Trích trước chi phí bảo hành công trình
xây lắp trên.
Bài tập thực hành số 6 (tiếp)
48
Trong năm 20x1, chi phí bảo hành phát sinh như
sau:
o Mua nguyên vật liệu bảo hành 18 triệu đồng
thanh toán bằng tiền mặt.
o Chi phí thuê ngoài bảo hành công trình 25 triệu
đồng. Thanh toán bằng chuyển khoản.
Hết hạn bảo hành, công ty X đã nhận 5% giá trị
công trình còn lại bằng chuyển khoản.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh liên
quan đến bảo hành công trình xây lắp trên.
25
49
Dự phòng sửa chữa TSCĐ
3524 627, 641, 642
(1) 
Định kỳ, trích lập 
111, 112, 331 241
(2)
Tập hợp chi phí sửa chữa 
TSCĐ
(2)
Quyết 
toán 
chi phí 
sửa 
chữa 
phát 
sinh 
với 
khoản 
đã dự 
phòng 
Bài tập thực hành số 7 
50
Doanh nghiệp có kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ K
ở bộ phận sản xuất nên đã trích trước chi phí sửa
chữa mỗi tháng là 10 triệu đồng, bắt đầu từ tháng
3/20x0. Đến tháng 9/20x2 (đã trích được 18
tháng), doanh nghiệp thuê đơn vị bên ngoài thực
hiện sửa chữa TSCĐ K, chi phí sửa chữa là 192
triệu đồng (chưa bao gồm thuế GTGT 10%), công
việc sửa chữa đã hoàn thành và doanh nghiệp đã
thanh toán bằng TGNH.
Yêu cầu: định khoản kế toán
26
TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRÊN BCTC
51
Trên bảng cân đối kế toán
Trên thuyết minh báo cáo tài
chính.
NGUỒN VỐN Mã số
Thuyết 
minh
I. Nợ ngắn hạn 310
11. Dự phòng phải trả
ngắn hạn 321
 323
II. Nợ dài hạn 310
12. Dự phòng phải trả dài 
hạn 342
Căn cứ vào số dư đầu kỳ, 
cuối kỳ tài khoản 352 (chi 
tiết ngắn hạn và dài hạn) 
Trên Bảng cân đối kế toán
27
Trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính 
53
Các khoản dự phòng:
o Số dư đầu kỳ và cuối kỳ
o Khoản dự phòng tăng và dự phòng giảm đi
trong kỳ
Các khoản nợ tiềm tàng: Thuyết minh vào mục
VIII – Những thông tin khác

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_tai_chinh_chuong_6_ke_toan_du_phong_phai_t.pdf