Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 4: Kế toán tài chính Kế toán các khoản đầu tư tài chính

Nội dung

 Quy định pháp lý có liên quan

 Tổng quan về đầu tư tài chính

 Ứng dụng vào hệ thống tài khoản kế toán

 Trình bày trên BCTC

pdf 17 trang phuongnguyen 9181
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 4: Kế toán tài chính Kế toán các khoản đầu tư tài chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 4: Kế toán tài chính Kế toán các khoản đầu tư tài chính

Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 4: Kế toán tài chính Kế toán các khoản đầu tư tài chính
1Chương 4
KẾ TOÁN CÁC KHOẢN
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 
Trường Đại học Mở TPHCM – Khoa Kế toán Kiểm toán
Mục tiêu 
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:
– Trình bày cách phân loại các khoản đầu tư tài
chính và giải thích sự khác biệt .
– Trình bày các nguyên tắc ghi nhận, đánh giá
các khoản đầu tư tài chính.
– Phân tích và xử lý các giao dịch liên quan đến
đầu tư tài chính trên hệ thống tài khoản kế
toán.
– Trình bày các khoản đầu tư tài chính trên
BCTC
Nội dung
Quy định pháp lý có liên quan
Tổng quan về đầu tư tài chính
Ứng dụng vào hệ thống tài khoản kế toán
Trình bày trên BCTC
☼ VAS 07 – Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết
☼ VAS 08- Thông tin tài chính về những khoản vốn góp
liên doanh
☼ VAS 25- BCTC hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào
công ty con
☼ Thông tư 200/2014/TT-BTC: Hướng dẫn chế độ kế toán
doanh nghiệp
4
Các quy định pháp lý có liên quan
Tổng quan về đầu tư tài chính
 Khái niệm
 Phân loại
o Xác định mức độ kiểm soát
 Ghi nhận, đánh giá
 Phương pháp kế toán
khoản đầu tư vào các công
ty
o PP vốn chủ sở hữu
Khái niệm
Đầu tư tài chính: Là các hoạt động sử dụng
vốn để đầu tư vào lĩnh vực tài chính nhằm mục
đích sinh lợi hoặc phục vụ cho chiến lược phát
triển của doanh nghiệp.
2Phân loại
Chứng 
khoán 
kinh 
doanh
Đầu tư 
nắm giữ 
đến 
ngày 
đáo hạn
Đầu tư 
vốn vào 
đơn vị 
khác
Mức độ 
kiểm 
soát
Đầu tư 
khác
Phân loại
Chứng khoán kinh doanh:
– Cổ phiếu, trái phiếu nắm giữ vì mục đích kinh doanh
(kể cả chứng khoán có thời gian đáo hạn trên 12
tháng mua vào, bán ra để kiếm lời)
Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn:
– Các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn (bao gồm cả
các loại tín phiếu, kỳ phiếu);
– Trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi bên phát hành bắt buộc
phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương
lai;
– Các khoản cho vay nắm giữ đến ngày đáo hạn với
mục đích thu lãi hàng kỳ;
– Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác
Phân loại (tiếp)
Đầu tư vốn vào đơn vị khác:
– Đầu tư vào công ty con; Vốn góp vào công ty liên
doanh; Đầu tư vào công ty liên kết.
Đầu tư khác:
– Các khoản đầu tư vào công cụ vốn của đơn vị (ngoài
các khoản đầu tư vào cty con, vốn góp vào cty liên
doanh, đầu tư vào cty liên kết)
– Các khoản kim loại quý, đá quý không sử dụng như
nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc mua vào-
bán ra như hàng hóa; Tranh, ảnh, tài liệu, vật phẩm có
giá trị không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh
doanh thông thường.
Lưu ý: mức độ kiểm soát
Mức 
độ 
kiểm 
soát
100 %
20 %
50 %
0 %
Kiểm soát
> 50%
Đồng kiểm soát
Ảnh hưởng đáng kể
Từ 20% <50%
Không ảnh hưởng
Mức độ kiểm soát
Kiểm soát
Kiểm soát:
Là quyền chi phối các 
chính sách tài chính và 
hoạt động của doanh 
nghiệp nhằm thu được 
lợi ích kinh tế từ hoạt 
động của DN đó.
• Công ty con: Là một 
doanh nghiệp chịu sự 
kiểm soát của một 
doanh nghiệp khác 
(gọi là công ty mẹ).
Quyền kiểm soát của công ty mẹ đối với
công ty con (trực tiếp hoặc gián tiếp) được
xác định khi công ty mẹ nắm giữ trên 50%
quyền biểu quyết ở công ty con
Kiểm soát Đầu tư trực tiếp 
Quyền kiểm soát và tỷ lệ lợi ích
của A đối với B:
Quyền kiểm soát = Tỷ lệ
quyền biểu quyết = 60%
 Tỷ lệ lợi ích = Tỷ lệ quyền
kiểm soát = 60%
Công ty A
Công ty B
60 %
3Kiểm soát Đầu tư gián tiếp qua cty con 
Công ty A
Công ty B
Công ty C
60%
52%
B là công ty con của A, B đầu tư vào C: 
Tỷ lệ quyền biểu quyết gián tiếp của A đối với C = 
Tỷ lệ quyền biểu quyết trực tiếp của B đối với C 
Tỷ lệ lợi ích 
của A trong C =
Tỷ lệ lợi ích 
của A trong B x
Tỷ lệ lợi ích 
của B trong C
Ví dụ 1:
Công ty A
Công ty B
Công ty C
40%
52%
a. Xác định mối quan hệ giữa các 
công ty
b. Xác định tỷ lệ quyền kiểm soát 
và tỷ lệ lợi ích của 
o A trong B
o B trong C
o A trong C
Kiểm soát Đầu tư gián tiếp
Công ty A
Công ty B
40%
60%
Công ty C
30%
Quyền kiểm soát và tỷ lệ lợi ích 
của A đối với C: 
Quyền kiểm soát = 40% + 30%
Tỷ lệ lợi ích = 40% + 30% x 60%
Lưu ý về quyền kiểm soát
Trong các trường hợp sau đây, quyền kiểm soát
còn được thực hiện ngay cả khi công ty mẹ nắm
giữ ít hơn 50% quyền biểu quyết tại công ty con:
- Các nhà đầu tư khác thỏa thuận cho công ty mẹ hơn
50% QBQ
- Công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính
và hoạt động theo quy chế thỏa thuận
- Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số
các thành viên HĐQT hoặc cấp quản lý tương đương
- Công ty mẹ có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp
của HĐQT hoặc cấp quản lý tương đương
Ví dụ 2:
a. X đầu tư vào công ty C với 40% quyền biểu quyết
và đầu tư vào công ty R với 40% quyền biểu
quyết.Công ty C có một khoản đầu tư vào công ty
R với 40% quyền BQ. X cho rằng mình nắm quyền
KS đối với R vì tỷ lệ lợi ích trong công ty R lên đến
56%
b. X đầu tư vào công ty D thông qua việc nắm toàn bộ
các cổ phần loại A của D. Các cổ phần loại B gồm
30 triệu cổ phần do một tổ chức tín dụng nắm giữ.
Mặc dù cả hai loại cổ phần đều được chia cổ tức
ngang nhau nhưng chỉ có cổ phần loại A là được
quyền biểu quyết. X cho rằng mình kiểm soát công
ty D.
Ảnh hưởng đáng kể
Ảnh hưởng đáng kể:
Là quyền tham gia của nhà 
đầu tư vào việc đưa ra các 
quyết định về chính sách tài 
chính và hoạt động của bên 
nhận đầu tư nhưng không 
kiểm soát các chính sách đó.
• Công ty liên kết:
• Nhà đầu tư có ảnh 
hưởng đáng kể nhưng 
không phải là công ty 
con hoặc công ty liên 
doanh của nhà đầu tư.
Nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua
các công ty con ít nhất 20% quyền biểu quyết của bên
nhận đầu tư thì được gọi là nhà đầu tư có ảnh hưởng
đáng kể, trừ khi có quy định hoặc thoả thuận khác.
4Ví dụ 3:
Cty B 
60%
Cty C 
40%
Cty TNHH 
A
Hãy xác định mối quan hệ giữa cty A và C
Ví dụ 4a:
(**) Ban Điều hành đánh giá rằng Tập đoàn có ảnh hưởng đáng kể đối với hai công 
ty này bởi vì hai thành viên trong Ban Điều hành của Công ty là thành viên Hội Đồng 
Quản Trị của hai công ty này.
Ví dụ 4b:
Cty B 
10%
Các nhà 
đầu tư 
cá nhân 
90%
CTCP A
Hãy xác định vai trò của B trong A.
Xác định quyền biểu quyết 
Tỷ lệ quyền biểu quyết
của nhà đầu tư 
trực tiếp trong 
công ty liên kết
=
Tổng vốn góp của nhà đầu tư trong 
công ty liên kết
Tổng vốn chủ sở hữu của 
công ty liên kết 
x 100%
Tỷ lệ quyền biểu quyết
của nhà đầu tư
gián tiếp trong 
công ty liên kết
=
Tổng vốn góp công ty con của 
nhà đầu tư trong công ty liên kết
Tổng vốn chủ sở hữu của 
công ty liên kết 
x 100%
Ví dụ 5
1. Tại ngày 1/1/2004, Công ty A đầu tư vào công ty B dưới hình
thức mua cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết (mua
2.000.000 cổ phiếu, mệnh giá cổ phiếu là 10.000VND, giá mua
là 11.000VND). Tổng số cổ phiếu phổ thông có quyền biểu
quyết đang lưu hành của công ty B là 8.000.000 cổ phiếu (với
tổng mệnh giá là 80.000.000.000VND). Lợi nhuận chưa phân
phối luỹ kế đến năm 2004 của công ty B là 20.000.000.000
VND. Xác định quyền biểu quyết của của công ty A trong B.
2. Công ty A là công ty mẹ của công ty B. Tại ngày 1/1/2004, Công
ty B đầu tư vào công ty C dưới hình thức góp vốn bằng tài sản.
Nguyên giá của tài sản mang đi góp vốn là 9.000.000.000VND,
giá trị đánh giá lại của tài sản đem góp vốn theo thoả thuận của
công ty B với công ty C là 10.000.000.000 VND. Tổng vốn chủ
sở hữu của công ty C trước thời điểm nhận vốn góp của công ty
B là 40.000.000.000VND. Xác định quyền biểu quyết của của
công ty A trong C
Bài tập thực hành 1
1. Công ty A đầu tư vốn vào Công ty cổ phần B
23.000.000 cổ phiếu/ 50.000.000 cổ phiếu đã phát hành
của Công ty B với mệnh giá của cổ phiếu là 10 000
đồng/1 cổ phiếu.
2. Công ty cổ phần X đầu tư vào Công ty cổ phần Y
60.000.000 cổ phiếu/ 100.000.000 cổ phiếu phát hành
của Công ty Y với giá trị của cổ phiếu là 10.000 đồng/1
cổ phiếu. Công ty cổ phần Y đầu tư vào Công ty TNHH
Z tổng số vốn là 400.000.000 đồng/1 000.000.000 đồng
(tổng vốn điều lệ). Công ty cổ phần X đầu tư tiếp vào
Công ty TNHH Z 200.000.000đồng/1.000.000.000 đồng
(tổng vốn điều lệ)
Yêu cầu: Hãy xác định tỷ lệ biểu quyết và mối quan hệ của
các công ty được đề cập ở trên.
5Cty X
Cty Y
Cty T
60%
21% 30%
31%
Cty Z Cty S
Cty R
30%
60%
Bài tập thực hành 2
Xác định mối quan hệ của công ty X với các công ty trong 
bảng:
Quyền kiểm 
soát/ biểu quyết Tỷ lệ lợi ích Quan hệ
R
S
T
Y
Z
Bài tập thực hành 2 (tiếp)
Đồng kiểm soát
Đồng kiểm soát:
Là quyền cùng chi phối của 
các bên góp vốn liên doanh 
về các chính sách tài chính 
và hoạt động đối với một 
hoạt động kinh tế trên cơ sở 
thỏa thuận bằng hợp đồng.
• Cty Liên doanh
• Bên góp vốn liên doanh: Là 
một bên tham gia vào liên 
doanh và có quyền đồng kiểm 
soát đối với liên doanh đó.
• Nhà đầu tư trong liên doanh:
Là một bên tham gia vào liên 
doanh nhưng không có quyền 
đồng kiểm soát đối với liên 
doanh đó.
Các hình thức liên doanh
 Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức
liên doanh hoạt động kinh doanh được đồng
kiểm soát;
 Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức
liên doanh tài sản được đồng kiểm soát;
 Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập
cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát.
Hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát
 Được thực hiện bằng cách sử dụng tài sản và nguồn
lực khác của các bên góp vốn liên doanh mà không
thành lập một cơ sở kinh doanh mới.
 Mỗi bên tự quản lý và sử dụng tài sản của mình và chịu
trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính và các chi phí
phát sinh trong quá trình hoạt động.
 Hợp đồng hợp tác kinh doanh thường quy định căn cứ
phân chia doanh thu và khoản chi phí chung phát sinh
từ hoạt động liên doanh cho các bên.
 Các hình thức phân chia doanh thu: Phân chia sản
phẩm, Phân chia doanh thu, Phân chia lợi nhuận
Tài sản kinh doanh đồng kiểm soát
 Mỗi bên là đồng sở hữu đối với tài sản được góp
hoặc được mua bởi các bên và được sử dụng cho
mục đích của liên doanh.
 Các tài sản được sử dụng để mang lại lợi ích cho các
bên.
 Mỗi bên được nhận sản phẩm/ lợi ích từ việc sử dụng
tài sản và chịu phần chi phí phát sinh theo thoả thuận
trong hợp đồng.
 Không thành lập pháp nhân mới.
 Tài sản đồng kiểm soát được mỗi bên phản ảnh trên TK
của mình phần của mình tham gia theo giá gốc
 Chi phí và doanh thu/ thu nhập của mỗi bên hạch toán
tương tự như hợp đồng kinh doanh đồng kiểm soát
6Công ty Gia Định chuyên ngành dệt và Công ty
Việt Tiến chuyên ngành may mặc; cùng ký hợp
đồng liên doanh hoạt động đồng kiểm soát với
nội dung cùng sản xuất đồng phục học sinh cấp
một, trong đó công ty Gia Định sản xuất và cung
ứng vải, công ty Việt Tiến phụ trách phụ liệu,
khâu cắt may, đóng gói bao bì. Mỗi bên phải tự
mình trang trải các khoản chi phí phát sinh và
được chia doanh thu từ việc bán đồng phục học
sinh, phần chia này được căn cứ theo thoả
thuận ghi trong hợp đồng.
Ví dụ 6: Ví dụ 7:
Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát
 Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát đòi hỏi phải
có sự thành lập một cơ sở kinh doanh mới.
 Hoạt động của CSKDĐKS cũng giống như hoạt
động của các doanh nghiệp khác, chỉ khác là
thỏa thuận bằng hợp đồng giữa các bên góp
vốn liên doanh quy định quyền đồng kiểm soát
của họ đối với các hoạt động kinh tế của cơ sở
này.
Ví dụ 8:
Cty A 
50%
Cty B 
30%
Cty C 
20%
Cty H
Hãy xác định vai trò của 
A, B, C trong liên doanh 
H. 
Biết hợp đồng liên doanh 
nêu rõ: 
• A chỉ tham gia góp vốn
• B và C có quyền biểu 
quyết như nhau đối 
với mọi vấn đề về CS 
tài chính và hoạt động 
của H
Bài tập thực hành 3
 Ghép nội dung ở cột (1) cho phù hợp với cột (2)
Cột 1 Cột 2
1. Mua CP thương mại a. Đầu tư khác
2. Cho vay với kỳ hạn 24 tháng b. Cty C là Cty liên kết của A
3. Mua CP Cty A với tỷ lệ BQ 60% c. Đầu tư vào ty liên kết
4. Mua cổ phiếu Cty B với tỷ lệ BQ 
12%
d. Đầu tư nắm giữ đến ngày 
đáo hạn
5. Mua đá quý chờ tăng giá để bán e. Đầu tư vào cty con
6. Đầu tư vào cty C 30% kèm thỏa 
thuận đồng kiểm soát f. Chứng khoán KD
7. A có CTLK B, B đầu tư vào C 
30% và A đầu tư vào C 10% g. Cty liên doanh
Ghi nhận, đánh giá
Ghi nhận và đánh giá 
CK kinh doanh
Đầu tư nắm giữ đến 
ngày đáo hạn
Đầu tư vốn vào đơn 
vị khác
Đầu tư khác
Đánh giá tại ngày 
lập BCTC hợp nhất
Phương pháp vốn 
chủ sở hữu
7Chứng khoán kinh doanh
 Ghi sổ kế toán theo giá gốc, bao gồm:
– Giá mua cộng (+) các chi phí mua (chi phí môi giới, giao
dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng)
 Thời điểm ghi nhận: là thời điểm nhà đầu tư có quyền sở
hữu, cụ thể như sau:
– Chứng khoán niêm yết được ghi nhận tại thời điểm
khớp lệnh (T+0);
– Chứng khoán chưa niêm yết được ghi nhận tại thời
điểm chính thức có quyền sở hữu theo quy định của
pháp luật.
 Cuối niên độ kế toán, nếu giá trị thị trường của chứng
khoán kinh doanh bị giảm xuống thấp hơn giá gốc, kế toán
được lập dự phòng giảm giá.
Chứng khoán kinh doanh (tiếp)
 Cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền hoặc tài sản
phi tiền tệ:
– Cho giai đoạn sau ngày đầu tư được hạch toán vào
doanh thu hoạt động tài chính theo giá trị hợp lý tại
ngày được quyền nhận;
– Cho giai đoạn trước ngày đầu tư hạch toán giảm giá
trị khoản đầu tư.
 Trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu:
• Theo dõi số lượng cổ phiếu được nhận trên thuyết
minh Báo cáo tài chính,
• Không ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư và doanh
thu hoạt động tài chính.
Ví dụ 9
Có tình hình trong năm 20x1 tại cty M:
a. Ngày 1.4.20x1, mua 20.000 cp của cty A với
mục đích thương mại. Giá mua trên TTCK là
40.000đ/cp, mệnh giá của cp là 10.000đ/cp,
chi phí mua là 0,2%/giá trị giao dịch. Tất cả
thanh toán bằng TGNH.
b. Ngày 15.7.20x1, nhận được cổ tức 6 tháng
đầu năm 20x1 của cp cty A là 10 triệu đồng
bằng TGNH.
c. Ngày 31.12.20x1: giá thị trường cp cty A là
36.000đ/cp.
Yêu cầu: Hãy xác định giá trị khoản đầu tư tại
tháng 4, 7 và 12.20x1
Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
 Ghi sổ kế toán
─ Theo giá gốc
 Lãi tiền gởi, lãi cho vay, lãi khi thanh lý, nhượng bán:
– Ghi nhận là doanh thu tài chính
 Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính:
– Nếu khoản đầu tư chưa được lập dự phòng phải thu khó
đòi, kế toán phải đánh giá khả năng thu hồi.
• Có bằng chứng chắc chắn cho thấy một phần hoặc toàn
bộ khoản đầu tư có thể không thu hồi được, kế toán phải
ghi nhận số tổn thất vào chi phí tài chính trong kỳ.
• Số tổn thất không thể xác định được một cách đáng tin
cậy, kế toán phải thuyết minh trên Báo cáo tài chính về
khả năng thu hồi của khoản đầu tư.
– Đánh giá lại tất cả các khoản đầu tư được phân loại là
các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá mua.
Ví dụ 10:
• Xuất quỹ tiền mặt 2 tỷ gửi ngân hàng V, kỳ hạn
6 tháng, lãi suất 12%/năm.
Yêu cầu: Xác định giá trị khoản đầu tư tại ngày
đầu tư.
Đầu tư vốn vào đơn vị khác
Giá phí các khoản đầu tư
 Được phản ánh theo giá gốc, bao gồm:
• Giá mua cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến
việc đầu tư (Chi phí giao dịch, môi giới, tư vấn,
kiểm toán, lệ phí, thuế và phí ngân hàng...)
 Trường hợp góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ:
• Nhà đầu tư phải đánh giá lại tài sản mang đi góp
vốn trên cơ sở thỏa thuận.
• Phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn
lại và giá  ... 
B
Công ty 
C
Công ty 
D
Công ty 
E
60%
30%
50%
10%
Cuối năm tài 
chính, công ty A 
lập các BCTC 
gồm:
- BCTC riêng
- BCTC hợp 
nhất
Phương pháp kế toán các khoản đầu tư tài 
chính
Giá gốc Vốn CSH
Ghi nhận ban đầu x
Cuối năm tài chính
 BCTC riêng
 Khoản đầu tư vào B, C, D, E x
 BCTC hợp nhất
• Khoản đầu tư vào C, D x
• Khoản đầu tư vào E x
Phương pháp kế toán các khoản đầu tư tại công ty A
Cách thức thực hiện phương pháp vốn CSH
Giá trị ghi sổ của khoản 
đầu tư được điều chỉnh 
tăng hoặc giảm tương ứng 
với phần sở hữu của nhà 
đầu tư trong lãi hoặc lỗ của 
công ty nhận đầu tư. 
Cổ tức, lợi nhuận được 
chia được ghi giảm giá trị 
ghi sổ của khoản đầu tư.
Ví dụ 14
Ngày 1.1.20x1: Công ty M chi 900 triệu đồng mua
30% cổ phần công ty B.
– Năm 20x1, công ty B lỗ 50 triệu đồng
– Năm 20x2, công ty B có lợi nhuận là 300 triệu
đồng, chia cổ tức 100 triệu đồng
10
Ví dụ 14 (tiếp)
20x1 20x2
Giá trị khoản đầu tư tại ngày 1.1 900 885
Điều chỉnh giá trị khoản đầu tư -15 60
• Lỗ trong năm 50 x 30% =15 -15
• Lãi trong năm 300 x 30% = 90 90
• Cổ tức được chia 100 x 30% = 30 -30
Giá trị khoản đầu tư vào CTLK vào ngày 
31.12
885 945
Giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu:
ĐVT: triệu đồng 
Ví dụ 14 (tiếp)
Bảng cân đối kế toán 31.12.x1 31.12.x2
Đầu tư vào công ty LD, LK 885 945
Điều chỉnh trên Báo cáo KQHĐKD 20x1 20x2
Doanh thu tài chính (30)
Lãi hoặc lỗ trong công ty LD, LK (15) 90
ĐVT: triệu đồng 
Bài tập thực hành 4
Công ty A góp vốn vào K là 2.000 triệu đồng,
chiếm 20% vốn của K. Kết quả kinh doanh của K
qua các năm như sau:
– Năm 1, lỗ 200 triệu
– Năm 2, lãi 20 triệu (không chia)
– Năm 3, lãi 200 triệu, chia lãi 100 triệu, A được
20 triệu.
Yêu cầu: Trình bày khoản đầu tư trong từng năm
của cty A vào cty K theo: Phương pháp vốn chủ
sở hữu.
Ứng dụng vào hệ thống tài khoản kế toán 
• Chứng khoán kinh doanh
• Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
• Đầu tư vào công ty LD, liên kết
• Đầu tư vào công ty con
• Đầu tư khác
• Dự phòng tổn thất tài sản
Chứng khoán kinh doanh
Tài khoản sử dụng
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cơ bản
Tài khoản 121- Chứng khoán kinh doanh 
Giá trị ghi sổ (giá
BQGQ liên hoàn)
chứng khoán kinh
doanh khi bán.
Bên Nợ Bên Có
Dư Nợ
Giá trị chứng khoán 
kinh doanh tại thời 
điểm báo cáo
TK chi tiết
 TK 1211 - Cổ phiếu
 TK 1212 - Trái phiếu
 TK 1218 – CK và
công cụ TC khác
 Giá trị chứng khoán 
kinh doanh mua vào.
•Cổ phiếu, trái phiếu niêm
yết trên thị trường chứng
khoán;
• Các loại CK và công cụ
tài chính khác
11
Mua, bán chứng khoán kinh doanh
TK 121TK 111, 112
(1)
TK 111, 112
TK 635
TK 515
Chi phí bán chứng khoán
(3)
(4)
Ví dụ 15 
Có tình hình sau tại công ty XYZ
1. Ngày 1/1/20x0, mua 3.000 cp NH ACB với mục đích
thương mại, giá mua là 26.000đ/cp, mệnh giá của cp là
10.000đ/cp, chi phí mua là 0,2% giá trị giao dịch. Tất cả
thanh toán bằng TGNH. DN mua với mục đích thương
mại ngắn hạn.
2. Ngày 4/2/20x0, bán 1.000 cp NH ACB, giá bán là
28.000đ/cp. Chi phí bán là 0,2% giá trị giao dịch. Tất cả
thanh toán bằng TGNH.
Yêu cầu: Định khoản kế toán
Cổ tức, lợi nhuận từ chứng khoán kinh doanh
 Cổ tức được chia trong thời gian nắm giữ:
 Cố tức (lãi) dồn tích
 Chia cổ phiếu thưởng: Ghi tăng lượng CP, không ghi
tăng khoản đầu tư và không ghi tăng doanh thu hoạt
động tài chính
TK 111, 112, 138
TK 515
TK 111, 112, 138
TK 121
Ví dụ 16
Tiếp ví dụ 15
1. Ngày 10/3/20x0: NH ACB thông báo tạm ứng cổ tức
đợt 1 năm 20x0 bằng tiền 8%/mệnh giá.
2. Ngày 1/1/20x1, ngân hàng ACB phát hành cổ phiếu
thưởng với tỷ lệ 10:1.
3. Ngày 1/3/20x1, doanh nghiệp chuyển nhượng 50%
lượng cổ phiếu ACB đang nắm giữ, giá bán
39.000đ/cphiếu, thu bằng TGNH. Chi phí bán chứng
khoán là 0,2% giá trị giao dịch thanh toán bằng TGNH.
Yêu cầu: Định khoản kế toán
Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
Tài khoản sử dụng
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cơ bản
Tài khoản 128- Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
 Giá trị các khoản đầu tư
nắm giữ đến ngày đáo
hạn giảm
Bên Nợ Bên Có
Dư Nợ
Giá trị các khoản đầu tư 
nắm giữ đến ngày đáo 
hạn hiện có tại thời điểm 
báo cáo.
 Giá trị các khoản đầu 
tư nắm giữ đến ngày đáo 
hạn tăng
12
Tài khoản chi tiết
 Tài khoản 1281 - Tiền gửi có kỳ hạn
 Tài khoản 1282 - Trái phiếu: Phản ánh các loại trái phiếu
mà doanh nghiệp có khả năng và có ý định nắm giữ đến
ngày đáo hạn.
 Tài khoản 1283 - Cho vay: Phản các khoản cho vay theo
khế ước giữa các bên nhưng không được giao dịch mua,
bán trên thị trường như chứng khoán.
 Tài khoản 1288 - Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến
ngày đáo hạn: Phản ánh các khoản đầu tư khác nắm giữ
đến ngày đáo hạn (ngoài các khoản tiền gửi ngân hàng,
trái phiếu và cho vay), như cổ phiếu ưu đãi bắt buộc bên
phát hành phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong
tương lai, thương phiếu.
Gởi tiết kiệm, cho vay
TK 111, 
112
TK 128
TK 138TK 515
Định kỳ, tính lãi 
TGTK, lãi cho vay
Gởi TK , cho vay,  
bằng tiền
TK 111, 112
Thu hồi các khoản
đầu tư
TK 635 / TK 515
Trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn
TK 128
TK 138TK 515
Định kỳ, tính lãi trái
phiếu được hưởng
Mua TP nhận lãi định kỳ, 
nhận lãi sau
TK 111, 112
Thu hồi TP nhận lãi định 
kỳ hoặc nhận lãi sau
TK 3387
Mua TP nhận lãi 
trước
TK 111, 112
Định kỳ, phân bổ 
lãi TP vào TK 515
Ví dụ 17
Tại công ty ABC có tình hình sau:
1. Trích tiền gởi ngân hàng 200 triệu đồng để cho công ty H
vay trong thời hạn 8 tháng, lãi suất 2% tháng. Gốc và lãi trả
một lần khi đáo hạn.
2. Mua 10 trái phiếu cty B nắm giữ đến ngày đáo hạn, mệnh
giá 1.000.000đ/TP, kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 12%/năm, lãi
nhận ngay khi mua. Cty đã thanh toán bằng TGNH.
3. Mua 100 trái phiếu chính phủ nắm giữ đến ngày đáo hạn
bằng TGNH, mệnh giá 1.000.000đ/TP, kỳ hạn 3 năm, lãi
suất 12%/năm, lãi nhận khi đáo hạn.
4. Thu hồi khoản tiền đầu tư và lãi phát sinh của 50 trái phiếu
mua cách đây 3 năm bằng TGNH, mệnh giá 1.000.000đ/TP,
lãi suất 8%/năm, nhận lãi khi đáo hạn (đã ghi doanh thu dồn
tích 2 năm)
Yêu cầu: Định khoản kế toán.
ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY LIÊN DOANH LIÊN KẾT
Tài khoản sử dụng
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu
Tài khoản 222- Đầu tư vào công ty LD, LK
Số vốn đầu tư vào công 
ty liên doanh, liên kết 
giảm do đã thanh lý, 
nhượng bán, thu hồi.
Bên Nợ Bên Có
Dư Nợ
Số vốn đầu tư vào công 
ty liên doanh, liên kết 
hiện còn cuối kỳ.
Số vốn đầu tư vào 
công ty liên doanh, 
liên kết tăng
13
Đầu tư bằng tiền
 Doanh nghiệp có thể mua cổ phần hoặc đầu tư
bằng tiền.
Mua thêm cổ phần để có ảnh hưởng đáng kể:
TK 222
TK 11*
TK 222
TK 228
TK 11*
Đầu tư bằng vật tư, hàng hóa, TSCĐ
TK 222
TK 15*
TK 211, 
212, 213
TK 214
TK 
811/711
Ví dụ 18
 Công ty A mua 5.000.000 cp công ty H, mệnh giá cổ
phiếu là 10.000đ/cp. Giá mua là 20.000đ/cp. Công ty có
15.000.000 cp đang lưu hành. Chi phí mua cổ phiếu là
0.2%/giá trị giao dịch. Toàn bộ thanh toán bằng TGNH.
 Công ty B đầu tư vào công Q bằng các tài sản sau:
– Tiền mặt: 100triệu đồng
– Vật liệu có giá xuất kho là 150 triệu đồng, giá được
chấp nhận là 145 triệu đồng.
– Tài sản cố định hữu hình có nguyên giá là 750triệu
đồng, đã khấu hao 50triệu đồng, giá được thống nhất
là 720triệu đồng.
– B chiếm 22% vốn của Q.
Yêu cầu: Định khoản kế toán
Cổ tức và lợi nhuận được chia
TK 515 TK 11*
TK 138
TK 222
Đầu tư thêm để có quyền kiểm soát
TK 221
TK 222
TK 11*
Chuyển nhượng các khoản đầu tư
TK 222
TK 11*
TK 515
TK 11*
TK 635
14
Ví dụ 19
Có tình hình tại công ty A như sau:
1. Cty liên doanh C có lợi nhuận sau thuế là 500
triệu đồng. Các bên liên doanh thống nhất chia
lãi cho các bên là 60% lợi nhuận. Tỷ lệ của A
trong C là 40%.
2. Bên liên doanh đồng ý cho A chuyển nhượng
vốn góp cho D, giá chuyển nhượng theo thoả
thuận với D là 2.000 triệu đồng (giá gốc là
1.800 triệu đồng), đã thu bằng TGNH. Chi phí
chuyển nhượng thanh toán bằng tiền mặt 4
triệu đồng.
Yêu cầu: Định khoản kế toán
KẾ TOÁN ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY CON
Tài khoản sử dụng
Các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu
Tài khoản 221- Đầu tư vào công ty con
Giá trị thực tế các 
khoản đầu tư vào công 
ty con giảm.
Bên Nợ Bên Có
Dư Nợ
Giá trị thực tế các 
khoản đầu tư vào công 
ty con hiện có của công 
ty mẹ.
Giá trị thực tế các 
khoản đầu tư vào 
công ty con tăng
TK 221
TK 112,111,341.
TK 222,228,121
TK 222,228,121
TK 515
TK 111,112 TK 635
Sơ đồ kế toán tổng hợp
Ví dụ 20
Có tình hình tại công ty A như sau:
1. Chuyển khoản 150.000 triệu đồng mua cổ phiếu của công ty
CP X, số cổ phiếu này có mệnh giá 100.000 triệu đồng, chi
phí mua đã chi tiền mặt 30 triệu đồng. (tỷ lệ quyền biểu quyết
tương đương với tỷ lệ góp vốn 60%).
2. Nhận thông báo chia cổ tức của công ty CP P là 500 triệu
đồng. Theo thỏa thuận, công ty A đã chuyển toàn bộ số cổ
tức này để góp vốn thêm (cho biết tỷ lệ quyền biểu quyết
tương đương với tỷ lệ góp vốn thay đổi từ 48% lên 55%). Biết
giá trị khoản đầu tư vào P trước khi thay đổi tỷ lệ là 4.000
triệu.
3. Chuyển nhượng 20% khoản đầu tư vào K, tổng giá trị đầu tư
là 9.000 triệu đồng (chiếm 60% vốn của K). Giá chuyển
nhượng là 3.500 triệu đồng thu bằng chuyển khoản.
Yêu cầu: Định khoản kế toán các nghiệp vụ trên.
Đầu tư khác
Tài khoản sử dụng
Các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu
15
Tài khoản 228- Đầu tư khác
Giá trị các khoản đầu tư 
khác giảm
Bên Nợ Bên Có
Dư Nợ
Giá trị khoản đầu tư 
khác hiện có tại thời 
điểm báo cáo
Giá trị các khoản đầu 
tư khác tăng
Tài khoản chi tiết
 Tài khoản 2281 - Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác:
Phản ánh các khoản đầu tư công cụ vốn nhưng DN
không có quyền kiểm soát, đồng kiểm soát hoặc có ảnh
hưởng đáng kể đối với bên được đầu tư.
 Tài khoản 2288 - Đầu tư khác: Phản ánh các khoản
đầu tư vào kim loại quý, đá quý (không sử dụng như
hàng tồn kho), tranh, ảnh, tài liệu, vật phẩm khác có giá
trị (ngoài những khoản được phân loại là TSCĐ)...
không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh
thông thường nhưng được mua với mục đích nắm giữ
chờ tăng giá.
TK 228TK111,112
TK 515
TK 111,112
TK 635
Sơ đồ kế toán tổng hợp
(2)
(1)
Ví dụ 21
Số dư đầu năm 20x0 công ty H, TK 229: 0đ, TK 228: 7.000.000.000đ
(công ty CP A: 1.000.000.000đ – 100.000 cp; công ty CP B:
6.000.000.000đ – 500.000 cp). H đầu tư với mục đích nhận cổ tức. A có
3.000.000 cp đang lưu hành và B có 10.000.000 cp đang lưu hành.
1. Chuyển khoản mua kỳ phiếu 24 tháng do BIDV phát hành với giá
phát hành bằng mệnh giá 200.000.000đ, lãi suất 10%/năm, thu lãi 1
lần ngay khi mua.
2. Nhận được lãi chia từ công ty A 40.000.000đ bằng TGNH.
3. Bán 50.000 cp công ty A cho công ty X, thu bằng TGNH
600.000.000đ, chi phí chuyển nhượng chi bằng TGNH 5.000.000đ.
4. Mua thêm 2.000.000 cp của công ty B, mệnh giá 10.000đ/cp, giá
mua 15.000đ/cp, phí giao dịch 0,2%, tất cả thanh toán bằng TGNH.
5. Mua 100 trái phiếu chính phủ, giá phát hành bằng mệnh giá 1 trđ, lãi
suất 12%/năm, đáo hạn 3 năm, nhận lãi khi đáo hạn, tất cả thanh
toán bằng TGNH.
Yêu cầu: Định khoản kế toán.
 Phương pháp tính
 Tài khoản sử dụng
 Sơ đồ kế toán
Dự phòng giảm giá chứng khoán KD
Mức dự phòng 
giảm giá đầu tư 
chứng khoán
=
Số lượng chứng 
khoán bị giảm giá 
tại thời điểm lập 
báo cáo tài chính
x
Giá chứng 
khoán hạch 
toán trên 
sổ kế toán
-
Giá chứng 
khoán thực 
tế trên thị 
trường 
Phương pháp tính
16
Tài khoản 2291- Dự phòng giảm giá CKKD
Trích lập các khoản dự 
phòng tổn thất tài sản tại 
thời điểm lập Báo cáo tài 
chính
Bên Nợ Bên Có
Dư Có
Số dự phòng tổn thất tài sản 
hiện có cuối kỳ
Hoàn nhập chênh lệch 
giữa số dự phòng phải 
lập kỳ này nhỏ hơn số dự 
phòng đã trích lập kỳ 
trước chưa sử dụng hết;
Sơ đồ hạch toán 
TK 2291 TK 635
Cuối niên độ X: Lập dự phòng giảm giá
Cuối niên độ X + 1: 
lập dự phòng bổ sung
Cuối niên độ X + 1: Hoàn nhập dự phòng
Ví dụ 22
Ngày 31/12/20x0, giá giao dịch cổ phiếu của A là 9.500đ/cp.
Biết giá gốc cổ phiếu A là 126 triệu đồng (số lượng là
10.000cp), doanh nghiệp nắm giữ với mục đích kinh
doanh.
Yêu cầu: Xác định khoản trích lập dự phòng giảm giá
khoản đầu tư chứng khoán kinh doanh.
a) Số dư đầu kỳ của TK 2291 là 0đ
b) Số dư đầu kỳ của TK 2291 là 21.000.000đ
c) Số dư đầu kỳ của TK 2291 là 42.000.000đ
 Nguyên tắc
 Phương pháp tính
 Tài khoản sử dụng
 Sơ đồ kế toán
Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác
Việc trích lập dự phòng thực hiện đối với các khoản
đầu tư được trình bày theo phương pháp giá gốc,
không áp dụng cho các khoản đầu tư trình bày theo
phương pháp vốn chủ sở hữu theo quy định của
pháp luật
Doanh nghiệp chỉ thực hiện trích lập dự phòng khi
tổng số vốn đầu tư thực tế của chủ sở hữu cao
hơn tổng giá trị vốn chủ sở hữu thực có của tổ
chức kinh tế được đầu tư
Nguyên tắc trích lập Phương pháp tính
Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng nếu tổ chức kinh tế mà
doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ (trừ trường hợp lỗ theo kế
hoạch đã được xác định trong phương án kinh doanh trước khi
đầu tư).
Mức trích dự 
phòng cho 
mỗi khoản 
ĐTTC
=
Tổng vốn ĐT
thực tế của 
các bên tại tổ 
chức kinh tế
-
Vốn CSH 
thực có của 
tổ chức kinh 
tế
x
Số VĐT của mỗi bên
Tổng VĐT thực tế của các bên 
tại tổ chức kinh tế
17
Tài khoản 2292- Dự phòng TTĐT vào đơn vị khác
Trích lập các khoản dự 
phòng tổn thất tài sản tại 
thời điểm lập Báo cáo tài 
chính
Bên Nợ Bên Có
Dư Có
Số dự phòng tổn thất tài sản 
hiện có cuối kỳ
Hoàn nhập chênh lệch 
giữa số dự phòng phải 
lập kỳ này nhỏ hơn số dự 
phòng đã trích lập kỳ 
trước chưa sử dụng hết;
 Công ty A là công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng có mức vốn điều lệ là 50 tỷ đồng, với cơ cấu 3 cổ
đông góp vốn là: Công ty B nắm giữ 50% vốn điều lệ
tương ứng 25 tỷ đồng; Công ty C nắm giữ 30% vốn điều
lệ tương ứng 15 tỷ đồng, Công ty D nắm giữ 20% vốn
điều lệ tương ứng 10 tỷ đồng. Các công ty đã đầu tư đủ
vốn theo tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ, vì vậy tổng vốn đầu tư
của 3 Công ty B, C, D tại Công ty A là 50 tỷ đồng.
 Năm 20x2, do suy thoái kinh tế nên kết quả hoạt động
SXKD của công ty A bị lỗ 6 tỷ đồng, dẫn đến vốn chủ sở
hữu (mã số 410 của Bảng cân đối kế toán) của Công ty A
còn lại 44 tỷ đồng
Yêu cầu Trích lập dự phòng đầu tư tại Công ty B, C, D
Ví dụ 23
Sơ đồ hạch toán 
TK 2292 TK 635
Cuối niên độ X: Lập dự phòng giảm giá
Cuối niên độ X + 1: 
lập dự phòng bổ sung
Cuối niên độ X + 1: Hoàn nhập dự phòng
Trình bày trên BCTC
Bảng CĐKT
Tiền và TĐT
ĐTTC ngắn 
hạn
ĐTTC dài hạn
BCKQHĐKD
Doanh thu tài 
chính
Chi phí tài 
chính
BCLCTT
Dòng tiền từ 
HĐKD
Dòng tiền từ 
HĐĐT
Trên Bản thuyết minh BCTC:
• Thời điểm ghi nhận (đối với chứng khoán niêm yết
thuyết minh rõ là T+0 hay thời điểm khác)
• Giá trị ghi sổ được xác định là giá trị hợp lý hay giá
gốc;
• Có đánh giá lại các khoản thỏa mãn định nghĩa các
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không?
• Nguyên tắc xác định công ty con, công ty liên doanh,
liên kết (dựa theo tỷ lệ quyền biểu quyết, tỷ lệ vốn góp
hay tỷ lệ lợi ích);
• Căn cứ trích lập dự phòng giảm giá; Căn cứ xác định
khoản tổn thất không thu hồi được;
• 
Trình bày trên BCTC (tiếp)

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_tai_chinh_chuong_4_ke_toan_tai_chinh_ke_to.pdf